intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến năm 2010

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

78
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án làm rõ thêm những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu về biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp; nhận diện thực trạng biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp từ năm 2002-2014, tìm hiểu những yếu tố tác động đến sự biến đổi cũng như đánh giá hệ quả của những biến đổi đó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng; đề xuất các giải pháp nhằm phát triển xã hội bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến năm 2010

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> TRẦN VĂN THẠCH<br /> <br /> biÕn ®æi ph©n tÇng x· héi nghÒ nghiÖp<br /> ë thµnh phè ®µ n½ng tõ n¨m 2002 ®Õn n¨m 2010<br /> <br /> Chuyên ngành : Xã hội học<br /> Mã số<br /> <br /> : 62 31 30 01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Xà HỘI HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI - 2014<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: 1. GS, TS Lê Ngọc Hùng<br /> 2. PGS, TS Nguyễn Chí Dũng<br /> <br /> Phản biện 1:.........................................................<br /> .........................................................<br /> <br /> Phản biện 2:.........................................................<br /> .........................................................<br /> <br /> Phản biện 3:.........................................................<br /> .........................................................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br /> họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2014<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia<br /> và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br /> 1.1. Tính cấp thiết về mặt lý luận<br /> Phân tầng xã hội (PTXH) là một trong những chủ đề nghiên cứu cơ bản của<br /> Xã hội học. Ở nước ta, từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay, đã có nhiều tổ<br /> chức, cá nhân quan tâm nghiên cứu, lí giải vấn đề PTXH trên cả phương diện lí<br /> luận và thực tiễn. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào khía cạnh<br /> PTXH về mức sống; mô tả, đo lường mức độ giàu nghèo… Còn về phương diện<br /> PTXH nghề nghiệp và sự biến đổi của quá trình này thì chưa có nhiều những<br /> nghiên cứu. Vì vậy, xây dựng cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu biến đổi<br /> PTXH nghề nghiệp nhằm cung cấp cứ liệu cho việc hoạch định chính sách điều<br /> chỉnh PTXH nghề nghiệp, phát triển xã hội bền vững đang là yêu cầu rất cấp thiết<br /> hiện nay.<br /> 1.2. Tính cấp thiết về mặt thực tiễn<br /> Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cùng với việc đẩy mạnh<br /> công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã và đang tác động tạo ra sự<br /> thay đổi nhiều mặt trong đời sống kinh tế - xã hội. Các loại hình nghề nghiệp thì<br /> ngày càng phát triển theo hướng phong phú đa dạng hơn. Sự dịch chuyển lao động<br /> giữa các lĩnh vực nghề nghiệp diễn ra mạnh mẽ theo hướng giảm dần lao động<br /> trong các nghề mang đặc trưng của xã hội nông nghiệp truyền thống và tăng lên<br /> đáng kể lao động trong các nghề của xã hội công nghiệp hiện đại. Từ sự biến đổi<br /> cơ cấu kinh tế đã kéo theo sự biến đổi phân tầng xã hội diễn ra khá gay gắt giữa<br /> các giai tầng xã hội, cũng như giữa các nhóm xã hội nghề nghiệp.<br /> Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng để trở thành đơn vị<br /> hành chính trực thuộc Trung ương từ năm 1997; những năm sau đó, nhất là từ năm<br /> 2002 đến năm 2010 là giai đoạn thành phố thực hiện quá trình công nghiệp hóa,<br /> đô thị hóa rộng khắp với quy mô, tốc độ rất nhanh (sau năm 2010, do ảnh hưởng<br /> cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên quá trình đô thị hóa chậm lại). Từ khi trở<br /> thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, đến năm 2010, Đà Nẵng đã thu<br /> hồi đất với tổng diện tích 11.488 ha; tổng số hộ thuộc diện giải tỏa đền bù gần<br /> 90.000 hộ. Trong đó, số hộ giải tỏa thu hồi đi hẳn là 41.282 hộ, số hộ giải tỏa thu<br /> hồi một phần 21.125 hộ, số hộ giải tỏa đất nông nghiệp, lâm nghiệp 20.333 hộ.<br /> Với các chủ trương, chính sách quy hoạch, chỉnh trang đô thị đã tạo ra những sự<br /> thay đổi lớn về không gian vật chất đô thị, về cơ cấu kinh tế - xã hội và chiến lược<br /> phát triển nền kinh tế của thành phố...Tất cả những yếu tố đó đã tác động mạnh mẽ<br /> đến biến đổi PTXH nghề nghiệp.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Thực tế nói trên cho thấy, việc việc vận dụng lý thuyết và phương pháp Xã<br /> hội học vào nghiên cứu biến đổi kinh tế - xã hội nói chung và đặc biệt là sự biến<br /> đổi PTXH nghề nghiệp nói riêng, trên quy mô toàn quốc cũng như ở thành phố Đà<br /> Nẵng là nhiệm vụ cần thiết nhằm nhận diện thực trạng biến đổi, luận giải những<br /> yếu tố tác động đến sự biến đổi cũng như đánh giá hệ quả của sự biến đổi PTXH<br /> nghề nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội, từ đó kiến nghị những giải pháp hợp<br /> lý, hướng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững là điều hết sức cần<br /> thiết. Việc lựa chọn đề tài: Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở thành phố<br /> Đà Nẵng từ năm 2002 đến năm 2010 để nghiên cứu là nhằm đáp ứng các yêu cầu<br /> quan trọng nói trên.<br /> 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án<br /> 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ thêm những vấn đề lý luận và phương<br /> pháp nghiên cứu về biến đổi PTXH nghề nghiệp; nhận diện thực trạng biến đổi<br /> PTXH nghề nghiệp từ năm 2002 -2014, tìm hiểu những yếu tố tác động đến sự<br /> biến đổi cũng như đánh giá hệ quả của những biến đổi đó đến sự phát triển kinh tế<br /> - xã hội ở thành phố Đà Nẵng; đề xuất các giải pháp nhằm phát triển xã hội bền<br /> vững.<br /> 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nói trên, Luận án có các<br /> nhiệm vụ sau:<br /> - Xác định cơ sở lý luận, phương pháp luận và các khái niệm PTXH nghề<br /> nghiệp và biến đổi PTXH nghề nghiệp.<br /> - Phân tích dữ liệu để nhận diện thực trạng biến đổi PTXH nghề nghiệp.<br /> - Tìm hiểu những nhân tố chủ yếu tác động làm biến đổi PTXH nghề nghiệp<br /> - Đánh giá ảnh hưởng của sự biến đổi PTXH nghề nghiệp đến sự phát triển<br /> kinh tế - xã hội. Dự báo xu hướng biến đổi PTXH nghề nghiệp trong những năm<br /> tới ở thành phố Đà Nẵng.<br /> - Đề xuất giải pháp điều chỉnh PTXH nghề nghiệp hướng đến phát triển xã<br /> hội bền vững.<br /> 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu của luận án<br /> 3.1. Đối tượng: Luận án nghiên cứu sự biến đổi phân tầng xã hội<br /> nghề nghiệp.<br /> 3.2. Khách thể: Luận án nghiên cứu các nhóm xã hội nghề nghiệp đang hoạt<br /> động kinh tế thường xuyên trong 12 tháng qua ở thời điểm điều tra.<br /> 3.3. Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu sự biến đổi phân tầng xã hội<br /> nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến 2010.<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4. Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, các câu<br /> hỏi nghiên cứu được xác định như sau:<br /> Câu hỏi 1: Cần dựa trên cơ sở phương pháp luận nào để nghiên cứu quá trình<br /> biến đổi PTXH nghề nghiệp hiệu quả nhất.<br /> Câu hỏi 2: Thực trạng biến đổi PTXH nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng từ<br /> năm 2002 - 2010 diễn ra như thế nào?<br /> Câu hỏi 3: Những yếu tố chủ yếu nào đã và đang tác động đến sự biến đổi<br /> PTXH nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng ?<br /> Câu hỏi 4: PTXH nghề nghiệp sẽ biến đổi theo xu hướng nào và cần các giải<br /> pháp gì để điều chỉnh PTXH nghề nghiệp, phát triển xã hội bền vững?<br /> 5. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích<br /> 5.1. Giả thuyết nghiên cứu<br /> - Giả thuyết 1: Từ sau năm 2000 đến nay, sự PTXH nghề nghiệp ở thành<br /> phố Đà Nẵng diễn ra nhanh hơn về cả quy mô, mức độ so với tình hình chung<br /> của cả nước.<br /> - Giả thuyết 2: Các yếu tố giới tính, tuổi, địa bàn sinh sống, trình độ học vấn<br /> đã tác động mạnh đến sự biến đổi PTXH nghề nghiệp.<br /> - Giả thuyết 3: Chủ trương đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa và chính sách ưu<br /> tiên phát triển giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực là những yếu tố quan trọng thúc<br /> đẩy sự biến đổi PTXH nghề nghiệp của thành phố Đà Nẵng.<br /> 5.2. Khung phân tích<br /> Môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội<br /> <br /> Hệ thống chính sách<br /> <br /> Đặc điểm cá nhân<br /> người lao động<br /> <br /> Biến đổi<br /> PTXH nghề<br /> nghiệp<br /> <br /> Vị thế quyền<br /> lực nghề nghiệp<br /> <br /> Vị thế kinh tế<br /> nghề nghiệp<br /> Hệ quả xã hội<br /> <br /> Vị thế xã hội<br /> nghề nghiệp<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2