Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
lượt xem 3
download
Luận án làm cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ trí thức (ĐNTT) khoa học Mác-Lênin trong các nhà trường quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng ĐNTT khoa học Mác-Lênin trong các nhà trường QĐNDVN vững mạnh cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
- 1 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đề tài “Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” được tác giả ấp ủ trong suốt quá trình học tập, công tác và tham gia giảng dạy. Đây là một công trình khoa học độc lập, không có sự trùng lặp với bất cứ đề tài nào đã được công bố. Tác giả nhận thấy rằng, vấn đề xây dựng đội ngũ trí thức (ĐNTT) khoa học Mác Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) hiện nay là một nội dung quan trọng, bổ ích, có thể bổ sung cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của tác giả. Vì vậy, tác giả đã xin ý kiến chuyên gia, trao đổi với các thầy hướng dẫn và quyết định chọn làm vấn đề nghiên cứu trong luận án của mình. Đề tài mà tác giả trình bày có kết cấu gồm phần mở đầu; tổng quan vấn đề nghiên cứu; 3 chương, 6 tiết; kết luận; các bài báo và công trình khoa học của tác giả đã công bố; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Với dung lượng 3 chương (6 tiết), công trình nghiên cứu bảo đảm triển khai được những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN; từ đó nêu lên những yếu tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN hiện nay. Những vấn đề được luận giải trong đề tài, một mặt, là sự kế thừa có chọn lọc một số quan điểm của các học giả trong các công trình nghiên cứu trước đó; mặt khác, chính là sự nỗ lực nghiên cứu của tác giả dưới sự định hướng của các thầy hướng dẫn. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong mọi thời đại, tri thức luôn là khởi nguồn của sự tiến bộ xã hội, ĐNTT là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, ĐNTT trở thành một nguồn lực đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội là một bộ phận của ĐNTT quân đội và ĐNTT Việt Nam; là lực lượng nòng cốt giảng dạy, nghiên cứu, phát triển và tuyên truyền lý luận chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng; tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, chống lại các luận điệu thù địch, sai trái, bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng; góp phần xây dựng và củng cố vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội.
- 2 Hiện nay cũng như những năm tới, cùng với cả nước, các nhà trường quân đội đang đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có giảng dạy các môn lý luận Mác Lênin nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, sĩ quan đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội. Tuy nhiên, ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội còn thiếu về số lượng; chất lượng chưa cao, cơ cấu còn chưa phù hợp với thực trạng và yêu cầu nhiệm vụ cách mạng mới của quân đội. Đất nước sau gần 30 năm đổi mới tuy đã giành được nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, nhưng còn không ít khó khăn, thách thức. Nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn đặt ra đòi hỏi phải được nghiên cứu làm sáng tỏ. Trong khi các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hoà bình”, coi tư tưởng, lý luận là mặt trận hàng đầu để chống phá cách mạng nước ta. Một trong những mũi nhọn chống phá của các thế lực thù địch là xuyên tạc bản chất và truyền thống cách mạng hòng “Phi chính trị hoá”, vô hiệu hoá quân đội ta. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong các nhà trường quân đội hiện nay cần phải đặc biệt coi trọng xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin vững mạnh, thực sự là một trong những lực lượng nòng cốt xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó. Đó cũng chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài: Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay làm luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN, xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN vững mạnh cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. * Nhiệm vụ: Làm rõ một số vấn đề lý luận về ĐNTT khoa học Mác Lênin, xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN. Khảo cứu thực tiễn xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội, làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm.
- 3 Đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ bản xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN. * Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng trong các nhà trường QĐNDVN bao gồm: Các giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý thuộc các chuyên ngành triết học Mác Lênin, kinh tế chính trị học Mác Lênin, CNXH khoa học đang công tác trong các học viện, nhà trường quân đội đào tạo bậc đại học và sau đại học ở khu vực miền Bắc. Khảo cứu thực tiễn từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 94NQ/ĐUQSTW ngày 29/4/1998 của ĐUQSTƯ (nay là QUTƯ) về “Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong tình hình mới” đến nay; đề xuất yêu cầu, giải pháp từ nay đến 2020. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận án được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và xây dựng ĐNTT; quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng ĐNTT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. * Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN; kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tiễn của tác giả và của các công trình khoa học có liên quan. * Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo cứu thực tiễn, vận dụng tổng hợp các phương pháp lịch sử lôgíc, hệ thống cấu trúc, phân tích tổng hợp, điều tra khảo sát và phương pháp chuyên gia. 6. Những đóng góp mới của luận án Phân tích làm sáng tỏ quan niệm, đặc điểm của ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN; quan niệm và
- 4 những vấn đề có tính quy luật xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN. Khái quát những kinh nghiệm thực tiễn xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN những năm qua; đề xuất những yêu cầu, giải pháp cơ bản xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội vững mạnh, đáp ứng tốt nhiệm vụ trong những năm tới. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án * Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm quan niệm, đặc điểm của ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội; đặc biệt là làm sáng tỏ quan niệm và những vấn đề có tính quy luật xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội hiện nay. * Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học phục vụ hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội hiện nay. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học ở các nhà trường quân đội. 8. Kết cấu của luận án Phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài có liên quan đến đề tài Nhà xã hội học học người Mỹ Daniel Bell trong tác phẩm: “The Coming of Post Industrial Society: A Venture in Social Forecasting” (Sự xuất hiện của xã hội hậu công nghiệp: Hướng dẫn một dự đoán xã hội) lần đầu tiên đưa ra khái niệm “xã hội hậu công nghiệp” và lao động “áo cổ trắng”. Ông nhấn mạnh trong xã hội công nghiệp, vai trò cơ bản thuộc về tư bản và lao động “áo cổ xanh”, còn trong “xã hội
- 5 hậu công nghiệp” vai trò cơ bản thuộc về trí thức và lao động “áo cổ trắng”. Nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ gốc Áo, Peter F.Drucker trong cuốn “The Landmarks of Tomorrow” (Cột mốc của ngày mai) xuất bản năm 1959 quan niệm “lao động tri thức” là những người có lượng kiến thức và sự hiểu biết đáng kể về mặt lý thuyết như các bác sĩ, các luật gia, các giáo viên, kế toán viên, các kỹ sư và nhất là các kỹ thuật viên tri thức như: kỹ thuật viên máy tính, người thiết kế phần mềm, nhân viên phân tích phòng thí nghiệm, kỹ thuật viên công nghiệp chế tạo... Nói khác đi, khái niệm trí thức được diễn đạt thành những “lao động tri thức” và “kỹ thuật viên tri thức”. “Về trí thức