intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả phẫu thuật mở bể thận có nội soi hỗ trợ điều trị sỏi thận nhiều viên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:26

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là: Đánh giá kết quả phẫu thuật mở bể thận có nội soi hỗ trợ điều trị sỏi thận nhiều viên tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật mở bể thận có nội soi hỗ trợ điều trị sỏi thận nhiều viên tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả phẫu thuật mở bể thận có nội soi hỗ trợ điều trị sỏi thận nhiều viên

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sỏi thận là bệnh lý thường gặp nhất trong các vị  trí sỏi trên  đường tiết niệu  Điều trị  sỏi thận nhiều viên dù đã có nhiều tiến   bộ, vẫn đang là thách thức với các nhà tiết niệu. Phẫu thuật mở  lấy sỏi thận chỉ còn chiếm tỷ lệ dưới 10% tại các nước phát triển.  Tỷ  lệ sót sỏi trong mổ mở lấy sỏi thận được thống kê phụ  thuộc  vào tính chất phức tạp của sỏi. Theo nghiên cứu của Nguyễn Hồng  Trường   (2007),   tỷ   lệ   sót   sỏi   34,6%;   Trần   Văn   Hinh   là   47,22%;  Huỳnh Văn Nghĩa (2010) là 17%. Để  hạn chế  tình trạng sót sỏi, nhiều tác giả  trong và ngoài   nước đã nghiên cứu sử dụng và cải tiến nhiều đường mở bể thận   nhu mô thận hay sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ khác nhau nhằm mục  đích lấy hết sỏi, hạn chế  tổn thương nhu mô và mạch máu thận  như: ứng dụng xquang, siêu âm hay nội soi trong mổ, ứng dụng các   chất đông sinh học. Kết quả  thu được qua các nghiên cứu tuy có  nhiều khích lệ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.  Kỹ  thuật nội soi  ống mềm mới được  ứng dụng trong tán sỏi  thận từ  đầu thế  kỷ  21, đã nhanh chóng chứng tỏ  nhiều  ưu điểm  trong tán sỏi tiết niệu. Nội soi thận bằng ống soi mềm hỗ trợ trong   mổ mở điều trị sỏi thận nhiều viên là một kỹ thuật hiện đại có ưu  điểm cho phép tiếp cận sỏi trong các đài thận mà không cần mở  nhu mô thận, vì vậy vừa làm giảm tỷ lệ sót sỏi đồng thời tăng bảo   tồn nhu mô thận. Các nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật này còn đang   trong giai đoạn đầu và chưa nhiều. Trong hoàn cảnh như  vậy, chúng tôi thực hiện đề  tài: “Đánh  giá kết quả  phẫu thuật mở  bể  thận có nội soi hỗ  trợ  điều trị  sỏi   thận nhiều viên” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả  phẫu thuật mở bể thận có nội soi hỗ  trợ  điều trị sỏi thận nhiều viên tại Bệnh viện Thanh Nhàn. 2. Tìm hiểu một số yếu t ố liên quan đến kết quả phẫu thuật   mở  bể  thận có nội soi hỗ  trợ  điều trị  sỏi thận nhiều viên tại  Bệnh viện Thanh Nhàn.
  2. Đóng góp mới của luận án: Nghiên cứu được thực hiện ở 55 bệnh nhân/56 quả thận, được  chẩn đoán sỏi thận nhiều viên, trong thời gian 5 năm (3­2012 đến  7­2017) tại Bệnh viện Thanh Nhàn Thành Phố  Hà Nội, bệnh nhân  được theo dõi sau mổ 1 tháng, 3 tháng. Nghiên cứu đã phân tích và   đánh giá chi tiết tính hiệu quả, tính an toàn và bảo tồn được nhu   mô thận trong phẫu thuật. Nghiên cứu đã cho thấy tính  ưu việt của nội soi  ống mềm   được xử dụng trong phẫu thuật mổ mở lấy sỏi thận và nhiều viên. Luận án cũng đã phân tích và tìm một số yếu tố liên quan ảnh  hưởng đến kết quả điều trị như: tuổi, hình thái viên sỏi bể thận, vị  trí số  lượng kích thước viên sỏi, góc bể  thận đài dưới… Nội soi   thận bằng  ống soi  mềm  hỗ   trợ  trong mổ  mở   điều trị  sỏi  thận   nhiều viên là một kỹ thuật hiện đại có ưu điểm cho phép tiếp cận   sỏi trong các đài thận mà không cần mở  nhu mô thận, vì vậy vừa   làm giảm tỷ lệ sót sỏi đồng thời tăng bảo tồn nhu mô thận. Bố cục của luận án: Luận án gồm 120 trang, trong đó có 45 bảng, 6 biểu đồ, Đặt   vấn đề  2 trang, Tổng quan 30 trang. Đối tượng và phương pháp  nghiên cứu 22 trang. Kết quả  nghiên cứu 25 trang. Bàn luận 39  trang, Kết luận 2 trang, Tài liệu tham khảo 120 (18 tài liệu tiếng   Việt,102 tài liệu tiếng Anh). CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm giải phẫu thận liên quan tới phẫu thuật 1.1.1. Phân loại sỏi thận: Phân loại sỏi thận theo Rocco F. C (Calculi): mô tả  hình dạng, kích thước và vị  trí sỏi theo 5  loại: ­ C1: sỏi bể thận đơn thuần. ­ C2: sỏi bể  thận và có kèm các sỏi nhỏ  nằm trong các đài   thận. ­ C3 (sỏi borderline): sỏi bể  thận có nhánh vào một đài thận,   có hoặc không có sỏi nhỏ nằm trong đài thận.
  3. ­  C4:  sỏi   bể   thận  có  hai  nhánh  vào đài  thận,  trong  đó một   nhánh xuống đài dưới, nhánh còn lại có thể  vào đài giữa hay đài   trên, có hoặc không kết hợp các viên sỏi nhỏ trong các đài thận. ­ C5: sỏi đúc khuôn vào cả ba nhóm đài thận. 1.2. Các phương pháp điều trị sỏi thận 1.2.1. Tán sỏi ngoài cơ thể Do tính chất ít xâm phạm và nhẹ  nhàng của Tán sỏi ngoài cơ  thể (TSNCT) mà một số tác giả đã chỉ định TSNCT để điều trị cho  các trường hợp sỏi thận. TSNCT điều trị  được 70­75% số  bệnh   nhân, tuy nhiên phải tán làm nhiều đợt với số lần tán trung bình là  3­4 lần, ngoài ra còn phải dùng thêm các biện pháp hỗ trợ khác 17­ 57%. 1.2.2. Lấy sỏi thận qua da đơn trị và phối hợp với tán sỏi ngoài cơ   thể Cũng như TSNCT, LSTQD cũng đã và đang được ứng dụng để  điều trị SSH. LSTQD nhằm phá hủy một SSH lớn không phải là kỹ  thuật thực hiện dễ  dàng, nhiều tác giả  do dự  khi phải chọc nhiều  đường  vào thận  vì   tin rằng  việc  làm  này sẽ  làm   tăng  các   biến  chứng. Để  giảm các tổn thương mà kỹ  thuật PCNL chuẩn gây ra,   dụng cụ  được cải tiến nhỏ  hơn gọi là PCNL xâm lấn tối thiểu  hoặc mini­PCNL đã hạn chế chảy máu, tổn thương nhu mô thận và  an toàn hơn. 1.2.3. Phẫu thuật mở điều trị soi th ̉ ận Đối với sỏi thận và nhiều viên chỉ  định mổ mở vẫn cần thiết  trong các trường hợp sau. ­ Sỏi nhiễm khuẩn gây ứ nước hoặc ứ mủ thận. ­ Sỏi có kết hợp với bất thường giải phẫu hệ tiết niệu. ­ Sỏi quá lớn và có nhiều nhánh lan tỏa. ­ Sỏi đã được TSNCT hoặc LSTQD thất bại. 1.3. Mở bê thân l ̉ ̣ ấy sỏi thận
  4. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả  trên thế  giới cũng như  trong nước về  các phương pháp điều trị  sỏi thận.  Tuy nhiên, dù ra đời các phương pháp điều trị  mới nào, cũng đều  nhằm mục đích: 1­ lấy hết sỏi, khôi phục lưu thông đường niệu; 2­  giải quyết tình trạng nhiễm khuẩn tại thận, và 3­ bảo tồn hay cải  thiện chức năng thận. Mở  bể  thận lấy sỏi là kỹ  thuật hay được lựa chọn vì: kỹ  thuật   tương đối đơn giản, ít chảy máu, không gây tổn thương nhu mô, không  ảnh hưởng đến chức năng và hình thái thận, ít tai biến và biến chứng. 1.4. Các nghiên cứu hạn chế sót sỏi trong phẫu thuật mở điều  trị sỏi thận Phẫu thuật sỏi thận phức tạp và nhiều viên là phẫu thuật khó  khăn, mối lo hàng đầu của các phẫu thuật viên đó là sót sỏi trong   mổ, sau đó mới đến là chảy máu trong và sau phẫu thuật. Sỏi thận  phức tạp thường đi kèm nhiều viên sỏi nhỏ trong các đài thận, các   viên sỏi nhỏ  này dễ  bỏ  sót trong phẫu thuật nhất là khi nhu mô   thận dày, cổ  đài hẹp, phẫu thuật có chảy máu nhiều. Khi sỏi sót gây  rất nhiều tai biến và biến chứng tiếp theo như rò nước tiểu, nhiễm   khuẩn niệu... Các biện pháp hỗ trợ chống sót sỏi ứng dụng trong mổ  sỏi thận bao gồm: 1.4.1. Sử dụng Xquang trong mổ Sử dụng Xquang chụp trong mổ để lấy những viên sỏi nhỏ mà  bằng tay và dụng cụ  không thể  kiểm soát được đã được áp dụng  từ  những năm 1980 của thế  kỷ  trước. Hiện nay, do sự  phát triển   của Xquang với cánh tay C­arm cho phép sử dụng phương pháp này   có hiệu quả  hơn vì không những cho biết khu trú của sỏi nằm  ở  nhóm đài trên hay đài giữa mà khi xoay cánh tay có thể cho biết các  đài mặt trước hay mặt sau của thận 1.4.2. Ứng dụng siêu âm trong mổ Schlegel J.U. (1961) dùng siêu âm trong mổ để tìm lấy sỏi nhỏ  trong các đài thận. Tương tự  Sigel và CS (1982) sử  dụng siêu âm  trong mổ để  tìm lấy sỏi nhỏ trong các đài thận và nhờ siêu âm mà 
  5. các đường mở  nhu mô đi vào trực tiếp sỏi hơn. Theo tác giả  nhờ  siêu âm mà lấy sạch sỏi cho 15/16 bệnh nhân. 1.4.3. Nội soi trong mổ Năm 1964 Victor F. Marsall đã dùng nội soi  ống mềm để  soi   niệu quản và bể  thận. Năm 1980, Zingg E.J. và CS sử  dụng  ống  cứng để  nội soi trong mổ  sỏi thận san hô và nhiều viên, kết quả  quan sát phát hiện trên 60% các đài thận và sỏi nhỏ  trong đó mà  nhẽ ra sỏi nằm vị trí này sẽ  sót lại trong thận. Sau đó Terris M.K.  kiểm tra trong mổ  mở  sỏi san hô đã áp dụng biện pháp dùng  ống   soi thận mềm,  ống soi cứng hoặc thậm chí có thể  dùng ông soi ́   bàng quang để kiểm tra, định vị và lấy một số sỏi nhỏ trong các đài   thận.  Năm 2004 Unsal A. sử  dung may tan soi “xung h ̣ ́ ́ ̉ ơi” đưa qua   đường mở  bê thân đê tan nh ̉ ̣ ̉ ́ ưng nhanh soi va nh ̃ ́ ̉ ̀ ưng viên soi năm ̃ ̉ ̀   trong cac đai sau khi đa lây viên soi  ́ ̀ ̃ ́ ̉ ở  bê thân. Traxel O. và CS ̉ ̣   (2008) dùng ống soi mềm và năng lượng laser để tìm và tán sỏi nhỏ  trong thận.  1.5. Một số kết quả ứng dụng ống soi mềm và Laser Holmium  trong điều trị sỏi thận Việc ứng dụng nội soi ống mềm để xử lý các viên sỏi nhỏ nằm   rải rác ở các nhóm đài thận trong điều trị sỏi thận và nhiều viên được   nhiều tác giả trong nước và ngoài nước đặc biệt quan tâm, các tác giả  cho rằng mọi trường hợp  cần phải được điều trị tích cực, lấy hết sỏi   càng sớm càng tốt, thanh toán tình trạng nhiễm khuẩn tại thận, cần   can thiệp trước khi viêm thận ­ bể  thận mạn quá nặng do nhiễm  khuẩn.  Theo nghiên cứu Ono Y. và CS cho rằng những yếu tố dễ gây  sót sỏi là: số  lượng và hình dáng của sỏi (SSH kết hợp với nhiều   viên sỏi nhỏ, sỏi nằm rải rác ở  nhiều đài), hình dáng của đài ­ bể  thận (bể thận nhỏ với các cổ đài hẹp và các đài thận giãn), nhu mô  thận dày và kỹ  thuật mổ cũng là yếu tố   ảnh hưởng đến tỷ  lệ  sót   sỏi sau mổ.
  6. Chính vì vậy nhiều kỹ thuật ít xâm lấn được thực hiện và mang  lại kết quả rất khả quan và đáng khích lệ như: không phải rạch nhu   mô thận và bảo tồn được thận, hậu phẫu nhẹ nhàng, thời gian nằm  viện được rút ngắn… Tuy vậy mỗi kỹ thuật đều có những ưu nhược   điểm. 1.5.1. Phẫu thuật nội soi lấy sỏi kết hợp với ống soi mềm Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc hay qua  ổ  bụng lấy sỏi ban   đầu thường được chỉ  định cho những trường hợp sỏi niệu quản  đơn thuần, hay gặp là vị trí niệu quản 1/3 trên hoặc là sỏi bể thận  ngoài xoang.  Nhờ sự phát triển và cải tiến của ống soi mềm, các phẫu thuật   viên đã xử lý được những viên sỏi nằm sâu trong thận, các viên sỏi  nằm ở đài thận mà trước đây phải rạch nhu mô mới lấy được. Trong báo cáo của Ramakumar và CS báo cáo 90% tỷ  lệ  sạch  sỏi trong ba tháng  ở  19 bệnh nhân trải qua phẫu thuật nội soi và   nội soi  ống mềm. Kết quả tương tự đã được báo cáo gần đây bởi  Srivastava và CS, Wang X. và CS với tỷ lệ sạch sỏi là 75% và 80%. 1.5.2. Nội soi niệu quản thận ngược dòng bằng ống soi mềm tán sỏi Trước khi ra đời các thế hệ ống soi mềm với đường kính nhỏ,   vai trò của kỹ  thuật nội soi niệu quản ngược dòng trong điều trị  sỏi thận còn rất hạn chế, trong đó tỷ lệ các tai biến và biến chứng   cao. Tiến bộ của kỹ thuật nội soi niệu quản ngược dòng bằng ống  soi mềm đã giúp cho các nhà niệu khoa có thể  tiếp cận toàn bộ  niệu quản và hệ  thống đài bể  thận, tuy nhiên chỉ  định vẫn còn   nhiều tranh luận 1.5.3. Lấy sỏi thận qua da sử dụng nội soi ống mềm Sự  ra đời và cải tiến của nội soi  ống mềm đã giúp các nhà  niệu khoa rất nhiều trong điều trị sỏi, việc ứng dụng ống soi mềm   trong LSQD đã mang lại nhiều kết quả  đáng khích lệ. LSQD đã  điều trị  được các trường hợp sỏi phức tạp, tuy nhiên việc sỏi sót   trong   mổ   cũng   làm   ảnh   hưởng   tới   chất   lượng   điều   trị.   Trong 
  7. khoảng thời gian gần đây nhiều tác giả  trên thế  giới đã chủ  động  sử  dụng  ống soi mềm để  xử  lý các viên sỏi còn sót lại trong thận  trong cùng một cuộc mổ và mang lại hiệu quả tốt 1.5.4. Mổ mở kết hợp nội soi ống mềm Phẫu   thuật   sỏi   san   hô   là   một   phẫu   thuật   khó,   sỏi   san   hô  thường đi kèm viên nhỏ trong các đài thận, các viên nhỏ này dễ bỏ  sót trong phẫu thuật nhất là khi nhu mô thận dày, cổ đài hẹp, phẫu  thuật có chảy máu nhiều. Tính chất của sỏi: thường sót ở nhóm sỏi  nhiều viên nhưng nằm rải rác cả 3 nhóm đài.  Phẫu thuật nhằm bảo tồn nhu mô thận được các nhà tiết niệu  hết sức quan tâm, làm sao phải lấy cho được hết các sỏi trong mổ  đồng thời giảm tổn thương nhu mô thận, giải phóng được hiện   tượng  ứ   tắc  đường  tiểu.  Nếu   để  sót  sỏi  nhỏ  trong  mổ  sẽ  gây  nhiều biến chứng như  nhiễm khuẩn niệu, rò nước tiểu, sỏi hình   thành tái phát nhanh...  Để khắc phục các yếu tố đó nhiều tác giả đã sử dụng ống soi  mềm trong cùng cuộc mổ  để  lấy hết những viên sỏi còn sót nằm  rải rác  ở  các nhóm đài. Năm 2006 tác giả  Terris M.K. kiểm tra   trong mổ  mở  lấy sỏi san hô đã áp dụng biện pháp dùng  ống soi  thận mềm,  ống soi cứng hoặc thậm chí có thể  dùng ông soi bàng ́   quang để  kiểm tra, định vị  và lấy một số  sỏi nhỏ  trong các đài  thận. Traxel O. và CS (2008) dùng ống soi mềm và năng lượng laser  để  tìm và tán sỏi nhỏ  trong thận. Traxel O. và CS (2010), đa tiên ̃ ́  ̣ ̉ hanh phâu thuât cho 17 BN soi san hô trên thân mong ng ̀ ̃ ̣ ́ ựa co s ́ ử  ̣ dung ông soi mêm kêt h ́ ̀ ́ ợp vơi nguôn Holmium Laser t ́ ̀ ừ thang 12­ ́ ́ ́ ́ ̉ 2004 đên thang 05­2009 cho kêt qua 15/17 chiêm 88,2% sach soi, ́ ̣ ̉   ̀ ̉ ́ 02/17 con soi sot chiêm 11,8%. ́ 1.5.5. Vai tro cua Laser Homium trong điêu tri ̀ ̉ ̀ ̣ ̣ ̉ ́ ̉ ̉ ̣ Hiêu qua tan soi cua Holmium Laser phu thuôc vao năng l ̣ ̀ ượng  xung phat ra va đ ́ ̀ ường kinh cua dây quang hoc, v ́ ̉ ̣ ơi loai dây 365µm ́ ̣   ́ ́ ̣ va 550µm, trong khi dây 200µm co tac dung “khoan” soi tôt h ̀ ̉ ́ ơn. Cać  
  8. ̣ loai 365µm va 550µm se dê lam đây soi lên cao h ̀ ̃ ̃ ̀ ̉ ̉ ơn la loai dây dân ̀ ̣ ̃  ̣ ̣ ̉ ̣ 200µm. Không cân thiêt dung dung cu bao vê măt khi tan soi; chăng ̀ ́ ̀ ́ ́ ̉ ̉   ̣ han, nêu năng l ́ ượng dươi 15W, kêt mac va giac mac cua ng ́ ́ ̣ ̀ ́ ̣ ̉ ươi s ̀ ử  dung ̣   bị   tôn ̉   haị   chỉ   khi   khoang ̉   cach ̀   sợi   Laser   cach ́   đâu ́   măt́  
  9. Nghiên cứu tiến cứu, các bệnh nhân được chuẩn bị  theo thiết  kế nghiên cứu, thu thập và phân tích kết quả dựa vào theo dõi mô   tả các chỉ số nghiên cứu theo thời gian theo dõi dọc. 2.4. Nội dung nghiên cứu 2.4.1. Ghi nhận các đặc điểm lâm sàng Tuổi và giới tính; chỉ số BMI; bệnh lý toàn thân kết hợp. 2.4.2. Ghi nhận các đặc điểm cận lâm sàng * Xét nghiệm máu: ­ Các xét nghiệm máu được làm tại Bệnh viện Thanh Nhàn  ­ Phân độ suy thận: Phân độ suy thận theo KDIGO * Xét nghiệm nước tiểu ­ Tổng phân tích nước tiểu ­ Cấy nước tiểu và làm kháng sinh đồ. * Siêu âm tiết niệu: đánh giá mức độ  giãn đài bể thận (4 mức  độ) * Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị (KUB) đánh giá:  ­ Bên thận có sỏi, sỏi một bên hay hai bên. ­ Số lượng sỏi: SSH nguyên khối hay kết hợp nhiều sỏi nhỏ. ­ Kích thước viên sỏi đài thận. ­ Vị  trí các nhánh sỏi và các sỏi nhỏ  với các đài thận: Chỉ  lựa   chọn sỏi C3, C4, C5 vào nhóm nghiên cứu.  * Chụp niệu đồ  tĩnh mạch (UIV), chụp CT Scanner, đánh giá  chức năng bài tiết của thận có sỏi và thận bên đối diện; độ  giãn   của thận và chiều dày của nhu mô thận; vị trí các nhánh sỏi và vị trí  các sỏi nhỏ với các đài liên quan. 2.4.3. Quy trình kỹ thuật mổ mở lấy sỏi thận qua đường mở bể   thận đơn thuần và sử dụng ống soi mềm kiểm soát trong mổ 2.4.3.1. Chỉ định phẫu thuật  ­ Tuổi: từ 18 tuổi trở lên; BMI 
  10. ­ Đặc điểm của sỏi thận: 1 viên bể  thận và > 2 viên sỏi đài   thận  + Sỏi bể thận loại: C3, C4, C5 theo phân loại của Rocco. + Kích thước sỏi đài thận: dưới 20mm/ 1 viên sỏi. + Loại bể thận: B2, B3 và B4. + Góc bể thận đài dưới: ≥ 30o. * Phương pháp vô cảm: Gây mê nội khí quản, gây tê tủy sống * Tư thế bệnh nhân: Tư thế nằm nghiêng 90o 2.4.3.2. Kỹ thuật mổ Thì 1: Mở bể thận đơn thuần lấy sỏi ­ Đường mổ vào thận ­ Mở bể thận đơn thuần, mở bể thận theo Gil­Vernet  ­ Gắp và lấy sỏi qua đường mở bể thận. Thì 2: Nội soi thận bằng ống mềm. ­ Dàn nội soi phẫu thuật cơ bản của hãng Karl Storz ­ Ống soi mềm 10Fr Olympus CYF­4 ­ Các dụng cụ : dây dẫn laser 272µm, kìm 3 chấu, rọ Dormia. Kỹ thuật: ­ Bơm rửa đài bể  thận bằng NaCl 0,9%; khâu kín đường mở  bể thận bằng Vicryl 4/0, chỉ để một phần cho ống soi mềm đi qua. ­ Dùng  ống soi mềm 10Fr, tiến hành soi các đài thận và bể  thận; thứ  tự  soi: bể  thận, đài trên, đài giữa và đài dưới thận; khi  phát hiện còn sỏi: sẽ tiến hành lấy sỏi bằng rọ Dormia hoặc kìm 3  chấu nếu sỏi nhỏ. Nếu sỏi lớn, không lấy qua được cổ  đài được,  sẽ  dùng Laser Holmium tán vỡ  sỏi và kéo các mảnh sỏi nhỏ  ra   ngoài.  Năng lượng Laser Holmium thường dùng khi tán sỏi, loại dây  272 µm, áp dụng ở hai mức độ: + Sỏi mềm mức năng lượng là 1,2J, tần số 10Hz. + Sỏi rắn mức năng lượng là 1,4 – 1,6J, tần số 12­14Hz. ­ Tiến hành soi kiểm lại toàn bộ các nhóm đài trên, giữa, dưới,   kiểm soát tình trạng sót sỏi.
  11. ­ Khi không còn sỏi trong các đài, rút ống soi mềm đặt sonde JJ  bể  thận niệu quản đóng bể  thận bằng chỉ  Vicryl 4/0 bằng cách  khâu vắt hoặc khâu mối rời. 2.4.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả phẫu thuật ­ Kết quả phẫu thuật mở bể thận lấy sỏi ­ Phân loại kết quả sau mổ và các yếu tố liên quan + Thành công và thất bại, yếu tố liên quan  + Thời gian tán sỏi nội soi cho từng đài thận: tính từ  khi đặt   ống soi cho đến lúc kết thúc. + Thời gian nằm viện, rút thông JJ.  + Kết quả  sau mổ: tại 2 thời điểm sau ra viện 1 tháng và 3  tháng. 2.4.3.4. Cách đánh giá một số tai biến trong phẫu thuật * Chảy máu trong mổ chia thành 3 mức: nặng – vừa – nhẹ. Nghiên cứu mối liên quan giữa mức độ chảy máu và loại bể thận. 2.4.3.5. Cách đánh giá một số biến chứng sau phẫu thuật * Màu sắc nước tiểu. * Biến chứng chảy máu: mức độ chảy máu. 2.4.3.6. Đánh giá kết quả điều trị sau mổ * Đánh giá khi bệnh nhân xuất viện ­ Đánh giá sỏi sót: Hết sỏi, còn sỏi ­ Đánh giá vị trí sỏi, kích thước sỏi, số lượng sỏi Đối với các trường hợp sỏi ≤ 4mm tiên lượng sỏi có thể  tự  đào thải ra được, tiến hành rút sonde JJ, với sỏi ≥ 10mm TSNCT.  * Đánh giá tại thời điểm 1 tháng sau mổ + Siêu âm HTN để đánh giá độ dày, mỏng của nhu mô thận + Chụp phim KUB để  đánh giá: vị  trí, số  lượng, kích thước  sỏi. + XN lại chức năng thận (suy thận trước mổ). + Không có tai biến và biến chứng sau mổ * Đánh giá kết quả điều trị bổ sung các trường hợp sót sỏi * Đánh giá kết quả 3 tháng sau mổ:
  12. ­ Tốt: thận mổ hết sỏi, không có sỏi tái phát hoặc sỏi sót sau   mổ  đã được điều trị  TSNCT có kết quả; chức năng thận mổ  cải  thiện (áp dụng đối với bệnh nhân có suy thận trước mổ); không có  tai biến và biến chứng sau mổ. ­ Trung bình: BN có sỏi sót sau mổ được TSNCT kết quả  còn  mảnh sỏi dưới 5mm; chức năng thận mổ  giảm (suy thận trước  mổ). ­ Xấu: sỏi vỡ  ít sau TSNCT; thận mổ có sỏi tái phát sớm sau  mổ; suy thận tăng lên (suy thận trước mổ); có biến chứng thận  ứ  mủ hay thận ứ nước toàn bộ phải mổ lại 2.5. Cơ sở đạo đức của nghiên cứu ­ Đề  cương nghiên cứu được thông qua Hội đồng khoa học  của Học viện Quân y 103. ­ Bệnh nhân được giải thích kỹ  trước khi tham gia vào quá  trình nghiên cứu và hoàn toàn tự nguyện có đơn kèm theo. ­ Các số  liệu và bệnh án được lưu giữ  tuân thủ  các qui định  của Bộ Y tế và qui định của luật pháp hiện hành. 2.6.  Phương pháp xử lý số liệu ­ Các số liệu được quản lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng liên quan tới phẫu   thuật Bảng 3.1. Tuổi trung bình 54 ± 12 (26­ 81). Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nam/nữ là 3/2. Bảng 3.2. Đau vùng TL 94,6%; tiểu máu 1,8%; tình cờ  phát  hiện bệnh 1,8%. Bảng 3.3. Thời gian mắc bệnh 1 năm 46 BN (83,6%), 1­3 năm  8 BN (14,5%), 1 BN > 3 năm (1,8%). Bảng   3.4.   Bệnh   kết   hợp   ĐTĐ   7   BN   (12,7%),   THA   1   BN   (1,8%), lao phổi cũ 1 BN (1,8%).
  13. Bảng 3.5. Tiền sử  mổ  sỏi tiết niệu, 45 BN chưa can thi ệp   81,8%, 3 BN đã can thiệp sỏi 5,5%; 2 BN có sỏi NQ cùng bên 3,6%;  3 BN có sỏi NQ bên đối diện 5,5%. Bảng 3.6. Chỉ số BMI trung bình 54,5%. Bảng 3.7. Nồng độ Ure, Creatinin huyết thanh trước mổ. Bảng 3.8. Đánh giá HSTTcrs (clearance) trước mổ. Bảng 3.9. Đánh giá mức độ  suy thận, 80% trường hợp bình  thường;  4  TH  suy  thận  độ  1  chiếm   7,3%;  6  TH  suy thận  độ   2  chiếm 10,9% và 1 TH suy thận độ 3 chiếm 1,8%. Bảng 3.10. 3 TH cấy nước tiểu có vi khuẩn (5,4%). Biểu đồ 3.2. Thận ứ nước độ 1 25%; độ 2 8,9%; độ 3 3,6%. Biểu đồ 3.3. Sỏi thận phải 57,1%, sỏi thận trái  42,9%. Biểu đồ  3.4. Phân loại sỏi thận theo Rocco F: sỏi C3 32,1%,   C4 51, 8%, C5 16,1%      Bảng 3.11. Sỏi đài giữa, dưới 42,9%, sỏi 3 nhóm đài 16,1%. Bảng 3.12. 272 viên sỏi /56 thận, TB 4,9 viên/thận. Bảng 3.13. Kích thước sỏi ≤ 10mm (62,5%), 20mm (37,5%). Bảng 3.14. 52 quả  thận ngấm thuốc tốt 92,9%, 4 quả  thận   chức năng ngấm thuốc TB 7,1%. Bảng 3.15. Sỏi B2 26,8%, sỏi B3 16,1%, sỏi B4 57,1%  Bảng 3.16. 5 TH góc bể thận ≤ 450 chiếm 13,2%; 33 TH góc bể  thận ≥ 450 chiếm 86,8%. 3.2. Kết quả phẫu thuật Bảng 3.17. Mở bể thận đơn thuần 19,6%; mở bể thận theo Gil­ Vernet điển hình 53,6%; Gil­Vernet không điển hình 26,8%. Bảng 3.18. Kết quả  bơm rửa: 96 viên sỏi/47 quả  thận; lấy   được sỏi 83,9%.  Bảng 3.19. Có 51 cuộc mổ  đưa  ống soi mềm tiếp cận cả  3  nhóm đài 91,1%; có 5 lần ống soi không vào được đài dưới. Bảng 3.20. 4 ca nong cổ đài thành công 7,1%; 2 ca nong không  thành công 3,6%.
  14. Bảng 3.21. Số  lượng sỏi soi trong mổ  157 viên: Đài trên 35  viên (22,3%), đài giữa 74 viên (47,1%), đài dưới 48 viên (30,6%). Bảng 3.22.   Sỏi lấy bằng dụng cụ: đài trên 29,8%, đài giữa  55,3%,   đài   dưới   14,9%.   Số   lượng   sỏi   tán   bằng   Laser:   đài   trên   19,8%, đài giữa 43,8%, đài dưới 36,5%. Bảng 3.23. 2 TH (3,6%) sỏi di chuyển từ đài trên xuống đài dưới. Bảng 3.24. Thời gian tán sỏi bằng laser Holmium: Đài trên TB  là 31 phút, đài giữa 33­ 40 phút), đài dưới 39­ 50 phút, ≥ 4 viên 80   phút Bảng 3.25. Liên quan tán sỏi bằng laser với số  lượng sỏi soi   thực tế: 21 TH có 1­2 viên sỏi 37,5% thời gian tán sỏi TB là 63  phút; 25 TH có 3 viên sỏi 44,6% thời gian tán sỏi TB là 69 phút; 7  TH có 4 viên sỏi 12,5% thời gian tán sỏi TB là 82 phút; 3 TH ≥ 5  viên sỏi trở lên chiếm 5,4% thời gian tán sỏi TB là 87 phút. Bảng 3.26. Nguyên nhân của các thất bại của NSOM. 4 TH   rách bể thận và tổn thương cổ đài 7,1%; 3 TH không bẻ được ống   soi để  đưa vào đài dưới do góc nhọn dưới 45o 5,4%; có 2 TH cổ  đài chít hẹp không đưa ống soi qua được 3,6%. 3.3. Phân tích các yếu tố liên quan Bảng 3.27. Sỏi ≤ 10mm tỷ lệ thành công cao, chiếm 94,3%. Sự  khác biệt có ý nghĩa so với nhóm sỏi kích thước từ 11­20mm. Bảng 3.28. Số lượng sỏi liên quan có ý nghĩa thống kê với p 
  15. Bảng 3.34. Sau mổ có 40 quả  thận sạch sỏi hoàn toàn chiếm  71,4%, 16 quả thận còn sỏi chiếm 28,6%.  Bảng 3.35. Vị  trí sỏi sót: đài dưới 62,5%, đài trên và đài dưới  6,3%, đài giữa và đài dưới 12,5%. Bảng  3.36.  Có  20  viên sỏi  sót  có KT 
  16. Độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 41 ­ 60 tuổi chiếm 50,9%, BN  ít tuổi nhất 26 và nhiều tuổi nhất 81 (Bảng 3.1). Theo Nguyễn Kỳ  và CS, lứa tuổi hay gặp nhất của bệnh nhân bị  sỏi niệu từ 31 ­ 60  tuổi.   Trần   Văn   Hinh   cũng   nhận   thấy   tuổi   bệnh   nhân   tập   trung  nhiều trong độ tuổi từ 20 ­ 60 (91,78%). Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam   và nữ là 3/2, khác với nghiên cứu của một số tác giả khác thì tỷ lệ  mắc bệnh của nam và nữ tương đương nhau. Chỉ số BMI cũng là yếu tố cần được cân nhắc khi chỉ định kỹ  thuật nội soi ống mềm trong mổ để hỗ trợ xử lý tình trạng sót sỏi. * Lý do vào viện và bệnh lý phối hợp Tỷ  lệ  bệnh nhân đau âm  ỉ  vùng thắt lưng trong nghiên cứu có   52/55 BN, chiếm tỷ  lệ  94,6%, thấp hơn so với Nguyễn Kỳ  và CS  chiếm 96,28% trên 2316 BN sỏi tiết niệu,Trần Văn Hinh và CS là 90%  Có 9 BN chiếm 16,4% có các bệnh kết hợp, trong đó hay gặp   nhất là đái tháo đường 7 BN chiếm 12,7%, bệnh lý tim mạch tăng   huyết áp gặp 1 BN chiếm 1,8%, 1 BN lao phổi cũ chiếm 1,8% (Bảng  3.4). Các triệu chứng trên cũng tương đương với các tác giả  trong  nước: Nguyễn Kỳ  (1993) tổng kết về  phẫu thuật sỏi tiết niệu.   Theo Martin và CS (2014), phát hiện tình cờ (10 BN chiếm 13,6%),   đau vùng thắt lưng (12 BN chiếm 16,4%), đái máu (4 BN chiếm  5,4%), đau quặn thận (39 BN chiếm 53,4%). 4.1.1.2. Đặc điểm của sỏi thận Đặc điểm của sỏi thận là yếu tố  quan trọng nhất  ảnh hưởng  tới chỉ  định phẫu thuật. Đây là kỹ  thuật được chỉ  định cho những   trường   hợp   sỏi   thận   nhiều   viên,   ngoài   viên   sỏi   ở   bể   thận   còn  những viên sỏi đài thận có nguy cơ  sót sỏi cao nếu chỉ  được mổ  mở đơn thuần. Tỷ  lệ  sót sỏi khi mổ  mở  lấy sỏi thận nhiều viên của các tác   giả là khá lớn, theo Nguyễn Hồng Trường (2007) 34,6%, Trần Văn  Hinh (2011) 47%. 
  17. Tuy nhiên, nội soi ống mềm trong mổ là một kỹ thuật khó, chỉ  cần có chảy máu do xước rách niêm mạc hay cổ đài thận là sẽ ảnh   hưởng nghiêm trọng tới trường nhìn, thậm chỉ không thể soi được.  Do vậy những đặc điểm của cả  viên sỏi bể  thận cũng như  những  viên sỏi đài thận đều ảnh hưởng tới chỉ định của kỹ  thuật nội soi   này. * Đặc điểm của viên sỏi bể thận Biểu đồ  3.4 cho thấy, có 9 quả  thận có sỏi đủ  3 nhánh vào 3   nhóm đài trên, giữa và dưới; có 47 quả thận có sỏi vào 2 nhóm đài.  Để  có được tỷ  lệ  sỏi thận và nhiều viên như  vậy, thực tế  chúng tôi đã loại khỏi nhóm nghiên cứu những trường hợp hợp sỏi  có rạch nhu mô thận lấy sỏi. Nếu lựa chọn những trường hợp này  thì số  lượng bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi sẽ  cao hơn. Và  cũng chính điều này làm hạn chế  số  bệnh nhân nghiên cứu chỉ  là  55 với 56 quả  thận được mổ. Nó đòi hỏi sự  chặt chẽ  trong chỉ  định. * Số lượng, vị trí và kích thước sỏi đài thận  ­ Số lượng và vị trí sỏi trên phim KUB: Ngoài viên sỏi bể thận   có nhánh vào các đài, còn có 216 viên sỏi đài thận  ­ Vị  trí phân bố  các viên sỏi đài thận trong nhóm nghiên cứu  được thể hiện tại (bảng 3.11), cụ thể: đài giữa và đài dưới chiếm   nhiều nhất với 24/56 quả thận, chiếm 42,9%. Ở 9 quả thận có sỏi  kết hợp cả 3 nhóm đài, chiếm 16,1%. Tổng số sỏi trên phim KUB là 272 viên/56 thận, trung bình mỗi  thận có 4,9 viên (bảng 3.12). Trong tổng  số  216 viên  sỏi  đài  thận,   được  phân  bố   với  số  lượng  ở  các đài như  sau: 20 quả  thận có 3 viên sỏi chiếm tỷ  lệ  35,7%; 23 quả thận có 4 viên sỏi chiếm tỷ lệ 41,1% và 12 quả thận  có từ 5 viên sỏi, chiếm 21,5%. ­ Kích thước sỏi trên phim KUB: +  Sỏi   kích  thước  khoảng  20mm   gặp   ở   21  quả   thận  chiếm  37,5%.
  18. + Sỏi kích thước khoảng 10mm gặp nhiều nhất 35/56 thận,   chiếm 62,5% (Bảng 3.13). Không có trường hợp nào có sỏi trên  30mm được chỉ định nội soi tán sỏi qua nội soi ống mềm. 4.1.1.3. Đặc điểm giải phẫu và chức năng bài tiết của thận Trong nghiên cứu, thận  ứ  nước độ  1 có 14 TH chiếm 25%;  ứ  nước độ 2 có 5 TH chiếm 8,9%; ứ nước độ 3 có 2 TH chiếm 3,6%;  34 TH chiếm 62,5% thận trong giới hạn bình thường(Biểu đồ 3.2). Trên phim chụp UIV và CLVT có 52 quả  thận ngấm thuốc tốt  (92,9%); 4 quả thận ngấm thuốc trung bình chiếm (7,1%) (Bảng 3.14).  Chúng tôi đánh giá hình thái bể thận theo Nguyễn Thế Trường  (B1, B2, B3, B4, B5): Có 15 TH bể  thận trong xoang (B2) chiếm   26,8%, 9 TH bể thận trung gian (B3) chiếm 16,1%, 32 TH bể th ận   phần lớn ngoài xoang (B4) chiếm 57,1%.  4.1.1.4. Một số đặc điểm cận lâm sàng khác * Xét nghiệm sinh hóa máu:  Đánh giá suy thận trước mổ theo KDIGO (2017). Trong nghiên cứu có 44 TH chức năng thận trong giới hạn bình   thường chiếm 80%; 4 TH suy thận độ  1 chiếm 7,3%; 6 TH suy   thận độ 2 chiếm 10,9% và 1 TH suy thận độ 3 chiếm 1,8%. Không  có BN nào bị suy thận độ 4.  Tỷ  lệ suy thận trên cũng tương tự  như  các tác giả  Trần Văn  Hinh (2001), Huỳnh Văn Nghĩa (2010). * Đánh giá hệ số thanh thải creatinin nội sinh (HSTTcrs) 55 TH trong nghiên cứu đều được đánh giá HSTTcrs trước mổ,   trong đó có 7 TH có hệ số  thanh thải thấp chiếm tỷ lệ 12,7%, các  TH   còn   lại   có   hệ   số   thanh   thải   Creatinin   trong   giới   hạn   bình  thường. Theo Nguyễn Bửu Triều (1984), khi mổ  sỏi san hô bằng kỹ  thuật Gil­Vernet cải tiến, sau mổ chức năng thận có cải tiến (dựa  trên HSTTcrs), Trần Văn Hinh (2001), nghiên cứu thay đổi dựa trên  HSTTcrs  trước và sau phẫu thuật không có ý nghĩa thống kê.
  19.  Kết quả  của tôi cũng tương tự  như  nhận xét của các tác giả  trên. * Xét nghiệm nước tiểu và kháng sinh đồ 34 BN có hồng cầu trong nước tiểu chiếm 63,6%; 3 BN có  bạch cầu chiếm 5,5% và 15 BN có protein niệu chiếm 27,3%. 03/55 BN có vi khuẩn trong nước tiểu, chiếm 5,4%. Những  trường hợp này chúng tôi điều trị  theo kháng sinh đồ  trước khi  phẫu thuật, cấy lại nước tiểu. Chỉ  tiến hành phẫu thuật khi kết  quả nuôi cấy vi khuẩn niệu là âm tính.  4.1.2. Bàn luận về quy trình kỹ thuật sử dụng nội soi ống mềm 4.1.2.1. Vô cảm và đường mở thành bụng, tiếp cận thận Gây mê NKQ cho 55 ca, chiếm 98,2%, 1 ca gây tê tủy sống   chiếm 1,8% do BN có tiền sử lao phổi cũ. Chúng  tôi   áp  dụng  hai   đường  mở   vào  bể   thận   để   lấy  sỏi:   đường mở dọc bể thận đơn thuần và đường mở bể thận theo Gil­ Vernet. Đường   mở   dọc   bể   thận   áp   dụng   với   11   quả   thận   chiếm   19,6%. Đường mở  bể  thận Gil­Vernet được thực hiện trong 45 quả  thận, chiếm 80,4% trong đó: + Có 15 quả  thận trong nhóm  (B2) được mở  bằng PP Gil­ Vernet không điển hình chiếm 26,8% (Bảng 3.17). + Có 30 quả thận trong nhóm (B3),(B4) được mở bằng PP Gil­ Vernet điển hình chiếm 53,6% (Bảng 3.17). Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ lựa chọn những bệnh nhân   lấy được sỏi qua đường mở  bể  thận đơn thuần. Tỷ  lệ  sỏi thận   nhiều viên là 56/56 ca mổ  trong đó: Có 9 ca có nhánh vào cả  3   nhóm đài (16,1%) (Biểu đồ 3.4). Thực tế cho thấy, mặc dù có tới 9  ca có cả 3 nhánh vào các nhóm đài, nhưng đây là những trường hợp  các nhánh sỏi vào đài thường nông và không phức tạp, không có  nhánh phụ. 
  20. 4.1.2.3. Kỹ thuật lấy sỏi đài thận qua chỗ mở bể thận Sau khi gắp viên sỏi bể  thận, tiến hành bơm rửa bằng Nacl  0,9% hoặc bằng ống hút 14ch để lấy những viên sỏi dễ trước.  Kết quả bơm rửa được 96 viên sỏi ở 47 ca mổ. Có 9 ca không  thấy có viên sỏi nào chạy ra khi bơm rửa. Sau khi bơm rửa chúng tôi tiến hành khâu bể  thận bằng chỉ  Vicryl 4/0 và tiến hành nội soi trong mổ để xử lý sỏi sót. 4.1.2.4. Kỹ thuật nội soi thận bằng ống soi mềm * Dụng cụ:  ống soi mềm được áp dụng trong nghiên cứu là  loại 10F của hãng Olympus, dịch vào tưới rửa đi chung 1 kênh với  kênh thao tác. Các dụng cụ  phụ  trợ  trong nội soi  ống mềm là rọ  bắt sỏi và kìm 3 chấu. Máy tán sỏi được sử dụng trong nghiên cứu  là máy tán sỏi Sphinx JR Laser Holmium 30W của hãng Lisa Laser  (Đức), với dây dẫn đường kính 272µm.  * Kỹ  thuật nội soi đài bể  thận: Thứ  tự  nội soi là đài trên, đài  giữa và đài dưới. Kỹ thuật nội soi hỗ trợ trong mổ là nong rộng cổ  đài. * Mức năng lượng laser hay dùng: 1,2J; tần số 10Hz. 4.1.3. Kết quả phẫu thuật mở bể thận có nội soi hỗ trợ điều trị   sỏi thận nhiều viên 4.1.3.1. Kết quả nội soi trong mổ Bảng 3.19 cho thấy, bằng  ống soi mềm có thể  tiếp cận được  và tán sỏi trong 51 TH, chiếm tỷ lệ 91,1%. Có 47 ca thực hiện trọn  vẹn kỹ thuật tán sỏi. Có 4 TH tiếp cận được sỏi trong quá trình thao tác để  tán sỏi  thì chảy máu lại do tổn thương cổ đài khi lấy sỏi bể thận.  Có 5 TH không tiếp cận  được sỏi  ở  trong  đài thận, chiếm   8,9%. Nguyên nhân là do sỏi nằm  ở đài dưới, cổ đài gập góc, đầu  ống soi không tiếp cận được tới vị  trí sỏi (3 ca), cổ  đài nhỏ  chít  hẹp không đưa ống soi qua cổ đài để tiếp cận sỏi được (2 ca).  4.1.3.2. Số lượng sỏi soi thực tế trong các đài thận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0