ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Lê Việt Cường<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU TỪ<br />
NỀN Fe CÓ CẤU TRÚC MICRO-NANO<br />
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG Y SINH<br />
<br />
Chuyên ngành: Vật liệu và linh kiện nano<br />
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ<br />
<br />
Hà Nội – 2017<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Công<br />
nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Đức Thắng<br />
Phản biện: PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn ...................<br />
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội<br />
Phản biện: PGS. TS. Trần Đại Lâm ..........................<br />
Học viện Khoa học và Công nghệ<br />
Phản biện: PGS. TS. Lục Huy Hoàng .......................<br />
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội<br />
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia<br />
chấm luận án tiến sĩ tại phòng 212, nhà E3, Trường Đại học<br />
Công nghệ vào hồi 14h00, thứ Sáu, ngày 10 tháng 11 năm<br />
2017.<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Vật liệu dạng hạt kích thước micro và nano nói chung, hạt từ<br />
tính nói riêng được nghiên cứu ngày càng nhiều do khả năng ứng dụng<br />
rộng, đặc biệt trong lĩnh vực y sinh học. Ngoài việc có thể hoạt động<br />
độc lập trong các hệ thống sinh học, các hạt từ còn có thể được sử dụng<br />
để dánh dấu từ cho các tế bào sinh học. Vì vậy một số lượng lớn các<br />
ứng dụng liên quan tới việc bắt giữ, điều khiển các hạt từ dưới tác dụng<br />
của các nguồn từ trường đã được triển khai. Bên cạnh đó, đa số các<br />
loại tế bào sinh học trong các nghiên cứu đã công bố có tính nghịch từ<br />
nên chúng ta có thể sử dụng các nguồn từ trường để tác động lực điều<br />
khiển trực tiếp lên các tế bào sinh học. Trong các nghiên cứu đã được<br />
công bố, từ trường được tạo ra bằng cách sử dụng các nam châm khối,<br />
nam châm điện hoặc các nam châm bằng vật liệu từ mềm được phân<br />
cực bởi từ trường ngoài. Tuy nhiên các nguồn từ trường loại này bộc<br />
lộ một số hạn chế như: lực từ được tạo ra bởi các nam châm khối<br />
thường bị giới hạn trong một vùng không gian hạn chế xung quanh<br />
các cạnh và rất gần với chúng; các nam châm điện cần phải có nguồn<br />
điện bên ngoài và tạo ra nhiệt Joule; nam châm từ mềm không tạo ra<br />
nhiệt nhưng chỉ hoạt động khi được phân cực bởi từ trường của nam<br />
châm khối hoặc nam châm điện bên ngoài. Các hạn chế và nhược điểm<br />
này đã dẫn tới một mong muốn là phải có các nguồn từ trường tự động<br />
với độ ổn định cao, cường độ từ trường và sự biến thiên từ trường lớn<br />
trong vùng không gian mong muốn mà không cần các nguồn nuôi bên<br />
ngoài.<br />
Các màng từ tính kích thước micro-nano đã được nghiên cứu và<br />
phát triển trong những năm qua. Các màng có tính chất từ tốt phổ biến<br />
1<br />
<br />
hiện nay là các màng hợp kim của Fe như Fe3O4, NiFe, NdFeB,<br />
FePt,… với tính chất từ có thể điều khiển được trong quá trình chế tạo.<br />
Chúng có thể được chế tạo với các phương pháp khác nhau như phún<br />
xạ, lắng đọng điện hóa, in,… Một số khó khăn hiện nay đó là cần tạo<br />
ra các dãy màng từ chất lượng tốt có kích thước các cạnh bề mặt từ vài<br />
µm đến vài mm và chiều dày từ vài trăm nm đến vài µm hoặc vài chục<br />
µm (vi cấu trúc từ); khả năng tích hợp thành các thiết bị để có thể tác<br />
động lực lớn đến các đối tượng nhỏ ở khoảng cách xa, đặc biệt là các<br />
tế bào sinh học. Những phát triển trong kỹ thuật vi chế tạo hiện nay<br />
cho phép nghiên cứu và chế tạo vi cấu trúc từ trên cơ sở các hợp kim<br />
trên với từ trường lớn và biến thiên từ trường mạnh.<br />
Mục tiêu của luận án là chế tạo được một số màng từ tính trên<br />
cơ sở các hợp kim của Fe kích thước micro-nano có dị hướng từ vuông<br />
góc với mặt phẳng màng hoặc có thể điều khiển được, các vi cấu trúc<br />
từ có từ trường cỡ mT trở lên và biến thiên thiên từ trường lớn cỡ 102<br />
T/m trở lên. Các vi cấu trúc từ sẽ được thử nghiệm để bắt giữ trực tiếp<br />
một số hạt từ và tế bào sinh học, qua đó nhằm định hướng khả năng<br />
ứng dụng của các vi cấu trúc từ trong y sinh. Ngoài ra, luận án cũng<br />
nghiên cứu và thử nghiệm việc phát triển phương pháp chế tạo nhanh<br />
các màng từ và vi cấu trúc từ với quy trình chế tạo đơn giản.<br />
<br />
2<br />
<br />
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN<br />
1.1. Từ tính và vi nam châm<br />
1.1.1. Một số đại lượng từ cơ bản<br />
<br />
⃗ tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho từ trường<br />
Cảm ứng từ