Nga”, Nhiều tác giả (Nga), La Thành và Phạm Nguyên Trường dịch. Đây là công trình tập hợp 12 bài viết của nhiều trí thức trước Cách mạng tháng Mười (1917) của nước Nga thuộc Liên Xô cũ và thời kỳ “hậu Xô viết”. Công trình này thể hiện được chính kiến của các trí thức về trí thức rất đa dạng, có khi đối lập nhau nhưng đều ghi nhận tinh thần học thuật nghiêm túc và với ý thức xã hội đáng trân trọng. “Biết trọng dụng người tài, Canađa vượt lên trước “bầy sói””, của tác giả Jennifer Lewingion. Tác giả nhấn mạnh việc Canađa đã trải qua một thời kỳ phục hưng mạnh mẽ trong nghiên cứu và giáo dục đại học. Với chiến lược phát triển đúng đắn, hiện nay Canađa đã thu hút được các chuyên gia hàng đầu thế giới đến làm việc tại quốc gia này, trở thành quốc gia “đi từ chỗ không được xếp hạng để trở thành một nước được tham gia vào cuộc đua”. “Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước” của Thẩm Vinh Hoa Ngô Quốc Diệu (chủ biên) do Nguyễn Như Diệm dịch. Các tác giả đã khái quát một cách tổng thể về tư tưởng của Đặng Tiểu Bình cũng như sự vận dụng các tư tưởng đó trong chiến lược xây dựng nhân tài ở Trung Quốc. Cuốn sách có giá trị tham khảo sâu sắc đối với việc thực hiện chính sách cán bộ nói chung và chính sách đối với trí thức, nhân tài nói riêng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. “Từ phần tử trí thức của giai cấp đến giai cấp của phần tử trí thức” của tác giả Lưu Bảo Quốc. Nội dung của công trình này cho rằng: “phần tử trí thức” là nhưng ng ̃ ươi co ly t ̀ ́ ́ ưởng, co hoc ́ ̣
- 6 thưc, đong gop cho xa hôi, giao duc ng ́ ́ ́ ̃ ̣ ́ ̣ ươi khac; là s ̀ ́ ản phẩm của sự phân hoá giai cấp trong xã hội loài người. Trong các chế độ xã hội, trí thức chỉ có thể tồn tại dựa vào giai cấp nhất định với tư cách là phần tử trí thức của giai cấp đó. Tuy nhiên, khi kinh tế tri thức xuất hiện, phần tử trí thức đã thể hiện được vị trí, vai trò của mình và trở thành giai cấp độc lập. Đồng thời, trong xã hội kinh tế tri thức thì tất cả các giai cấp đều đang tiến từ phần tử trí thức hoá, trở thành giai cấp của phần tử trí thức. Đây cũng sẽ là giai cấp sau cùng của xã hội loài người để đi đến xã hội không còn giai cấp. Bài viết “Tổng quan về 5 trường đại học tổng hợp trong toàn quân” của tác giả Lăng Tường đã đề cập trực tiếp đến các nhà trường của quân đội Trung Quốc, phân tích việc kiện toàn hệ thống nhà trường quân sự, đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học quân sự. Liên quan trực tiếp đến ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các trường quân đội về cơ bản chỉ được đề cập đến ở Liên Xô trước đây. Chẳng hạn, cuốn sách, “Phương pháp giảng dạy các môn khoa học xã hội” của X.G. Lucônhin và V.V. Xêrêbriannicốp (chủ biên). Cuốn sách tổng kết những kinh nghiệm giảng dạy khoa học xã hội trong đó có khoa học Mác Lênin ở các trường quân sự Liên Xô, vận dụng những phương pháp và hình thức tiên tiến trong giảng dạy khoa học xã hội, nhằm phổ biến kinh nghiệm giảng dạy cho tất cả giảng viên, đặc biệt là đối với những giảng viên mới bước vào môi trường sư phạm. Tuy nhiên, đối với các chủ thể ở nhà trường quân sự phải vạch ra phương hướng phấn đấu cho họ kết hợp với kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện nhằm nâng cao kiến thức lý luận và nghiệp vụ sư phạm làm cơ sở để củng cố niềm tin, thế giới quan cộng sản chủ nghĩa và tâm lý vững chắc cho đội ngũ giảng viên mới ở các trường quân sự. Ngoài quan niệm và các công trình nghiên cứu đã nêu, còn một số quan niệm khác đánh giá về vai trò và tầm quan trọng của trí thức như: Lý thuyết Nhân tài 3C (3C Talent Formula) của Giáo sư Dave Ulrich Đại học Michigan (Hoa Kỳ).
