intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

122
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội" nghiên cứu với mục đích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cơ bản nhằm hạn chế tác động tiêu cực của di dân tự do nông thôn - đô thị đến trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> ĐINH QUANG HÀ<br /> <br /> di d©n tù do n«ng th«n - ®« thÞ<br /> víi trËt tù x· héi ë Hµ Néi<br /> Chuyên ngành : Xã hội học<br /> Mã số<br /> <br /> : 62 31 30 01<br /> <br /> tãm t¾t LuËn ¸n tiÕn sÜ X· HéI HäC<br /> <br /> Hµ Néi - 2014<br /> <br /> C«ng tr×nh ®­îc hoµn thµnh<br /> t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh<br /> <br /> Ng­êi h­íng dÉn khoa häc:<br /> <br /> 1. GS. TS NGUYỄN ĐÌNH TẤN<br /> 2. PGS.TS PHẠM XUÂN HẢO<br /> <br /> Ph¶n biÖn 1:<br /> <br /> Ph¶n biÖn 2:<br /> <br /> Ph¶n biÖn 3:<br /> <br /> LuËn ¸n sÏ ®­îc b¶o vÖ tr­íc Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Häc<br /> viÖn häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh.<br /> Vµo håi giê<br /> <br /> ngµy th¸ng<br /> <br /> n¨m 2014<br /> <br /> Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i: Th­ viÖn Quèc gia<br /> vµ Th­ viÖn Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Di dân là một hiện tượng xã hội phổ biến, mang tính quốc gia và quốc<br /> tế. Di dân diễn ra trong phạm vi không gian, thời gian với hình thái cụ thể<br /> khác nhau. Trong các dòng di dân đó có di dân tự do nông thôn - đô thị.<br /> Trong những năm gần đây, cũng như một số thành phố khác trên đất<br /> nước ta, thành phố Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng<br /> người di dân tự do đến tìm kiếm việc làm, sinh sống nhiều nhất.<br /> Dân di cư tự do đến khu vực nội thành Hà Nội chủ yếu từ vùng nông<br /> thôn của Hà Nội và vùng nông thôn của các tỉnh thuộc đồng bằng sông<br /> Hồng. Họ gồm đủ các lứa tuổi, thành phần xã hội, nghề nghiệp, trình độ học<br /> vấn; làm đủ nghề tùy thuộc vào năng lực, sức khỏe, thói quen, truyền thống<br /> của địa phương và mạng quan hệ xã hội của mỗi người, nhóm người di cư.<br /> Di dân tự do tạo áp lực lớn về các vấn đề kinh tế - xã hội ở khu vực<br /> nội thành Hà Nội. Có nghiên cứu cho rằng, những người di dân tự do gây<br /> khó khăn cho công tác quản lý hành chính, quản lý con người, gây nên<br /> những khó khăn trong đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm; là<br /> một yếu tố gây nên sự nhức nhối, bức xúc trong xã hội đô thị, gia tăng sự<br /> mất ổn định về trật tự xã hội.<br /> Những năm vừa qua, Hà Nội đã tích cực, chủ động lãnh đạo, chỉ đạo,<br /> tiến hành công tác quản lý người di cư tự do đến khu vực nội thành, tạo<br /> điều kiện cho họ về việc làm và ổn định sinh hoạt, đấu tranh ngăn chặn các<br /> hành vi vi phạm trật tự xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý dân di cư tự do<br /> từ nông thôn đến khu vực nội thành còn nhiều bất cập; tình hình vi phạm<br /> trật tự xã hội trong người di cư tự do từ nông thôn đến khu vực nội thành<br /> còn có những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.<br /> Trước xu hướng gia tăng di dân tự do nông thôn - đô thị cần phải<br /> triển khai nghiên cứu để trả lời các câu hỏi: Hiện trạng di dân tự do nông<br /> thôn - đô thị diễn ra trên địa bàn thành phố Hà Nội như thế nào? Di dân<br /> tự do nông thôn - đô thị tác động đến trật tự xã hội ở Hà Nội như thế nào<br /> (mức độ, quy mô, tính chất? Loại hình (hình thái) di dân tự do nông thôn<br /> - đô thị nào tác động nhiều, mạnh đến trật tự xã hội ở thành phố Hà Nội<br /> hiện nay? Nhóm nhân khẩu dân di cư tự do nông thôn - đô thị nào ảnh<br /> hưởng nhiều, mạnh đến trật tự xã hội ở thành phố Hà Nội hiện nay?<br /> <br /> 2<br /> Để trả lời những câu hỏi nêu trên, chúng tôi triển khai nghiên cứu đề<br /> tài: “Di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội”.<br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br /> 2.1. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn di dân tự do nông thôn - đô<br /> thị với trật tự xã hội ở Hà Nội; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cơ bản<br /> nhằm hạn chế tác động tiêu cực của di dân tự do nông thôn - đô thị đến trật<br /> tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.<br /> 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> 1, Làm rõ một số vấn đề lý luận về di dân tự do nông thôn - đô thị với<br /> trật tự xã hội ở Hà Nội. 2, Khảo sát, đánh giá thực trạng về di dân tự do<br /> nông thôn - đô thị với trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện<br /> nay. 3, Phân tích những yếu tố tác động, xác định những vấn đề đặt ra và đề<br /> xuất giải pháp cơ bản nhằm hạn chế tác động tiêu cực của di dân tự do nông<br /> thôn - đô thị đến trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.<br /> 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Di dân tự do nông thôn - đô với trật tự xã hội ở đô thị hiện nay.<br /> 3.2. Khách thể nghiên cứu<br /> - Người dân nông thôn di cư tự do đến các quận nội thành thành phố Hà Nội.<br /> - Cán bộ công an các phường nội thành thành phố Hà Nội.<br /> 3.3. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Phạm vi về nội dung vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu tương quan<br /> giữa di dân tự do nông thôn - đô thị với công tác quản lý đô thị, trật tự giao<br /> thông, tội phạm và các tệ nạn xã hội. Trong các nhóm di dân tự do nông<br /> thôn - đô thị, luận án chỉ nghiên cứu nhóm di dân tạm thời và di dân mùa<br /> vụ, trong đó di dân mùa vụ hàm chứa di dân con lắc, không nghiên cứu<br /> nhóm di dân tự do nông thôn - đô thị đã đăng ký hộ khẩu thường trú tại các<br /> quận nội thành Hà Nội.<br /> - Phạm vi về không gian nghiên cứu. Các quận nội thành (nơi dân di<br /> cư tự do đến): Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa.<br /> - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2001 đến 2012; thời điểm<br /> khảo sát thực tiễn: năm 2013.<br /> <br /> 3<br /> 4. Cơ sở lý luận, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu<br /> 4.1. Cơ sở lý luận, phương pháp luận<br /> - Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy<br /> vật lịch sử, quán triệt và vận dụng quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà<br /> nước ta về di dân, trật tự và an sinh xã hội để phân tích di dân tự do nông<br /> thôn - đô thị với trật tự xã hội ở đô thị.<br /> - Ứng dụng lý thuyết xã hội học về sai lệch xã hội và mạng lưới xã<br /> hội, lý thuyết về di dân trong nghiên cứu về di dân tự do nông thôn - đô thị<br /> với trật tự xã hội ở đô thị.<br /> 4.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> 4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu<br /> - Thu thập, phân tích số liệu, tài liệu về di dân tự do từ nông thôn đến<br /> khu vực nội thành Hà Nội và các báo cáo về trật tự xã hội trên địa bàn Hà<br /> Nội từ năm 2001 đến 2012; tập trung chủ yếu từ năm 2006 đến năm 2012.<br /> 4.2.2. Phỏng vấn sâu<br /> - 20 cán bộ, công an phường các quận nội thành Hà Nội.<br /> - 20 người dân di cư tự do từ nông thôn đang làm ăn sinh sống tại chợ<br /> đầu mối Long Biên, bến xe Lương Yên và trên đường phố quận nội thành.<br /> 4.2.3. Điều tra bằng phiếu<br /> - Điều tra bằng phiếu đối với 400 người dân nông thôn di cư đến các<br /> quận nội thành thành phố Hà Nội ở các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống<br /> Đa, Hai Bà Trưng. Số lượng phiếu được xử lý 376.<br /> 5. Giả thuyết nghiên cứu, biến số, khung phân tích<br /> 5.1. Giả thuyết nghiên cứu<br /> Giả thuyết thứ nhất: Di dân tự do nông thôn - đô thị làm gia tăng<br /> xung đột về trật tự xã hội ở khu vực nội thành thành phố Hà Nội hiện nay.<br /> Giả thuyết thứ hai: Đặc điểm nhân khẩu (giới tính, lứa tuổi, học vấn),<br /> của di dân tự do nông thôn - đô thị chi phối đến mức độ, tính chất hành vi<br /> vi phạm trật tự xã hội đô thị của nhóm xã hội này.<br /> Giả thuyết thứ ba: Việc làm, hình thái di dân tự do nông thôn - đô thị chi<br /> phối đến mức độ, tính chất hành vi vi phạm trật tự xã hội của nhóm xã hội này.<br /> 5.2. Biến số<br /> Biến độc lập: Giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn, việc làm, hình thái<br /> di cư của dân di cư tự do nông thôn - đô thị.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2