intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hs-CRP, Procalcitonin, Interleukin 6 trong viêm phổi nặng do vi rút ở trẻ em dưới 5 tuổi

Chia sẻ: Cothumenhmong6 Cothumenhmong6 | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:26

31
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi nặng do vi rút ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 2/2015 đến tháng 2/2017. Mời các bạn cùng tham khảo luận án để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hs-CRP, Procalcitonin, Interleukin 6 trong viêm phổi nặng do vi rút ở trẻ em dưới 5 tuổi

  1. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo báo cáo của Tổ  chức Y tế  thế  giới (WHO), năm 1997,  trên thế giới có 3,9 triệu người tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp  dưới cấp tính và số  trường hợp mắc mới là 394 triệu.  Ở  Việt   Nam, trung bình mỗi năm một trẻ  có thể  mắc nhiễm khuẩn hô   hấp cấp từ  3 đến 5 lần, viêm phổi chiếm 30­34% các trường   hợp. Nguyên nhân do viêm phổi chiếm 75% tử vong do các bệnh   hô hấp và 30­35% tử vong chung ở trẻ em. Tỷ lệ mắc viêm phổi   vi rút của trẻ  em khá cao, chiếm 60­70%. Hơn 1/3 trường hợp   có sự đồng nhiễm vi rút và vi khuẩn sẽ làm nặng lên tình trạng   bệnh.  Các kỹ thuật chẩn đoán vi rút có nhiều tiến bộ giúp xác định   nguyên nhân nhanh chóng chính xác từng loại vi rút như  test  nhanh tìm kháng nguyên vi rút, Real­time PCR, PCR đa mồi… Định lượng một số yếu tố như hs­CRP, Procalcitonin (PCT)   và Interleukin­6 (IL­6) giúp đánh giá tình trạng nặng của bệnh,   chẩn đoán, tiên lượng và điều trị phù hợp, tránh sử dụng kháng   sinh tràn lan.  Tại Việt Nam, đã có các nghiên cứu riêng biệt về viêm phổi   do từng loại vi rút cũng như một số yếu tố phản ánh tình trạng  viêm trong viêm phổi do vi rút. Tuy nhiên, chưa có một nghiên  cứu nào đánh giá đầy đủ về viêm phổi nặng do vi rút đơn thuần  hay đồng nhiễm vi khuẩn và mối liên quan giữa viêm phổi do vi  rút với một số  yếu tố  phản ánh tình trạng viêm  ở  trẻ  em. Vì   vậy, chúng tôi tiến hành  đề  tài “Nghiên cứu  đặc điểm lâm  sàng, cận lâm sàng và hs­CRP, Procalcitonin, Interleukin 6   trong viêm phổi nặng do vi rút ở trẻ em dưới 5 tuổi” nhằm  hai mục tiêu: 1.  Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi   nặng do vi rút ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung   ương từ tháng 2/2015 đến tháng 2/2017.
  2. 2 2. Đánh giá mối liên quan giữa hs­CRP, Procalcitonin, Interleukin­ 6 và lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị, căn nguyên vi rút   trong viêm phổi nặng do vi rút ở trẻ em dưới 5 tuổi. 2. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp mới của luận án Viêm phổi là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, là nguyên  nhân hàng  đầu gây bệnh và tử  vong, đặc biệt  ở  trẻ  dưới 5 tuổi. Nguyên  nhân gây viêm phổi do vi rút chiếm 60­70%. Với sự phát triển   của khoa học  đã có nhiều phương pháp như  Real­time PCR,   PCR  đa  mồi  có   độ   nhậy và  độ  đặc hiệu cao  để   chẩn  đoán   chính   xác   nguyên   nhân,   đồng   thời   các   marker   như   hs­CRP,   PCT, IL­6 để đánh giá tình trạng nặng của bệnh giúp cho việc   điều trị và tiên lượng bệnh tốt hơn.  Nghiên cứu nêu được mô hình căn nguyên vi rút cả  nhiễm  đơn thuần lẫn bội nhiễm với 73,8% trẻ nhiễm vi rút đơn thuần,  trong   đó   nhiễm  RSV  (36,1%),  cúm   A  (24,3%),  Adenovirus  (19,8%), cúm B (6,9%) và 53 trẻ  (26,2%) đồng nhiễm vi khuẩn   và/hoặc vi rút. Đề  tài nêu được sự  tương quan giữa các chỉ  số  viêm hs­CRP, PCT, IL­6 và sự  khác biệt một số  dấu hiệu lâm  sàng, cận lâm sàng với các dấu  ấn viêm này. Nghiên cứu được   tiến hành tại trung tâm nhi khoa lớn nhất cả nước nên đáng tin  cậy, do đó đề tài có ý nghĩa thực tiễn, tính thời sự  và tính khoa  học.  3. Cấu trúc luận án Luận án được trình bày trong 124 trang bao gồm: Đặt vấn đề (2  trang), tổng quan tài liệu (38 trang), đối tượng và phương pháp  nghiên cứu (16 trang), kết quả nghiên cứu (39 trang), bàn luận (26   trang), kết luận (2 trang) và kiến nghị  (1 trang). Luận án có 47  bảng, 6 biểu đồ, 4 hình minh họa. Luận án có 135 tài liệu tham   khảo, gồm 38 tài liệu tiếng Việt, 97 tài liệu tiếng Anh. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU  1.1. Khái niệm 
  3. 3 1.1.1. Khái niệm viêm phổi Theo WHO: Viêm phổi là một bệnh thường gây ra bởi vi rút  hoặc vi khuẩn. Viêm phổi được chia ra hai loại là viêm phổi   nặng và không nặng tùy thuộc vào lâm sàng. Kháng sinh thường  được sử  dụng trong viêm phổi và viêm phổi nặng. Viêm phổi  nặng cần chăm sóc đặc biệt như thở Ô­xy và nhập viện.  1.1.2. Khái niệm viêm phổi do vi rút ­ Viêm phổi do vi rút: là viêm phổi gây nên bởi nhiễm vi rút   tại đường hô hấp dưới. Bệnh hay xảy ra vào mùa đông xuân. Vi   rút   xâm   nhập  gây  kích   thích,   sưng   nề,   bong   biểu   mô   và   tắc   nghẽn   đường thở.  Tổn thương  phế  nang  do  chất  dịch,  nhầy   hoặc mủ, làm chức năng trao đổi khí giảm hoặc mất, hậu quả  là gây suy hô hấp. 1.1.3. Khái niệm hs­CRP, PCT và IL­6 1.3.1.1. Protein C phản ứng siêu nhạy (hs­CRP)  Hs­CRP   được   biết   đến   như   là   chất   chỉ   điểm   hiện   tượng   viêm, hs­CRP có độ nhạy cao hơn CRP, đặc biệt ở  những mẫu   nồng độ thấp nên có giá trị chẩn đoán viêm tốt hơn. 1.3.1.2. Procalcitonin (PCT)   PCT   là   một   marker   đặc   hiệu   cho   nhiễm   khuẩn   và   nhiễm   khuẩn huyết. PCT giúp phân biệt được có nhiễm khuẩn hay   không nhiễm khuẩn, qua đó rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh,  phân biệt nhiễm vi khuẩn hay vi rút.  1.3.1.3. Interleukin 6  Interleukin   6  (IL­6)   là   một  interleukin   hoạt   động  như   một   cytokine gây viêm quan trọng trong giai đoạn viêm cấp tính. 1.2. Nguyên nhân 1.2.1. Nguyên nhân gây viêm phổi 1.2.2. Nguyên nhân gây viêm phổi do vi rút ­ Các vi rút hay gây viêm phổi: vi rút  cúm, vi rút á cúm, vi rút  hợp bào hô hấp, Adenovirus… ­ Vi rút hiếm khi gây viêm phổi: Rhinovirus, Coronavirus… ­ Vi rút gây bệnh toàn thân, có biến chứng viêm phổi:  Herpes,  thủy đậu, sởi, Cytomegalovirus…
  4. 4 1.3. Cơ chế bệnh sinh viêm phổi do vi rút  1.3.1. Xâm nhập của vi rút tại đường thở 1.3.2. Sự phá huỷ tế bào và phản ứng viêm 1.3.3. Sự hồi phục sau khi nhiễm vi rút 1.4. Triệu chứng viêm phổi do vi rút 1.4.1. Yếu tố dịch tễ ­ Sống trong vùng có dịch nhiễm vi rút ­ Tiếp xúc với trẻ khác hoặc người lớn bị nhiễm vi rút 1.4.2. Triệu chứng lâm sàng + Sốt: sốt cao dao động hoặc hạ  thân nhiệt  ở  trẻ  nhỏ, mệt   mỏi, quấy khóc, môi khô (66,9 ­ 87%) + Ho: ho khan hoặc ho xuất tiết nhiều dịch nhầy (67,7­71,9%)  + Khò khè (41,1%) + Chảy nước mũi (61,6%)  + Thở nhanh theo tuổi (92%) + Khó thở, rút lõm lồng ngực (73%), cánh mũi phập phồng, đầu  gật gù theo nhịp thở, co kéo cơ liên sườn, rút lõm hõm ức (53,1%) + Thở Oxy hỗ trợ (56,12%) + Thở máy hỗ trợ (3,06%) + Nôn (24,2­22,6%) + Tiêu chảy (15,7 ­ 4,3%) + Ban ở da (4,3%) + Triệu chứng khác: Mệt mỏi, kém ăn, ra nhiều mồ hôi, đau   mỏi cơ, khớp (57,1%). + Viêm phổi do vi rút thường đồng nhiễm vi khuẩn hay gặp   nhất là Streptococcus pneumonia. 1.4.3. Triệu chứng cận lâm sàng ­ Công thức máu: khi có viêm phổi, số lượng bạch cầu 
  5. 5 1.5.1. Chẩn đoán viêm phổi 1.5.2. Chẩn đoán viêm phổi nặng do vi rút Trẻ  có ho hoặc khó thở cộng với ít nhất một trong các triệu  chứng chính sau: ­ Tím tái hoặc SpO2 
  6. 6 1.10. Tình hình nghiên cứu viêm phổi do vi rút và các marker   viêm ở trẻ em 1.10.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. Năm 1986, Mullis K. và cs đã đề xuất phương pháp căn bản   chạy PCR là quy trình mà DNA có thể  nhân lên nhiều lần một   cách   nhân   tạo   qua   nhiều   chu   kỳ   sao   chép   bởi   enzyme   DNA   polymerase.  Năm 2011, Ruuskanen O. và cs công bố nghiên cứu viêm phổi  vi rút bằng phương pháp PCR chỉ  ra tình trạng đồng nhiễm vi  rút và vi khuẩn gặp trong 1/3 các trường hợp. Huijskens E.G. và  cs  đã nghiên cứu đánh giá chẩn đoán viêm phổi vi rút ở  trẻ  em  bằng phương pháp real­time PCR. Những năm 1990, số lượng các thuốc được sử dụng để điều  trị nhiễm vi rút đã tǎng lên. Thuốc kháng vi rút được sử dụng là   Amantadine   (1966),   Ribavirin,   Aerosol   (1985),   α.INF   (1986),   Foscarnet (1991), Rimantadine (1993) và Fomivirsen (1998). Các nghiên cứu và hiểu biết về vai trò sinh lý cũng như sinh   lý bệnh của cytokine  đã đạt được những thành tựu đáng kể.   Cytokine tham gia vào rất nhiều quá trình sinh học trong cơ thể  như tạo phôi, sinh sản, tạo máu, đáp ứng miễn dịch, viêm. 1.10.2. Tình hình nghiên cứu trong nước. Sau những  ứng dụng về  kỹ  thuật PCR và real­time PCR thì   những năm gần đây đã có một số nghiên cứu về vi rút gây bệnh   đường hô hấp ở trẻ em. Tuy nhiên, những nghiên cứu lại đi sâu  vào từng vi rút như  Adenovirus, vi rút  hợp bào hô hấp,  cúm A  H1N1 gây viêm phế quản phổi ở trẻ em.  Nghiên cứu  ứng dụng kỹ  thu ật PCR  đa mồi xTAG trong  chẩn đoán các căn nguyên gây nhiễm trùng đường hô hấp  ở  trẻ  em tại bênh viện Nhi Trung  ương năm 2012­2013 xác định   tình   trạng   nhiễm  của  18  lo ại   vi  rút  thườ ng  gặp,   đồng   thời   cũng chỉ  ra tình trạng đồng nhiễm giữa các vi rút với nhau và  đồng nhiễm vi khu ẩn. Việt   Nam   đã   tiến   hành   làm   được   một   số   các   xét   nghiệm  marker phản ánh tình trạng viêm. Năm 2007, tác giả Bùi Bình Bảo 
  7. 7 Sơn và cs đã công bố nghiên cứu nồng độ PCT máu trong 50 trẻ  em viêm phổi từ  2 tháng đến 5 tuổi. Nghiên cứu về  PCT trong  chẩn đoán nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh cua Tr ̉ ần Thị Lam và  cs hay nghiên cưu vê vai trò c ́ ̀ ủa PCT trong chẩn đoán phân biệt  viêm màng não mủ  với viêm não – màng não vô khuân  ̉ ở  trẻ  em  ̉ ́ ̉ ̉ cung cua tac gia Trân Kiêm Haovà cs năm 2014.  ̃ ̀ Nghiên cưu gia tri ́ ́ ̣  tiên   lượng   cuả   TNF­α,   IL­β,   IL­6   và  IL­10   trong   sốc   nhiễm   khuẩn  ở 74 trẻ em cua tac gia Phung Nguyên Thê Nguyên và cs. ̉ ́ ̉ ̀ ̃ ́   Nghiên cưu nông đô IL­6, TNF­ ́ ̀ ̣ α  trong huyêt thanh  ́ ở  bênh nhi ̣   viêm khớp tự phát thiếu niên thể đa khớp cua tac gia Lê Quynh ̉ ́ ̉ ̀   Chi và cs.  Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Bao gồm các bệnh nhi từ 1 tháng đến dưới 5 tuổi được chẩn  đoán xác định viêm phổi nặng do vi rút theo tiêu chuẩn của WHO­ 2013 điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung  ương từ tháng 2/2015 đến  tháng 2/2017. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 2.1.1.1. Chẩn đoán viêm phổi Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi theo tiêu chuẩn cuả   WHO­2013:   ho   hoặc   khó   thở,   thở   nhanh,   rút   lõm   lồng   ngực,  nghe phổi có ran nổ, ran ẩm nhỏ hạt, X­quang co hinh anh thâm ́ ̀ ̉   nhiêm nhu mô phôi. ̃ ̉ 2.1.1.2. Chẩn đoán viêm phổi nặng do vi rút  Trẻ  có ho hoặc khó thở cộng với ít nhất một trong các triệu  chứng chính sau: ­ Tím tái hoặc SpO2 
  8. 8 ­ Một vài hoặc tất cả các dấu hiệu khác của viêm phổi. ­ Hội chứng viêm long đường hô hấp trên. ­ Triệu chứng tại phổi: khò khè, thở nhanh, khó thở. Phổi có   tổn thương ran ẩm hoặc ran rít, ran ngáy. ­ X­quang: hình ảnh viêm phổi ­ Tìm được vi rút trong dịch mũi, dịch tỵ hầu, đờm.  2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ­ Trẻ dưới 1 tháng tuổi và lớn hơn 5 tuổi. ­ Bệnh nhân viêm phổi không do căn nguyên vi rút (ví dụ:   viêm phổi sau đuối nước, sặc dầu, viêm phổi hít …). ­ Bệnh nhân viêm phổi không có các dấu hiệu nặng. ­ Bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính, bẩm sinh kèm theo (ví  dụ: dị  dạng đường thở, bệnh phổi bẩm sinh, suy gan, suy thận   …). ­ Những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu nhưng  gia đình không đồng ý tham gia. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ­ Công thức tính cỡ mẫu nghiên cứu:  Trong đó: n: Cỡ mẫu.  p: Tỷ lệ mắc viêm phổi do vi rút (p= 0,597)   Z21­α/2: 1,96 với độ tin cậy 95%.  Δ : Độ chính xác,  Δ = 0,05. ­ Theo tính toán số lượng mẫu cần là n > 192 bệnh nhi.  ­ Nghiên cứu này chúng tôi chọn cỡ mẫu 202 bệnh nhi. ­ Cách chọn mẫu thuận tiện. 2.2.3. Các thông số nghiên cứu 2.2.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ­ Tuổi, giới ­ Tiền sử: sản khoa, nuôi dưỡng, tiêm chủng, bệnh tật… 
  9. 9 2.2.3.2. Lâm sàng: ­ Khám và tìm dấu hiệu toàn thân: nhiệt độ, nhịp thở, nhịp   tim, cân nặng, SpO2… ­ Khám triệu chứng cơ năng: ho, khò khè, chảy nước mũi… ­ Khám triệu chứng thực thể hô hấp + Khó thở, co rút lồng ngực, cánh mũi phập phồng, đầu gật  gù theo nhịp thở, co kéo cơ liên sườn, rút lõm hõm ức… + Nghe phổi phát hiện ran: có hoặc không ­ Cận lâm sàng: công thức máu, hs­CRP, PCT, IL­6, khí máu + X­quang phổi: ­ Các xét nghiệm vi sinh: + Adenovirus, Rhinovirus: real­time PCR + Cúm A, B, RSV: test nhanh hoặc RT­PCR + Cấy đếm sô l ́ ượng, phân loại vi khuẩn và kháng sinh đồ. 2.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá các thông số nghiên cứu 2.2.4.1. Đánh giá triệu chứng lâm sàng 2.2.4.2. Đánh giá kết quả cận lâm sàng ­ Đánh giá X­quang tim, phổi:  + Hình mờ nhạt có hệ thống khu trú ở 1­2 phân thùy phổi.  + Hình mờ  không có hệ  thống rải rác vùng hai đáy phổi và  xung quanh rốn phổi, không đối xứng.  + Nhiều khi là hình  ảnh tổn thương dạng lưới hoặc nốt, có   khi các hình mờ rất nhỏ, không quá một phân thùy phổi, ít đậm   đặc, quy tụ lại giống hình cánh bướm trong phù phổi. + Ở trẻ em có thể có hình các hạch rốn phổi sưng to.  ­ Xét nghiệm vi rút:  2.2.4.3. Kết quả điều trị:  * Ra viện: ̉ ̣ ̉ ̣ ́ ̉ ̣ Theo WHO­2013, tre bi viêm phôi năng co thê ra viên khi: ­ Không suy hô hâp  ́ ̉ ­ Tre ăn uông tôt, toàn tr ́ ́ ạng tốt ­ Xét nghiệm máu, X­quang phổi ổn định ̉ ́ ̉ ́ ̣ ̣ ợt khang sinh. ­ Tre co thê uông thuôc hoăc đa tiêm xong môt đ ́ ̃ ́
  10. 10 ́ ̣ ̉ ̉ ược cac dâu hiêu cua viêm phôi, cac yêu tô ­ Bô me tre hiêu đ ́ ́ ̣ ̉ ̉ ́ ́ ́  nguy cơ va khi nao cân quay lai viên. ̀ ̀ ̀ ̣ ̣ * Đỡ, giảm: toàn trạng ổn định, có thể điều trị tại nhà. *   Chuyển   khoa,   chuyển   viện:   bệnh   nhân   khỏi   bệnh   viêm  phổi nặng, mắc thêm bệnh lí khác phải chuyển khoa, chuyển  viện. * Tử  vong: bệnh nhân tử  vong tại viện hoặc xin về  để  tử  vong. 2.2.5. Cách tiến hành 2.2.5.1. Lâm sàng ­ Xây dựng mẫu bệnh án phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.   Xây dựng phiếu chấp thuận nghiên cứu.  ­ Bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ  các thay đổi về  triệu   chứng lâm sàng và phát hiện sớm các biến chứng do bệnh có  thể gặp. ­ Mỗi bệnh nhân có một bệnh án riêng với đầy đủ  các thông  tin có liên quan đến đề tài. 2.2.5.2. Cận lâm sàng ­ Định lượng hs­CRP được xác định bằng phương pháp đo độ  đục bằng máy Olympus AU 2700. ­ Định lượng PCT được xác định bằng phương pháp miễn  dịch hóa phát quang ­ Định lượng IL­6 bằng máy Bio­Plex Protein Array System.  ­ Xét nghiệm tìm căn nguyên: xét nghiệm Test nhanh hoặc   RT­PCR cúm A, B, RSV, RT­PCR Adenovirus, Rhinovirus 2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm STATA 14.0. Các thuật  toán thống kê được sử dung trong đề tài bao gồm: ­ Tính trung bình mẫu (), độ lệch chuẩn (SD), trung vị  ­ So sánh hai trung bình quan sát (phép thử T­student) ­ So sánh nhiều trung bình (phép thử Homogenetly) ­ So sánh hai, nhiều tỷ lệ (phép thử ? 2 ­ Chi­squared, Fisher) ­ So sánh hai trung vị (phép thử Mann­Whitney) ­ So sánh nhiều trung vị (phép thử Kruskal Wallis)
  11. 11 ­ Tính độ nhạy, độ đặc hiệu, phân tích đường cong ROC. ­ Viết phương trình hồi quy tuyến tính (Regression Linear) ­ Đánh giá hệ số tương quan 2.4. Đạo đức y học: ­ Nghiên cứu được sự  cho phép của ban lãnh đạo bệnh viện  Nhi Trung ương và khoa Hô hấp. ­ Các phương pháp thu thập số  liệu, kỹ  thuật can thiệp trên   bệnh nhân là những kỹ thuật thường quy không ảnh hưởng đến   sức khỏe và tính mạng bệnh nhân. ­ Bố mẹ bệnh nhân được báo trước về mục đích và nội dung  nghiên cứu, có sự cam kết, chấp nhận của gia đình bệnh nhân. ­ Bệnh nhân được bảo đảm quyền lợi thăm khám và đánh giá   toàn diện, đảm bảo giữ bí mật thông tin cá nhân. ­ Xét nghiệm đặc biệt IL­6 do nghiên cứu sinh tự túc chi trả. 2.5. Sơ đồ quy trình nghiên cứu
  12. 12 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ tháng 2/2015 đến hết tháng 2/2017 nghiên cứu được tiến   hành trên 202 bệnh nhi mắc viêm phổi nặng do vi rút vào điều  trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.  3.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm   phổi nặng do vi rút ở trẻ em dưới 5 tuổi. 3.1.1. Một số đặc điểm chung của bệnh nhi 3.1.1.1. Tuổi và giới  ­ 124 bệnh nhi nam và 78 bệnh nhi nữ. Tỷ  lệ  nam/ nữ  =  1,59/1 ­ Bệnh nhân chủ  yếu là dưới 12 tháng tuổi (76,7%). Tuổi   trung bình là 8,4 tháng, thấp nhất là 1 tháng và cao nhất là 48,7  tháng.   3.1.1.2. Thời gian mắc bệnh: Bệnh nhân chủ yếu mắc bệnh vào  tháng 2,3,4 (46,0%). 3.1.1.3.   Tiền   sử   sản   khoa:   Tỷ   lệ   trẻ   bị   thiếu   cân   khi   sinh  (
  13. 13 3.1.1.6. Bệnh sử: Số ngày mắc bệnh trước khi vào viện trung bình   là 6,89 ngày, có 71,8% trẻ có số ngày mắc bệnh ≤ 7 ngày. Có 41,1%   đã điều trị nội trú và 26,2% điều trị ngoại trú trước khi vào viện. 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 3.1.2.1. Đặc điểm lâm sàng: ­  Có 71,8% trẻ có biểu hiện sốt  ­ 100% trẻ có ho, 39,6% chảy nước mũi và 83,7% khò khè. ­ Thở nhanh, rút lõm lồng ngực, ran ẩm ở phổi chiếm 100%;  3.1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng: ­ Nồng độ trung bình IL­6 là 28,2 ± 81,7 pg/ml, thấp nhất = 0   pg/ml, cao nhất = 500 pg/ml. ­ Nồng độ trung bình của PCT là 1,7 ± 4,2 ng/ml, giá trị thấp   nhất = 0,01 ng/ml, giá trị cao nhất = 44,0 ng/ml. ­ Giá trị hs­CRP trung bình trong nhóm nghiên cứu = 15,6 ± 31,5   mg/dl, trung vị = 4,2 mg/dl, giá trị nhỏ nhất = 0,1 mg/dl, giá trị  cao   nhất = 273 mg/dl. Biểu đồ 3.3. Tổn thương X­quang phổi (n=202) Nhận xét:  149 bệnh nhân có tổn thương đám mờ, 43 bệnh   nhân tổn thương phổi kẽ, 10 bệnh nhân tổn thương khác  ­ Nồng đồ  CRP­hs > 6 mg/l là 43,1%; Nồng độ  PCT > 0,5   ng/ml là 50,0%. ­ 19,3% suy hô hấp vừa và 8,9% suy hô hấp nặng. 3.1.2.3. Đặc điểm vi rút và vi khuẩn Phần lớn trẻ mắc RSV (36,1%), tiếp đến là cúm A (24,3%) và  Adenovirus (19,8%). Tỷ  lệ  trẻ  mắc  cúm B thấp nhất với 6,9%. 
  14. 14 Có 149 trẻ đơn nhiễm với vi rút, 53 trẻ (26,2%) có đồng nhiễm   vi khuẩn hoặc/và vi rút. Bảng 3.13. Đặc điểm đồng nhiễm (n=53) 3  1  1 VK +  1 VK +  Tổng 1 VK 2 VK Vi rút VK VR 1 VR 2 VR SL SL SL SL SL SL SL RSV 8 2 1 2 1 0 14 Cúm A 5 0 0 6 0 2 13 Adenovirus 6 0 1 3 2 0 12 Rhinovirus 7 0 0 0 3 0 10 Cúm B 4 0 0 0 0 0 4 Nhận  xét:  Trong 14 trẻ  mắc  RSV  có  đồng nhiễm,  có   8/14  trường hợp chỉ mắc đồng nhiễm 1 vi khuẩn. Trong 13 trẻ mắc   cúm A có đồng nhiễm, số lượng trẻ mắc đồng nhiễm 1 vi rút là  lớn nhất với 6/13 trường hợp.  ­ Tỷ  lệ  mắc đồng nhiễm vi khuẩn   H. influenza  là cao nhất  (45,2%),   tiếp   đến   là  K.   pneumoniae  và  P.   aeruginosa  (cùng  19,1%). Thấp nhất  là B. cepacia  và  S. aureus  (cùng 2,4% = 1  trường hợp). 3.2. Đánh giá mối liên quan giữa hs­CRP, PCT, IL­6 và lâm   sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị, căn nguyên vi rút trong  viêm phổi nặng do vi rút ở trẻ em dưới 5 tuổi. 3.2.1. Mối liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng, cận lâm   sàng với căn nguyên gây bệnh. ­ 100% trẻ có ho, triệu chứng sốt, chảy nước mũi có sự khác  biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm vi rút với p 
  15. 15 37,5%, thấp nhất  ở  nhóm Adenovirus (21,4%). Trong khi đó tổn  thương đám mờ gặp ở nhóm Adenovirus (75,0%), cúm A (66,7%)  và cúm B (70,0%), nhóm Rhinovirus (43,7%). Sự khác biệt giữa  các nhóm này có ý nghĩa thống kê (p
  16. 16 nhiễm cả vi rút và vi khuẩn, sau là nhóm chỉ đồng nhiễm vi rút,  thấp nhất là nhóm đồng nhiễm vi khuẩn.  ­ Nhóm đồng nhiễm có tỷ lệ trẻ bị sốt, tím tái cao hơn nhóm   không đồng nhiễm, có ý nghĩa thống kê (p0,05). ­ Ở nhóm bệnh nhi viêm phổi có đồng nhiễm, số lượng bạch  cầu, bạch cầu trung tính, hs­CRP và PCT lớn hơn có ý nghĩa thống  kê (p
  17. 17 ­ Có mối tương quan nghịch giữa hs­CRP và Hb, và tương  quan thuận giữa hs­CRP với số lượng bạch cầu, bạch cầu trung   tính. ­ Có mối tương quan thuận giữa PCT và số lượng bạch cầu,   bạch cầu trung tính, bạch cầu mono và hs­CRP. ­ Có mối tương quan nghịch giữa IL­6 và bạch cầu lympho,  và có mối tương quan thuận giữa IL­6 và bạch cầu trung tính,  hs­CRP và PCT. Biểu đồ 3.4. Phương trình hồi quy tuyến tính biểu diễn mối  quan hệ giữa hs­CRP và PCT Phiên giải phương trình hồi quy: “Khi nồng độ  hs­CRP tăng   thêm 1 mg/l thì nồng độ PCT tăng thêm 0,0296 ng/ml” với hệ số  tương quan trung bình r=0.3530. ­ Sự khác biệt về thời gian điều trị giữa nhóm cúm A và RSV,  Adenovirus, Rhinovirus; giữa nhóm Cúm B  và  RSV, Adenovirus,   Rhinovirus;  giữa   nhóm  RSV  và  Adenovirus;   và   giữa   nhóm  Adenovirus và Rhinovirus có ý nghĩa thống kê (p
  18. 18 giữa tử vong và không tử vong ­ Tại giá trị điểm cắt (cut­off) 2,4 ng/ml, sự phân biệt giữa tử  vong và không tử vong của IL­6 có độ nhạy 57,14% (CI 95%) và   độ đặc hiệu 88,24% (CI 95%). ­ Diện tích dưới đường cong (AUC) của IL­6 là 0,6993 với  khoảng tin cậy 95% là 0,456 – 0,942. CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm   phổi nặng do vi rút ở trẻ em dưới 5 tuổi. 4.1.1. Một số đặc điểm chung của bệnh nhi 4.1.1.1. Tuổi và giới  Kết quả  nghiên cứu cho thấy, viêm phổi nặng thường hay   mắc ở nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi. Bệnh mắc nhiều ở trẻ nam  hơn so với trẻ  nữ, tương tự nghiên cứu của Quách Ngọc Ngân  trong 196 trẻ có 48% trẻ dưới 12 tháng; tỷ lệ nam/ nữ là 1,9/1  4.1.1.2. Thời gian mắc bệnh Kết quả  nghiên cứu cho thấy bệnh gặp  ở  tất cả  các tháng  trong năm trong đó cao nhất là mùa xuân (tháng 2­4). Nghiên cứu   của Prel J.B. và cs cho thấy tình trạng viêm phổi do  Adenovirus  có xu hướng tăng khi nhiệt độ tăng lên.  4.1.1.3. Tiền sử sản khoa Suy dinh dưỡng là nguyên nhân chính của suy giảm miễn dịch.   Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng gây ra tăng trưởng kém, suy giảm  trí tuệ, và gia tăng tỷ  lệ  tử  vong và nhạy cảm với nhiễm trùng,   dẫn tới viêm phổi.  4.1.1.4. Tiền sử bệnh tật Theo Smyth A., một số bệnh đi kèm làm tăng nguy cơ  viêm  phổi do vi rút: tim bẩm sinh, dị  tật đường hô hấp. Nghiên cứu   này cho thấy, có 65,4% trẻ  không có bệnh thường mắc, trong  khi 25,7% trẻ thường mắc bệnh hô hấp.  4.1.1.5. Đặc điểm bệnh sử Ngày trung bình nằm viện kéo dài gặp ở những bệnh nhân có  
  19. 19 tình trạng đồng nhiễm. 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 4.1.2.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh Bệnh nhi viêm đường hô hấp dưới cấp tính cho thấy triệu   chứng sốt gặp ở 46,4­64,4% trong đó chủ yếu là sốt nhẹ ≤ 380C  ở tất cả các nhóm vi rút, ho gặp ở 100% bệnh nhân; trên 66,7%  bệnh nhân có biểu hiện khò khè và ít nhất 75,3% bệnh nhân có  biểu hiện viêm long đường hô hấp trên. 4.1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng ­ Đặc điểm X­quang Huijskens E.G. và cs cho thấy tổn thương phổi gặp  ở 23,8%   các trường hợp và thường biểu hiện tổn thương kẽ cả  hai bên  phổi. Hình ảnh X­quang hô hấp cho thấy, trẻ bị tổn thương đám  mờ là chủ yếu với 61,4%. Có 35,6% có tổn thương phổi kẽ.  ­ Đặc điểm xét nghiệm cận lâm sàng + Huyết sắc tố và bạch cầu Theo Ruuskanen O., cho thấy số  lượng bạch cầu  6 mg/l là 43,1%. Kết  quả này phù hợp với nghiên cứu của Đào Minh Tuấn với tỷ lệ  hs­CRP 
  20. 20 viêm phổi cấp do phế cầu khuẩn. ­ Đặc điểm nhiễm vi rút và vi khuẩn + Tỷ lệ nhiễm viêm phổi nặng theo các nhóm vi rút Những vi rút gây viêm phế  quản phổi hay gặp như  vi rút   cúm,  vi   rút  á   cúm,  vi  rút  hợp  bào  hô   hấp  (RSV),  Adenovirus,  Rhinovirus.  + Tình trạng đồng nhiễm Nghiên cứu Pavia A.T. năm 2011 trong 58 bệnh nhân xác định  được căn nguyên gây viêm phổi, có 65% bệnh nhân nhiễm trên 1   loại vi rút, đồng nhiễm vi khuẩn là 35%. 4.1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng theo các nhóm vi rút  ở những bệnh nhi mắc 1 vi rút đơn thuần 4.1.3.1. Đặc điểm nhân khẩu học 4.1.3.2. Đặc điểm lâm sàng ­ Viêm phổi do RSV D’Elia C. và cs cho rằng khò khè là một trong những triệu  chứng cơ  năng có độ  nhạy và độ  đặc hiệu cao là 85% và 65%  trong  chẩn  đoán  NTHHCT  do  RSV.  Kết  quả   nghiên  cứu   của  chúng tôi cho thấy, có 39% trẻ  nhiễm RSV bị  sốt, 89,8% trẻ  bị  khò khè.  ­ Viêm phổi do Adenovirus Viêm phế quản phổi do  Adenovirus thường cấp tính, dễ thành  dịch, tiến triển nhanh, gây ra biến chứng suy hô hấp và tử  vong.   Bệnh thường nặng và dai dẳng, số ngày nằm viện kéo dài.  ­ Viêm phổi do Rhinovirus Rhinovirus  được xác định trong 3­45% trẻ  em bị  viêm phổi   cộng đồng. Mặt khác, một số nghiên cứu cho thấy  Rhinovirus có  thể nhân lên ở nhiệt độ cơ thể và lây nhiễm cho các tế bào của  đường hô hấp dưới.  ­ Viêm phổi do cúm A, cúm B Viêm phổi  ở  bệnh nhân  cúm  có thể  nguyên phát do vi rút  hoặc thứ  phát do bội nhiễm vi khuẩn, hay gặp do  tụ  cầu, phế  cầu hoặc H. influenza. 4.1.3.3. Đặc điểm cận lâm sàng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0