- 7 Chính sách “tam tài” của Trung Quốc (“Bồi dưỡng nhân tài, thu hút nhân tài và trọng dụng nhân tài”; “Lấy sự nghiệp để thu hút nhân tài, lấy tình đồng bào để quy tụ nhân tài, lấy chính sách để phát triển nhân tài”). 2. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài Chủ đề về trí thức cũng được nhiều tác giả nghiên cứu ở những góc độ và phạm vi khác nhau. Trong những năm qua, đặc biệt từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới đến nay, vấn đề trí thức được quan tâm nghiên cứu tương đối hệ thống, qua một số chương trình khoa học cấp nhà nước, công trình nghiên cứu độc lập, luận văn, luận án và một số bài viết đáng lưu ý như: * Những công trình khoa học nghiên cứu mang tính tổng quan về trí thức và xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam “Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước” của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười; “Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của tác giả Phạm Tất Dong (chủ biên); “Một số vấn đề về trí thức Việt Nam” của Nguyễn Thanh Tuấn; “Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước” của tác giả Nguyễn Đắc Hưng; “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 2020” do tác giả Đàm Đức Vượng làm chủ nhiệm. Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, của hội nhập quốc tế đối với việc xây dựng, phát triển ĐNTT Việt Nam, các nhóm trí thức thuộc các lĩnh vực khác nhau; dự báo tình hình trong nước và thế giới trong những năm tới tác động đến việc xây dựng ĐNTT Việt Nam, từ đó nêu lên một số giải pháp, biện pháp cụ thể nhằm xây dựng ĐNTT Việt Nam cũng như các nhóm trí thức đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới. * Những công trình khoa học nghiên cứu về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong các ngành, lĩnh vực và các lực lượng trí thức khác nhau trong quá trình cách mạng “Đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới” của tác giả Ngô Thị Phượng; “Trí thức nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay tiềm năng và phương
- 8 hướng xây dựng” của tác giả Đỗ Thị Thạch; “Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong các trường đại học ở nước ta hiện nay” của tác giả Phạm Văn Thanh; “Xây dựng đội ngũ trí thức ngành kiến trúc trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay” của tác giả Lê Quang Quý; “Phát huy vai trò của trí thức ngành y tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới” của tác giả Nguyễn Thị Hoà Bình. Các công trình khoa học trên đã phần nào làm rõ một số khía cạnh của ĐNTT theo từng lĩnh vực cụ thể, đã đánh giá được thực trạng của ĐNTT trong những năm qua và đưa ra những dự báo khoa học cho sự phát triển, phương hướng và biện pháp để đổi mới quy hoạch ĐNTT trong những năm tiếp theo...Tuy nhiên, các công trình này chưa có điều kiện nghiên cứu và đề cập cụ thể về ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN và yêu cầu, giải pháp xây dựng đội ngũ này trong giai đoạn cách mạng hiện nay. * Những công trình nghiên cứu khoa học có đề cập đến đội ngũ trí thức, đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong quân đội và các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam “Phát huy vai trò nguồn lực trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Đình Minh; Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng “Xây dựng đội ngũ trí thức quân đội trong thời kỳ mới” do tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng làm chủ nhiệm; Đề tài khoa học cấp Tổng cục Chính trị “Xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành khoa học xã hội và nhân văn trong quân đội thời kỳ mới” của tác giả Nguyễn Văn Quang; “Xây dựng đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn trong các trường đào tạo sỹ quan quân đội” của tác giả Nguyễn Văn Tháp; “Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng lý luận của của giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” của tác giả Phạm Văn Thuần; “Phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” của tác giả Lương Thanh Hân; “Suy nghĩ về xây dựng nguồn lực con người cho quân đội trong tình hình hiện nay” của tác giả Đức Lê; “Phát huy vai trò lực lượ ng trí thức quân đội trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” của tác giả Lê Văn Dũng… Những công trình khoa học
- 9 trên phần nào làm rõ đượ c vai trò quan trọng của l ực l ượng trí thức khác nhau trên các lĩnh vực, các chuyên ngành...trong quân đội và các nhà trườ ng quân đội , từ đó đưa ra các phươ ng hướng và giải pháp cụ thể để phát huy vai trò của lực lượ ng này trong quá trình xây dựng quân đội và phát triển đất nướ c. 3. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 3.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố Nghiên cứu, bàn luận về trí thức và xây dựng ĐNTT, các công trình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phân tích khái niệm, làm rõ đặc điểm, vai trò của trí thức Việt Nam nói chung và trí thức QĐNDVN nói riêng dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Theo đó, việc nhận thức về khái niệm, đặc điểm, vai trò của trí thức có sự vận động qua từng giai đoạn phát triển của xã hội và gắn với quá trình biến đổi các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở mỗi một quốc gia. Các công trình khoa học trên đều khẳng định: trí thức có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của các quốc gia, dân tộc. Do vậy, việc đầu tư cho GD&ĐT, KH&CN, từ đó để hình thành và phát triển lực lượng trí thức lớn mạnh là vấn đề được quan tâm và đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của các quốc gia, dân tộc. Đối với Việt Nam, trí thức từ xưa đến nay luôn là lực lượng được xã hội hết sức coi trọng. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ĐNTT ngày càng có điều kiện để phát huy vai trò, sứ mệnh của mình đối với đất nước, đồng thời, là bộ phận không thể thiếu trong khối liên minh giai cấp của Đảng và Nhà nước ta. Hiện nay, trước yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế tri thức, Đảng, Nhà nước ngày càng nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về vai trò của trí thức. Những công trình khoa học nêu trên c ũng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng khi đi sâu phân tích thực trạng của trí thức Việt Nam và trí thức QĐNDVN. Bên cạnh đó, chỉ ra nhiều mặt còn hạn
- 10 chế của trí thức Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Những hạn chế này được luận giải dưới nhiều khía cạnh: về số lượng, về cơ cấu, về chất lượng của đội ngũ này. Từ đó, các công trình đã chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế. Trong đó, nguyên nhân được đề cập nhiều nhất dẫn đến các hạn chế nêu trên là những bất cập trong chính sách xây dựng và phát triển ĐNTT. Những công trình khoa học đã được công bố trên cơ sở phân tích quá trình xây dựng ĐNTT phải gắn với nhiều yếu tố như: xu thế phát triển của thời đại; chiến lược phát triển đất nước trong điều kiện mới; thực tiễn phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam… đã đề xuất một số giải pháp cơ bản xây dựng ĐNTT đáp ứng yêu cầu của các giai đoạn cách mạng. Đó là cơ sở quan trọng cho Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, chính sách xây dựng ĐNTT trong giai đoạn mới. 3.2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết Căn cứ vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã xác định, đề tài luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, làm rõ, góp phần thống nhất về mặt nhận thức quan niệm, đặc điểm, vai trò ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN. Làm rõ quan niệm và những vấn đề có tính quy luật xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN. Thứ hai, khảo sát, đánh giá thực trạng và rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN. Thứ ba, làm rõ những yếu tố tác động và yêu cầu xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN hiện nay; trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp vừa có tính cơ bản, vừa cấp thiết nhằm giải quyết những vấn đề chủ yếu nhất đang cản trở quá trình xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội hiện nay để hiện thực hóa những yêu cầu đã xác định. Tóm lại, những vấn đề đặt ra ở trên, đến nay chưa có công trình, đề tại khoa học nào nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, chuyên sâu cả về lý luận, thực tiễn và giải pháp để xây dựng, phát triển, phát huy vai trò của ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các
- 11 nhà trường quân đội trong sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, đề tài luận án mà tác giả lựa chọn làm luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành CNXH khoa học không trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào đã công bố.
- 12 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC KHOA HỌC MÁC LÊNIN TRONG CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 1.1. Quan niệm, đặc điểm, vai trò của đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam 1.1.1. Quan niệm đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam Bằng phương pháp tiếp cận lịch sử logic, trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và một số kết quả nghiên cứu về trí thức, tác giả luận án đưa ra quan niệm: Đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận của đội ngũ trí thức quân đội, bao hàm trong đó số lượng, chất lượng và cơ cấu, có khả năng đáp ứng yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội ở từng giai đoạn cách mạng. Quan niệm chỉ các yếu tố cơ bản sau: Số lượng trí thức khoa học Mác Lênin là điều kiện rất quan trọng để tạo thành ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội. Trong từng giai đoạn cách mạng, căn cứ nhiệm vụ quân đội, nhiệm vụ của các nhà trường quân đội để xác định số lượng, biên chế, tổ chức trí thức khoa học Mác Lênin cho phù hợp. Chất lượng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội là yếu tố cơ bản nhất, quan trọng và quyết định nhất đến việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học về chủ nghĩa Mác Lênin trong các nhà trường quân đội. Trong từng giai đoạn cách mạng, tuỳ thuộc nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ và phương hướng xây dựng nhà trường để đề ra yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác của trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội cho phù hợp. Cơ cấu ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội là sự sắp xếp, tổ chức các bộ phận, các trí thức theo
- 13 những yêu cầu và tiêu chí nhất định, tạo nên tính chỉnh thể của ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội, bảo đảm cho việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo quy định. Như vậy, các yếu tố trên có mối quan hệ chặt chẽ và tác động biện chứng với nhau. Vì thế, một nội dung quan trọng trong xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội là phải xây dựng đội ngũ này đủ về số lượng, có chất lượng cao và cơ cấu hợp lý. 1.1.2. Đặc điểm của đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam Đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN mang những đặc điểm chung, nhưng có những nét riêng, đặc thù, có thể khái quát những đặc điểm của đội ngũ này là: Một là, ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN tuyệt đại đa số là đảng viên, sĩ quan quân đội, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Hai là, ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN được đào tạo cơ bản, chuyên sâu từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng phần đông chủ yếu là trong quân đội. Ba là, ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN vừa am hiểu sâu sắc lý luận Chủ nghĩa Mác – Lênin, vừa nắm chắc thực tiễn hoạt động quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc và xây dựng lực lượng vũ trang. Bốn là, ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm là giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên sâu về chủ nghĩa Mác Lênin, đồng thời, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khác được quân đội và đơn vị giao. Năm là, ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN thực hiện nhiệm vụ, học tập và rèn luyện trong môi trường kỷ luật tự giác, nghiêm minh của tổ chức quân sự. 1.1.3. Vai trò của đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam Một là, đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội là là lực lượng nòng cốt góp phần xây dựng, đấu tranh, bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng trong quân đội.
- 14 Hai là, đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội góp phần xây dựng bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ trong quân đội. Ba là, đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội có vai trò nòng cốt, quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thức trong các nhà trường quân đội. 1.2. Quan niệm và những vấn đề có tính quy luật xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam 1.2.1. Quan niệm về xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam Quan niệm về ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội là hệ quả trực tiếp của quan niệm về trí thức và ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội. Từ hướng tiếp cận và những nội dung trên có thể quan niệm: Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam là tổng thể các chủ trương, nội dung, hình thức, biện pháp về tư tưởng, tổ chức và chính sách của các chủ thể, các lực lượng nhằm tạo nên đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin có số lượng và cơ cấu hợp lý, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của các nhà trường quân đội trong từng giai đoạn cách mạng. Quan niệm trên chỉ ra những vấn đề cơ bản cấu thành hoạt động xây dựng, phản ánh mục tiêu, chủ thể, lực lượng và nội dung xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội hiện nay. Mục tiêu xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội hiện nay là xây dựng đội ngũ này có đầy đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn, có chất lượng cao, số lượng và cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của các nhà trường quân đội ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng, góp phần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Chủ thể, các lực lượng tham gia và đối tượng xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội. Trong quá trình xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội thì chủ thể xây dựng là các tổ chức, các
- 15 lực lượng có liên quan trong và ngoài quân đội, bao gồm: hệ thống tổ chức đảng, cơ quan chức năng, hệ thống cán bộ chủ trì các cấp trong quân đội và các nhà trường quân đội. Trong đó có chủ thể lãnh đạo xây dựng, chủ thể chỉ đạo (chủ trì) xây dựng, chủ thể tổ chức thực hiện xây dựng… Các lực lượng tham gia, phối hợp xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin là các tổ chức, các lực lượng và toàn thể cán bộ, đảng viên trong nhà trường quân đội. Đối tượng xây dựng là tất cả trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội. ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội vừa là đối tượng xây dựng, vừa là chủ thể trực tiếp quyết định, xây dựng đội ngũ trong các nhà trường quân đội. Nội dung xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN rất toàn diện như: phẩm chất, năng lực, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, cơ cấu, số lượng, chất lượng, các mối quan hệ…trong đó tập trung nhất là kết quả xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội có số lượng, cơ cấu phù hợp, chất lượng ngày càng cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Hình thức, biện pháp xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN rất phong phú, đa dạng, gắn với quá trình xây dựng quân đội; là sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ của công tác tư tưởng, tổ chức, chính sách trong quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, đánh giá, bố trí sử dụng đội ngũ này trong các nhà trường quân đội. 1.2.2. Những vấn đề có tính quy luật xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam Xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội vừa chịu sự chi phối của những quy luật chung, vừa chịu sự chi phối của quy luật đặc thù. Để xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội thực sự vững mạnh, có số lượng đủ, cơ cấu hợp lý, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giảng
- 16 dạy và nghiên cứu khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội cần quán triệt và tuân thủ những vấn đề có tính quy luật sau: Một là, xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội phải quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm xây dựng đội ngũ trí thức và xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hai là, xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội phải coi trọng phát huy dân chủ, tạo điều kiện để đội ngũ trí thức phát huy sáng tạo, đồng thời duy trì nghiêm nguyên tắc tính Đảng trong hoạt động của trí thức. Ba là, xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội phải được tiến hành một cách toàn diện, nhưng có trọng tâm, trọng điểm với các giải pháp đồng bộ và những hình thức, bước đi thích hợp, phù hợp với điều kiện khả năng thực tế của các nhà trường quân đội. Bốn là, quá trình xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội phải kết hợp chặt chẽ giữa sự quan tâm của tổ chức với sự nỗ lực phấn đấu của mỗi trí thức. Năm là, phát huy vai trò, trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, mọi lực lượng, đặc biệt là vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội. Kết luận chương 1 Đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội là bộ phận quan trọng của ĐNTT trong nhà trường QĐNDVN; phản ánh và biểu hiện trực tiếp bản chất xã hội chủ nghĩa của nền giáo dục Việt Nam. Họ có những đặc điểm chung của trí thức Việt Nam, đồng thời, có những đặc điểm riêng được quy định bởi tính đặc thù của hoạt động quân sự. Xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội là tổng thể các hoạt động về tư tưởng, tổ chức và chính sách của các chủ thể, các lực lượng nhằm xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội có số lượng và cơ
- 17 cấu hợp lý, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội, tăng cường quốc phòng bảo vệ Tổ quốc. Đó là quá trình không phải “từ không đến có”, trong đó có xây dựng mới, tạo ra những trí thức khoa học Mác Lênin mới; có phát triển, nâng cao chất lượng trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội hiện tại theo yêu cầu mới, tạo nên một đội ngũ trí thức có sự kế thừa và phát triển, bảo đảm về số lượng, cơ cấu hợp lý và có chất lượng cao. Các chủ thể của quá trình xây dựng cần nhận thức đầy đủ và thực hiện tốt nội dung của những vấn đề có tính quy luật xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội. Thực hiện tốt các nội dung này chính là điều kiện bảo đảm cho quá trình xây dựng mang lại chất lượng, hiệu quả thiết thực nhất, đồng thời khắc phục được những hạn chế trong quá trình xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội hiện nay. Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC KHOA HỌC MÁC LÊNIN TRONG CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 2.1. Thực trạng xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam 2.1.1. Những thành tựu cơ bản và nguyên nhân * Những thành tựu cơ bản Hiện nay, hệ thống nhà trường quân đội thuộc phạm vi đề tài luận án nghiên cứu, gồm có: 11 học viện, 11 trường sĩ quan đào tạo trình độ đại học trở lên và 1 trường đại học ; trong đó khu vực miền Bắc có 9 học viện (Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Khoa học quân sự, Học viện Quân y, Học viện Hậu cần, Học viện Biên phòng, Học viện Phòng không Không quân, Học viện Kỹ thuật mật mã), 7 trường sĩ quan, đại học quân đội (Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Pháo binh, Trường Sĩ quan Phòng hoá, Trường Sĩ quan Đặc công, Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp,
- 18 Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội). ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội có 342 người là giảng viên, nghiên cứu viên đang trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu về khoa học Mác Lênin. Trong số này có 01 giáo sư, 19 phó giáo sư, 66 tiến sĩ, 180 thạc sĩ và 96 cử nhân đại học. Những thành tựu đạt được: Một là, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, cấp uỷ, chỉ huy các nhà trường quân đội đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội. Hai là, nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội bảo đảm tính toàn diện, luôn có sự đổi mới, được vận dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của quân đội. Ba là, ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội có sự phát triển về số lượng, cơ cấu ngày càng phù hợp, chất lượng không ngừng được nâng cao, có xu hướng phát triển tốt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội. * Nguyên nhân của thành tựu Một là, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên coi trọng, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội. Hai là, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng Cục Chính trị, cấp uỷ, chỉ huy các nhà trường quân đội đã nhận thức đúng vai trò của ĐNTT khoa học Mác Lênin trong nhà trường quân đội, thường xuyên quan tâm chỉ đạo và quán triệt, cụ thể hoá quan điểm và chiến lược cán bộ vào xây dựng đội ngũ này. Ba là, sự tích cực, chủ động, nỗ lực cố gắng phấn đấu của ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội. Bốn là, môi trường, điều kiện làm việc của ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội ngày càng được cải thiện và đảm bảo tốt hơn. 2.1.2. Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân * Những hạn chế chủ yếu
- 19 Một là, một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa nêu cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, chưa có kế hoạch cơ bản, ổn định, dài hơi trong xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội. Hai là, thực hiện nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội còn nhiều hạn chế; công tác đào tạo, bố trí, sử dụng, đãi ngộ trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội có mặt chưa phù hợp với đặc thù của đội ngũ này. Ba là, ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội vẫn còn những điểm hạn chế, có mặt chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, một số nhà trường có sự hẫng hụt giữa các thế hệ. * Nguyên nhân của hạn chế Một là, nhận thức, trách nhiệm của một số cấp uỷ, chỉ huy nhà trường quân đội về vị trí, vai trò của ĐNTT khoa học Mác Lênin chưa đầy đủ, chưa xứng tầm với yêu cầu xây dựng đội ngũ này. Hai là, môi trường, điều kiện bảo đảm còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với tính chất đặc thù lao động của trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội. Ba là, công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và sử dụng trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội còn nhiều hạn chế. Bốn là, cơ chế quản lý ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội còn nhiều bất cập, hạn chế. Năm là, một bộ phận trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội thiếu sự nỗ lực vươn lên, thiếu tinh thần say mê, sáng tạo trong nghiên cứu, giảng dạy. 2.2. Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam 2.2.2. Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam
- 20 Từ thực trạng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội và thực trạng xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau: Một là, coi trọng công tác tuyển chọn, đào tạo ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội. Hai là, xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội phải gắn kết chặt chẽ với xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Ba là, xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trườ ng quân đội phải bảo đảm tính toàn diện, trong đó đặc biệt quan tâm đến chất lượ ng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Bốn là, tiến hành đồng bộ công tác tư tưởng, tổ chức và chính sách, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội được học tập, rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ được giao. Năm là, kết hợp chặt chẽ giữa phát huy trách nhiệm của tổ chức để xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội với nêu cao ý thức trách nhiệm, tính tích cực, chủ động trong xây dựng của chính đội ngũ này. Kết luận chương 2 Thời gian qua, việc xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội đã thu được nhiều kết quả quan trọng, tiếp tục có sự phát triển về số lượng và tiến bộ đáng kể về chất lượng, trình độ chuyên môn; có phẩm chất chính trị tốt, lập trường vững vàng và có tiềm năng to lớn trên các mặt hoạt động của mình; cơ cấu ngày càng hợp lý. Cùng với sự phát triển của đất nước, của quân đội ta, ĐNTT khoa học Mác Lênin sẽ là một lực lượng lớn mạnh trong các nhà trường quân đội của nước ta. Tuy nhiên, việc xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội vẫn còn bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm cả trong nhận thức, trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; còn thiếu tính dự báo, chưa theo kịp sự phát triển của tình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 179 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn