Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị chấn thương gan tại một số bệnh viện tỉnh miền núi phía Bắc
lượt xem 6
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị chấn thương gan tại một số bệnh viện tỉnh miền núi phía Bắc" trình bày: Nghiên cứu chẩn đoán CTG tại một số Bệnh viện tỉnh miền núi phía Bắc; Đánh giá kết quả sớm điều trị CTG tại một số Bệnh viện tỉnh miền núi phía Bắc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị chấn thương gan tại một số bệnh viện tỉnh miền núi phía Bắc
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 PHẠM TIẾN BIÊN NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG GAN TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Chuyên ngành : Ngoại tiêu hóa Mã số : 62720125 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hà Nội - 2020
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trịnh Hồng Sơn Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện vào hồi: ….. giờ ….., ngày ….. tháng ….. năm ….. Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc Gia. 2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Phạm Tiến Biên, Nguyễn Hoàng Diệu, Trịnh Hồng Sơn (2020), “Nghiên cứu chẩn đoán chấn thương gan tại một số Bệnh viện Đa khoa tỉnh miền núi phía Bắc”, Tạp chí Y học Việt Nam, 3 (2), tr. 13-16. 2. Phạm Tiến Biên, Nguyễn Hoàng Diệu, Trịnh Hồng Sơn (2020), “Nghiên cứu điều trị chấn thương gan tại một số Bệnh viện Đa khoa tỉnh miền núi phía Bắc”, Tạp chí Y học Việt Nam, 3 (2), tr. 29-32.
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương gan (CTG) là chấn thương tạng đặc rất hay gặp trong chấn thương bụng kín chiếm tỷ lệ 15 – 20%. Theo thống kê, 31% trường hợp (TH) đa chấn thương có chấn thương bụng kín, trong đó 16% được ghi nhận có CTG. Ngày nay, với những hiểu biết sâu sắc về giải phẫu, sinh lý, cơ chế chấn thương, cùng sự ra đời và phát triển của cắt lớp vi tính tạo ra bước đột phá trong chẩn đoán và điều trị CTG. Về điều trị, trước đây chỉ định mổ đối với CTG rất rộng rãi. Ngày nay, với những tiến bộ trong gây mê hồi sức, kỹ thuật mổ,xu hướng điều trị bảo tồn không phẫu thuật đối với những BNCTG độ I, II, III có huyết động ổn định ngày càng tăng và đạt được những kết quả tốt. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 70 - 90% CTG được điều trị bảo tồn với kết quả thành công 85 - 94%. Các tỉnh miền núi phía Bắc là những địa phương có nền kinh tế chậm phát triển, đời sống khó khăn, hệ thống y tế chưa phát triển đồng bộ, nhân lực thiếu, trình độ còn hạn chế và không đồng đều, thiếu các trang thiết bị hiện đại, khiến cho việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ngoại khoa, trong đó có CTG còn gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn thấy quy trình chẩn đoán và chỉ định điều trị chưa thống nhất do thiếu trang thiết bị chẩn đoán, thiếu bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, nhiều phẫu thuật viên chưa có kinh nghiệm trong nhận định và đánh giá tổn thương dẫn đến chỉ định sai, một số kỹ thuật cầm máu diện vỡ gan, cắt gan tổn thương chưa thành thạo, làm tăng tỷ lệ tai biến, biến chứng. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị CTG ở các bệnh viện tỉnh miền núi phía Bắc, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài với 2 mục tiêu: 1. Nghiên cứu chẩn đoán CTG tại một số Bệnh viện tỉnh miền núi phía Bắc. 2. Đánh giá kết quả sớm điều trị CTG tại một số Bệnh viện tỉnh miền núi phía Bắc.
- 2 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Nghiên cứu được tiến hành trên 124 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán là CTG, điều trị tại 11 bệnh viện đa khoa tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian từ tháng 11/ 2009 đến hết tháng 5/ 2013. - Về chẩn đoán CTG: 60,5% BN có huyết động ổn định khi vào viện. 96,8% BN được siêu âm ổ bụng, 85% phát hiện tổn thương gan40,3% BN được chụp cắt lớp vi tính. BN được chụp cắt lớp vi tính có tỷ lệ điều trị bảo tồn cao hơn so với nhóm không được chụp (69,4% so với 11,3%). Độ chính xác của cắt lớp vi tính phát hiện dịch ổ bụng là 93,33%, phát hiện tổn thương gan là 100% - Về kết quả điều trị: 50% BN được chỉ định điều trị bảo tồn và 50% được mổ cấp cứu ngay. 74,2% được điều trị bảo tồn không mổ thành công. 25,8% thất bại. Nguyên nhân phải chuyển mổ ở nhóm điều trị bảo tồn thất bại chủ yếu là do bụng chướng tăng, đau nhiều, chiếm 43,75%. Trong mổ ghi nhận vỡ gan độ IV (47,43%). Xử lý khâu gan chiếm 92,3%. Tỷ lệ biến chứng liên quan đến phẫu thuật là 24,4%. Có 4 (3,23%) BN tử vong khi điều trị trên tổng số 124 BN đều ở nhóm phẫu thuật. - Đánh giá kết quả sớm: Nhóm điều trị bảo tồn 74,2% tốt Nhóm phẫu thuật: Tốt 67,9%, trung bình 26,9% và kém 5,2% Những đóng góp trên có tính thiết thực, góp phần nêu ra thực trạng, qua đó nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị CTG tại các Bệnh viện đa khoa tỉnh miền núi phía Bắc. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 133 trang: đặt vấn đề 2 trang, tổng quan 36 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23 trang, kết quả nghiên cứu 25 trang, bàn luận 43 trang, kết luận 2 trang, kiến nghị 1 trang. 3 công trình nghiên cứu, 39 bảng, 05 biểu đồ, 11 hình ảnh. 158 tài liệu tham khảo.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu gan 1.1.1. Các phương tiện giữ gan tại chỗ 1.1.2.Động – TM gan và đường mật 1.1.3.Phân chia gan Hiện nay cách phân chia thuỳ gan của Tôn Thất Tùng được sử dụng nhiều nhất và thuận tiện trong phẫu thuật gan nói chung, đặc biệt là cắt gan. 1.2. Chẩn đoán CTG 1.2.1.Lâm sàng Triệu chứng toàn thân: Chú ý tình trạng toàn thân, huyết động và dấu hiệu sốc mất máu, sốc đa chấn thương. Triệu chứng thực thể: - Khám bụng: Bụng chướng, xây xát da thành bụng, phản ứng thành bụng, chọc dò ổ bụng. - Khám toàn diện, tránh bỏ sót các tổn thương phối hợp 1.2.2. Cận lâm sàng 1.2.2.1. Xét nghiệm máu Công thức máu, transaminase (GOT, GPT), Bilirubin. 1.2.2.2. Chẩn đoán hình ảnh - Siêu âm: là xét nghiệm đơn giản, rẻ tiền, có thể làm tại giường bệnh, tốn ít thời gian,Hầu hết các bệnh viện đa khoa tỉnh miền núi phía Bắc đã được trang bị máy siêu âm màu hoặc đen trắng, vì vậy đây là xét nghiệm hình ảnh rất quan trọng, phù hợp với điều kiện của các bệnh viện trên, giúp đánh giá sơ bộ cũng như định hướng chẩn đoán, theo dõi và điều trị CTG.Siêu âm xác định dịch ổ bụng chỉ mất ít thời gian, rất có ý nghĩa trong cấp cứu khi BN có đa chấn thương, huyết động không ổn định, có thể thay thế chọc dò ổ bụng. Siêu âm có khả năng phát hiện những dấu hiệu trực tiếp trong tổn thương gan như: đụng dập nhu mô, đường vỡ, máu tụ trong nhu mô, tụ máu dưới bao hoặc các dấu hiệu
- 4 gián tiếp: kích thước gan to, máu cục, dịch quanh gan, dịch ổ bụng, giúp định hướng tạng tổn thương - Chụp CLVT: Đối với BN có dấu hiệu sinh tồn ổn định, chụp CLVT ổ bụng hoặc toàn thân là một kỹ thuật hữu ích để phát hiện nhanh tất cả các tổn thương có thể trong một lần chụp và cho phép bác sĩ đánh giá dịch, khí ổ bụng; tổn thương các tạng đặc, ống tiêu hóa, đường bài xuất,phát hiện kịp thời các tổn thương phối hợp với độ nhạy và độ chính xác cao, tiên lượng và từ đó đưa ra quyết định điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật ở BN đa CT. Các hình ảnh tổn thương gan do CT bụng trên CLVT: Dịch ổ bụng, hình ảnh tổn thương gan (Tụ máu dưới bao gan, rách hay vỡ nhu mô, đụng dập và tụ máu trong nhu mô) Phân độ vỡ gan theo CLVT: Có nhiều cách phân loại tổn thương gan trong chấn thương bụng kín. Trong đó hệ thống phân loại CTG của Hội phẫu thuật chấn thương Hoa Kỳ AAST năm 1994 được áp dụng rộng rãi nhất. Hệ thống phân loại này chỉ dựa trên tổn thương giải phẫu của gan. Theo AAST-1994, CTG được phân thành 6 độ, dựa trên loại tổn thương thương gan, vị trí tổn thương, diện tích bề mặt tổn thương và các tổn thương liên quan khác. - Chụp mạch máu - Chụp đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) - Chụp cộng hưởng từ (MRI) 1.3. Điều trị CTG 1.3.1.Lịch sử 1.3.2.Điều trị phẫu thuật Chỉ định - BN vào viện trong tình trạng sốc mất máu nặng (cần chuyển thẳng lên phòng mổ) hoặc huyết động không ổn định, không đáp ứng với hồi sức bù dịch, máu. - Chỉ định mở bụng do các tổn thương phối hợp như thủng tạng rỗng hoặc trong một số TH đa chấn thương có chấn thương bụng đi kèm.
- 5 - Điều trị bảo tồn không mổ nhưng qua theo dõi thấy tiếp tục chảy máu hoặc vỡ gan thì 2 không kiểm soát được, viêm phúc mạc. Xử trí tổn thương trong mổ - Cầm máu tạm thời: Ép gan bằng tay, thủ thuật Pringle, chèn gạc cầm máu,kẹp động mạch chủ hoặc chẹn động mạch chủ dưới cơ hoành. - Cầm máu triệt để: Đốt điện hoặc khâu cầm máu, thắt động mạch gan chọn lọc, cắt gan. 1.3.3. Điều trị bảo tồn không mổ Hầu hết các tác giả cho rằng chỉ có thể điều trị bảo tồn cho những BN có huyết động ổn định, những TH vào viện trong tình trạng sốc có tỷ lệ phải mổ cấp cứu rất cao. Ngoài ra, cần loại trừ các tổn thương phối hợp trong ổ bụng cần phải mổ, nhất là tổn thương thủng, vỡ tạng rỗng có chỉ định mổ cấp cứu. Một số điều kiện khác cần có khi quyết định theo dõi và điều trị bảo tồn: + Có điều kiện theo dõi sát, liên tục về lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, CLVT, chụp mạch cấp cứu). + Cơ sở có khả năng phẫu thuật bất cứ lúc nào, đội ngũ phẫu thuật viên có kinh nghiệm trong phẫu thuật gan, kể cả cắt gan lớn 1.4. Thực trạng khả năng chẩn đoán CTG tại một số BV tỉnh miền núi phía Bắc 1.4.1. Những nét cơ bản về địa lý, kinh tế và dân cư Các tỉnh miền núi phía Bắc còn nhiều khó khăn về kinh tế xã hội: có diện tích rộng, địa hình khá phức tạp, có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, giao thông còn hạn chế cách thủ đô Hà Nội xa, địa bàn chủ yếu là rừng núi ít lợi thế về tài nguyên và thương mại, dân cư chủ yếu là dân tộc thiểu số, kinh tế chính vẫn là nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người còn rất thấp. Ảnh hưởng nhiều đến chẩn đoán và điều trị CTG nói riêng và các bệnh lý ngoại khoa nói chung. 1.4.2. Nguồn nhân lực và phương tiện chẩn đoán CTG Sự thiếu hụt nguồn nhân lực cũng như các hệ thống thiết bị làm hạn chế phát triển các kỹ thuật chẩn đoán: chụp CLVT, chụp cộng hưởng từ, siêu âm nội soi, do đó một số bệnh chẩn đoán chưa được đầy đủ, đặc
- 6 biệt là các TH đa chấn thương, chấn thương bụng kín có nhiều tổn thương phối hợp. 1.4.3. Tình hình chẩn đoán CTG tại các tỉnh miền núi phía Bắc Nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn trên 40 BN CTG được chẩn đoán và điều trị tại 12 bệnh viện đa khoa tỉnh miền núi phía Bắc: 47,5% BN là người dân tộc thiểu số (dân tộc H.Mông 20%). Nguyên nhân dẫn đến CTG chủ yếu là do tai nạn giao thông (35%), CLVT được thực hiện cho 9/40 (22,5%) BN, chọc rửa ổ bụng được thực hiện ở 5/40 (12,5%) BN. 1.5. Thực trạng khả năng điều trị CTG tại một số BV tỉnh miền núi phía Bắc Do thiếu nguồn nhân lực chuyên về phẫu thuật tiêu hóa, các trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh. Các kỹ thuật đo thể tích gan hay can thiệp của chẩn đoán hình ảnh chưa được chuyển giao và áp dụng tại các BV tỉnh miền núi phía Bắc, dẫn tới tỷ lệ phải phẫu thuật điều trị CTG còn khá cao. Hầu hết các bệnh viện đã thực hiện được những kỹ thuật cơ bản như chèn gạc cầm máu, khâu cầm máu, tuy nhiên cắt gan trong phẫu thuật CTG vẫn là kỹ thuật khó, chưa được áp dụng rộng rãi. Nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn có 2,5% BN được chỉ định điều trị bảo tồn không mổ, 39 BN (97,5%) được chỉ định mổ. Các chỉ định mổ cấp cứu gồm sốc (23,0%), bụng chướng tăng (51,3%), viêm phúc mạc (7,7%); 7 BN (18%) có huyết động ổn định nhưng lý do mổ chỉ đơn thuần do phát hiện tổn thương gan. Có 7 BN (18%) CTG độ I, II đơn thuần và 22 BN (56,4%) CTG độ III được chỉ định mổ. 19 BN (51,4%) có lượng máu trong ổ bụng < 500ml. Xử trí tổn thương gan trong mổ: khâu gan vỡ là PT chủ yếu (84,4%), cắt gan được thực hiện ở 4 BN (10,4%). Biến chứng sau mổ: chảy máu 5,2%, 3 BN nhiễm trùng vết mổ (7,7%), 1 BN áp xe dưới hoành (2,6%) và 1 BN rò mật (2,6%); tỉ lệ tử vong là 7,7%.
- 7 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Tất cả BN được chẩn đoán là CTG và được điều trị tại 11 bệnh viện đa khoa tỉnh miền núi phía Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh), thời gian từ tháng 11/ 2009 đến tháng 5/ 2013. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: - BN được chẩn đoán xác định vỡ gan do chấn thương bụng kín và được điều trị tại 11 bệnh viện đa khoa tỉnh miền núi phía Bắc. Bao gồm BN được điều trị phẫu thuật hoặc bảo tồn không mổ. - Hồ sơ bệnh án đầy đủ, BN đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn lọai trừ - BN CTG do vết thương thấu bụng hoặc tử vong tử vong trước khi nhập viện; BN có tiền sử mắc các bệnh lý gan mật từ trước như u gan, xơ gan, nang gan, sỏi mật; BN không đồng ý tham gia nghiên cứu, hồ sơ không đủ thông tin. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu quan sát mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/ 2009 đến hết tháng 5/ 2013. - Hồi cứu: Từ tháng 11/ 2009 đến hết tháng 11/ 2011 có 81 BN - Tiến cứu: Từ tháng 12/ 2011 đến hết tháng 5/ 2013 có 43 BN 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: Lựa chọn mẫu thuận tiện 2.2.3. Quy trình chẩn đoán và điều trị CTG trong nghiên cứu: theo đề tài Khoa học công nghệ cấp Nhà nước mã số ĐTĐL.2009G/49. 2.2.3.1. Quy trình chẩn đoán: (1) Chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán xác định CTG (2) Chẩn đoán xác định mức độ CTG (3) Chẩn đoán tổn thương phối hợp (4) Chẩn đoán khả năng điều trị. 2.2.3.2. Hồi sức ban đầu
- 8 2.2.3.3. Điều trị bảo tồn không mổ Chỉ định + CTG đơn thuần độ I, II, III (số ít các TH CTG độ IV, V) theo CLVT, có huyết động ổn định. Đối với những TH không được chụp CLVT, chỉ định theo dõi và điều trị bảo tồn phụ thuộc vào nhận định của bác sĩ và điều kiện theo dõi và hồi sức của bệnh viện. + Huyết động ổn định trở lại sau hồi sức: đáp ứng nhanh với hồi sức ban đầu hoặc đáp ứng tạm thời với hồi sức ban đầu nhưng huyết động duy trì được ổn định sau khi bù lượng dịch, máu cần theo ước tính nhưng không quá 4 đơn vị máu trong 24 giờ đầu. + Không phát hiện tổn thương tạng phối hợp trong ổ bụng phải mổ (đặc biệt là tạng rỗng). + Các chỉ số huyết học ổn định hoặc có thay đổi nhưng trong giới hạn cho phép. + Bụng mềm, không phản ứng. + Cơ sở y tế có phương tiện chẩn đoán đầy đủ (siêu âm, chụp CLVT) điều kiện theo dõi và hồi sức tốt, luôn có đội ngũ phẫu thuật viên chuyên ngành tiêu hóa và phòng mổ sẵn sàng bất cứ lúc nào trong những TH điều trị bảo tồn thất bại phải mổ cấp cứu. Quy trình theo dõi điều trị bảo tồn không mổ - BN được yêu cầu nằm nghỉ ngơi tại giường, theo dõi sát trong 24 giờ đầu: + Tình trạng huyết động: Mạch, huyết áp. + Tình trạng bụng, các tổn thương phối hợp. + Siêu âm và xét nghiệm công thức máu có thể được thực hiện lặp lại nhiều lần để theo dõi diễn biến của tổn thương. - Bù dịch, máu tùy theo tình trạng BN, kháng sinh dự phòng. Theo dõi, đánh giá kết quả điều trị bảo tồn không mổ - Thành công: BN không phải mổ (tính từ lúc vào viện đến ra viện), biến chứng (nếu có) được điều trị can thiệp ít lâm lấn. - Thất bại: Những BN được chỉ định điều trị bảo tồn không mổ nhưng sau đó phải chuyển mổ do những nguyên nhân: Chảy máu tiếp
- 9 diễn, viêm phúc mạc do tổn thương tạng rỗng hoặc tổn thương các tạng phối hợp (tụy, thận, lách) 2.2.3.4. Phẫu thuật điều trị CTG Chỉ định + Sốc mất máu, không đáp ứng hoặc đáp ứng tạm với hồi sức ban đầu, sau đó huyết động vẫn không ổn định dù bù thêm lượng dịch, máu cần thiết theo ước tính. + Bụng chướng, ấn đau tăng, nhiều dịch ổ bụng. + Có tổn thương phối hợp cần can thiệp (tạng rỗng). + Tổn thươn gan lan vào cuống gan trên phim chụp CLVT. + Điều trị bảo tồn thất bại: Vỡ gan thì 2, chảy máu tiếp diễn, phát hiện tổn thương tạng rỗng cần can thiệp phẫu thuật Các phương pháp phẫu thuật điều trị CTG: Đốt điện cầm máu, khâu gan vỡ, chèn gạc cầm máu, cắt gan. Nếu mổ vào thấy tổn thương gan đã ngừng chảy máu:Lau rửa ổ bụng, kiểm tra kỹ các tạng khác tránh bỏ sót tổn thương, đặt dẫn lưu dự phòng. Xử lý các tổn thương phối hợp (nếu có) 2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 2.2.4.1. Đặc điểm chung: Tuổi, giới tính 2.2.4.2. Chẩn đoán CTG Lâm sàng: Nguyên nhân CT, tình trạng huyết động khi vào viện, tri giác, da, niêm mạc, khám thực thể, chọc dò ổ bụng. Cận lâm sàng - Xét nghiệm máu:Huyết học, sinh hóa (GOT, GPT). - Siêu âm ổ bụng: Xác định tổn thương gan, dịch ổ bụng. - Chụp CLVT ổ bụng: Xác định tổn thương gan, dịch ổ bụng. Độ chính xác của siêu âm, CLVT so với phẫu thuật. - Chẩn đoán tổn thương phối hợp. 2.2.4.2. Kết quả điều trị - Chỉ định điều trị:Mổ cấp cứu từ đầu, điều trị bảo tồn không mổ (thành công/ thất bại phải chuyển mổ). - Lý do mổ cấp cứu.
- 10 Kết quả trong mổ: Đường mổ, phân độ vỡ gan, mức độ mất máu, phương pháp xử lý tổn thương. Kết quả chung: Tử vong, biến chứng sớm, thời gian nằm viện. - Đánh giá kết quả sớm Nhóm điều trị bảo tồn (Theo tác giả Nguyễn Ngọc Hùng): + Tốt: BN được điều trị bảo tồn không mổ thành công, không có biến chứng trong quá trình theo dõi và điều trị. + Trung bình: BN có biến chứng trong quá trình điều trị bảo tồn nhưng được điều trị nội khoa ổn định hoặc can thiệp ít xâm lấn, không phải mổ. + Kém: BN điều trị bảo tồn thất bại phải chuyển mổ do biến chứng hoặc mổ thăm dò và xử trí tổn thương gan và các tạng phối hợp. Nhóm phẫu thuật (Theo tác giả Nguyễn Hải Nam): + Tốt: BN được phẫu thuật và xử lý thương tổn gan, hậu phẫu thuận lợi không có tai biến và biến chứng, ra viện phục hồi chức năng tốt; BN được xử lý phẫu thuật có biến chứng nhẹ được điều trị nội khoa thành công mà không phải can thiệp phẫu thuật lại. + Trung bình: BN có biến chứng được phẫu thuật hoặc can thiệp thủ thuật xử lý ổn định. Hồi phục chức năng bình thường. + Kém: Tử vong trong hoặc sau mổ: Có biến chứng nặng được can thiệp phẫu thuật hay thủ thuật, có diễn biến nặng gia đình xin về. 2.2.5. Thu thập và xử lý số liệu 2.2.6. Đạo đức nghiên cứu
- 11 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung Tuổi trung bình: 25,74 ± 11,36 tuổi (2 - 62). Nam chiếm 78,2% 3.2. Chẩn đoán CTG 3.2.1. Lâm sàng 3.2.1.1. Nguyên nhân - Nguyên nhân chấn thương do tai nạn giao thông chiếm đa số 61,3%. - 69,35% BN được đưa đến viện trước 6 giờ 3.2.1.2. Dấu hiệu toàn thân Bảng 3.1. Tình trạng huyết động khi vào viện Tình trạng huyết động Số BN Tỷ lệ % Ổn định 75 60,5 Không ổn định 40 32,2 Không ổn định, sau đó ổn định 9 7,3 Nhận xét: Tình trạng huyết động của BN khi vào viện đa phần là ổn định, chiếm 60,5%. Có 9 BN (7,3%) huyết động không ổn định. 3.2.1.3. Triệu chứng lâm sàng - Đa số BN (54,03%) vào viện trong tình trạng da, niêm mạc nhợt - Đa số BN vào viện có dấu hiệu bầm tím, xây xát da thành bụng (80,65%) và bụng chướng (83,87%). -98 BN (79,03%) không được chọc dò ổ bụng. - 26 BN (20,97%) được chọc dò ổ bụng, trong đó 18,55% có máu không đông, đa phần ở nhóm BN được mổ cấp cứu (17,74%) 3.2.2. Cận lâm sàng 3.2.2.1. Xét nghiệm công thức máu: Đaphần BN có xét nghiệm bình thường, chiếm 50%. 12 BN (9,78%) thiếu máu nặng. 3.2.2.2. Xét nghiệm men gan Men gan trung bình của các nhóm BN CTG đều cao. Nhóm CTG độ IV có men gan trung bình cao hơn so với các nhóm khác. 3.2.2.3. Siêu âm ổ bụng
- 12 - 120 BN được siêu âm ổ bụng khi vào viện, chiếm 96,8%. - 94,2% BN ghi nhận có dịch ổ bụng qua siêu âm. Trong đó lượng dịch nhiều chiếm 39,2%.Đa số TH siêu âm phát hiện tổn thương đụng dập nhu mô gan, chiếm 57,5%. Siêu âm phát hiện tổn thương gan nói chung với độ chính xác 76,0%. 3.2.2.4. Chụp CLVT ổ bụng Bảng 3.2. BN được chụp CLVT khi vào viện Nhóm điều trị Nhóm mổ cấp Chụp CLVT p bảo tồn (n = 62) cứu (n = 62) Không Số BN (%) 19(30,6%) 55(88,7%) < 0,05 Có Số BN(%) 43(69,4%) 7(11,3%) Nhận xét:Có 50/124 BN (40,3%) được chụp CLVT ổ bụng khi vào viện. BN được chụp CLVT có tỷ lệ điều trị bảo tồn cao hơn so với nhóm không được chụp (69,4% so với 11,3%) (p < 0,05) - 80,0% TH chụp CLVT phát hiện dịch ổ bụng. 100% TH ghi nhận tổn thương gan qua chụp CLVT ổ bụng. Trong đó đa số là đụng dập nhu mô gan (46,0%). Độ chính xác của CLVT khi phát hiện dịch ổ bụng là 93,33%, CLVT phát hiện tổn thương gan nói chung với độ chính xác 100%. Bảng 3.3. Phân độ vỡ gan qua CLVT theo AAST 1994 Nhóm điều trị bảo tồn Phân độ vỡ Nhóm mổ Tổng Thành Chuyển gan qua CLVT cấp cứu (n = 50) công mổ Độ II n (%) 16(32,0%) 2(4,0%) 1(2,0%) 19(36,0%) Độ III n (%) 18(36,0%) 4(8,0%) 3(6,0%) 25(50,0%) Độ IV n (%) 1(2,0%) 2(4,0%) 3(6,0%) 6(12,0%) Tổng n (%) 35(70,0%) 8(16,0%) 7(14,0%) 50(100%) Nhận xét: Có 25 TH (50,0%) vỡ gan độ III, 19 vỡ gan độ II (36,0%). Đa số càng TH vỡ gan độ II, III trên CLVT được điều trị bảo tồn thành công. 3.3. Kết quả điều trị 3.3.1. Chỉ định điều trị ban đầu
- 13 - Có 62 BN (50%) được chỉ định điều trị bảo tồn và 62 BN (50%) được mổ cấp cứu ngay - Chỉ định mổ cấp cứu từ đầu đa phần do BN sốc, tụt huyết áp chiếm 59,7%. 8 TH (12,9%) mổ do tổn thương tạng phối hợp. 3.3.2. Kết quả điều trị bảo tồn 25,8% Thành công 74,2% Thất bại phải chuyển mổ Biểu đồ 3.1. Kết quả điều trị bảo tồn Nhận xét: Có 46/ 62 BN (74,2%) được điều trị bảo tồn không mổ thành công. 25,8% điều trị bảo tồn thất bại phải chuyển mổ Bảng 3.4. Lý do điều trị bảo tồn thất bại phải chuyển mổ Lý do điều trị bảo tồn thất bại Số BN (n = 16) Tỷ lệ % Sốc, tụt huyết áp 5 31,25 Bụng chướng tăng, đau nhiều 7 43,75 Tổn thương tạng phối hợp cần PT 3 18,75 Chọc dò ổ bụng ra máu không đông 1 6,25 Nhận xét: Nguyên nhân phải chuyển mổ ở nhóm điều trị bảo tồn thất bại chủ yếu là do bụng chướng tăng, đau nhiều (43,75%) Bảng 3.5. Liên quan chụp CLVT với kết quả điều trị bảo tồn Kết quả điều trị bảo tồn Chụp CLVT Tổng Thành công Chuyển mổ Không chụp Số BN 11 8 19 (n = 19) Tỷ lệ % (57,9%) (42,1%) (100%) Có chụp Số BN 35 8 43 (n = 43) Tỷ lệ % (81,4%) (19,6%) (100%) P < 0,01 Nhận xét: Tỷ lệ điều trị bảo tồn thành công ở nhóm BN được chụp CLVT (81,4%) cao hơn nhóm BN không được chụp CLVT (57,9%) (p < 0,01)
- 14 3.3.3. Kết quả trong mổ Do có 62 BN được chỉ định mổ cấp cứu từ đầu và 16 BN điều trị bảo tồn thất bại phải chuyển mổ, do vậy chúng tôi tính chung nhóm BN phải phẫu thuật là 78 BN để đánh giá kết quả trong mổ. - 66 TH (84,6%) sử dụng đường mổ trên và dưới rốn. 2 TH (2,6%) được phẫu thuật nôi soi. Bảng 3.6. Phân độ vỡ gan trong mổ Nhóm điều Phân độ vỡ gan Nhóm mổ Tổng trị bảo tồn trong mổ cấp cứu (n = 78) chuyền mổ Độ II n (%) 5 (6,41%) 4 (5,13%) 9 (11,54%) Độ III n (%) 21 (26,92%) 5 (6,41%) 26 (33,33%) Độ IV n (%) 31 (39,74%) 6 (7,69%) 37 (47,43%) Độ V n (%) 5 (6,41%) 1 (1,28%) 6 (7,69%) Nhận xét: Trong mổ ghi nhận vỡ gan độ IV chiếm đa số với 37 BN (47,43%). Có 6 TH vỡ gan độ V, chiếm 7,69% - Đa số BN có lượng máu mất trong mổ từ 500-1000 ml, chiếm 39,7%. 19 TH (24,4%) có lượng máu mất > 2000 ml. Bảng 3.7. Phương pháp xử lý tổn thương gan Xử lý tổn thương gan Số BN(n = 78) Tỷ lệ % Tổn thương gan đã tự cầm máu 6 7,7 Đốt điện cầm máu 3 3,8 Khâu gan 72 92,3 Khâu gan có miếng đệm 1 1,3 Cắt gan 8 10,3 Chèn gạc 16 20,5 Nhận xét: Xử trí tổn thương chủ yếu là khâu gan chiếm 92,3%. 3.3.4. Kết quả chung 3.3.4.1. Tử vong Có 4 BN tử vong khi điều trị (3,23%) đều ở nhóm phẫu thuật 3.3.4.2. Biến chứng
- 15 Ở nhóm điều trị bảo tồn thành công, không có TH nào xảy ra biến chứng trong quá trình theo dõi và điều trị. Tỷ lệ biến chứng liên quan đến phẫu thuật CTG là 24,4%, trong đó đa số là nhiễm khuẩn vết mổ với 9 BN (11,5%). 3.3.4.3. Thời gian nằm viện Thời gian nằm viện của nhóm bảo tồn thành công (7,39 ± 2,71) ngắn hơn nhóm mổ cấp cứu (12,44 ± 8,13) và nhóm điều trị bảo tồn thất bại phải chuyển mổ (16,0 ± 11,92). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 3.3.4.4. Đánh giá kết quả sớm Bảng 3.8. Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn không mổ Đánh giá kết quả điều trị Số BN Tỷ lệ % bảo tồn không mổ (n = 62) Tốt 46 74,2 Trung bình 0 0 Kém 16 25,8 Nhận xét: Nhóm điều trị bảo tồn đa số đạt kết quả tốt, chiếm 74,2%. Có 16 BN (25,8%) kết quả kém do điều trị bảo tồn thất bại phải chuyển mổ. Bảng 3.9. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật Đánh giá kết quả điều trị Số BN Tỷ lệ % phẫu thuật (n = 78) Tốt 53 67,9 Trung bình 21 26,9 Kém 4 5,2 Nhận xét: Nhóm điều trị phẫu thuật: 67,9% BN đạt kết quả tốt, 21 BN (26,9%) trung bình và 4 BN (5,2%) kết quả kém.
- 16 Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung Tuổi trung bình của BN là 25,74 ± 11,36 tuổi. BN là nam giới chiếm 78,2%. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy tuổi của BN CTG dao động từ 20 đến 30 tuổi, trong đó BN nam chiếm ưu thế. 4.2. Chẩn đoán CTG 4.2.1. Lâm sàng 4.2.1.1. Nguyên nhân chấn thương Nghiên cứu thấy nguyên nhân CTG chủ yếu là do tai nạn giao thông (61,3%), tiếp sau là tai nạn sinh hoạt (25,8%) và thấp nhất là tai nạn lao động (12,9%). Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của các tác giả khác.Đa số BN (69,35%) được đưa đến viện trước 6 giờ. Trong đó 30 BN (24,19%) được điều trị bảo tồn không mổ thành công và 50 BN (40,32%) phải mổ cấp cứu. 30 BN (24,19%) nhập viện trong khoảng từ 6 – 24 giờ. Chúng tôi thấy rằng, đối với những BN CTG đến sớm, tỷ lệ điều trị bảo tồn không mổ thành công cao hơn nhóm đến muộn, mặt khác, các TH CTG được phẫu thuật sớm sẽ giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong. 4.2.1.2. Dấu hiệu toàn thân Đaphần BN vào viện trong tình trạng huyết động ổn định, chiếm 60,5%, có 40 BN (32,2%) huyết động không ổn định và 9 BN (7,3%) lúc vào có huyết động không ổn định, nhưng sau khi được hồi sức, bù dịch, huyết động đã trở lại mức bình thường. 4.2.1.3. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng toàn thân: Nghiên cứu có 91,13% BN vào viện trong tình trạng tỉnh, trong đó 45 BN (36,29%) được điều trị bảo tồn thành công. 7 BN (5,65%) hôn mê và 2 BN (1,61%) được chỉ định mổ cấp cứu. Chúng tôi thấy rằng, đối với những TH CTG vào viện trong tình trạng kích thích, lơ mơ hoặc hôn mê là những dấu hiệu quan trọng của sốc giảm thể tích tuần hoàn hoặc sốc đa CT, vì vậy cần đánh giá nhanh tình trạng, nếu có tổn thương tràn máu ổ bụng (siêu âm, CLVT, chọc dò
- 17 ổ bụng) cần mổ cấp cứu ngay. Triệu chứng thực thể: thường gặp là bụng chướng (83,87%) và xây xát da thành bụng vùng hạ sườn phải (80,65%). Ngoài ra, nghiên cứu có 7 BN (5,65%) có co cứng thành bụng. Đây là dấu hiệu rất quan trọng giúp chẩn đoán tổn thương tạng rỗng phối hợp, bắt buộc phải mổ cấp cứu mặc dù tổn thương gan có thể điều trị bảo tồn. 4.2.2. Cận lâm sàng 4.2.2.1.Xét nghiệm công thức máu Tất cả BN của chúng tôi đều được xét nghiệm công thức máu khi vào viện, theo đó đa phần BN có xét nghiệm bình thường, chiếm 50%. 21 BN (16,94%) thiếu máu mức trung bình và 9,78% thiếu máu nặng. Kết quả tương tự Nguyễn Ngọc Hùng. 4.2.2.2.Xét nghiệm men gan Nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy rằng mức độ tăng men gan tỷ lệ thuận với mức độ tổn thương gan. Theo bảng 3.11, đối chiếu với mức độ vỡ gan cho thấy mức tăng men gan trung bình ở BN CTG độ II là 362,7 ± 282,9 và 268,2 ± 180,3; trong CTG độ III mức tăng AST và ALT trung bình là 425,9 ± 312,0 và 382,6 ± 245,0; CTG độ IV mức tăng men gan là 654,0 ± 499,4 và 401,8 ± 225,4. Tuy nhiên CTG độ V có mức tăng men gan tương ứng là 486,9 ± 350,8 và 352,8 ± 215,1 thấp hơn so với độ IV có thể là do BN của chúng tôi đến viện ở những thời điểm khác nhau sau CT và cỡ mẫu nhóm CT độ V còn nhỏ, chưa đủ để đánh giá toàn diện. 4.2.2.3.Siêu âm ổ bụng Nghiên cứu có120 BN (96,8%) được siêu âm ổ bụng khi vào viện. Do các BV đa khoa tỉnh Biên giới và miền núi phía Bắc Việt Nam là những nơi còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế cũng như các trang thiết bị hiện đại trong chẩn đoán và điều trị CTG. Vì vậy siêu âm là xét nghiệm hình ảnh rất quan trọng, được áp dụng thường quy, phù hợp với điều kiện của các BV trên, cho phép đánh giá sơ bộ một cách nhanh chóng, cũng như định hướng chẩn đoán, theo dõi và điều trị CTG. Ngoài ra 4 BN (3,2%) không được siêu âm do BN vào viện trong
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 305 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 267 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn