Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phương pháp đặt bóng dạ dày qua nội soi trong điều trị bệnh béo phì
lượt xem 1
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phương pháp đặt bóng dạ dày qua nội soi trong điều trị bệnh béo phì" được nghiên cứu với mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân béo phì có chỉ định đặt bóng dạ dày qua nội soi; Đánh giá kết quả và tính an toàn của phương pháp đặt bóng dạ dày qua nội soi điều trị cho bệnh nhân béo phì.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phương pháp đặt bóng dạ dày qua nội soi trong điều trị bệnh béo phì
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 NGUYỄN NGỌC THÀNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỘ AN TOÀN CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐẶT BÓNG DẠ DÀY QUA NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH BÉO PHÌ NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH: NỘI KHOA/NỘI TIÊU HÓA Mã số: 9 72 01 07 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2024
- Công trình được hoàn thành tại VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Vũ Văn Khiên 2. TS.BS. Lưu Ngân Tâm - Phản biện 1: PGS. TS Phạm Thị Thu Hồ - Phản biện 2: PGS. TS Nguyễn Duy Thắng. - Phản biện 3: PGS. TS Hoàng Đình Anh Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện tại: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108 vào hồi... giờ... ngày... tháng ... năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết Thừa cân béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân, gây nguy hại tới sức khỏe. Theo thống kê năm 2016 của WHO cho biết trên toàn thế giới có hơn 1,9 tỷ người trưởng thành bị thừa cân béo phì, trong số này có 650 triệu người béo phì. Thừa cân béo phì không chỉ ảnh hưởng đến khả năng lao động, tâm lý mà còn làm gia tăng các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa... Tiến trình điều trị béo phì phải được thực hiện theo hướng dẫn của các hiệp hội điều trị béo phì trên thế giới từ nhẹ đến nặng, gồm: chế độ ăn hợp lý, luyện tập, thuốc giảm béo, can thiệp qua nội soi và phẫu thuật. Đặt bóng dạ dày qua nội soi để điều trị béo phì đã được ứng dụng nhiều trên thế giới, đặc biệt ở châu Âu và Mỹ. Gần đây, nhiều quốc gia châu Á (Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc...) cũng đã ứng dụng kỹ thuật này. Hiện tại, béo phì đang gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn và cần phải điều trị kịp thời. Ứng dụng các thành tựu trên thế giới, chúng tôi thực hiện đề tài đặt bóng dạ dày (Orbera/Spatz) để điều trị cho những bệnh nhân béo phì đã bị thất bại điều trị thông thường (chế độ ăn, luyện tập, thuốc giảm béo), với hai mục tiêu: - Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân béo phì có chỉ định đặt bóng dạ dày qua nội soi - Đánh giá kết quả và tính an toàn của phương pháp đặt bóng dạ dày qua nội soi điều trị cho bệnh nhân béo phì
