intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

43
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung nghiên cứu của đề tài luận án tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng tình hình vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội. Trong đó, tập trung chủ yếu vào vấn đề huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm huy động vốn phù hợp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> NGÔ ĐẠI SƠN<br /> <br /> VèN CHO PH¸T TRIÓN KINH TÕ - X· HéI<br /> ë C¸C HUYÖN NGO¹I THµNH Hµ NéI<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ<br /> Mã số: 62 31 01 02<br /> <br /> HÀ NỘI - 2018<br /> <br /> Luận án được hoàn thành tại<br /> Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS Nguyễn Minh Quang<br /> 2. PGS.TS. Bùi Văn Huyền<br /> Phản biện 1:...................................................................<br /> ............................................................................................<br /> Phản biện 2:......................................................................<br /> ............................................................................................<br /> Phản biện 3:......................................................................<br /> ............................................................................................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br /> họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi……giờ……ngày……tháng…….năm 2018<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia<br /> và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br /> Phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn là vấn đề lớn đối với Việt<br /> Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng trong phát triển kinh tế thị<br /> trường định hướng XHCN, nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại<br /> hoá gắn với hội nhập quốc tế.<br /> Những năm qua, ở các huyện ngoại thành Hà Nội, một số<br /> NHTM, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển, Quĩ<br /> tín dụng Nhân dân và một số tổ chức tài chính vi mô đang có sự<br /> hiện diện nhưng hiệu quả hoạt động không ổn định, sự liên kết còn<br /> rời rạc. Đầu tư vốn từ Ngân sách Nhà nước cho khu vực này cũng<br /> đã được quan tâm chú ý, song còn dàn trải. Vấn đề huy động vốn<br /> trong dân cư, để đầu tư tái sản xuất mở rộng gặp nhiều khó khăn,<br /> vướng mắc... Tình trạng thiếu vốn đang làm ảnh hưởng tới mục<br /> tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành, nhất là khi<br /> thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới của Hà Nội. Đồng<br /> thời, tình hình cho vay vốn của các ngân hàng vẫn còn nhiều bất<br /> cập, chưa đáp ứng nhu cầu của số đông nông dân, trong khi nhu<br /> cầu của nhân dân rất đa dạng và thường xuyên, nên gặp nhiều khó<br /> khăn khi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.<br /> Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, với suy nghĩ là làm<br /> sao để người dân, những chủ trang trại, các tổ chức tài chính và<br /> những tổ chức sản xuất kinh doanh… ở các huyện ngoại thành có<br /> được nguồn vốn cho đầu tư kinh doanh kịp thời, nhằm khai thác tốt<br /> những tiềm năng lợi thế cho phát triển nông thôn ngoại thành Hà Nội<br /> theo hướng văn minh, hiện đại, vì vậy, vấn đề “Vốn cho phát triển<br /> kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội” được chọn làm<br /> đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Nội dung nghiên cứu của đề tài luận án tập trung vào phân tích,<br /> đánh giá thực trạng tình hình vốn cho phát triển kinh tế- xã hội các<br /> huyện ngoại thành Hà Nội. Trong đó, tập trung chủ yếu vào vấn đề huy<br /> động vốn cho phát triển. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm huy động<br /> <br /> 2<br /> vốn phù hợp, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện<br /> ngoại thành Hà Nội đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu là: Huy động vốn tiền tệ ở trong nước<br /> (không nghiên cứu vốn nước ngoài), gồm: Vốn đầu tư của nhà nước và<br /> từ các thành phần kinh tế khác cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện<br /> ngoại thành Hà Nội.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu huy động vốn<br /> cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội từ<br /> năm 2008 (là năm Hà Nội mở rộng) đến 2015 có bổ sung số liệu<br /> năm 2016, 2017. Giải pháp đến 2025 và dự báo đến năm 2030.<br /> Về không gian: Gồm 17 huyện ngoại thành Hà Nội (trong đó chỉ<br /> nghiên cứu nông thôn các huyện ngoại thành). Luận án phân chia nông<br /> thôn các huyện ngoại thành thủ đô Hà Nội thành 03 vùng, có những điểm<br /> khác biệt cụ thể: các huyện phía Tây (vùng văn hóa xứ Đoài), các huyện<br /> phía Đông Nam và các huyện phía Bắc của thành phố Hà Nội.<br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, và các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học kinh tế<br /> chính trị như: Trừu tượng hoá khoa học, phân tích tổng hợp, lôgíc kết<br /> hợp với lịch sử, thống kê, quy nạp, tổng kết thực tiễn mô hình hóa để<br /> giải quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu. Đồng thời, vận dụng các<br /> quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về các vấn đề<br /> liên quan đến vốn cho phát triển kinh tế -xã hội ở nông thôn nói chung<br /> và nông thôn các huyện ngoại thành Hà Nội nói riêng.<br /> 5. Những đóng góp mới của luận án<br /> - Bổ sung để phát triển những vấn đề lý luận cơ bản về đặc<br /> điểm, các nhân tố ảnh hưởng và các phương thức huy động vốn cho<br /> phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành của thủ đô một nước,<br /> trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.<br /> Đặc biệt là với nông thôn thủ đô, có đặc điểm và cơ chế đặc biệt hơn<br /> so với các vùng nông thôn ở các thành phố khác trên cả nước.<br /> <br /> 3<br /> - Phân tích đặc điểm các huyện ngoại thành Hà Nội góp phần<br /> làm rõ tiềm năng, thế mạnh cũng như những khó khăn, trong quá<br /> trình huy động vốn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của<br /> các huyện này.<br /> - Phân tích khoa học khách quan, dựa trên khung khổ lý<br /> thuyết về thực trạng huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các<br /> huyện ngoại thành Hà Nội, một vấn đề cấp bách của thủ đô trong giai<br /> đoạn mới của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.<br /> - Đề xuất mục tiêu, phương hướng và các giải pháp thiết<br /> thực, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện địa bàn, để huy động<br /> phù hợp nhất nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện<br /> ngoại thành Hà Nội trong thời kỳ mới - hội nhập và phát triển.<br /> 6. Kết cấu của luận án<br /> Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và<br /> phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.<br /> Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br /> “vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội”.<br /> Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về vốn cho phát triển<br /> kinh tế - xã hội nông thôn.<br /> Chương 3: Thực trạng huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội<br /> ở các huyện ngoại thành Hà Nội.<br /> Chương 4: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh huy động<br /> vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội đến<br /> năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2