intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Công tác dân vận của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và thực trạng CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay, luận án "Công tác dân vận của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay" đề xuất phương hướng, giải pháp, nhằm tăng cường công tác dân vận của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Công tác dân vận của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN MAI VIỆT BÁCH CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY Ngành: Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước Mã số: 9 31 02 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2023
  2. LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Phạm Minh Sơn 2. PGS, TS. Nguyễn Văn Giang Phản biện 1: PGS, TS. Lâm Quốc Tuấn Phản biện 2: PGS, TS. Trần Thị Hương Phản biện 3: PGS, TS. Lê Thị Thục Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Hà Nội Vào hồi giờ ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, công tác dân vận có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhân tố hàng đầu bảo đảm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [78, tr.234]. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đề quốc Mỹ xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào quần chúng được phát động hết sức mạnh mẽ, là nguồn động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tạo thành sức mạnh tổng hợp, thực hiện hoàn thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang, góp phần cùng cả nước thống nhất tiến lên CNXH. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta tiếp tục khẳng định, ở thời kỳ nào công tác vận động và tổ chức quần chúng làm cách mạng luôn có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước, công tác vận động quần chúng càng cần được tăng cường, củng cố, góp phần xứng đáng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có nhiều vấn đề mới nảy sinh liên quan đến nhiệm vụ chính trị và mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Tình hình đó, đòi hỏi cần phải tăng cường và đổi mới CTDV, nhằm vận động quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03-6-2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” chỉ rõ nhiệm vụ: Tăng cường và đổi mới CTDV của các cơ quan nhà nước, cụ thể hóa các chủ trương mới của Đảng về công tác dân vận, đồng thời ban hành các văn bản pháp luật để các cấp chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tầng lớp nhân dân thực hiện; cán bộ, công trức có trách nhiệm với dân, thực hiện phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân”…[52 ]. Hà Nội là Thủ đô và cũng là thành phố lớn đang phát triển nhanh chóng. Các huyện, quận, thị xã ở Thành phố Hà Nội có nhiều nét đặc thù, trong đó nhiều địa phương đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, đặt ra rất nhiều vấn đề, đòi hỏi phải tăng cường và đổi mới hơn nữa CTDV của chính quyền cấp huyện. Nhận
  4. 2 thức rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước và yêu cầu của thực tiễn, thời gian qua, từ Thành ủy, chính quyền Thành phố đến các huyện ủy, quận ủy, thị ủy chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội đã từng bước đổi mới và đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ CTDV của chính quyền cấp huyện, bằng nhiều hình thức, phương pháp đổi mới. Để các hình thức, phương pháp tuyên truyền, vận động được đổi mới cho sát với tình hình, đặc điểm của từng đối tượng CTDV; CCHC của chính quyền, nhất là cải cách TTHC được đẩy mạnh; sự quan tâm của chính quyền cấp huyện đến tạo việc làm, nâng cao thu nhập, điều kiện sống cho nhân dân được quan tâm có hiệu quả hơn,... Tuy nhiên, so với yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, thì CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội vẫn còn bộc lộ không ít hạn chế. Một số nội dung CTDV của chính quyền cấp huyện chưa đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; việc đổi mới hình thức, phương pháp dân vận của chính quyền còn chậm, nhất là trong cải cách TTHC; một bộ phận công chức chính quyền cấp huyện còn chưa thật sự có thái độ chân thành, tôn trọng nhân dân, hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân; ở nhiều nơi công tác giải quyết đơn, thư, khiếu kiện, tố cáo của nhân dân chưa kịp thời. Những hạn chế đó đã làm chậm lại việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương của không ít huyện, quận, thị xã, cản trở việc phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng, phát triển Thành phố Hà Nội, giảm sút niềm tin của nhân dân đối với chính quyền, tổ chức đảng trên địa bàn cấp huyện hiện nay. Trong thời gian tới, trước yêu cầu phát triển mạnh mẽ của Thành phố Hà Nội, CTDV của chính quyền cấp huyện cần trở thành một trong những yếu tố đóng góp quan trọng, mang tính quyết định cho việc thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và QP-AN của Thành phố, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự trở thành “trái tim của cả nước” trên tất cả các lĩnh vực. Để góp phần tăng cường CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội trong thời gian tới, tác giả lựa chọn vấn đề “Công tác dân vận của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích của luận án Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và thực trạng CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay, luận án đề xuất phương hướng, giải pháp, nhằm tăng cường CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
  5. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay. - Đánh giá đúng thực trạng CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội trong thời gian qua, chỉ ra nguyên nhân và kinh nghiệm trong CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội. - Dự báo tình hình, đề xuất phương hướng và giải pháp thực hiện, nhằm tăng cường CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác dân vận của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác dân vận của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội. Không gian nghiên cứu: Luận án thực hiện nghiên cứu, khảo sát công tác dân vận của chính quyền các huyện, quận, thị xã ở Thành phố Hà Nội. lựa chọn nghiên cứu 04 huyện, thị xã gồm: huyện Thanh Oai, thị xã Sơn Tây, huyện Hoài Đức, huyện Đông Anh; 04 quận gồm: quận Đống Đa, quận Cầu Giấy, quận Bắc Từ Liêm, quận Hoàng Mai Thời gian nghiên cứu: Khảo sát CTDV của chính quyền các huyện, quận, thị xã ở Thành phố Hà Nội từ khi ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị theo Quyết định số 290-QĐ/TW, ngày 25-02-2010 của Bộ Chính trị đến nay và đề xuất giải pháp trong thời gian tới. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Nghiên cứu của luận án dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CTDV. 4.2. Cơ sở thực tiễn Luận án được nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn là CTDV của chính quyền huyện, quận, thị xã ở Thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến nay. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác -
  6. 4 Lênin, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, luận án sử dụng phương pháp đa ngành và liên ngành trong nghiên cứu. Tuy nhiên, gắn với từng nội dung nghiên cứu cụ thể, luận án sẽ có sự linh hoạt trong vận dụng đối với từng phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp kết hợp lịch sử và logic; phương pháp kết hợp phân tích và tổng hợp; phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp dự báo; phương pháp chuyên gia 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, luận án làm rõ khái niệm, nội dung và phương thức CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay. Hai là, rút ra các kinh nghiệm thực hiện CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội. Ba là, đề xuất một số giải pháp khả thi để thực hiện tốt CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội, góp phần thực hiện tốt công tác này trong thực tiễn. Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về CTDV trong các cơ sở nghiên cứu, đào tạo cán bộ. 7. Kết cấu của luận án Luận án được kết cấu gồm phần mở đầu, 4 chương, 9 tiết, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục.
  7. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình của nước ngoài 1.1.1. Các công trình liên quan đến công tác vận động quần chúng Hồ Nham (2010), “Nghiên cứu kinh nghiệm xử lý vấn đề dân tộc của Trung Quốc”; Ngô Trung Dân (2010), “Đẩy nhanh thúc đẩy xây dựng xã hội lấy cải thiện dân sinh làm trọng điểm”; Khương Dược (2010), “Nghiên cứu vấn đề quy luật cầm quyền và xây dựng Đảng cầm quyền”; Sôm phon Su văn na (2013), “Công tác vận động quần chúng trong xây dựng, củng cố sự ổn định về chính trị, yếu tố bảo đảm cho sự ổn định của Tổ quốc”; Melissa Michelson (2014), “How to mobilize reluctant voters” (tạm dịch: Cách vận động cử tri đang lưỡng lự); The Guardian (Báo Người Bảo vệ) (2022), “Labour says it is now the true party of patriotism and British values” (tạm dịch: Đảng Lao động tuyên bố là Đảng của lòng yêu nước và giá trị Anh chân chính hiện nay); David Love (2022), “Republican Party is waging a nationwide assault on voting rights” (tạm dịch: Đảng Cộng hòa đang tiến hành một cuộc tấn công trên toàn quốc về quyền bầu cử), đăng trên The New York Times, Hoa kỳ. 1.1.2. Các công trình liên quan đến công tác dân vận Bun hôm Sụ văn phêng (2010), “Một số thành tựu bước đầu trong chương trình xây dựng bản và cụm bản phát triển toàn diện của tỉnh Ắt Ta Pư”; Chăn thi đươn Sa vẳn (2010), “Công tác dân vận của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền về chính trị và có sự hậu thuẫn bằng vũ trang”; Mo Mương Khổng (2010), “Công tác dân vận của Tỉnh ủy Xà La Văn gắn với xây dựng, củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh”; Khăm bay Ma la sing (2011), “Vai trò của tổ chức cơ sở đảng và đoàn thể nhân dân trong phát triển kinh tế, xã hội ở Thành phố Viêng Chăn - Lào”; Văn xỉ Bua lay thông (2013), “Xay Nha Bu ly chú trọng nâng cao chất lượng tổ chức đảng ở bản”; Som vay Neng xay khun (2013), “Công tác dân vận của các tổ chức cơ sở đảng bộ địa phương Miền Nam nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay”; Ho Khai Leong (2020), Citizen Participation and Policy Making in Singapore: Conditions and Predicaments (tạm dịch: Sự tham gia của người dân và hoạch định chính sách ở Singapore: Thuận lợi và khó khăn) đăng trên cuốn sách Khảo sát châu Á,…
  8. 6 1.2. Các công trình trong nước 1.2.1. Các công trình về công tác dân vận Đoàn Thế Hanh (2011), “Làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh nhân dân, khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Cộng sản; Đỗ Quang Tuấn (2011), “Củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân”; Hoàng Chí Bảo (2013), “Quan niệm về chất lượng và hiệu quả công tác dân vận”; Phạm Thanh Hà (2013), “Lòng tin của nhân dân đối với Đảng - nền tảng vững chắc cho vai trò lãnh đạo của Đảng và thành công của cách mạng Việt Nam”; Đỗ Thanh Hải (2013), “Xa dân - một biểu hiện của suy thoái đạo đức và giải pháp khắc phục”; Lê Hữu Nghĩa (2013), “Tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”; Bùi Đình Phong (2013), “Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với dân dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh”; Hà Thị Khiết (2014), “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới”; Nguyễn Duy Việt (2014), “Tăng cường và đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong tình hình mới”; Nguyễn Thế Trung (2014), “Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong thời kỳ mới”,… 1.2.2. Các công trình về công tác dân vận của chính quyền Vũ Văn Viện (2013), “Công tác dân vận của chính quyền các quận ở Hà Nội”; Điểu K’ré (2019), “Tiếp tục hướng công tác dân vận về cơ sở, giải quyết những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của nhân dân”; Trương Thị Mai (2020), “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác dân vận của chính quyền trong tình hình mới”; Phạm Thị Thanh Trà (2021), “Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác dân vận chính quyền theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”; Phạm Thị Hoàng Hà (2022), “Vai trò của thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đối với phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa chính quyền với người dân địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay”; Bùi Hoàng Phan (2022), “Phát huy dân chủ, vận động đồng bào có đạo phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo, tín ngưỡng, góp phần xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật”; Bùi Thị Minh Hoài (2022), “Đẩy mạnh thực hiện công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh”; Thường trực Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm (2022), “Vai trò của Tổ đại biểu HĐND quận trong việc phối hợp với UBND phường nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát và phát huy quyền làm chủ của người dân trước và sau khi triển khai mô hình chính quyền đô thị”; Trần Anh
  9. 7 Tuấn (2022), “Thị xã Sơn Tây chú trọng phát huy dân chủ ở cơ sở nhằm tăng cường sự đồng thuận trong thực hiện mô hình chính quyền đô thị ở địa phương”; Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Cầu Giấy (2022), “Phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trước và sau khi thực hiện chính quyền đô thị”,… 1.3. Khái quát kết quả của các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố có liên quan đến luận án Một là, một số nghiên cứu của nước ngoài, đặc biệt là các nước phương Tây đã chỉ ra vai trò quan trọng của công tác vận động quần chúng đối với sự thành công trong chính trường của một đảng. Hai là, các nghiên cứu của Việt Nam đã làm rõ những vấn đề lý luận về dân vận và công tác dân vận của Đảng, của chính quyền. Ba là, đã khảo sát, đánh giá thực trạng CTDV, CTDV chính quyền ở những góc độ, cấp độ khác nhau. Bốn là, kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp trong CTDV và CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội. Trên cơ sở khảo cứu các công trình khoa học liên quan, có thể khẳng định rằng cho đến thời điểm này, chưa có công trình nào ở cấp độ tiến sĩ, đặt ra và đi sâu nghiên cứu, phân tích và đánh giá một cách toàn diện, có hệ thống chuyên sâu về CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay bằng học thuật của ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước. Tác giả luận án có thể kế thừa một số nội dung nghiên cứu chủ yếu sau: Thứ nhất, kế thừa công cụ lý thuyết của các công trình nghiên cứu về CTDV, CTDV chính quyền, bởi đây sẽ là những thông tin quan trọng, có giá trị tham khảo quý báu, giúp tác giả luận án làm rõ cơ sở lý luận về CTDV của chính quyền cấp huyện, quận, thị xã, nhằm bổ sung làm rõ một số khái niệm cơ bản có liên quan. Thứ hai, kế thừa các kết quả nghiên cứu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng, thế mạnh của các huyện, quận, thị xã của Thành phố Hà Nội; kế thừa những phân tích, đánh giá thực trạng công tác vận động nhân dân tham gia thực hiện của các cấp ủy, chính quyền trong CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay.
  10. 8 Thứ ba, kế thừa kết quả các công trình khoa học đã nghiên cứu liên quan về CTDV, đưa ra những quan điểm, về nội dung và phương thức thực hiện CTDV thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Bởi vì, các kết quả nghiên cứu trên, góp phần gợi mở cho tác giả luận án có có sở lý giải vì sao? Đồng thời chỉ ra nguyên nhân của các ưu điểm, cũng như chỉ ra những tồn tại, hạn chế, bất cập khi thực hiện CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội; từ đó, xây dựng dự báo các yếu tố tác động và đề xuất một số giải pháp cụ thể, nhằm đẩy mạnh, tăng cường CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay. 1.3.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu Qua tổng quan kết quả các công trình nghiên cứu nêu trên cho thấy, trong những năm qua có khá nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến công tác dân vận và công tác dân vận chính quyền ở nhiều cấp độ, phương diện khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận theo ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước về CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội. Có thể khẳng định đề tài: “Công tác dân vận của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay” là hoàn toàn mới, cấp thiết, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố và có ý nghĩa lý luận - thực tiễn quan trọng. Kế thừa những kết quả nghiên cứu từ các công trình khoa học có liên quan đến đề tài, tác giả luận án sẽ tập trung nghiên cứu đầy đủ nội dung những vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, về lý luận: Tác giả chú trọng làm rõ khái niệm, xác định rõ nội dung, phương thức công tác dân vận của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay. Tập trung nghiên cứu, kế thừa có chọn lọc, luận giải, bổ sung, làm sáng tỏ những vấn đề mới của lý luận về CTDV chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay. Thứ hai, về thực trạng: Phân tích, đánh giá đúng thực trạng về CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội; tiếp thu đầy đủ, tiến hành luận giải và làm sáng rõ những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân của ưu điểm, khuyết điểm, từ đó rút ra một số kinh nghiệm trong thực hiện CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Thứ ba, về phương hướng, giải pháp: Dự báo một số yếu tố tác động đến CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội và đề xuất một số giải pháp khả thi để thực hiện tốt công tác dân vận của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
  11. 9 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 2.1. Chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội - Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, vai trò và đặc điểm 2.1.1. Khái quát về Thành phố Hà Nội và các đơn vị hành chính cấp huyện của Thành phố Hà Nội Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học, kinh tế và giao dịch quốc tế. Có diện tích tự nhiên 3.358,6 km2, giáp Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông, giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, giáp Hà Nam, Hòa Bình ở phía Nam; giáp Phú Thọ ở phía Tây. Qua nhiều lần mở rộng địa giới hành chính, đến nay Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện với 579 xã, phường, thị trấn. Đảng bộ thành phố Hà Nội có 50 đảng bộ trực thuộc với 449.299 đảng viên, chiếm khoảng 10% tổng số đảng viên của cả nước, sinh hoạt tại 2.310 tổ chức cơ sở đảng (17.118 chi bộ) 2.1.2. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, vai trò, đặc điểm của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội 2.1.2.1. Khái niệm Chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở huyện, quận, thị xã của Thành phố Hà Nội. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp huyện của Thành phố Hà Nội là tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; hiện đại, minh bạch, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số; Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. 2.1.2.2. Chức năng Chức năng của HĐND huyện, quận, thị xã Chức năng của UBND huyện, quận, thị xã 2.1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn Thủ đô Hà Nội là một thành phố có chính quyền cấp huyện đặc biệt, gồm cả cấp huyện gắn với đô thị và cấp huyện gắn với nông thôn. Chính quyền huyện, quận, thị xã gắn với đô thị có nhiệm vụ và quyền hạn phân biệt với nhiệm vụ,
  12. 10 quyền hạn của chính quyền cấp huyện gắn với nông thôn, đặc biệt là các huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội. 2.1.2.4. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội gồm có HĐND và UBND. 2.1.2.5. Vai trò của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội Chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội là cấp trên trực tiếp của chính quyền xã, phường, thị trấn; là nhân tố đặc biệt quan trọng, bảo đảm thắng lợi mọi hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn 2.1.2.6. Đặc điểm chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội Chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội ôn định về tổ chức, bộ máy; đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác; có sự đa dạng trong môi trường hoạt động của chính quyền cấp huyện là Thủ đô của đất nước; nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội rất đa dạng, phong phú, nặng nề vì hoạt động ở địa bàn Thủ đô - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước. 2.1.3. Nhân dân ở các huyện, quận, thị xã của Thành phố Hà Nội Nhân dân ở Thành phố Hà Nội là tập hợp thống nhất của tất cả người dân ở mọi tầng lớp gồm có: công nhân, nông dân, doanh nhân, trí thức…, là cộng đồng người không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, quý, tiện. Cùng đồng lòng, đoàn kết, xây dựng, kiến thiết, phát triển Thủ đô ngày càng vững mạnh, toàn điện. 2.2. Công tác dân vận của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội - Khái niệm, nội dung, phương thức, vai trò 2.2.1. Khái niệm công tác dân vận của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội Công tác dân vận của chính quyền cấp huyện là toàn bộ những hoạt động của chính quyền của huyện, quận, thị xã trong tuyên truyền, vận động, tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân trong huyện, quận, thị xã hăng hái thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương của đảng bộ, chính quyền thành phố, huyện, quận, thị xã; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, góp phần tích cực xây dựng và bảo vệ địa phương.
  13. 11 2.2.2. Nội dung công tác dân vận của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội Thực hiện theo Quy chế CTDV của hệ thống chính trị ban hành theo Quyết định số 23-QĐ/TW ngày 30 tháng 7 năm 2021 của Bộ Chính trị. Chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội đã thực hiện những nội dung CTDV của chính quyền, cụ thể: Một là, xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân vận chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội. Hai là, thực hiện cải cách hành chính chính quyền cấp huyện ở địa phương; công khai, minh bạch chủ trương, chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, nguồn lực nhà nước ở địa phương. Ba là, chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội thực hiện đầy đủ các quy định về phát huy dân chủ ở cơ sở; tiếp công dân, đối thoại, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, những vấn đề “nóng”, bức xúc của nhân dân theo quy định của pháp luật; đồng thời tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp ý kiến, phản biện, giám sát việc thực hiện chính sách và hoạt động của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội. Bốn là, nâng cao đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những vấn đề có liên quan đến đời sống của nhân dân; kịp thời xử lý nghiêm minh những hành vi tham nhũng, tiêu cực, hành vi xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của nhân dân theo thẩm quyền. Năm là, phối hợp với ban dân vận, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp trong tham mưu, thực hiện công tác dân vận trên địa bàn cấp huyện. Định kỳ xây dựng chương trình làm việc cụ thể với MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp về nắm tình hình nhân dân và công tác dân vận trên địa bàn. Sáu là, phân công đồng chí chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phụ trách công tác dân vận, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phân công một đồng chí lãnh đạo phụ trách công tác dân vận. Đồng thời chỉ đạo thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở.
  14. 12 2.2.3. Phương thức công tác dân vận của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội Thực hiện theo Quy chế CTDV của hệ thống chính trị ban hành theo Quyết định số 23-QĐ/TW ngày 30 tháng 7 năm 2021 của Bộ Chính trị. Phương thức thực hiện CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội gồm: Một là, chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội tiến hành CTDV bằng các hoạt động tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… Hai là, chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội tiến hành CTDV bằng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CTDV trên địa bàn cấp huyện. Ba là, chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội tiến hành CTDV bằng kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác dân vận chính quyền. Bốn là, chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội tiến hành CTDV bằng sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan chức năng của chính quyền cấp huyện; qua tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, hoạt động hòa giải và tiếp xúc cử tri của các đại biểu HĐND huyện, quận, thị xã. Năm là, HĐND và UBND huyện, quận, thị xã ở Thành phố Hà Nội tiến hành CTDV bằng công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra các cơ quan chức năng, cán bộ, công chức của chính quyền cấp huyện về CTDV và sơ kết, tổng kết đúc rút kinh nghiệm CTDV, công tác thi đua - khen thưởng và xử lý nghiệm minh vi phạm của các tập thể và cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và các phong trào thi đua yêu nước. Sáu là, chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội tiến hành CTDV bằng cơ chế phối hợp, liên kết hoạt động giữa chính quyền cấp huyện với ban dân vận huyện ủy, quận ủy, thị ủy, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội trên địa bàn huyện, quận, thị xã. Bảy là, cấp ủy, chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó kịp thời các tình huống phức tạp liên quan đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, dịch bệnh, thiên tai, thảm họa cần thông tin nhanh, chính xác đến ban dân vận, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội. 2.2.4. Vai trò công tác dân vận của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội Một là, CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội là một bộ phận quan trọng trong CTDV của chính quyền Thành phố, của Đảng, Nhà nước ta.
  15. 13 Hai là, CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội là nhân tố rất quan trọng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của chính quyền huyện, quận, thị xã. Ba là, CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội có vai trò to lớn trong xây dựng chính quyền cấp huyện trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thật sự là chính quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Bốn là, CTDV của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội góp phần xây dựng, củng cố quan hệ giữa chính quyền - nhân dân, loại trừ nhận thức không đúng đắn về mối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân, sự xa lạ, ngăn cách giữa chính quyền với nhân dân.
  16. 14 Chương 3 CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 3.1. Thực trạng công tác dân vận của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến nay 3.1.1. Ưu điểm 3.1.1.1. Về thực hiện nội dung CTDV của chính quyền cấp huyện Một là, việc xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CTDV trên địa bàn cấp huyện hầu hết đã có tiến bộ, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định của pháp luật về thực hiện QCDC cơ sở ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị. Hai là, hầu hết chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội tiến hành đẩy mạnh thực hiện cải cách TTHC; công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách, các chương trình, dự án phát triển KT-XH ở huyện, quận, thị xã theo quy định của pháp luật. Ba là, phần lớn cán bộ, công chức các cơ quan chính quyền cấp huyện đã tích cực trong thực hiện chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân; có thái độ và phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, kịp thời giải quyết những vấn đề gây bức xúc của nhân dân. Bốn là, chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội chú trọng nâng cao đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Năm là, chính quyền cấp huyện đã đổi mới công tác phối hợp với ban dân vận cùng cấp chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, thường xuyên lắng nghe và giải quyết kịp thời ý kiến của MTTQ, các tổ chức CT-XH phản ánh, kiến nghị với chính quyền những vấn đề mà nhân dân quan tâm. Sáu là, phân công đồng chí chủ tịch UBND cấp huyện phụ trách CTDV và chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phân công một đồng chí lãnh đạo phụ trách CTDV. 3.2.1.2. Về phương thức thực hiện CTDV của chính quyền cấp huyện Một là, chính quyền cấp huyện tiến hành CTDV thông qua nhiều hoạt động tuyên truyền, thuyết phục để nhân dân nắm vững, ủng hộ, tích cực thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị
  17. 15 quyết của cấp trên, các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN. Hai là, chính quyền cấp huyện đã quan tâm đề ra các chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CTDV trên địa bàn huyện, quận, thị xã. Ba là, chính quyền cấp huyện tiến hành CTDV thông qua hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan chức năng của chính quyền cấp huyện; qua tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, hoạt động hòa giải và tiếp xúc cử tri của các đại biểu HĐND huyện, quận, thị xã. Bốn là, chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội tiến hành CTDV bằng sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong bộ máy chính quyền huyện, quận, thị xã. Năm là, HĐND và UBND huyện, quận, thị xã chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra các cơ quan chức năng, cán bộ, công chức của chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội về CTDV, đề cao công tác sơ kết, tổng kết và đúc rút kinh nghiệm CTDV, công tác thi đua - khen thưởng và xử lý nghiêm vi phạm của các tập thể, cá nhân. Sáu là, chính quyền cấp huyện tiến hành CTDV bằng sự chủ động phối hợp, liên kết hoạt động giữa chính quyền cấp huyện với ban dân vận cùng cấp, MTTQ, các tổ chức CT-XH và các tổ chức xã hội trên địa bàn huyện, quận, thị xã. Bảy là, chính quyền cấp huyện ở Thành phố Hà Nội đã lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó kịp thời khi có tình huống phức tạp liên quan đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, dịch bệnh; thông tin nhanh đến ban dân vận, MTTQ, các tổ chức CT-XH. 3.1.2. Hạn chế, khuyết điểm 3.1.2.1. Về thực hiện nội dung CTDV của chính quyền cấp huyện Một là, một số chính quyền cấp huyện xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CTDV trên địa bàn huyện, quận, thị xã còn hình thức. Hai là, vẫn còn một số chính quyền chưa thực hiện tốt việc công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách; các chương trình, dự án phát triển KT-XH ở huyện, quận, thị xã; các khoản thu, chi từ ngân sách và các nguồn khác. Ba là, chất lượng một số cuộc tiếp xúc cử tri chưa sâu, chủ yếu mới là lắng nghe, tiếp thu ý kiến của cử tri, cán bộ cơ sở; việc phúc đáp, giải trình những vấn đề
  18. 16 do cử tri nêu ra chưa thật sự thấu đáo, cá biệt còn có biểu hiện tránh né những kiến nghị của cử tri ở cơ sở. Bốn là, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước về CTDV ở một số chính qyền còn chưa thường xuyên, nên chất lượng và hiệu quả chưa cao. Năm là, chính quyền cấp huyện ở một số nơi chưa có sự phối hợp tích cực với MTTQ và các tổ chức CT-XH trong thực hiện CTDV, vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cấp huyện trong sạch, vững mạnh. Sáu là, việc phân công đồng chí chủ tịch UBND cấp huyện phụ trách CTDV và chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở đã được thực hiện, nhưng chỉ đạo hoạt động ở một số địa phương chưa thực chất, còn hiện tượng coi nhẹ hoạt động của CTDV ở một số địa phương. 3.1.2.2. Về phương thức thực hiện CTDV của chính quyền cấp huyện Một là, chính quyền cấp huyện tiến hành CTDV thông qua các hoạt động tuyên truyền, thuyết phục nhân dân ở một số nhiệm vụ, một số địa phương còn hình thức. Hai là, việc tiến hành CTDV bằng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CTDV trên địa bàn một số địa phương còn yếu. Ba là, hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan chức năng của chính quyền cấp huyện qua tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, hoạt động hòa giải và tiếp xúc cử tri của các đại biểu HĐND ở một số chính quyền cấp huyện vẫn còn nhiều hạn chế, chưa khoa học, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của người dân. Bốn là, một số chính quyền cấp huyện còn chưa chủ động phối hợp với MTTQ và các tổ chức CT-XH cùng cấp vận động nhân dân tham gia góp ý, phản biện vào các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương. Năm là, công tác kiểm tra, giám sát của chính quyền cấp huyện đối với các cơ quan chức năng của chính quyền và đội ngũ cán bộ, công chức về CTDV ở nhiều nơi còn bị xem nhẹ. Sáu là, chưa phát huy tốt vai trò, sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong bộ máy chính quyền cấp huyện. Bảy là, vẫn còn tình trạng một số chính quyền cấp huyện chưa kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết công việc khi có các tình huống phức tạp liên quan đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh ở địa phương.
  19. 17 3.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm 3.2.1. Nguyên nhân 3.2.1.1. Nguyên nhân của ưu điểm Một là, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CTDV, CTDV chính quyền rất đúng đắn, kịp thời, hợp lòng dân. Hai là, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt với việc ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết lãnh đạo CTDV chính quyền cấp huyện của Thành phố Hà Nội là nhân tố quan trọng, hàng đầu để thực hiện CTDV chính quyền cấp huyện đạt hiệu quả tích cực. Ba là, đa số cán bộ, công chức chính quyền cấp huyện nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò CTDV của chính quyền cấp huyện, xác định rõ và nêu cao tinh thần trách nhiệm trong CTDV của chính quyền cấp huyện, tích cực tìm tòi và thực hiện đạt kết quả cao với các giải pháp cụ thể về CTDV. Bốn là, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện, quận, thị xã đồng tình ủng hộ và tích cực phối hợp với chính quyền cấp huyện trong thực hiện CTDV của chính quyền. Năm là, đa số nhân dân trên địa bàn huyện, quận, thị xã tích cực hưởng ứng và thực hiện các nội dung về CTDV của chính quyền cấp huyện, cùng chính quyền cấp huyện tìm cách vượt qua những khó khăn, thách thức đưa CTDV của chính quyền đạt kết quả. 3.2.1.2. Nguyên nhân của các hạn chế, khuyết điểm Một là, sự đa dạng, phân hóa trong dân cư ở Thành phố; số lượng dân nhập cư, tạm trú, dân di cư trong ngày lớn, gây khó khăn trong vận động, tuyên truyền người dân. Hai là, một bộ phận cán bộ, công chức chính quyền cấp huyện còn có nhận thức chưa đúng về CTDV của chính quyền. Ba là, trình độ, năng lực và kinh nghiệm của một số cán bộ, công chức chính quyền cấp huyện còn nhiều hạn chế. Bốn là, sự phối hợp giữa chính quyền cấp huyện với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn trong CTDV của một số chính quyền còn chưa chặt chẽ, chưa cụ thể. 3.2.2. Kinh nghiệm Một là, cán bộ, công chức chính quyền cấp huyện, nhất là người đứng đầu các HĐND, UBND cần có nhận thức đúng đắn về CTDV của chính quyền cấp
  20. 18 huyện, một bộ phận quan trọng của CTDV, của HTCT và là nhiệm vụ chiến lược của chính quyền cấp huyện. Từ đó xác định trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức đối với CTDV của chính quyền cấp huyện. Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu để CTDV của chính quyền cấp huyện đạt kết quả. Hai là, nắm vững và bám sát nội dung, phương thức CTDV chính quyền theo Quy chế CTDV của hệ thống chính trị ban hành theo Quyết định số 23- QĐ/TW ngày 30 tháng 7 năm 2021 của Bộ Chính trị; bám sát thực tiễn, lắng nghe, tôn trọng và tiếp thu ý kiến của nhân. Đưa ra các chủ trương, giải pháp tiến hành CTDV của chính quyền đúng với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, sát thực tế, hợp với lòng dân. Ba là, coi trọng việc nâng cao trình độ mọi mặt, trình độ và năng lực CTDV của cán bộ chính quyền, rèn luyện phong cách làm việc cho cán bộ dân vận, đây là nhân tố quyết định để CTDV của chính quyền cấp huyện đạt kết quả. Bốn là, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong CTDV của chính quyền; tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành của Thành phố đối với CTDV của chính quyền cấp huyện, góp phần bảo đảm cho CTDV của chính quyền cấp huyện đi đúng hướng và đạt kết quả. Năm là, phê phán kịp thời và nghiêm khắc những biểu hiện của suy nghĩ không đúng đắn về CTDV của chính quyền cấp huyện; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và khen thưởng; xử lý kịp thời và nghiêm minh những đơn vị và cán bộ, công chức vi phạm những quy định về tiếp xúc với dân trong thực thi công vụ…qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để CTDV của chính quyền cấp huyện đạt kết quả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2