- 2 2. Đóng góp mới của nghiên cứu - Đây là kỹ thuật mới, lần đầu tiên ứng dụng tại Việt Nam - Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đặt bóng dạ dày qua nội soi có hiệu quả cao trong điều trị béo phì thông qua: Giảm cân nặng, giảm chỉ số BMI, tăng tỷ lệ trọng lượng cơ thể thừa mất đi (EWL). Đồng thời cũng làm cải thiện các bệnh lý kèm theo: Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và rối loạn đường huyết. - Phương pháp khá an toàn, giá thành hợp lý, phù hợp điều kiện của Việt Nam hiện nay. 3. Cấu trúc luận án - Luận án gồm 122 trang, bao gồm: Đặt vấn đề 2 trang, tổng quan tài liệu 35 trang, đối tượng và phương pháp 21 trang, kết quả nghiên cứu 29 trang, bàn luận 32 trang, kết luận 2 trang, kiến nghị 1 trang. - Luận án có 45 bảng, 15 hình và 13 biểu đồ. - Luận án có 148 tài liệu tham khảo, bao gồm 4 tài liệu tiếng Việt và 144 tài liệu tiếng Anh. 03 phụ lục. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm về thừa cân béo phì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra định nghĩa thừa cân và béo phì như sau: “Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng "nên có'' so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích luỹ mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ”. Thừa cân, béo phì được phân loại bằng chỉ số khối
- 3 cơ thể (body mass index: BMI), dựa trên 2 thông số: chiều cao và trọng lượng cơ thể. BMI được tính theo công thức: trọng lượng cơ thể người (kg) chia cho bình phương chiều cao (mét). 1.2. Biến chứng của thừa cân béo phì Có rất nhiều biến chứng do béo phì gây nên. Tuy nhiên, có một số biến chứng chính sau: Rối loạn lipid máu, tăng huyết, đái tháo đường, bệnh sỏi mật, dễ hình thành ung thư (ung thư túi mật, ung thư vú và tử cung, buồng trứng, ung thư thận, đại tràng và tuyến tiền liệt). Ngoài ra còn 1 số biến chứng khác như rối loạn nội tiết, viêm khớp mạn tính, bệnh gout, bệnh phổi. 1.3. Chẩn đoán thừa cân béo phì 1.3.1. Lâm sàng Tổ chức Y tế Thế giới lấy chỉ số BMI là tiêu chuẩn chính để chẩn đoán thừa cân-béo phì và được phân loại như sau: 25 ≤ BMI ≤ 29,9 là thừa cân; 30 ≤ BMI ≤ 34,9 là béo phì độ I; 35 ≤ BMI ≤ 39,9 là béo phì độ II; 40 ≤ BMI là béo phì độ III. 1.3.2 Cận lâm sàng Các xét nghiệm cận lâm sàng cần phải làm gồm: Siêu âm ổ bụng, các xét nghiệm về hormone, xét nghiệm lipid máu, xét nghiệm đường huyết, chụp cắt lớp vi tính khi có chỉ định. 1.4. Các phương thức điều trị béo phì 1.4.1. Chế độ ăn và luyện tập Duy trì chế độ ăn năng lượng thấp, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng về các acid amin, vitamin và khoáng chất, nhằm tạo sự cân bằng năng lượng âm. Luyện tập thể dục thể thao, duy trì chế độ luyện tập thể
- 4 thao ít nhất 30 phút/ngày với các loại hình như: Đi bộ, bơi, thể dục nhịp điệu, đạp xe đạp...sẽ giúp phòng ngừa hình thành béo phì 1.4.2. Thuốc giảm béo. Một số loại thuốc được sử dụng điều trị giàm béo như liraglutide, orlistat, bupropion/naltrexone. Ngoài ra còn một số loại thuốc khác như Lorcaserin, Rimonabant, Metformin. Tuy nhiên, hiệu quả giảm béo không cao, giá thành cũng đắt và không phải bệnh nhân nào cũng đáp ứng với thuốc giảm béo 1.4.3. Điều trị béo phì bằng phẫu thuật - Phẫu thuật giảm béo (bariatric surgery) là một trong những biện pháp được ưu tiên hàng đầu cho bệnh nhân béo phì mức độ nặng. Phẫu thuật giảm béo có tác dụng giảm cân rõ rệt. Tuy nhiên, đây là phương pháp xâm lấn, do vậy không phải bệnh nhân nào cũng lựa chọn phương pháp này. 1.4.4. Điều trị béo phì qua nội soi Trong những năm gần đây, điều trị qua nội soi đã được nhiều quốc gia áp dụng điều trị béo phì, đặc biệt ở châu Âu và châu Mỹ. Đây là phương pháp ít xâm lấn hơn, tiết kiệm chi phí hơn trong điều trị béo phì. Các phương thức nội soi trong điều trị béo phì có thể được phân loại thành như sau * Thiết bị chiếm chỗ (space-occupying devices) gồm: Đặt bóng trong dạ dày (intragastric balloon: IGB), tạo bóng qua lỗ môn vị * Phương pháp thu hẹp dạ dày (gastric restrictive methods) gồm: Làm hẹp dạ dày qua đường miệng (transoral gastroplasty), tạo hình implant trong dạ dày (transoral endoscopic restrictive implant system)
- 5 * Ngoài ra còn một số phương pháp khác như: Phương pháp giảm hấp thu dạ dày, phương pháp điều chỉnh quá trình làm rỗng dạ dày (tiêm độc tố botulinum vào dạ dày). 1.4.4.1. Các tác dụng phụ và biến chứng Các tác dụng phụ có thể gặp sau đặt bóng như đau thượng vị, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón. Các biến chứng có thể xảy ra sau đặt bóng như viêm thực quản trào ngược, viêm loét dạ dày, thủng bóng, trôi bóng có thể gây tắc ruột, thủng dạ dày, viêm phổi hít... 1.4.4.2. Hiệu quả điều trị béo phì bằng đặt bóng qua nội soi. Tập hợp 7 nghiên cứu khác nhau khi sử dụng bóng Orbera cho biết: Hiệu quả giảm cân trung bình là: 10,5-13,0 kg/3 tháng và 12-26,3 kg/6 tháng. Sau 06 tháng đã bỏ bóng ra ngoài, một số nghiên cứu cho biết bệnh nhân vẫn còn tiếp tục giảm cân. Một số bệnh nhân giảm trọng lượng cơ thể từ 14% đến 50,9% sau khi rút bóng ở tháng thứ 12. Bóng Orbera có hiệu quả cao nhất về giảm cân trong 3 tháng đầu điều trị, với mức giảm cân trung bình là 12,9 kg. Nghiên cứu của Machytka E và cs sử dụng bóng Spart để điều trị béo cho 18 bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cho biết sau 24 tuần và sau 52 tuần đạt tương ứng là: 15,6 kg và 24,4 kg. Kết quả nghiên cứu của Carvalho GL và cs năm 2009 cho biết số cân nặng giảm sau 6 tháng đặt bóng đạt 11,3 kg. Nghiên cứu của Crea N và cs trên 143 bệnh nhân béo được điều trị bằng bóng Orbera theo dõi sau 12 tháng, kết quả nghiên cứu cho biết kết quả chung như sau: Tỷ lệ rối loạn chuyển hóa trước đặt bóng là 34,8%. Tỷ lệ rối loạn chuyển hóa sau điều trị 01 tháng, 06 tháng và sau 12 tháng tương ứng là: 14,5%, 13% và 11,6%. Tỷ lệ đái tháo đường týp
- 6 2 trước điều trị là 32,6%. Tỷ lệ đái tháo đường týp 2 đã giảm xuống sau rút bóng, sau 6 tháng và sau 12 tháng đạt tỷ lệ tương ứng là: 20,9%, 22,5% và 21,3%. Genco A và cs đã đặt bóng Orbera cho 261 bệnh nhân béo phì tại Ý và theo dõi trong 13 năm. Kết quả nghiên cứu cho biết sau điều trị đều cải thiện các bệnh lý đi cùng với béo phì. Cụ thể đã cải thiện các bệnh lý trước và sau 3 năm điều trị: Với tăng huyết áp (29% và 16%), đái tháo đường týp 2 (15% và 10%), rối loạn lipid máu (20% và 18%), tăng cholesterol (32% và 21%). CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng Gồm 72 bệnh nhân béo phì được đặt bóng Orbera và Spatz tại Bệnh viện Triều An từ 09/2007-03/2023. 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn lựa - Bệnh nhân có tuổi từ 18-60 tuổi - Chỉ số BMI ≥ 30 kg/m2 kèm theo phối hợp: cao huyết áp, đái đường, tăng cholesterol máu, đau khớp, hoặc - BMI ≥35 kg/m 2 - Bệnh nhân đã từng điều trị phương pháp giảm cân kinh điển như: Ăn kiêng kết hợp vận động thể lực, dùng thuốc giảm cân, nhưng không có hiệu quả và đồng ý đặt bóng dạ dày qua nội soi 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Tiền sử phẫu thuật bụng, túi thừa thực quản, thoát vị tâm vị lớn - Nghiện rượu, ma túy, dùng nhiều thuốc: corticoid, NSAIDs...
- 7 - Hẹp bẩm sinh đường tiêu hóa - Bệnh đi kèm như suy tim, xơ gan, suy thận, rối loạn tâm thần - Phụ nữ mang thai, cho con bú - Bệnh nhân có chống chỉ định nội soi dạ dày. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, hồi cứu, can thiệp, theo dõi dọc trước và sau điều trị 2.2.2. Cỡ mẫu: Chọn mẫu thuận tiện 2.2.3 Phương tiện và vật liệu nghiên cứu - Hệ thống máy nội soi Fuji EG 530 WR sản xuất tại Nhật Bản. - Bóng Orbera và bóng Spatz do Mỹ sản xuất - Một số dụng cụ hỗ trợ: Kìm răng chuột, Catheter kim, Snare. 2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 2.2.4.1. Khám lâm sàng và cận lâm sàng - Khám lâm sàng: Bệnh nhân được khám tại phòng khám béo phì, đo huyết áp, cân nặng, đo chiều cao và tính ra chỉ số BMI. Khai thác tiền sử mắc bệnh đi kèm: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh cơ xương khớp…. - Cân lâm sàng: Huyết học, sinh hóa (glucosa, cholesteron toàn phần, Triglycerid, AST, ALT, acid uric), chẩn đoán hình ảnh: X quang tim phổi, siêu âm bụng, điện tâm đồ 2.2.4.2 Quy trình đặt bóng qua nội soi - Thực hiện nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng theo quy trình hướng dẫn của Bộ Y tế (2013) về thực hành nội soi tiêu hoá trên.
- 8 - Dưới hướng dẫn của nội soi, bóng được đưa qua miệng vào thực quản rồi đến dạ dày. Sau khi xác định bóng nằm hoàn toàn trong dạ dày bắt đầu tiến hành bơm bóng với dung dịch NaCl 0,9%. Khi bơm được 200-300ml thì bơm 5-10ml dung dịch xanh Methylene, tiếp tục bơm NaCl 0,9% đến 550 ml thì ngừng. Quan sát sự rò rỉ bóng bởi sự xuất hiện Xanh Methylene trên niêm mạc dạ dày. Nếu không rò rỉ, tiến hành tách Catheter khỏi bóng và đóng nắp van, kết thúc tiến trình. 2.2.5 Các chỉ tiêu trong nghiên cứu * Chỉ tiêu chung: Tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp. * Chỉ tiêu lâm sàng: Chiều cao, cân nặng, BMI * Chỉ tiêu về các xét nghiệm sinh hóa: Glucosa máu, triglyceride, cholesterol, kết quả siêu âm ổ bụng * Chỉ tiêu về kỹ thuật: Thành công về kỹ thuật là bóng được đưa vào và xác định nằm hoàn toàn trong dạ dày, bóng nở hoàn toàn, không bị rò rỉ, không thấy thoát chất chỉ thị xanh Methylene * Đánh giá thành công về lâm sàng: Cân nặng, BMI, tỷ lệ % trọng lượng cơ thể thừa mất đi sau đặt bóng: 01 tuần, 03 tháng, 06 tháng và 12 tháng (dành cho bóng Spatz). * Tác dụng phụ: Đau bụng thượng vị, buồn nôn và nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Biến chứng: Viêm loét thực quản trào ngược, loét dạ dày, thủng bóng, trôi bóng có thể gây tắc ruột, thủng dạ dày
- 9 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân béo phì. Gồm 72 bệnh nhân béo phì, với tuổi trung bình: 30 ± 9 tuổi. Nữ chiếm 68,1%, nam 31,9%, tỷ lệ nữ /nam = 2,1 Bảng 3.1. Bệnh phối hợp Tiền sử bệnh Số lượng % Cao huyết áp 27/72 37,5% Rối loạn Glucosa máu 6/72 8,3% Rối loạn Lipid máu 51/72 70,8% Nhận xét: Rối loạn mỡ máu chiếm tỷ lệ cao nhất 70,8.. Bảng 3.2. Cân nặng và chiều cao của bệnh nhân Tiền sử bệnh Đơn vị đo Tỷ lệ trung bình Cân nặng Kilogam (kg) 93,5 ± 19,8 Chiều cao Centimet (cm) 162,2 ± 8,9 Nhận xét: Cân nặng trung bình của bệnh nhân: 93,5 ± 19,8 (kg), chiều cao trung bình: 162,2 ± 8,9 (cm). Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo chỉ số BMI Chỉ số BMI (kg/m2) Số lượng % Béo phì độ 1 (30 ≤ BMI < 35) 41/72 56,9 Béo phì độ 2 (35 ≤ BMI < 40) 18/72 25,0 Béo phì độ 3 (≥ 40) 13/72 18,1 Tổng số 72/72 100 BMI trung bình 35,3 ± 4,8 kg/m2 (30,0-48,6 kg/m2) Nhận xét: Béo phì độ 1 chiếm tỉ lệ cao nhất 56,9%; BMI trung 2 bình: 35,3 ± 4,8 kg/m .
- 10 Bảng 3.4. Hình ảnh gan trên siêu âm ổ bụng Hình ảnh gan trên siêu âm n (%) Gan không nhiễm mỡ 22/72 (30,6% Gan có nhiễm mỡ 50/72 (69,4%) Mức độ gan nhiễm mỡ (n = 50) Độ I 24/50 (48,0%) Độ II 22/50 (44,0%) Độ III 4/50 (8,0%) Nhận xét: Tỷ lệ gan có nhiễm mỡ 69,4%. Gan nhiễm mỡ độ I và độ II chiếm tỷ lệ cao, tương ứng là: 48% và 44%. Bảng 3.5. Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu Kết quả xét nghiệm Trước đặt bóng Cholesterol total (>239 mg/dL) 34/72 ( 47,2% ) Triglyceride (>160 mg/dL) 32/72 ( 44,4% ) Cholesterol + Triglyceride 15/72 (20,8% ) Glucosa (n = 72) (≥126 mg/dL) 6/72 (8,3%) Nhận xét: Có 47,2% bệnh nhân tắng Cholesteron đơn thuần, 44,4% tăng Triglycerid đơn thuần, 20,8% tăng phối hợp Cholesterol và Triglycerid, 8,3% tăng Glucosa máu. 3.2. Kết quả điều trị và tính an toàn của kỹ thuật đặt bóng Bảng 3.6. Tỷ lệ thành công về kỹ thuật đặt bóng dạ dày Kết quả đặt bóng Dùng bóng Dùng bóng Tổng Orbera Spatz (n = 72) (n = 43) (n = 29) Đặt bóng thành công 43/43 (100%) 29/29 (100%) 72/72 (100%)
- 11 Nhận xét: Tỷ lệ đặt bóng thành công đạt 100%, không có bệnh nhân nào bị thất bại về kỹ thuật đặt bóng. Biểu đồ 3.1. Thay đổi cân nặng (kg) theo thời gian Nhận xét: Cân nặng trung bình của bệnh nhân béo phì được đặt bóng giảm dần theo thời gian đặt bóng. Trước đặt bóng: 93,5 ± 19,8 (kg). Sau 6 tháng đặt bóng cân nặng còn: 76,5 ± 19,1 kg. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001) Biểu đồ 3.2. Thay đổi BMI theo thời gian Nhận xét: BMI trung bình giảm dần theo thời gian đặt bóng. BMI trung bình trước điều trị: 35,3 ± 4,8 kg/m2. Sau 6 tháng đặt bóng, chỉ số BMI
- 12 trung bình là: 28.7 ± 4.9 kg/m2 (p < 0,0001) Biểu đồ 3.3. Thay đổi EWL (%) theo thời gian Nhận xét: Phần trăm trọng lượng cơ thể thừa mất đi trung bình tăng dần từ tuần thứ nhất sau đặt bóng 14,0 % cho đến 49,7 % vào tháng thứ 6. Bảng 3.7. Kết quả đặt bóng Spatz sau 12 tháng Thông số Trước đặt bóng Sau 12 tháng Giá trị p Cân nặng (kg) 94,5 ± 21,6 70,8 ± 19,4 < 0,0001 BMI (kg/m2) 35,2 ± 5,1 26,3 ± 5,2 < 0,0001 Trọng lượng cơ thể 0 23,8 ± 10,4 < 0,0001 thừa mất đi (kg) (9 – 58kg) Nhận xét: Sau đặt bóng 12 tháng, tỷ lệ cân nặng, BMI, trọng lượng cơ thể thừa đều giảm so với trước điều trị (p < 0,0001). Trọng lượng cơ thể thừa giảm trung bình: 23,8 ± 10,4 (9-58 kg). Bảng 3.8. Hiệu quả giảm Lipid và Glucosa máu sau 06 tháng Thông số Trước đặt bóng Sau 06 tháng Giá trị p Cholesterol total 34/72 (47,2% ) 4/72 (5,5% ) < 0,001 Triglyceride 32/72 ( 44,4% ) 8/72 (11,1% ) < 0,001 Cholesterol+ Triglyceride 15/72 (20,8% ) 2/72 (2,8 % ) < 0,001 Glucosa 6/72 (8,3%) 1/72 (1,4%) < 0,001
- 13 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân giảm Lipid và Glucosa máu sau 06 tháng đặt bóng điều trị có ý nghĩa so với trước đặt bóng ( p < 0,001 ). Bảng 3.9. Các tác dụng phụ không mong muốn sau thủ thuật Tác dụng phụ Nhóm Orbera Nhóm Spatz Chung Đau bụng thượng 43/43 (100%) 29/29 (100%) 72/72 (100%) vị Buồn nôn, nôn 32/43 (74,4%) 21/29 (72,4%) 53/72 (73,6%) Viêm họng 3/43 (6,9%) 2/29 (6,8) 5/72 (6,9) Tiêu chảy 2/43 (4,6%) 1/29 (3,4%) 3/72 (4,1%) Nhận xét: Các tác dụng phụ không mong muốn hay gặp gồm có: Đau bụng thượng vị (100%), buồn nôn và nôn (73,6%). Bảng 3.10 Tỷ lệ biến chứng của thủ thuật Tác dụng phụ Nhóm Orbera Nhóm Spatz Chung Viêm thực quản 29/43 (67,4%) 20/29 (68,9%) 49/72 (68,0%) Thủng bóng 0 0 0 Bóng trôi xuống 0 0 0 ruột non Nhận xét: Tỷ lệ viêm thực quản do trào ngược chiếm 68%.
- 14 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân béo phì. 4.1.1. Tuổi và giới của bệnh nhân béo phì Trong nghiên cứu của chúng tôi: Tuổi trung bình của bệnh nhân béo phì là: 30,0 ± 9,0 (18-54 tuổi). Tỷ lệ nữ/nam: 2,1. Nnghiên cứu của Bùi Thanh Phúc đã điều trị đặt vòng thắt dạ dày qua phẫu thuật nội soi cho 71 bệnh nhân béo phì tại bệnh viện Việt Đức cho biết: Lứa tuổi béo phì thường gặp là dưới 30 tuổi chiếm 59,2%, với tuổi trung bình là 29,5 ± 9,39 tuổi và nữ giới chiếm: 80,3% 4.1.2. Cân nặng, chỉ số khối cơ thể của bệnh nhân béo phì * Cân nặng của bệnh nhân béo phì Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.2) trên 72 bệnh nhân béo phì cho biết cân nặng trung bình trước khi có chỉ định đặt bóng đạt: 93,5 ± 19,8 (kg), trong đó thấp nhất là 69 kg và cao nhất là 148 kg. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Bùi Thanh trên 71 bệnh nhân béo phì trước điều trị đặt vòng thắt dạ dày qua phẫu thuật nội soi cho biết số cân nặng trung bình là: 103,5 ± 20,8 kg. Như vậy, kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi, vì những bệnh nhân này không còn đáp ứng điều trị nội khoa và cần phải điều trị bằng phẫu thuật. Cân nặng trung bình của bệnh nhân béo phì cũng thay đổi theo từng châu lục khác nhau, thậm chí ngay cả các quốc gia khác nhau trong cùng một châu lục. Nghiên cứu của Toolabi K và cs tại Anh trên 80 bệnh nhân béo phì cho biết cân nặng trung bình là: 125,5 ± 22,5 kg. Nghiên cứu của Trujillo trên 72 bệnh nhân béo phì tại tại Hà Lan cho biết cân nặng trung bình
- 15 là 126,9 ± 8,1 kg. Tại Mỹ, nghiên cứu của Froylich trên 74 bệnh nhân béo phì cho biết cân nặng trung bình là 126,6 ± 16,8 kg. Một nghiên cứu khác cũng tại Mỹ trên 187 bệnh nhân béo phì, trong đó nữ chiếm 95%, kết quả nghiên cứu cho biết cân nặng trung bình của những bệnh nhân này rất cao: 209,2 ± 25,8 (kg). Những bệnh nhân này phần lớn chỉ điều trị bằng chế độ ăn, thuốc giảm béo và luyên tập . * Chỉ số BMI: Chỉ số BMI của người châu Á cũng thấp hơn chỉ số BMI của người châu Âu. Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.3) trên 72 bệnh nhân béo phì cho biết chỉ số BMI trước đặt bóng đạt: 35,3 ± 4,8 (kg/m2). Nghiên cứu của Silva JR và cs trên 51 bệnh nhân đặt bóng dạ dày điều trị béo phì tại Ý cho biết chỉ số BMI trung bình đạt: 35,8 ± 4,0 (kg/m2). Tại Việt Nam, nghiên cứu của Bùi Thanh Phúc tại bệnh viện Việt Đức cho biết chỉ số BMI trước điều trị phẫu thuật nội soi béo phì là: 39,5 ± 6,13 kg/m2. 4.2. Kết quả điều trị và tính an toàn đặt bóng qua nội soi 4.2.1. Đánh giá thành công về kỹ thuật Tiêu chuẩn đánh giá thành công về kỹ thuật đặt bóng dạ dày là: bóng nằm trong dạ dày, bóng không bị thủng, không bị rách, không bị kẹt hoặc trôi bóng xuống ruột... Trong 72 bệnh nhân nghiên cứu, có 43 bệnh nhân đặt bóng Orbera và 29 bệnh nhân đặt bóng Spatz tại bệnh viện Triều An-Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu (bảng 3.6) cho biết tỷ lệ thành công về kỹ thuật đạt: 72/72 bệnh nhân (100%), trong đó nhóm dùng bóng Orbera là 43/43 bệnh nhân (100%) và nhóm dùng bóng Spatz đạt: 29/29 bệnh nhân (100%). Nghiên cứu của Dastis SN và cs thực hiện đặt bóng
- 16 dạ dày trên 100 bệnh nhân béo phì cho biết tỷ lệ thành công đạt 100%. Cũng tương tự như vậy, Almeghaiseeb ES và cs cs đặt bóng Orbera cho 301 bệnh béo phì và kết quả cũng cho biết tỷ lệ đặt bóng thành công đạt: 301/301 bệnh nhân (100%) 4.2.2. Đánh giá thành công về lâm sàng Có ba tiêu chí chính để đánh giá thành công về lâm sàng của bệnh nhân béo phì được đặt bóng đạ dày qua nội soi bao gồm: * Giảm cân nặng trung bình: Kết quả tại biểu đồ 3.1. cho biết cân nặng trung bình tại các thời điểm theo dõi sau: 01 tuần, 01 tháng, 03 tháng và 06 tháng ở bệnh nhân dùng bóng Orbera, bóng Spatz và tính chung cho cả 2 loại bóng đều giảm có ý nghĩa (p < 0,0001) so với cân nặng trung bình trước điều trị ở bệnh nhân béo phì. Trước điều trị số cân nặng trung bình ở 72 bệnh nhân béo phì là: 93,5 ±19,8 (kg). Số cân nặng trung bình sau 01 tuần, 01 tháng, 03 tháng và 06 tháng tương ứng là: (88,7 ±19,1); (85,5 ±19,0); (80,4 ±19,0) và (76,5 ± 19,1). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001). Với những kết qủa này đã cho thấy đặt bóng trong dạ dày có hiệu quả tốt trong điều trị béo phì và hiệu quả điều trị tăng dần cùng thời gian lưu bóng trong dạ dày. Năm 2008, một nghiên cứu khác tập hợp trên 15 nghiên cứu trên 3698 bệnh nhân béo phì đặt bóng Orbera. Kết quả nghiên cứu cho biết sau 6 tháng đặt bóng đã giảm 14,7 kg hoặc có 32% trọng lượng cơ thể thừa mất đi. Nghiên cứu của Genco A và cs so sánh hiệu quả đặt bóng Orbera (n=130) so với nhóm điều trị ăn kiêng (n = 130). Không có sự khác biệt về đặc điểm chung giữa 2 nhóm (tuổi, giới, cân nặng, BMI).
- 17 Kết quả nghiên cứu cho biết 6 tháng điều trị thì hiệu quả lâm sàng nhóm sử dụng bóng dạ dày vượt trội hơn so với nhóm ăn kiêng đơn thuần trên các thông số theo dõi về cân nặng và BMI… . Cụ thể ở nhóm sử dụng đặt bóng trong dạ dày, cân nặng trước điều trị là: 117,1 ± 22,6 (kg), sau 6 tháng đặt bóng giảm xuống còn 101,5 ± 16,7 (kg). Năm 2016, Kim SH và cs đã tập hợp các công trình nghiên cứu khác nhau ở các châu lục khác nhau sử dụng Orbera điều trị cho bệnh nhân béo phì cho biết: Hiệu quả giảm cân sau 3 tháng điều trị giao động trong khoảng: 10,5-13,7 kg và sau 6 tháng tỷ lệ giảm cân giao động từ 12,0-26,3 kg. Từ năm 2004 đến 2019, Ohta M và cs tại Nhật Bản đã sử dụng bóng Orbera cho 399 bệnh nhân béo phì, với thời gian trung bình lưu bóng trong dạ dày là: 192,8 ± 39,7 (ngày). Cân nặng trung bình của bệnh nhân béo phì trước đặt bóng là: 100,3 ±25,7 (kg). Sau 6 tháng đặt bóng số cân nặng trung bình giảm là: 11,5 ± 8,2 (kg) và sau 12 tháng (đã rút bóng), cân nặng trung bình giảm là: 10,2 ± 11,5 (kg). Tác giả đưa ra kết luận: bóng Orbera có hiệu quả tốt trong điều trị béo phì. Năm 2021, nghiên cứu của Abdelsamie M và cs tại Ai Cập sử dụng bóng Spatz cho 117 bệnh nhân béo phì. Cân nặng trung bình trước điều trị là: 102 ± 14 (kg). Cân nặng trung bình sau 6 tháng và sau 12 tháng giảm xuống tương ứng là: 85 ± 12 (kg) và 73 ± 12 (kg). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Năm 2023, Jerez J và cs tại Brazin đã đặt bóng Spatz cho 121 bệnh nhân béo phì, kết quả cho biết cân nặng trung bình của bệnh nhân béo phì trước đặt là: 89,8 ± 14,6 (kg). Cân nặng trung bình sau 6 tháng và sau 12 tháng giảm xuống tương ứng là: 81,4 ± 13,4 (kg) và 79,8 ± 16,0 (kg). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
- 18 0,001). Những kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy bóng Orbera hay bóng Spatz đều có hiệu quả làm giảm cân nặng trung bình ở bệnh nhân béo phì. * Giảm chỉ số BMI trung bình sau điều trị Giảm chỉ số BMI là một chỉ tiêu rất quan trọng trong điều trị béo phì. Kết quả nghiên cứu trình bày tại bảng 3.2 cho biết BMI trung bình sau đặt bóng 01 tuần, 01 tháng, 03 tháng và 06 tháng đều giảm có ý nghĩa (p < 0,0001) so với BMI trung bình trước điều trị ở bệnh nhân béo phì. Trước điều trị BMI trung bình ở 72 bệnh nhân béo phì là: 35,3 ± 4,8 kg/m2. Sau đặt bóng 01 tuần, 01 tháng, 03 tháng và 06 tháng tương ứng là: (33,4 ±4,8); (32,2 ± 4,7); (30,2 ± 4,7); (28,7 ± 4,9) (kg/m2). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001). Genco T và cs này từ 05/2000 đến 09/2004, đã sử dụng bóng Orbera để điều trị cho 2515 bệnh nhân béo phì, bao gồm: 722 bệnh nhân nam và 12793 bệnh nhân nữ. Kết quả nghiên cứu cho biết chỉ số BMI trước đặt bóng đạt: 44,4 ± 7,8 kg/m2 (28,0-79,1). Sau đặt bóng Orbera 6 tháng, chỉ số BMI đã giảm xuống còn: 35,4 ± 11,8 kg/m2 (24-73). Năm 2017, Abdelsamie ES và cs tại Ai Cập sử dụng bóng Orbera cho 301 bệnh nhân béo phì. Chỉ số BMI trung bình trước điều trị là: 36,24 ± 5,24 (kg/m2). Sau 6 tháng đặt bóng, chỉ số BMI trung bình giảm xuống còn: 31,04 ± 5,01 (kg/m2). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Trong năm 2021 và 2023, có hai nghiên cứu sử dụng bóng Spatz để điều trị cho bệnh nhân béo phì. Nghiên cứu của Abdelsamie M và cs sử dụng bóng Spatz để điều trị cho 117 bệnh nhân béo phì tại Ai Cập. Chỉ số BMI trung bình trước đặt bóng là: 38,9 ± 7,8 (kg/m2). Kết quả nghiên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 95 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn