intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu áp lực bàn chân, mối liên quan với dẫn truyền thần kinh, chỉ số cổ chân – cánh tay ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Chia sẻ: Angicungduoc6 Angicungduoc6 | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:32

49
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án khảo sát áp lực gan bàn chân, một số chỉ số dẫn truyền thần kinh, chỉ số ABI ở người đái tháo đường týp 2. Đánh giá mối liên quan giữa áp lực gan bàn chân với một số chỉ số dẫn truyền thần kinh, chỉ số ABI và một số đặc điểm ở người bệnh đái tháo đường týp 2.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu áp lực bàn chân, mối liên quan với dẫn truyền thần kinh, chỉ số cổ chân – cánh tay ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

  1. 1  ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh đái tháo đường, là một trong 3 căn bệnh có tốc độ  phát triển nhanh nhất Thế giới. Theo thông báo của Tổ chức  y tế  Thế  giới (WHO), năm 2014 trên toàn thế  giới có 422  triệu người mắc bệnh đái tháo đường, chiếm khoảng 8,5%  dân số, tỷ  lệ  bệnh đái tháo đường gia tăng trong 3 thập kỷ  qua đặc biệt là ở các nước có thu nhập vừa và thấp.  Bệnh   ĐTĐ   gia   tăng   kèm   theo   đó   là   sự   gia   tăng   biến  chứng của bệnh. Bệnh ĐTĐ là nguyên nhân gây ra biến cố  tim mạch, mù lòa, suy thận, cắt cụt chi và những hậu quả lâu   dài khác ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Năm 2015 Tổ  chức vết thương bàn chân do ĐTĐ thông báo bệnh lý bàn  chân ĐTĐ  ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, xã hội  của quốc gia và tỷ lệ hiện mắc hàng năm 2 % đến 4 % ở các   nước phát triển và tỷ  lệ  này cao hơn  ở  các nước đang phát  triển. Tỷ lệ loét chân do ĐTĐ trên toàn cầu là 6,3%, nam cao  hơn nữ, ở bệnh ĐTĐ týp 2 cao hơn ĐTĐ týp 1. Khu vực bắc   Mỹ  chiếm tỷ  lệ  cao nhất 13,0% và thấp nhất là châu Đại  dương 3,0%; châu Á 5,5%; châu Âu 5,1%; châu Phi 7,2%.  Tại  Ấn độ có khoảng 10% bệnh nhân có tổn thương bệnh lý bàn chân.   Tỷ  lệ  cắt cụt  ở  những bệnh nhân có biến chứng bàn chân chiếm  khoảng 40%.  Ở  các nước phát triển như  nước Anh thì 50% bệnh  nhân ĐTĐ vào viện vì bệnh lý bàn chân. Một nghiên cứu trên 6000  người bệnh ĐTĐ đến khám cho thấy: tỷ lệ có loét bàn chân: 20%,  cắt cụt chi: 2,5%.  Ở   Việt   Nam,   Bệnh   viện   Nội   tiết   Trung   Ương   đã   có   những nghiên cứu cho thấy tỷ  lệ  bệnh nhân ĐTĐ có biến  chứng bàn chân vào viện đều  ở  giai đoạn muộn và tỷ  lệ  cắt  cụt chi cũng rất cao khoảng 40% trong số người bệnh ĐTĐ   có bệnh lý bàn chân. Tổn thương bàn chân ở người ĐTĐ là hậu quả của nhiều   nguyên nhân như: tổn thương thần kinh, tổn thương mạch   máu, chấn thương và nhiễm trùng. Trong bệnh lý bàn chân 3 
  2. 2 yếu tố: tổn thương mạch máu, thần kinh và nhiễm trùng luôn  kết hợp với nhau một cách chặt chẽ, đôi khi chúng cũng có  thể  là các tổn thương độc lập. Một số  nghiên cứu cho thấy  những điểm chịu áp lực cao ở bàn chân có mối liên quan chặt  chẽ với các tổn thương loét bàn chân. Vì vậy, áp lực gan bàn  chân là yếu tố được đưa ra để dự đoán những tổn thương bàn   chân sớm ở người bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên ở Việt Nam cũng chưa có nghiên cứu nào đánh  giá sự  thay đổi áp lực gan bàn chân nhằm phát hiện, ngăn  chặn sớm và làm giảm tỷ  lệ  những tổn thương bệnh lý bàn   chân ở người ĐTĐ.  Đề tài: “Nghiên cứu áp lực bàn chân, mối liên quan với   dẫn truyền thần kinh, chỉ  số  cổ  chân – cánh tay  ở  bệnh   nhân đái tháo đường týp 2” với mục tiêu: 1.  Khảo sát áp lực gan bàn chân, một số chỉ số dẫn truyền   thần kinh, chỉ số ABI ở người ĐTĐ týp 2. 2.  Đánh giá mối liên quan giữa áp lực gan bàn chân với một   số chỉ số dẫn truyền thần kinh, chỉ số ABI và một số đặc   điểm ở người bệnh ĐTĐ týp 2. Đóng góp mới của luận án ­ Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra t ỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ có  tăng áp lực gan bàn chân  ở vị trí nền ngón cái là 79,4%  và nền   ngón giữa là 44,4 %.  ­ Áp lực gan bàn chân của BN ĐTĐ tăng lên theo mức độ tổn   thương dây thần kinh ngoại vi, có tương quan thuận có ý nghĩa  giữa áp lực gan bàn chân với thời gian tiềm tàng của dây thần  kinh ngoại vi.  ­ Áp lực gan bàn chân của BN ĐTĐ tăng lên theo mức độ tổn  thương động mạch ngoại vi thông qua chỉ số ABI, có tương quan  thuận có ý nghĩa giữa áp lực gan bàn chân vùng nền xương ngón  2, 3 và 5 với chỉ số ABI. Cấu trúc luận án
  3. 3 Luận án gồm 123 trang: Đặt vấn đề  2 trang; Tổng quan  tài   liệu   36   trang;   Đối   tượng   phương   pháp   nghiên   cứu   21   trang; Kết quả  nghiên cứu 30 trang; Bàn luận 32 trang; Kết  luận 1 trang; Kiến nghị 1 trang; 52 bảng; 5 biểu đồ; 1 sơ đồ;   13 hình; 122 tài liệu tham khảo với 35 tài liệu tiếng Việt và  87 tài liệu tiếng Anh. Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đái tháo đường 1.1.1. Khái niệm Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng  nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về  tiết insulin, về  tác động insulin hoặc cả  hai. Tăng glucose   mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển  hóa carbonhydrate, protid, lipid, gây tổn thương  ở  nhiều cơ  quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần   kinh. 1.1.2. Các yếu tố nguy cơ Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ týp 2 được nhóm vào   trong   4   nhóm   có   nguy   cơ   lớn   như:   nhóm   di   truyền,   nhân  chủng, hành vi lối sống và nhóm nguy cơ  chuyển tiếp (nguy  cơ trung gian). Các yếu tố gen Các yếu tố nhân chủng học (giới, tuổi, chủng tộc) Các yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi và lối sống * Béo phì (phân bố và các yếu tố liên quan) * Ít hoạt động thể lực * Chế độ ăn. * Các yếu tố khác ­ Stress ­ Lối sống phương Tây hoá, thành thị hoá, hiện đại hoá.
  4. 4 ­ Các yếu tố  liên quan đến thai nghén (tình trạng sinh,   ĐTĐ thai kỳ, ĐTĐ, con cháu của những phụ  nữ    ĐTĐ khi   mang thai, môi trường trong tử cung). 1.1.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường ­ Glucose máu lúc đói (FPG) ≥ 7mmol/l (126mg/dl). Đói khi  người bệnh nhịn ăn ít nhất 8 giờ. Hoặc ­ Glucose máu huyết tương sau 2 giờ   ≥ 11,1 mmol/l  (≥  200mg/dl) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống  được tiến hành theo WHO, sử dụng tương đương 75g glucose  khan (anhydrous glucose) hòa tan trong 200ml nước. Hoặc ­   HbA1c   ≥   6,5   %   (48mmol/mol),   xét   nghiệm   làm   theo   phương pháp được NGSP cấp chứng nhận và được chẩn hóa áp  dụng trong nghiên cứu DCCT.  Hoặc ­ Những bệnh nhân có triệu chứng tăng đường huyết kinh  điển, hoặc có cơn tăng đường huyết kèm theo đường máu ngẫu  nhiên ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl). Ghi chú: Nếu bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của   tăng đường huyết (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều,  sút cân không rõ nguyên nhân), ngoài HbA1c, các xét nghiệm  khác cần được làm lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian  thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần 1 có thể từ 1 đến 7 ngày.  1.2. Áp lực gan bàn chân 1.2.1. Khái niệm ­ Lực tối đa là lực tiếp đất là tổng lực tác động lên bàn  chân khi đứng trên một mặt phẳng.  ­ Áp lực đỉnh được đo bằng tổng số lực đè lên một đơn  vị  diện tích và được tính bằng cách chia tổng số  lực cho số  diện tích mà nó tác động lên. 1.2.2. Các yếu tố làm tăng áp lực gan bàn chân ĐTĐ  * Yếu tố thần kinh:
  5. 5 ­ Thần kinh vận động: Thần kinh vận động dường như  là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình làm tăng áp lực gan   bàn chân.  ­ Thần kinh tự động: Rối loạn thần kinh tự động thường  đi kèm với sự thoái hóa thần kinh cảm giác.  * Yếu tố  mạch máu ngoại vi:  Tổn thương mạch máu ngoại vi  cũng là yếu tố quan trọng làm thay đổi áp lực gan bàn chân. * Những hạn chế vận động của khớp: * Các yếu tố khác:  Tuổi, giới tính; Cân nặng; Cắt cụt chi; Chủng tộc 1.2.3. Hậu quả do tăng áp lực gan bàn chân:  ­ Chai chân. ­ Biến dạng bàn chân. ­ Loét bàn chân.  ­ Cắt cụt chân. 1.2.4. Các biện pháp làm giảm áp lực gan bàn chân  Làm giảm áp lực gan bàn chân là biện pháp rất quan trọng   trong điều trị bệnh lý bàn chân đái tháo đường.  ­ Nghỉ ngơi tại giường ­ Ngồi xe lăn. ­ Dùng nạng khi đi lại. ­ Khung cố định ngoại vi toàn bộ (bằng bột hoặc khung).  ­ Các miếng đệm đỡ.. ­ Sử dụng các loại giày dép đặc biệt. 1.3. Các tổn thương thần kinh trong bệnh đái tháo đường  ­ Bệnh lý thần kinh ĐTĐ được đặc trưng bằng sự suy giảm  chức năng sợi thần kinh có triệu chứng (như đau, cảm giác kim   châm, tê bì …) hoặc không triệu chứng (sau khi đã loại trừ  các   nguyên nhân khác).  1.3.1. Phân loại bệnh thần kinh do đái tháo đường: ­ Bệnh lý thần kinh ngoại biên là một biến chứng quan trọng   của bệnh ĐTĐ. Tỉ lệ bệnh ngày càng tăng theo thời gian phát hiện.   Đối với bệnh ĐTĐ týp 2 thường có biểu hiện ngay tại thời điểm   bệnh được chẩn đoán, đôi khi còn có trước đó nhiều năm.
  6. 6 ­ Bệnh thần kinh  ĐTĐ bao gồm bệnh thần kinh cảm giác,  bệnh thần kinh vận động và bệnh thần kinh tự chủ. ­ Phân loại dựa theo kiểu hình tổn thương của hệ thần kinh ngoại  biên được sử dụng rộng rãi nhất, theo cách phân loại này, có thể phân  chia các bệnh thần kinh ngoại biên ra thành hai nhóm lớn là nhóm có  triệu chứng phân bố đối xứng và nhóm có triệu chứng phân bố không   đối xứng. 1.3.2. Các phương pháp đánh giá tổn thương thần kinh. ­ Hai kỹ thuật cơ bản của chẩn đoán điện: khảo sát dẫn  truyền thần kinh và ghi điện cơ kim. ­ Khảo sát dẫn truyền thần kinh nhằm đáng giá khả năng   dẫn truyền của các dây thần kinh ngoại biên. Các thông số  cần quan tâm trong khảo sát dẫn truyền thần kinh là thời gian   tiềm vận động (hay cảm giác) ngoại vi, tốc độ dẫn truyền, thời  gian tiềm trung bình và tần số của sóng F, phản xạ H. 1.4.   Các   tổn   thương   mạch   máu   ở   bệnh   bàn   chân   đái   tháo  đường ­ Bệnh động mạch tắc nghẽn ngoại vi là nguyên nhân   quan trong thứ  hai của loét bàn chân trong ĐTĐ. Tình trạng  bệnh lý mạch máu ngoại vi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố  liên quan như: Độ kết dính tiểu cầu, số lượng bạch cầu đơn  nhân, nồng độ  lipid máu, tình trạng tế  bào cơ  trơn, nồng độ  canci... Tình trạng này càng nặng hơn  ở những đối tượng có  các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, hút thuốc lá, thừa cân,   béo phì... Cơ chế gây tổn thương bàn chân là do: ­ Tắc mạch do xơ vữa ­ Nghẽn mạch do tiểu cầu ­ Giảm co giãn, giảm oxy, giảm dinh dưỡng ... 1.4.2. Các phương pháp đánh giá tổn thương mạch chi dưới. ­ Có nhiều phương pháp đánh giá tổn thương mạch máu   chi  dưới  trong  nghiên  cứu của  chúng tôi  sử   dụng phương   pháp đo chỉ  số  cổ  chân – cánh tay (ABI) bằng xung doppler   cầm tay.
  7. 7 ­ Chỉ số cổ chân – cánh tay (ABI). ­ Siêu âm mạch máu Doppler... 1.5. Một số  nghiên cứu về  áp lực gan bàn chân; chỉ  số  dẫn truyền thần kinh và chỉ số ABI. Các nghiên cứu về áp lực gan bàn chân ­  Yang Chang và cộng sự  nghiên cứu sự  thay đổi áp lực gan  bàn chân  ở  bệnh nhân ĐTĐ Trung quốc, nghiên cứu cắt ngang thu   nhân 649 bệnh nhân ĐTĐ (nhóm bệnh nhân ĐTĐ) và 808 người  Trung quốc bình thường (nhóm không mắc ĐTĐ), các đối tượng  đều được đo áp lực gan bàn chân bằng hệ  thông EMED AT ghi   nhân áp lực gan bàn chân  ở  nhóm bệnh nhân ĐTĐ và nhóm không  mắc ĐTĐ khác nhau với sự  tăng lục tối đa, áp lực và sự  phân bố  cũng khác nhau, đây có thể là yếu tố hình thành loét chân.   ­ Năm 2014 Fernando đã thực hiện nghiên cứu cắt ngang so   sánh áp lực gan bàn chân  ở  bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng thần  kinh có loét chân và không có tiền sử loét cho thấy áp lực gan bàn  chân ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng thần kinh ngoại vi có  tiền sử  loét cao hơn nhóm bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng thần   kinh mà không có tiền sử loét. ­ Năm 2014 Tuna Hakan, Birane Murat và c ộng sự  nghiên  cứu 84 b ệnh nhân ĐTĐ týp 2 ghi nh ận di ện tích tiế p xúc giảm  và áp lực đỉ nh gan bàn chân tăng  ở  nhóm bệ nh nhân mắc bệnh   ĐTĐ trên 10 năm. ­ Năm 2012, Anita Raspovic1, Karl B Landorf đã đưa ra nghiên  cứu cho thấy việc giảm áp lực gan bàn chân là chiến lựơc chìa  khóa trong việc điều trị và dự phòng loét chân ở bệnh nhân ĐTĐ. ­ Một nghiên cứu của Madhale Milka D, Godhi Ashoc S vào  năm 2017 nhằm đánh giá áp lực gan bàn chân trên hệ thống đo bằng  máy Novel được thực hiện trên 110 bệnh nhân của Ấn độ được chia  làm 4 nhóm (nhóm bình thường: 30 đối tượng; nhóm mắc ĐTĐ týp 2:   30 đối tượng; nhóm ĐTĐ týp 2 có biến chứng thần kinh ngoại vi: 19   đối tượng; nhóm ĐTĐ týp có loét chân: 31 đối tượng) đã chỉ ra việc đo  áp lực gan bàn chân giúp theo dõi tình trạng bàn chân, dự  phòng và  giảm các biến chứng bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ.  * Các nghiên cứu về chỉ số ABI
  8. 8 ­ Năm 2011, Trần Bảo Nghi và Hồ  Thượng Dũng nghiên  cứu giá trị  chẩn đoán chỉ  số  ABI và các yếu tố  nguy cơ  trong   bệnh động mạch ngoại vi chi dưới trên bệnh nhân ĐTĐ, đây là   nghiên cứu mô tả cắt ngang kết quả ghi nhân: chỉ số ABI có độ  nhậy và đô đặc hiệu cao trong chẩn đoán bệnh động mạch  ngoại biên chi dưới là 90,9% và 91,0%.  ­ Năm 2012 Lê Hoàng Bảo và Nguyễn Thị Bích Đào tiến  hành nghiên cứu trên 153 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 cho thấy tỷ lệ  ABI  1,3: 2,6%. ­ Năm 2018 Nguyễn Thị Ngân và Nguyễn Thị Nhạn thực  hiện nghiên cứu một số  yếu tố  nguy cơ, chỉ  số  cổ  chân –   cánh tay, siêu âm Doppler động mạch 2 chi dưới ở bệnh nhân  ĐTĐ týp 2, đây là nghiên cứu mô tả  cắt ngang với 95 bệnh   nhân ĐTĐ týp 2 đang điều trị nội trú tịa khoa Nội Bệnh viện  Trung  ương Huế. Kết quả ghi nhận: 26,3% bệnh nhân ĐTĐ  có chỉ số ABI  1,3. * Các nghiên cứu về tổn thương thần kinh ngoại biên ­   Năm   2012   Tôn   Thất   Kha   và   Nguyễn   Trọng   Hưng   nghiên   cứu   tổn   thương   nhiều   dây   thần   kinh   ở   bệnh   nhân  ĐTĐ týp 2 với 84 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tham gia vào nghiên  cứu kết quả 100% có bất thường trên điện sinh lý thần kinh. ­ Năm 2015 Banach M., và cộng sự  nghiên cứu những  tiện ích của  đo   dẫn   truy ền  th ần   kinh   ở   b ệnh   nhân   ĐTĐ  mắc bệnh đa dây thần kinh,   kết quả  có 57% bệnh nhân có  bất th ườ ng trên chẩn đoán điệ n và suy gi ảm biên độ  điệ n thế  dây th ần kinh c ảm giác và vận động chi d ướ i. ­ Năm 2015 Prasad N và cộng sự  nghiên cứu 40 bệnh nhân  ĐTĐ týp 2, tuổi trung bình là 2,28±1,51, kết quả  cho thấy có sự  giảm vận tốc dẫn truyền thần kinh, giữa nhóm bệnh nhân ĐTĐ   54,32±6,03m/s so với 59,52±6,51m/s nhóm bệnh nhân không ĐTĐ.
  9. 9 ­ Năm 2016, Phạm Công Trường, Hoàng Trung Vinh thực  hiện nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 53 bệnh nhân   ĐTĐ týp 2 tại TP Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ  rối loạn cảm   giác chủ quan gia tăng khi thời gian phát hiện bệnh kéo dài và   kiểm soát HbA1c mức độ kèm; Biên độ dẫn truyền vận động  và cảm giác tương quan nghịch có ý nghĩa với thời gian phát   hiện bệnh tại dây thần kinh giữa; Thời gian tiềm vận động  và cảm giác tương quan thuận, 2 chỉ  số  là biện độ, tốc độ  dẫn truyền vận động càm giác có tương quan tỷ  lệ  nghịch   với HbA1c tại dây thần kinh giữa; Biên độ  và tốc độ  dẫn   truyền vận động tương quan nghịch với HbA1c tại dây thần  kinh chày. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN  CỨU  2.1. Đối tượng nghiên cứu Nhóm bệnh: 126 bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 đến   khám, điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung  ương đáp ứng đầy  đủ tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ được thu nhân vào nghiên cứu  của chúng tôi. Nhóm chứng: 40 đối tượng khỏe mạnh đáp ứng đầy đủ các   tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ  được thu nhận tham gia vào   nghiên cứu. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu * Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu tham gia vào nhóm   bệnh:  ­ Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 có độ  tuổi ≥ 30 tuổi   bao gồm cả 2 giới nam và nữ. ­ Đồng ý tham gia nghiên cứu. ­ Có đầy đủ  các thông tin cần thiết đáp  ứng cho nghiên  cứu. * Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu tham gia vào nhóm  
  10. 10 chứng:  ­ Các đối tượng bình thường đi khám bệnh có độ  tuổi ≥  18 tuổi bao gồm cả 2 giới nam và nữ. ­ Các đối tượng được sàng lọc không mắc bệnh ĐTĐ. ­ Không thừa cân, không béo phì. ­ Không mắc các bệnh mạn tính và cấp tính như shock, đột quỵ,  liệt... ­ Phụ nữ không mang thai. ­ Đồng ý tham gia nghiên cứu. ­ Có đầy đủ  các thông tin cần thiết đáp  ứng cho nghiên  cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ của đối tượng nghiên cứu * Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng tham gia nhóm bệnh:  ­ Các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đã có các biến chứng bàn  chân (từ  loét độ 3 trở lên và đã bị cắt cụt chi). ­ Bệnh đang mắc các bệnh cấp tính kèm theo: shock, đột  quị. ­ Phụ nữ có thai ­ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu ­ Bệnh nhân không đo được áp lực gan bàn chân. * Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng tham gia nhóm chứng:  ­ Các đối tượng mắc bệnh cấp tính, mạn tính: shock, đột quỵ,  liệt. ­ Đối tượng thừa cân, béo phì, phụ nữ có thai. ­ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu ­ Bệnh nhân không có đầy đủ  các thông tin của nghiên   cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Thời gian nghiên cứu: năm 2015 đến năm 2018. Địa điểm nghiên cứu:  ­ Nhóm nghiên cứu thu nhận tại Bệnh viện Nội tiết Trung   Ương 
  11. 11 ­ Nhóm chứng được thu nhận tại Viện Đái tháo đường và  RLCH. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ: Theo Bộ Y tế 2015. Đánh giá áp lực gan bàn chân: Trong nghiên cứu của tôi kết quả  các thông s ố  chỉ  s ố áp lự c gan bàn chân củ a nhóm chứ ng (TB ±  1SD)  s ẽ   sử   d ụng làm   tiêu chuẩn  để  đánh giá  áp  lự c  gan  bàn  chân nhóm bệnh .  + Áp lực gan bàn chân của BN > TB ± 1SD của nhóm chứng  được coi là tăng. +   Áp   l ự c   gan   bàn   chân   c ủ a   BN     <   TB   ±   1SD   c ủa   nhóm ch ứng đ ượ c coi là gi ả m   Phương pháp  xử  lý số  liệu: Xử  lý trên phần mềm SPSS  22.0. + Sử  dụng kỹ  thuật lấy giá trị  hàm logarit các số  liệu   thu đượ c để  đưa các số  liệu về dạng phân bố  chuẩn trước   khi phân tích, đánh giá. +   Xác   định   giá   trị   trung   bình,   độ   lệch   chuẩn,   giá   trị  trung vị, giá trị trung bình nhân với độ tin cậy 95%. + So sánh giá trị trung bình bằng thuật toán T – test. Sử dụng   thuật toán chi – Square và Fissher Exact’s để so sánh sự khác biệt   tỷ lệ %. + So sánh giá trị  trung vị  bằng phương pháp phi tham   s ố. + Tính hệ số tương quan: + Xác định đường thẳng hồi quy bằng phép tính hồi quy  tuyến tính.    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Phân bố đối tượng theo tuổi và nhóm nghiên cứu  Nhóm tuổi Nhóm  Nhóm bệnh p chứng (n = 126) (n = 40)
  12. 12 n % n % 20 – 29  6 15,0 0 0,0 tuổi 30 ­ 39  13 32,5 12 9,5 tuổi 40 ­ 49  9 22,5 21 16,7
  13. 13    ≤ 5 năm 12 30,0 17 19,8 29 23,0    > 5 – 10 năm 11 27,5 23 26,7 34 27,0    > 10 năm 17 42,5 46 53,5 63 50,0 ­ Tỷ lệ hút thuốc và nghiên rượu của nhóm nghiên cứu chủ yếu là nam. ­ Thời gian phát hiện bệnh > 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất. ­ Tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 33,3 % trong nhóm nghiên cứu. ­ RL Lipid máu chiếm 80,9 % nam nữ là tương đương nhau. Bảng 3.3. Đặc điểm về nhân trắc của các đối tượng nghiên   cứu  Chỉ số nhân  Nhóm chứng Nhóm bệnh p trắc (n=40) (n=126) BMI 21,10 ± 2,16 22,96 ± 3,07
  14. 14 Bảng 3.5. Đặc điểm áp lực đỉnh gan bàn chân phải theo  nhóm nghiên cứu  Áp lực đỉnh Nhóm chứng Nhóm bệnh bàn chân phải  p (n=40) (n=126) (kpa) 334,06 ±  386,39 ±  Tổng lực (kpa) 0,05 Giữa chân (kpa) 97,29 ± 26,07 107,84 ± 35,04 >0,05 MH1 (kpa) 151,46 ± 75,52 166,08 ± 69,30 >0,05 MH2 (kpa) 220,40 ± 52,20 248,09 ± 68,55 0,05 Ngón 3,4,5  85,19 ± 49,09 94,97 ± 50,37 >0,05 (kpa) ­ Áp lực đỉnh của toàn bộ bàn chân, áp lực đỉnh ở khu vực MH2,   MH3, MH4 ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng và sự khác biệt là có ý   nghĩa thống kê. ­ Áp lực đỉnh ở các khu vực khác của bàn chân sự khác biệt là   không có ý nghĩa giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Bảng 3.6. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo áp lực đỉnh gan bàn chân   phải Áp lực  Nhóm bệnh ( n = 126) đỉnh  Giảm Bình  Tăng bàn  thườn chân  g phải n % n % n %
  15. 15 Tổng lực (kpa) 2 1,6 97 77,0 27 21,4 Gót chân (kpa)  18 14,3 70 55,6 38 30,2 Giữa chân  11 8,7 83 65,9 32 25,4 (kpa) MH1 (kpa) 1 0,8 25 19,8 100 79,4 MH2 (kpa) 15 11,9 70 55,6 41 32,5 MH3 (kpa) 17 13,5 65 51,6 44 34,9 MH4 (kpa) 12 9,5 57 45,2 57 45,2 MH5 (kpa) 6 4,8 94 74,6 26 20,6 Ngón cái (kpa) 16 12,7 87 69,0 23 18,3 Ngón 2 (kpa) 17 13,5 90 71,4 19 15,1 Ngón 345 (kap) 9 7,1 95 75,4 22 17,5 Trong nhóm đối tượng tăng áp lực đỉnh gan bàn chân vị trí nền   xương ngón 1 chiếm tỷ lệ cao nhất và thấp nhất là vị trí ngón 2.  Bảng 3.7. Đặc điểm áp lực đỉnh gan bàn chân trái theo nhóm nghiên cứu  Áp lực đỉnh Nhóm chứng Nhóm bệnh bàn chân trái  p (n=40) (n=126) (kpa) 392,85 ±  Tổng lực (kpa) 316,43 ± 107,22
  16. 16 ­ Áp lực đỉnh của toàn bộ  bàn chân, áp lực đỉnh ở  khu vực gót   chân, MH1 MH2 và MH3  ở  nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng và sự  khác biệt là có ý nghĩa. ­ Áp lực đỉnh  ở  các khu vực khác của bàn chân  ở  nhóm bênh  cao hơn không có ý nghĩa so với nhóm chứng. Bảng 3.8. Thay đổi áp lực đỉnh gan bàn chân trái của nhóm nghiên cứu Áp lực  Nhóm bệnh ( n = 126) đỉnh  Giảm Bình  Tăng bàn  thườn chân  g trái n % n % n % Tổng lực (kpa) 2 1,6 82 65,1 42 33,3 Gót chân (kpa)  14 11,1 71 56,3 41 32,5 Giữa chân  18 14,3 99 78,6 9 7,1 (kpa) MH1 (kpa) 15 11,9 71 56,3 40 31,7 MH2 (kpa) 12 9,5 63 50,0 51 40,5 MH3 (kpa) 17 13,5 53 42,1 56 44,4 MH4 (kpa) 21 16,7 67 53,2 38 30,2 MH5 (kpa) 19 15,1 87 69,0 20 15,9 Ngón cái (kpa) 3 2,4 97 77,0 26 20,6 Ngón 2 (kpa) 0 0,0 123 97,6 3 2,4 Ngón 345 (kap) 24 19,0 84 66,7 18 14,3 Trong nhóm đối tượng tăng áp lực đỉnh gan bàn chân vị trí nền   xương ngón 3 chiếm tỷ lệ cao nhất và thấp nhất là vị trí ngón 2. 3.2.2. Sự thay đổi một số chỉ số dẫn truyền thần kinh Bảng 3.9. Chỉ số dẫn truyền thần kinh hông kheo ngoài  Dây thần kinh Dây thần kinh Chỉ số hông kheo ngoài  hông kheo ngoài  p phải trái Thời gian tiềm  10,53 ± 1,30 10,42 ± 1,25 >  (ms) (7,6 – 15,3) (8,1 – 16,8) 0,05
  17. 17 (min – max) Biên độ (mV) 3,95 ± 1,94 3,92 ± 1,69 >  (min – max) (0,5 – 8,9) (0,4 – 7,5) 0,05 Vận tốc (m/s) 44,13 ± 4,05 44,77 ± 3,63 >  (min – max) (33 – 56) (35 – 54) 0,05 Không có sự khác biệt có ý nghĩa chỉ số dẫn truyền vận động của   dây thần kinh hông kheo ngoài giữa bên phải và bên trái. Bảng 3.10. Chỉ số dẫn truyền thần kinh hông kheo trong Dây thần kinh Dây thần kinh Chỉ số hông kheo trong  hông kheo trong  p phải trái Thời gian tiềm  12,56 ± 1,61 12,41 ± 1,69 (ms) > 0,05 (9,3 – 18,8) (8,7 – 19,3) (min – max) Biên độ (mV) 9,67 ± 6,80 8,84 ± 5,71 > 0,05 (min – max) (0,1 – 74) (0,3 – 60,2) Vận tốc (m/s) 43,26 ± 4,69 42,85 ± 4,06 > 0,05 (min – max) (26 – 54) (29 – 53) Chỉ số dẫn truyền ở dây thần kinh hông kheo trong hai bên không  có sự khác biệt với p>0,05.  Bảng 3.11. Chỉ số dẫn truyền thần kinh cảm giác bì bắp chân Thần kinh bì  Thần kinh  Chỉ số bắp chân  bì bắp chân  p phải trái Thời gian tiềm  2,43 ± 0,49 2,46 ± 0,48 (ms) > 0,05 (1,5 – 4,1) (1,5 – 3,7) (min – max) Biên độ (µV) 11,59 ± 5,44 13,76 ± 7,72 > 0,05 (min – max) (0,1 – 24,6) (4 – 39,8) Vận tốc (m/s) 53,49 ± 6,70 53,35 ± 5,30 > 0,05 (min – max) (34 – 85) (50 – 180)
  18. 18 Các chỉ số dẫn truyền cảm giác của dây thần kinh bì bắp chân ở  bên trái và bên phải khác nhau nhưng không có ý nghĩa với p > 0,05. Bảng 3.12. Chỉ số dẫn truyền thần kinh cảm giác mác nông  Thần kinh  Thần kinh  Chỉ số mác nông  mắc nông  p phải trái Thời gian tiềm  2,15 ± 0,40 2,12 ± 0,38 (ms) > 0,05 (1,4 – 4,1) (1,3 – 3,6) (min – max) Biên độ (µV) 9,82 ± 4,68 10,76 ± 5,50 > 0,05 (min – max) (4 – 25) (4 – 35) Vận tốc (m/s) 55,78 ± 5,06 55,10 ± 5,57 > 0,05 (min – max) (42 – 69) (31 – 67) Các chỉ số dẫn truyền cảm giác của dây thần kinh mác nông ở  bên phải cao hơn bên trái nhưng không có ý nghĩa p > 0,05. 3.2.3. Sự thay đổi chỉ số cổ chân – cánh tay (ABI). Bảng 3. 13. Phân bố chỉ số ABI theo đối tượng nghiên cứu (n = 126) Chỉ số ABI Bên  Bên  Chung Giá trị phải trái n % n % n % ≤ 0,9 0 0 0,0 0,0 0 0,0 0,91 – 1,29 107 84,9 107 84,9 99 78,6 ≥ 1,3 19 15,1 19 15,1 27 21,4 Không có đối tượng nào có chỉ số ABI dưới 0,9; có 20,6% các   đối tượng có ABI ≥ 1,3. 3.3. Mối liên quan giữa áp lực ban chân với dẫn truyền thần   kinh, chỉ số ABI với đặc điểm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 3.3.1. Mối liên quan giữa chỉ số áp lực gan bàn chân với một số   đặc điểm đối tượng nghiên cứu Bảng 3.14. Phân bố áp lực đỉnh gan bàn chân theo tình trạng tăng huyết áp (n=126)
  19. 19 Chân  Chân  Áp lực p12 p34 Phải Trái  đỉnh Không1 THA2 Không3 THA4 (kpa) (n=84) (n=42) (n=84) (n=42) Tổng  384,4±119, 395,9±143, >0,0 402,7±175, >0,0 390,7±118 lực 6 2 5 6 5 Gót  >0,0 >0,0 196,6±50,6 205,6±51,3 206,4±51,0 225,7±93,8 chân 5 5 Giữa  >0,0 >0,0 106,0±36 116,4±29,3 101,1±25,2 112,7±35,6 chân 5 5 >0,0 >0,0 MH1 166,0±73,8 166,3±43,7 183,9±85,3 174,4±94,5 5 5 >0,0 287,5±158, >0,0 MH2 247,3±64,9 251,9±85,4 257,2±68,4 5 3 5 >0,0 >0,0 MH3 246,4±63,7 246,4±70,9 248,0±58,9 267,3±83,7 5 5 >0,0 >0,0 MH4 188,2±58,1 185,9±47,3 179,7±52,1 180,8±43,7 5 5 162,0±104, >0,0 165,9±106, >0,0 MH5 152,9±66,9 142,7±82,5 7 5 5 5 Ngón  285,7±136, 296,4±199, >0,0 291,9±127, 250,5±159, >0,0 cái 6 8 5 1 2 5 Ngón  >0,0 >0,0 126,9±56,8 137,8±51,6 120,3±56,3 134,3±56,4 2 5 5 Ngón  >0,0 >0,0 93,5±51,0 102,0±47,7 85,6±49,9 104,9±56,6 345 5 5 Chỉ số áp lực đỉnh ở các khu vực của bàn chân ở nhóm có THA và  nhóm không THA sự khác biệt là không có ý nghĩa với p >0,05. Bảng 3.15. Phân bố áp lực đỉnh gan bàn chân theo tình trạng RLLP   (n=126) Áp lực  Chân  p12 Chân  p34
  20. 20 Phải Trái đỉnh(kp Không1 RLLP 2 Không1 RLLP2 a) (n=24) (n=102) (n=24) (n=102) 382,9±131, >0,0 398,3±139, >0,0 Tổng lực 399,5±86,6 365,4±70,1 5 5 4 5 0,0 113,2±45,9 106,1±31,9 97,7±35,1 103,9±25,0 chân 5 5 >0,0 >0,0 MH1 153,4±47,7 168,8±73,6 165,2±59,6 187,1±91,7 5 5 >0,0 >0,0 MH2 256,4±82,7 245,9±65,4 268,0±74,7 261,2±94,8 5 5 >0,0 >0,0 MH3 248,4±74,6 246,2±62,8 261,2±61,2 249,1±65 5 5 >0,0 >0,0 MH4 172,2±47,3 192,1±57,5 165,6±49,7 183,1±50,6 5 5 181,2±122, >0,0 >0,0 MH5 155,6±93,1 141,2±92,3 144,6±78,8 5 5 5 290,6±133, 285,6±152, >0,0 274,0±104, 288,8±139, >0,0 Ngón cái 4 8 5 2 7 5 >0,0 >0,0 Ngón 2 141,6±64,0 125,5±53,9 124,4±54,1 122,0±57,3 5 5 Ngón  >0,0 >0,0 103,5±59,1 93,3±48,3 98,9±63,3 86,3±48,4 345 5 5 Chỉ  số  áp lực đỉnh  ở  các khu vực của bàn chân  ở  nhóm có   RLLP và nhóm không RLLP sự  khác biệt  là  không có ý  nghĩa  thống kê, trừ  khu vực gót chân thì áp lực đỉnh gan bàn chân của  nhóm có RLLP máu cao hơn rõ rệt với p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2