Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm điện não đồ và một số đa hình trên gen COMT, ZNF804A ở bệnh nhân tâm thần phân liệt
lượt xem 2
download
Luận án mô tả điện não đồ và mối liên quan điện não đồ với đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Phân tích tần suất alen và phân bố kiểu gen của đa hình rs1344706 trên gen ZNF804A, đa hình rs165599 trên gen COMT ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm điện não đồ và một số đa hình trên gen COMT, ZNF804A ở bệnh nhân tâm thần phân liệt
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Tâm thần phân liệt là một nhóm bệnh loạn thần nặng, với đặc trưng là các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác, căng trương lực, hành vi thanh xuân và ngôn ngữ thanh xuân. Các triệu chứng của tâm thần phân liệt rất đa dạng, phong phú và chúng luôn thay đổi theo thời gian [1]. Trên thế giới có hàng chục triệu người bị tâm thần phân liệt, bệnh này chiếm khoảng 1% dân số thế giới và hàng năm tăng thêm 0,15% dân số. Tỷ lệ mắc bệnh này ở Việt Nam là 0,30,8% và hàng năm tăng thêm 0,10,15% dân số [2]. Trong nhiều thập kỷ qua, các tác giả đã tập trung nghiên cứu bệnh nguyên và bệnh sinh của tâm thần phân liệt theo các khuynh hướng như di truyền [9], [10]...các chất dẫn truyền thần kinh [21], [22]...các yếu tố môi trường [19], [20]... Mỗi giả thuyết về tâm thần phân liệt đều có ưu điểm và những mặt hạn chế của nó. Nhưng giả thuyết này cũng còn những Ở Việt Nam, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tâm thần phân liệt, nhưng phần nhiều dừng lại ở mức độ mô tả các triệu chứng lâm sàng, tiến triển và điều trị bệnh và cũng đã có những quan tâm nghiên cứu điện não [48], song vẫn còn đó những hạn chế cho mong muốn tìm hiểu về đặc điểm của chúng trong bệnh lý thần kinh, đặc biệt với tâm thần phân liệt. Những nghiên cứu về biến đổi ở mức phân tử, di truyền và gen trong bệnh tâm thần phân liệt trên thế giới [1], [2] có đề cập tới vai trò của những gen như CatecholOmethyltransferase và Zinc
- 2 finger protein 804A [13], [14] nhưng còn ít công bố về đặc điểm đa hình các gen này trên các bệnh nhân tâm thần phân liệt ở Việt Nam. Trong những thập niên trước đây, các nghiên cứu về bệnh nguyên, bệnh sinh, gồm cả điện não và những vấn đề di truyền của bệnh còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp cả về qu y trình kỹ thuật và trang bị kỹ thuật chưa phù hợp với hoàn cảnh ở trong nước. Đến nay, nhờ có những công cụ kỹ thuật và phương pháp mới, như điện não đồ định lượng Quantitative electroencephalography [49], [50] và giải trình tự thế hệ mới [15] đã giúp cho định hướng nghiên cứu sâu về cả điện não với nhiều chỉ số và di truyền phân tử trong tâm thần phân liệt trở nên khả dĩ. Bởi vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm điện não đồ và một số đa hình trên gen COMT, ZNF804A ở bệnh nhân tâm thần phân liệt” nhằm các mục tiêu sau: 1/ Mô tả điện não đồ và mối liên quan điện não đồ với đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. 2/ Phân tích tần suất alen và phân bố kiểu gen của đa hình rs1344706 trên gen ZNF804A, đa hình rs165599 trên gen COMT ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. 2. Những đóng góp mới của đề tài Là công trình nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về đặc điểm lâm sàng, bước đầu nhận xét đặc điểm điện não đồ và đa hình rs1344706 trên gen ZNF804A, đa hình rs165599 trên gen COMT ở bệnh nhân tâm thần phân liệt ở Việt Nam. Áp dụng thành công phương pháp điện não đồ bằng phần mềm EEGLab chạy trên MatLab ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Biến đổi điện não đồ ở bệnh nhân tâm thần phân liệt rất đa dạng: Biên độ sóng alpha, sóng delta và sóng theta có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhóm nghiên cứu và kênh ghi. Năng lượng sóng alpha ở nhóm bệnh thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với ở nhóm chứng. Năng lượng sóng delta và sóng theta ở nhóm bệnh là cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Tần số sóng điện não đồ không có sự biến đổi ở bệnh nhân tâm thần phân liệt so với nhóm chứng. Có mối liên quan giữa tri ệu ch ứng ảo giác với điện não đồ trên bệnh nhân tâm
- 3 thần phân liệt (tăng biên độ, năng lượ ng của sóng alpha, sóng delta và sóng theta). Tần suất alen của đa hình rs1344706 ở bệnh nhân tâm thần phân liệt là 53,30% (A) và 46,70% (C) và sự phân bố của ba kiểu gen AA, CC và AC ở bệnh nhân TTPL lần lượt là 28,19%; 21,59% và 50,22%. Trong khi đó tần suất alen A, G của đa hình rs165599 ở bệnh nhân tâm thần phân liệt lần lượt là 51,32% và 48,68 % và sự phân bố của kiểu gen AA, GG và AG lần lượt là 22,75%; 25,11% và 47,14%. Không khác biệt về tần suất alen và sự phân bố kiểu gen của đa hình rs1344706 và rs165599 giữa nhóm tâm thần phân liệt và nhóm chứng. Không có sự khác biệt về tần suất alen và sự phân bố kiểu gen giữa hai nhóm nghiên cứu ở nữ giới và ở nam giới. Công trình nghiên cứu để mở ra một hướng mới cho việc chẩn đoán sớm cũng như các công cụ hỗ trợ chẩn đoán, đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. 3. Bố cục của luận án: Luận án được trình bày trong 152 trang, bảng số liệu, hình. Nội dung bao gồm: Đặt vấn đề 2 trang; Chương 1: Tổng quan tài liệu 38 trang; Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 18 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu 46 trang; Chương 4: Bàn luận 26 trang và Kết luận 2 trang; Kiến nghị 1 trang; Danh mục các công trình nghiên cứu công bố kết quả luận án 1 trang; Tài liệu tham khảo 18 trang ( tài liệu tiếng Việt và tài liệu tiếng nước ngoài).
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Bệnh tâm thần phân liệt Bệnh tâm thần phân liệt (TTPL) có các rối loạn đặc trưng như: rối loạn tư duy, rối loạn cảm xúc và hành vi. Các triệu chứng này gồm: triệu chứng dương tính như: hoang tưởng, ảo giác, căng trương lực; triệu chứng âm tính như: cảm xúc cùn mòn, vô cảm, thu hẹp quan hệ xã hội, thu mình, suy giảm thích thú, tư duy và ngôn ngữ nghèo nàn [5]. 1.2. Điện não đồ ở bệnh nhân tâm thầm phân liệt Trước đây các nghiên cứu đều nhận thấy sự biến đổi của sóng alpha, sóng delta và sóng theta trong bệnh TTPL về biên độ và chỉ số, tần số không ổn định, thay đổi tính phản ứng. Đặc biệt là sự xuất hiện các sóng nhanh có tần số 2535 ck/giây và biên độ thấp “choppy”. Sự thay đổi điện não đồ trong TTPL xuất hiện ở 64% bệnh nhân. Ngày nay các nghiên cứu tập trung vào phân tích sự biến đổi điện não đồ của bệnh TTPL về năng lượng và công xuất các sóng. 1.3. Biến đổi gen ZNF804A, COMT trong bệnh tâm thần phân liệt 1.3.1. Gen ZNF804A và bệnh tâm thần phân liệt ZNF804A là gen mã hóa protein ZNF804A ở người, nằm trên nhiễm sắc thể số 2 q32.1, gồm 4 exon, mã hóa protein có 1210 axit amin. Ở người, ZNF804A được biểu hiện một cách rộng rãi trong não, đặc biệt ở vùng hải mã và vỏ não đang phát triển, cũng như tiểu não ở người lớn. Một nghiên cứu GWAS đã xác định ZNF804A như một gen nhạy cảm với TTPL. Từ các nghiên cứu phả hệ TTPL được cho là có hệ số di truyền của gần 80%. Đa
- 5 hình rs1344706 ở intron 2 của gen ZNF804A đã được xác định là đa hình đơn liên kết chặt chẽ nhất với TTPL. Bằng chứng tích lũy gần đây đã chỉ ra rằng gen ZNF804A có thể là một trong những gen mạnh mẽ nhất liên quan đến TTPL [1]. 3.1.2. Đa hình rs1344706 và bệnh tâm thần phân liệt Sự liên quan của đa hình rs1344706 tới TTPL được công nhận khá rộng rãi và đã đạt được sự đồng thuận [85]. Mối liên hệ giữa ZNF804A và TTPL, đặc biệt là đa hình rs1344706, đã được khẳng định bởi nhiều kết quả nghiên cứu trên những mẫu bệnh ở châu Âu. Tuy vậy, những kết quả này chưa được thống nhất ở trên người châu Á [86]. 1.3.3. Gen COMT và bệnh tâm thần phân liệt Gen này có vùng liên quan TTPL trên nhiễm sắc thể 22; có chứa mất đoạn quan trọng 22q11.2; liên quan đến chuyển hóa catecholamine: nhóm chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến rối loạn tâm thần và điều trị tâm thần. Cũng có tác giả nhận định mối liên quan của đa hình rs4680 của COMT liên quan với nữ giới trong TTPL (p = 0,02) [108], [109]. Các nghiên cứu gen COMT cũng cho thấy sự liên quan của các yếu tố nguy cơ về môi trường như sử dụng chất kích thích cần sa...tới TTPL [110], [111], [112]. 1.3.4. Đa hình rs165599 và bệnh tâm thần phân liệt Đa hình rs165599 được chú ý nhiều trong nghiên cứu về tâm thần phân liệt cho thấy nó có vai trò nhất định. Đa hình này có vai trò làm tăng dopamine đã cắt nghĩa được một số đặc điểm nổi bật của TTPL bao gồm: hoang tưởng, ảo giác, ngôn ngữ thanh xuân và hành vi thanh xuân. Vai trò này còn thể hiện ở mối liên quan của các alen với TTPL ở tuổi khởi phát và giảm hiệu suất lao động [116]. 1.4. Nghiên cứu điện não và gen trong tâm thần phân liệt ở Việt Nam TTPL là một trong những nguyên nhân tàn phế hàng đầu, thường khởi phát ở độ tuổi trẻ, để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Trên thế giới những nghiên cứu tìm hiểu thay đổi về điện não
- 6 và đặc điểm gen trong TTPL đã được quan tâm ở nhiều góc độ. Tuy nhiên ở Việt Nam bệnh TTPL được quan tâm nhiều về dịch tễ học và các đặc điểm lâm sàng. Cũng đã có một số nghiên cứu bước đầu đánh giá đặc điểm điện não đồ trong TTPL, nhưng các nghiên cứu mới chỉ đánh giá các chỉ số thông qua sự đánh giá chủ quan. Những đánh giá bao quát và đi sâu về liên quan từng khu vực chức năng đặc hiệu tới rối loạn chức năng cấp cao cũng như những nghiên cứu về đặc điểm di truyền và đa hình gen, bao gồm ZNF804A và COMT ở người Việt, đều còn đang bỏ ngỏ. Nghiên cứ điện não đồ và về gen trong bệnh TTPL trên thế giới vẫn cho những kết quả còn dị biệt. Bởi vậy, hướng nghiên cứu về những vấn đề này trên người Việt Nam là mới mẻ và cần thiết. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu lâm sàng: gồm có 230 bệnh nhân TTPL theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức y tế Thế giới lần thứ 10 năm 1992 (ICD 10F). Bệnh nhân được điều trị tại Khoa Tâm thầnBệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y. Nhóm chứng gồm 94 người khoẻ mạnh, bình thường phù hợp với nhóm bệnh nhân nghiên cứu về tuổi, giới tính và một số điều kiện khác. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Theo dõi cắt ngang: phân tích các triệu chứng lâm sàng của từng bệnh nhân nghiên cứu tương ứng với xét nghiệm gen COMT, ZNF804A và biến đổi điện não đồ ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu lâm sàng Phỏng vấn trực tiếp người bệnh và người nhà của bệnh nhân để thu thập các thông tin về tiền sử của người bệnh 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu điện não đồ
- 7 Phân tích điện não đồ bằng phần mềm EEGLab v13.4.4b chạy trên phần mềm MatLab 2017 Cơ sở và quy trình tiến hành kỹ thuật Phân tích điện não đồ: trung tâm chẩn đoán Hình ảnhBệnh viện Quân y 103Học viện Quân y. 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu đa hình gen Kết quả xác định đặc điểm đa hình rs1433706 của gen ZNF804A đượ c xác định bằng phươ ng pháp giải trình tự trực tiếp và đặc điểm đa hình rs165599 của gen COMT đượ c xác định bằng phươ ng pháp enzym cắt giới hạn. Cơ sở và quy trình tiến hành kỹ thuật xác định đặc điểm đa hình: Trung tâm Nghiên cứu Y Sinh Dược học Quân sựHọc viện Quân y. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Phân bố vê tuôi ̀ ̉ ở hai nhóm nghiên cưú Nhóm tuổi Nhóm bệnh Nhóm chứng p n (%) n (%) Dưới 20 25 (10,87) 10 (10,64) 2029 93 (40,43) 45 (47,87) 3039 61 (26,52) 22 (23,40) > 0,05 4050 35 (15,22) 13 (13,83) Trên 50 16 (6,96) 4 (4,26) Tuổi trung bình 31,24±10,97 31,02±10,40 > 0,05
- 8 Kết quả trên Bảng 3.1 cho thấy có sự tương đồng về số lượng và tỷ lệ đối tượng theo các nhóm tuổi ở hai nhóm đối tượng nghiên cứu (p>0,05). Có sự khác biệt về phân bố số lượng đối tượng giữa các dải tuổi ở cả hai nhóm nghiên cứu đều (p 0,05 Nữ 74 (32,17) 37 (39,36) ̣ ̉ phân bố đối tượng nghiên cứu theo giơí tinh trên Về đăc điêm ́ Bảng 3.2 cho thấy có sự tương đồng về tỷ lệ giữa hai nhóm đối tượng nghiên cứu (p > 0,05). Kêt qu ́ ả cũng cho thây ty lê nam cao h ́ ̉ ̣ ơn so vơi ty ́ ̉ ̣ ối tượng nữ ở cả hai nhóm nghiên cứu có ý nghĩa thống kê (đều với lê đ p
- 9 Phát triển Nhanh 139 60,43
- 10 Tư duy vang thành tiếng 10 4,35 Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ảo thanh bình phẩm chiếm tỷ lệ lớn nhất (79,13%), còn ảo thanh đàm thoại chiếm tỷ lệ ít nhất (25,22%). Bảng 3.5. Số loại ảo giác xuất hiện đồng thời ở bệnh nhân TTPL Số loại ảo giác Số lượng Tỷ lệ % p Không có ảo giác 7 3,04 Có một loại ảo giác 110 47,83 0,000 Có hai loại ảo giác 109 47,39 Có ba loại ảo giác 4 1,74 Kết quả trên Bảng 3.5 về số lượng ảo giác xuất hiện đồng thời trên bệnh nhân TTPL cho thấy phần lớn bệnh nhân có xuất hiện một loại ảo giác (47,83%) và hai loại ảo giác (47,39%). Bảng 3.6. Phân loại nội dung của ảo thanh ở bệnh nhân TTPL Nội dung ảo thanh Số lượng Tỷ lệ % p Giả 135 74,18 Ảo thanh bình phẩm 0,000 Thật 47 25,82 Giả 59 77,63 Ảo thanh xui khiến 0,000 Thật 17 22,37 Giả 49 84,48 Ảo thanh đàm thoại 0,000 Thật 9 15,52 Giả 9 64,29 Ảo thanh ra lệnh 0,285 Thật 5 35,71 Tư duy vang thành Giả 6 60 Thật 4 40 0,754 tiếng Kết quả trên Bảng 3.6 cho thấy số lượng và tỷ lệ ảo thanh giả là cao hơn so với ảo thanh thật, thấy rõ ở các loại ảo thanh bình phẩm (74,18% so với 25,82%), đàm thoại (84,48% so với 15,52%) và ảo thanh xui khiến (77,63% so với 22,37%).
- 11 Bảng 3.7. Sự chi phối hành vi của các loại ảo thanh ở bệnh nhân TTPL Chi phối hành vi Số lượng Tỷ lệ % p Có 49 26,92 Ảo thanh bình Khôn 133 73,08 0,000 phẩm g Có 33 43,42 Ảo thanh xui khiến Khôn 43 56,58 0,251 g Có 15 25,86 Ảo thanh đàm thoại Khôn 43 74,14 0,000 g Có 10 71,43 Ảo thanh ra lệnh Khôn 4 28,57 0,180 g Có 2 20 Tư duy vang thành Khôn 8 80 0,109 tiếng g Kết quả trên Bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ ảo thanh chi phối hành vi nhìn chung là thấp hơn tỷ lệ ảo thanh không chi phối hành vi, với sự khác biệt có ý nghĩa được thấy ở nhóm ảo thanh bình phẩm (26,92% so với 73,08%) và đàm thoại (25,86% so với 74,14%) với p
- 12 Hoang tưởng tự cao 10 4,35 Hoang tưởng kỳ quái 6 2,61 Hoang tưởng nghi bệnh 3 1,30 Hoang tưởng phát minh 1 0,43 Hoang tưởng ghen tuông 1 0,43 Bảng 3.8 thể hiện kết quả về tỷ lệ xuất hiện các loại hoang tưởng trên bệnh nhân TTPL cho thấy hoang tưởng bị hại xuất hiện với tỷ lệ nhiều nhất (86,96%), và rất ít là hoang tưởng phát minh và hoang tưởng ghen tuông (đều 0,43%). Bảng 3.9. Số loại hoang tưởng xuất hiện đồng thời ở bệnh nhân TTPL Số loại hoang tưởng Số lượng Tỷ lệ % p Không có hoang tưởng 4 1,74 Có một loại hoang 33 14,35 tưởng 0,000 Có hai loại hoang 136 59,13 tưởng Có trên ba loại hoang 57 24,78 tưởng Bảng 3.9 thể hiện số lượng hoang tưởng xuất hiện đồng thời ở bệnh nhân TTPL trong đó có đồng thời hai loại hoang tưởng chiếm tỷ lệ nhiều nhất (59,13%), bệnh nhân có một loại hoang tưởng và không có hoang tưởng chiếm tỷ lệ thấp. Bảng 3.10. Sự chi phối hành vi của các loại hoang tưởng ở bệnh nhân TTPL Chi phối hành vi Số Tỷ lệ % p lượng Hoang tưởng bị hại Có 61 30,50 0,000 Khôn 139 69,50
- 13 g Có 42 27,27 Hoang tưởng bị theo Khôn 0,000 dõi 112 72,73 g Có 17 34,69 Hoang tưởng liên hệ Khôn 0,032 32 65,31 g Có 10 38,46 Hoang tưởng bị chi Khôn 0,239 phối 16 61,54 g Có 7 24,14 Tư duy bị bộc lộ Khôn 22 75,86 0,005 g
- 14 Kết quả trên Bảng 3.10 về tỷ lệ chi phối hành vi của từng loại hoang tưởng cho thấy mặc dù tỷ lệ hoang tưởng không chi phối hành vi lớn hơn so với tỷ lệ hoang tưởng có chi phối hành vi, nhưng tỷ lệ hoang tưởng chi phối hành vi cũng là khá cao, từ 24,14% tới 38,46%. 3.3. Điện não đồ ở bệnh nhân tâm thần phân liệt 3.3.1. Năng lượng điện não đồ Hình 3.2. Năng lượng sóng alpha ở điện não đồ nền Hình 3.2 thể hiện sự khác nhau về năng lượng sóng alpha ở điện não đồ nền giữa hai nhóm nghiên cứu (p
- 15 trán trước hai bên. Hình 3.4. Năng lượng sóng theta ở điện não đồ nền Hình 3.4 thể hiện sự khác nhau về năng lượng sóng theta ở điện não đồ nền giữa hai nhóm nghiên cứu (p
- 16 Hình 3.6. Biên độ sóng delta ở điện não đồ nền Hình 3.6 thể hiện sự khác nhau về biên độ sóng delta ở điện não đồ nền giữa hai nhóm nghiên cứu (p
- 17 3.3.3. Tần số điện não đồ Hình 3.8. Tần số sóng alpha ở điện não đồ nền Hình 3.8 thể hiện không có sự khác nhau về tần số sóng alpha ở điện não đồ nền giữa hai nhóm nghiên cứu. Hình 3.9. Tần số sóng delta ở điện não đồ nền Hình 3.9 thể hiện không có sự khác nhau về tần số sóng delta ở điện não đồ nền giữa hai nhóm nghiên cứu.
- 18 Hình 3.10. Tần số sóng theta ở điện não đồ nền Hình 3.10 thể hiện không có sự khác nhau về tần số sóng theta ở điện não đồ nền giữa hai nhóm nghiên cứu. 3.3.4. Mối liên quan năng lượng và ảo giác Hình 3.11. Mối liên quan năng lượng sóng alpha và ảo giác ở bệnh nhân Hình 3.11 thể hiện năng lượng sóng alpha ở bệnh nhân có ảo giác cao hơn bệnh nhân không có ảo giác (p
- 19 Hình 3.13. Mối liên quan năng lượng sóng theta và ảo giác ở bệnh nhân Hình 3.13 thể hiện năng lượng sóng theta ở bệnh nhân có ảo giác cao hơn bệnh nhân không có ảo giác (p
- 20 Hình 3.15. Mối liên quan biên độ sóng delta và ảo giác ở bệnh nhân Hình 3.15 thể hiện biên độ sóng delta ở bệnh nhân có ảo giác cao hơn bệnh nhân không có ảo giác (p
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 190 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 256 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 224 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 209 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn