![](images/graphics/blank.gif)
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương
lượt xem 2
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương" được nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh X quang, cộng hưởng từ của xẹp thân đốt sống do loãng xương; Đánh giá kết quả dài hạn của kỹ thuật tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp thân đốt sống do loãng xương và các yếu tố nguy cơ gãy tiến triển.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 HOÀNG ĐÌNH DOÃN NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH ĐỐT SỐNG QUA DA TRONG ĐIỀU TRỊ XẸP THÂN ĐỐT SỐNG TRÊN BỆNH NHÂN LOÃNG XƯƠNG Ngành: Điện quang và Y học hạt nhân Mã số: 9720111 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2024
- Công trình được hoàn thành tại: VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. PHẠM HỒNG ĐỨC 2. PGS.TS. NGUYỄN QUỐC DŨNG Phản biện 1. 2. 3. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108 Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Xẹp thân đốt sống là tình trạng phá huỷ cấu trúc xương ở thân đốt sống, gây giảm chiều cao của thân đốt với các mức độ khác nhau, cục bộ hay toàn bộ. Nguyên nhân của xẹp thân đốt sống phổ biến nhất vẫn là loãng xương. Xẹp thân đốt sống do loãng xương chiếm tỷ lệ 24-90 trường hợp trên 100.000 dân, thường gặp ở nữ giới với tỷ lệ nữ/nam là 29/8, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng có xu hướng tăng dần theo tuổi. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị xẹp thân đốt sống, phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ tổn thương và giai đoạn của bệnh. Trong đó, tạo hình đốt sống qua da là phương pháp điều trị can thiệp tối thiểu, được thực hiện bằng cách bơm cement sinh học vào thân của đốt sống bị xẹp giúp kết nối các mảnh gãy lại với nhau, làm cho thân đốt sống trở nên bền vững, qua đó làm giảm đau đớn cho người bệnh, giúp khôi phục khả năng vận động và cải thiện chất lượng của sống. Do số lượng bệnh nhân rất lớn, hiệu quả cao của phương pháp điều trị, tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều báo cáo trong nước đánh giá về hiệu quả lâu dài của điều trị và các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị nên chúng tôi nghiên cứu đề tài với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh X quang, cộng hưởng từ của xẹp thân đốt sống do loãng xương. 2. Đánh giá kết quả dài hạn của kỹ thuật tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp thân đốt sống do loãng xương và các yếu tố nguy cơ gãy tiến triển. Những đóng góp mới của luận án - Đưa ra nghiên cứu đầy đủ về tiêu chí chẩn đoán, chỉ định can thiệp, đặc điểm hình ảnh của xẹp thân đốt sống do loãng xương - Các kết quả dài hạn của phương pháp THĐSQD về khả năng chỉnh hình, giảm đau cũng như về các yếu tố liên quan đến hiệu quả dài hạn của phương pháp can thiệp. Bố cục của luận án: Luận án gồm 140 trang: Đặt vấn đề 2 trang, Tổng quan 39 trang, Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 17 trang, Kết quả nghiên cứu 40 trang, Bàn luận 41 trang, Kết luận 2 trang và Kiến nghị 1 trang, 131 tài liệu tham khảo (8 tiếng việt, 123 tiếng nước ngoài) Có 42 bảng, 3 biểu đồ, 27 hình
- 2 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Giải phẫu bệnh xẹp thân đốt sống do loãng xương Mật độ xương trong đốt sống thay đổi tùy theo từng cá nhân nhưng tăng đáng kể ở phần lớn dân số trong tuổi dậy thì và đạt đỉnh khoảng 20 – 30 tuổi, khi các đĩa tăng trưởng của trung tâm cốt hóa thứ cấp đóng lại. Sự giảm mật độ khoáng xương xuống dưới giới hạn bình thường được gọi là loãng xương. Loãng xương cũng đi kèm với sự sắp xếp lại các bè xương trong xương xốp. Sự giảm mật độ khoáng của xương và sự sắp xếp lại các bè xương dẫn đến mất tính đàn hồi của xương và tăng độ giòn của xương làm tăng khả năng gãy xương đốt sống. 1.2. Nguyên nhân và hậu quả của gãy xẹp thân đốt sống 1.2.1. Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân gây xẹp thân đốt sống như: chấn thương cột sống, loãng xương, các khối u di căn thân đốt sống, đa u tủy xương... trong đó xẹp thân đốt sống do loãng xương là nguyên nhân phổ biến nhất. Theo tổ chức y tế thể giới (World Health Organization: WHO): loãng xương là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa của xương trong đó mật độ khoáng của xương sụt giảm, cấu trúc vi thể của xương suy yếu dẫn tới làm tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương xảy ra khi tốc độ hủy xương diễn ra nhanh hơn tốc độ tái tạo xương, gây giảm mật độ xương hay mất xương, giảm mật độ xương thường xảy ra khi cơ thế già đi. 1.2.2. Hậu quả của xẹp thân đốt sống do loãng xương Ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng chất lượng cuộc sống bị giảm sút ở những NB bị xẹp thân đốt sống. Mất hoặc suy giảm chức năng vận động ở NB xẹp thân đốt sống cao hơn đáng kể so với gãy xương chậu. NB bị xẹp thân đốt sống thường gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như đi lại, tắm rửa, mặc quần áo, leo cầu thang,... Ngoài ra, xẹp thân đốt sống thường liên quan đến đau lưng mạn tính, hạn chế khả năng vận động của cột sống, giảm chức năng hô hấp. 1.3. Chẩn đoán xẹp thân đốt sống 1.3.1. Triệu chứng lâm sàng Các triệu chứng cơ bản của xẹp thân đốt sống là đau lưng khởi phát đột ngột, cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi đứng hoặc đi bộ, nằm nghỉ có thể giảm đau. Đi cùng với triệu chứng đau là tình trạng hạn chế vận động cột sống, giảm chiều cao, biến dạng. Một số trường hợp xẹp thân đốt sống không có triệu chứng đau, tuy nhiên ngay cả khi không có triệu chứng đau, các NB cao tuổi (đặc biệt là phụ nữ) có thể đã xảy ra xẹp thân đốt sống khi có các triệu chứng khác như: giảm chiều cao, giảm tầm vận
- 3 động của cột sống hoặc biến dạng cột sống (độ gù cột sống tăng 15o). Cơn đau do xẹp thân đốt sống do loãng xương thường kéo dài khoảng 4 đến 6 tuần. 1.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng Các dấu hiệu X-quang của xẹp thân đốt sống do loãng xương bao gồm: - Mất đồng nhất giữa các đốt sống liền kề. - Mất tính song song giữa các bản sống liền kề. - Mất liên tục vỏ xương thân đốt sống - Biến dạng vỏ xương đốt sống, đặc biệt là ở tường trước. CLVT có độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán xẹp thân đốt sống tương ứng là 100 và 97% cũng như có thể phát hiện những tổn thương nhỏ mà trên X-quang thường quy không phát hiện được, vì vậy chụp CLVT cột sống có thể được yêu cầu khi lâm sàng nghi ngờ xẹp thân đốt sống khi X-quang thường quy không phát hiện được bất thường Chụp CHT có độ nhạy 100% trong việc phát hiện chấn thương cột sống cũng như đánh giá xẹp thân đốt sống. CHT có độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng lên tới 82 và 98% để phân biệt xẹp thân đốt sống do loãng xương với các loại gãy xương khác. Tổn thương xẹp thân đốt sống giai đoạn cấp hay bán cấp là giai đoạn có phù tủy xương: giảm tín hiệu trên chuỗi xung T1W, tăng tín hiệu trên chuỗi xung T2W và STIR, có thể thấy đường vỡ xương là dải giảm tín hiệu trên các chuỗi xung nằm trong vùng phù tủy xương. Tổn thương xẹp thân đốt sống giai đoạn muộn thường đồng tín hiệu với tủy xương bình thường trên các chuỗi xung. Phân độ xẹp thân đốt sống do loãng xương được phân loại theo Hiệp hội Chấn thương và Chỉnh hình Đức (German Society for Orthopaedics and Trauma – DGOU) - Độ 1: Xẹp thân đốt sống vững. Không có biến dạng đốt sống (chỉ phù tủy xương trên CHT). Chụp X-quang và CLVT không thấy biến dạng đốt sống. - Độ 2: Chỉ xẹp bản trên thân đốt sống. Đẩy lồi thành sau (dưới 1/5 chiều cao tường sau). - Độ 3: Xẹp thân đốt sống có thể mất vững. Biến dạng thân đốt sống với tổn thương rõ rệt ở tường sau (trên 1/5 chiều cao tường sau). - Độ 4: Xẹp thân đốt sống mất vững. Mất nguyên vẹn vỏ xương, xẹp thân đốt sống hình chêm, tổn thương cả tường trước và tường sau. Thường thấy khí trong thân đốt sống.
- 4 - Độ 5: Xẹp thân đốt sống mất vững: Xẹp thân đốt sống do xoay hoặc kèm trượt thân đốt sống. Tổn thương thường phối hợp tường trước và phức hợp xương và dây chằng phía sau. Xạ hình cột sống có thể giúp phát hiện tổn thương di căn ở vị trí khác với độ nhạy cao, nhưng độ đặc hiệu thấp do không thể phân biệt được vùng tăng hoạt độ phóng xạ là tổn thương di căn hay chỉ là tổn thương viêm[29]. Đo mật độ xương của cột sống là phương pháp xác định loãng xương dựa trên phân loại của tổ chức y tế thế giới (World Health Organization - WHO). - Bình thường: T - score ≥ -1,0 - Thiểu xương: T - score trong khoảng -1,0 đến -2,5 - Loãng xương: T - score ≤ -2,5 - Loãng xương nặng hoặc đã xác định: T - score ≤ -2,5 kèm theo đã chẩn đoán gãy xương 1.4. Các phương pháp điều trị xẹp thân đốt sống 1.4.1. Điều trị bảo tồn 1.4.1.1. Điều trị nội khoa Điều trị nội khoa là lựa chọn đầu tiên đối với các trường hợp xẹp thân đốt sống, bao gồm các biện pháp: nghỉ ngơi, cố định ngoài, dùng thuốc giảm đau. Song song với đó là các thuốc điều trị nguyên nhân nếu xẹp thân đốt sống là do loãng xương, bao gồm các thuốc chống hủy xương và thuốc tăng tạo xương phối hợp với bổ sung canxi và vitamin D. 1.4.1.2. Nẹp chỉnh hình cột sống 1.4.1.3. Vật lý trị liệu 1.4.2. Điều trị phẫu thuật Chỉ định phẫu thuật được áp dụng cho những NB khi không thể can thiệp THĐSQD như có xẹp thân đốt sống mất vững, điều trị nội khoa thất bại, đặc biệt vùng bản lề ngực – thắt lưng, có triệu chứng lâm sàng (các biến chứng thần kinh), gãy xẹp thân đốt sống không liền (hoại tử do thiếu máu cục bộ trong đốt sống) và biến dạng cột sống tiến triển. 1.4.3. Tạo hình đốt sống qua da (Percutaneous vertebroplasty) Kĩ thuật tạo hình đốt sống qua da được tiến hành theo Quyết định số: 25/QĐ-BYTngày 03/01/2014 về việc ban hành tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp do Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành lần lượt qua các bước như sau Bước 1: Chuẩn bị NB. Bước 2: Định vị đốt sống cần điều trị trên màn hình tăng sáng.
- 5 Bước 3: Chọc đốt sống. Bước 4: Bơm cement vào thân đốt sống. Bước 5: Rút kim. Kỹ thuật hạn chế biến chứng - Chọn đường xuyên cuống ở cột sống thắt lưng và chọn điểm nối xương sườn ở cột sống ngực. - Tối ưu hóa độ cản quang của cement bằng cách làm theo khuyến nghị tỷ lệ polyme bột và polyme lỏng. - Xác định độ nhớt cement tối ưu trước khi bơm. - Nếu xảy ra rò rỉ cement, nên tạm dừng quy trình và đánh giá triệu chứng lâm sàng và hình ảnh[47]. 1.4.4. Tạo hình đốt sống qua da với bóng (Kyphoplasty) Phương pháp này sẽ sử dụng một quả bóng đưa và đốt sống bị xẹp, dưới áp lực của quả bóng khi được bơm căng thì đốt sống được phồng lên - trả lại phần nào chiều cao thân đốt, khoảng trống được quả bóng tạo ra sẽ được cement bơm vào lấp đầy. 1.5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước 1.5.1. Các nghiên cứu nước ngoài Thử nghiệm Đánh giá Giảm gãy xương (Fracture Reduction Evaluation - FREE) từ đầu năm 2009 là thử nghiệm ngẫu nhiễn có đối chứng, đa trung tâm so sánh THĐSQD có bóng với quản lý nội khoa điều trị xẹp thân đốt sống với 300 NB được đánh giá. Sau 1 tháng, so sánh bằng thang điểm đánh giá chất lượng cuộc sống SF-36 cho thấy nhóm NB THĐSQD cải thiện hơn so với nhóm điều trị nội khoa (chênh lệch 5,2 điểm; CI 95%, 2,9–7,4; P < 0,001). Những cải thiện này duy trì sau 6 tháng can thiệp. NB ở nhóm THĐSQD không bị hạn chế hoạt động và nghỉ ngơi tại giường. Năm 2011, Farrokhi và cộng sự đã công bố một thử nghiệm ngẫu nhiễn có đối chứng khác về THĐSQD so với điều trị nội khoa đối với xẹp thân đốt sống do loãng xương. Trong 82 NB đưa vào nghiên cứu (40NB THĐSQD và 42 NB điều trị nội khoa). Điểm VAS sau 1 tuần giảm ở nhóm THĐSQD nhiều hơn so với điều trị nội khoa 3,1 điểm (p < 0,001) và cải thiện các thước đo về chất lượng cuộc sống. Tất cả NB trong nhóm THĐSQD đều có thể đi lại được sau 24 giờ. Năm 2018, nghiên cứu của tác giả Xiao-Hua Zuo trên 18 nghiên cứu so sánh hiệu quả giữa các phương pháp điều trị ở nhóm BN xẹp đốt sống do loãng xương THĐSQD có ưu thế nhất trong trường hợp gãy xẹp thân đốt sống do loãng xương cấp tính / bán cấp trong thời gian ngắn. NB xếp
- 6 hạng xác suất cao hơn PKP và PVP trên OVCF cấp tính / bán cấp trong ngắn hạn và dài hạn, tương ứng. Năm 2022, nghiên cứu của tác giả Nimesh Patel đã so sánh THĐSQD ở nhóm BN có sử dụng bóng và không sử dụng bóng, tập trung vào kết quả chính của phục hồi chiều cao và kết quả thứ cấp của giảm đau và chức năng. Tổng cộng có 33 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã được đưa vào; 20 nghiên cứu đánh giá hiệu quả đối với THĐSQD có sử dụng bóng và 7 nghiên cứu đánh giá ở nhóm không sử dụng bóng và 6 nghiên cứu so sánh hiệu quả giữa hai phương pháp cho thấy: cả hai phương pháp điều trị đều giúp phục hồi chiều cao đốt sống và cho thấy lợi ích trong việc giảm đau và cải thiện chức năng sống của người bệnh Năm 2024, nghiên cứu của tác giả Dongdong Shi trên 68 bệnh nhân ở 92 thân đốt sống đã được THĐSQD đơn cuống với thời gian theo dõi trung bình là 15,41 ± 3,74 tháng. Điểm VAS trung bình trước can thiệp là 8,08 ± 0,79, giảm đáng kể xuống 2,25 ± 0,71 sau 24 giờ và ổn định ở mức 1,58 ± 0,51 tại thời điểm theo dõi cuối cùng. Thang điểm ODI cải thiện đáng kể so với mức trung bình trước can thiệp là 67,75±7,91 xuống còn 19,74 ± 2,90 sau phẫu thuật và được duy trì ở mức thấp là 28,00 ± 4,89 ở lần đánh giá cuối cùng. Trên phim X quang cho thấy những thay đổi của góc Cobb và chiều cao thân đốt sống có ý nghĩa thống kê sau thủ thuật 1.5.2. Các nghiên cứu trong nước Đàm Thùy Trang (2013) là một trong những nghiên cứu được thực hiện sớm trong nước đánh giá hiệu quả của phương pháp THĐSQD điều trị xẹp thân đốt sống do loãng xương trên 18 NB cho thấy điểm đau VAS sau 1 ngày giảm trung bình 4,8 điểm và theo dõi cho đến thời gian 3 tháng sau can thiệp giảm 2,2 điểm; thang điểm đánh giá chỉ số khuyết tật (Roland-Morris Disability Questionnaire – RDQ) giảm còn 8,87 điểm sau 3 tháng. Tuy nhiên số lượng NB còn ít và thời gian theo dõi còn ngắn. Đỗ Mạnh Hùng (2018) đã nghiên cứu phương pháp THĐSQD có sử dụng bóng điều trị 73 NB cho thấy Hiệu quả giảm đau qua thang điểm VAS cải thiện có ý nghĩa sau bơm với p < 0.001. Trung bình VAS trước bơm, sau bơm 3 tháng, 12 tháng, 24 tháng lần lượt là 8,4; 1,9; 1,4; 1,2. Đánh giá chất lượng cuộc sống qua thang điểm MacNab sau 24 tháng: 57,5% kết quả rất tốt, 39,8% kết quả tốt, 2,7% kết quả trung bình. Tác giả chưa đánh giá về các yếu tố nguy cơ xẹp đốt sống thứ phát.
- 7 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu là những NB được chẩn đoán xẹp thân đốt sống do loãng xương giai đoạn cấp, được điều trị bằng phương pháp tạo hình đốt sống qua da dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền tại Bệnh viện Hữu Nghị, được theo dõi bằng hình ảnh X-quang cột sống trước và sau can thiệp, với thời gian thu thập số liệu từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2023. 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh - Những trường hợp NB đau đốt sống khu trú cấp tính sau ngã, sau sang chấn cột sống, đau cột sống khu trú cấp tính không rõ căn nguyên chấn thương với thang điểm VAS ≥ 5 và không đáp ứng với điều trị nội khoa sau 3 tuần. - NB không có biểu hiện liệt chi, không bị rối loạn cơ tròn - NB được chụp CHT cột sống có hình ảnh phù tủy xương và xẹp thân đốt sống. - NB được đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA và được chẩn đoán là loãng xương hoặc thiếu xương. - NB được chụp X-quang cột sống thẳng, nghiêng trước can thiệp - Tất cả các NB đều được điều trị bằng phương pháp tạo hình đốt sống qua da không có bóng hỗ trợ dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền. - NB được đánh giá lâm sàng và chụp kiểm tra X-quang cột sống thẳng nghiêng sau can thiệp - NB có hồ sơ bệnh án đầy đủ thông tin đáp ứng các chỉ tiêu nghiên cứu 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ - người bệnh đang bị mắc các bệnh nhiễm trùng tiến triển - Những trường hợp xẹp thân đốt sống không do nguyên nhân loãng xương như nhiễm trùng, khối u, viêm lao cột sống - Xẹp thân đốt sống cũ, không có hình ảnh phù tủy xương trên CHT - Các trường hợp gãy xẹp thân đốt sống mất vững hoặc có chèn ép tuỷ sống có chỉ định phẫu thuật giải ép - NB đã có phẫu thuật cố định cột sống hoặc THĐSQD tại đốt sống xẹp trước đó. - Những trường hợp NB có rối loạn đông máu không kiểm soát
- 8 - Những trường hợp tổn thương có mảnh vỡ rời tại tường sau đốt sống có kèm theo liệt hoặc không liệt - NB bị dị ứng các thành phần của cement - NB không được theo dõi sau điều trị. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu theo dõi dọc kết hợp hồi cứu và tiến cứu không nhóm chứng. 2.5. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá lâm sàng: đặc điểm tuổi, giới, triệu chứng lâm sàng của người bệnh - Đánh giá cận lâm sàng: đặc điểm X quang, cộng hưởng từ, mật độ xương - Đánh giá kết quả phương pháp THĐSQD không có bóng và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dài hạn. 2.6. Thu thập và xử lý số liệu Thu thập số liệu qua qua hồ sơ bệnh án, hình ảnh chụp được lưu trữ trên hệ thống Pacs (INFINITT). Các biến số nghiên cứu được thu thập bằng biểu mẫu nghiên cứu, lưu trữ trên Excel, các biến định tính và định lượng được mã hóa số liệu theo chủ đề và mục tiêu nghiên cứu. Phân tích được thực hiện bằng cách sử dụng SPSS phiên bản 20.0. Các biến định lượng trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn (mean±SD) và nhỏ nhất-lớn nhất (min-max). Kiểm định tham số cho hai nhóm bằng Independent sample t-test và Paired sample t test, tương quan Pearson và trên 2 nhóm bằng One-way ANOVA test. Tỷ lệ các biến chứng liên quan đến thủ thuật được ước lượng với khoảng tin cậy 95% (CI). Các yếu tố nguy cơ gãy xương đốt sống liền kề sau tạo hình đốt sống được phân tích bằng các mô hình hồi quy hậu đa biến Binary logistic. Ý nghĩa thống kê được xác định ở mức p
- 9 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung NB nữ chiếm phần lớn với tỷ lệ 56,7%. Độ tuổi trung bình của nhóm NB nghiên cứu là 78,3 ± 9,0 với nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là trên 80 tuổi chiếm 52%, nhóm tuổi có tỷ lệ thấp nhất là dưới 60 tuổi với 2,7%. Chiều cao và cân nặng trung bình chung của nhóm nghiên cứu lần lượt là 156,4 ± 6,9cm và 51,8 ± 8,5 kg, hai chỉ số này ở nhóm NB nam cao hơn nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
- 10 giữa và sau đều có ý nghĩa thống kê với p 0,05. Trong nhóm nghiên cứu, điểm T – score trung bình là -3,4 ± 1,0. 3.4. Kỹ thuật can thiệp Trong nhóm nghiên cứu, phần lớn NB được can thiệp tại đốt sống vị trí bản lề ngực – thắt lưng (T11-L1) với 115 đốt sống (61,8%), đốt sống ngực (T3-T10) được can thiệp chiếm tỷ lệ ít nhất với 10 đốt sống (5,4%). Phần lớn các đốt sống được can thiệp đều sử dụng kỹ thuật trong cuống trên 185 đốt sống (99,5%), 1 đốt sống được sử dụng kỹ thuật chọc cạnh cuống do vỡ cuống sống trong khi can thiệp. Chủ yếu lượng cement được bơm trên 5ml chiếm 140 đốt sống (75,3%) với trung bình lượng cement được bơm cho mỗi thân đốt sống là 6,5 ± 1,3ml. Trong nhóm nghiên cứu, phần lớn NB được can thiệp có lượng cement phân bố tiếp xúc được ít nhất bờ trên hoặc bờ dưới thân đốt sống chiếm 104 đốt sống (55,9%). Hình thái phân bố đốt sống chiếm diện tích cả vùng của thân đốt sống (dạng 1) chiếm tỷ lệ cao nhất gồm 52 đốt sống (28,0%) và dạng ít nhất là dạng phân bố ở hai bên thân đốt sống (dạng 3) với 17 đốt sống (9,1%). Trong nhóm nghiên cứu, phần lớn NB được can thiệp 1 đốt sống chiếm 125 NB (83,3%) (Hình 3.1), số NB can thiệp 4 đốt chiếm tỷ lệ thấp nhất gồm 2 NB (1,3%). Trong nhóm nghiên cứu, có tổng cộng 37 thân đốt sống (19,9%) trong quá trình bơm cement có biến chứng. Trong đó rò vào cạnh thân đốt sống chiếm tỷ lệ cao nhất là 7,5%, sau đó là rò vào đĩa đệm (Hình 3.2) với tỷ lệ 6,5%. 1 đốt sống (0,5%) trong quá trình bơm có rò vào lỗ tiếp hợp và 1 đốt sống (0,5%) trong quá trình bơm có rò cement vào ống sống, tuy nhiên không có triệu chứng lâm sàng. 3.5. Đánh giá kết quả điều trị 3.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phục hồi chiều cao của đốt sống ngay sau can thiệp
- 11 Bảng 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phục hồi chiều cao của đốt sống ngay sau can thiệp (n = 186) Phục hồi chiều cao, % Các yếu tố liên quan p Min-Max Mean±SD 3,44 – Độ 1 9,42 ± 3,61 Phân độ 18,45 Genant 5,42 – Độ 2 13,23 ± 5,01 < 0,001 a (tương đồng 24,89 với DGOU) 7,70 – Độ 3 21,81 ± 7,38 46,97 12,62 – Ngực 25,20 ± 10,89 46,97 Vùng đốt 3,44 – sống can Bản lề 16,14 ± 7,01 0,001 a 37,65 thiệp Thắt 5,66 – 17,02 ± 7,67 lưng 36,64 3,44 – Nam 15,60 ± 7,22 35,32 Giới 0,037 b 5,42 – Nữ 17,99 ± 8,00 46,97 Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy hiệu quả của phương pháp can thiệp tốt hơn ở nhóm xẹp mức độ nặng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Điều này cho thấy đốt sống xẹp càng nặng thì khả năng khôi phục chiều cao càng tốt hơn. Hiệu quả của phương pháp can thiệp tốt hơn ở ở vùng cột sống ngực hơn so với vùng bản lề cũng như vùng thắt lưng, có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
- 12 3.5.2. Kết quả tỷ lệ phục hồi chiều cao thân đốt sống Bảng 3.2. Kết quả phục hồi chiều cao đốt sống sau can thiệp (%) Hiệu quả Theo dõi sau Mean±SD n CT Ít Tốt Rất tốt (Min-Max) n(%) n(%) n(%) 36 90 60 16,96 ± 7,74 Ngay sau CT 186 (19,4) (48,4) (32,3) (3,44 – 46,97) Sau CT 1 48 74 34 14,76 ± 7,40 156 năm (30,8) (47,4) (21,8) (1,92 – 45,27) Sau CT 2 33 10 12,82 ± 6,99 74 31(41,9) năm (44,6) (13,5) (1,63 – 31,93) Sau CT 3 13 7,61 ± 8,73 20 5 (25,0) 2 (10,0) năm (65,0) (-3,38 – 28,26) Sau CT 4 14 6,66 ± 5,71 19 4 (21,1) 1 (5,3) năm (73,7) (-2,72 – 21,57) Sau CT ≥ 5 9,0 ± 6,27 12 6 (50,0) 6 (50,0) 0 năm (-0,42 – 19,44) Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu, ngay sau can thiệp có số NB đạt hiệu quả rất tốt cao với 60 NB (32,3%), tỷ lệ này giảm dần xuống sau 2 năm theo dõi còn 10 NB (13,5%) và sau 4 năm không còn NB nào đạt hiệu quả rất tốt. Nhóm đạt hiệu quả tốt chiếm tỷ lệ cao nhất với 90 NB (48,4) trước can thiệp, giảm dần xuống sau 2 năm theo dõi còn 31 NB (41,9%) và sau 5 năm còn 6 NB (50%). Chiều cao trung bình của thân đốt sống phục hồi sau can thiệp là 16,96 ± 7,74%, kết quả giảm dần sau 2 năm còn 12,82 ± 6,99% và sau 5 năm là 9,0 ± 6,27%.
- 13 3.5.3. Khả năng duy trì mức độ phục hồi chiều cao đốt sống theo dạng phân bố cement Bảng 3.3. Khả năng duy trì mức độ phục hồi chiều cao đốt sống theo dạng phân bố cement (%) Mức độ phục Dạng phân bố Cement hồi chiều cao n Dạng A Dạng B p* sau can thiệp (Mean±SD) (Mean±SD) (CT) Ngay sau CT 186 16,96 ± 6,89 16,96 ± 8,40 0,997 Sau 1 năm 156 14,92 ± 7,06 14,63 ± 7,69 0,806 Sau CT 2 năm 74 14,11 ± 6,79 12,0 ± 7,07 0,208 Sau CT 3 năm 20 12,26 ± 7,05 4,5 ± 8,58 0,049 Sau CT 4 năm 19 6,35 ± 3,73 6,80 ± 6,56 0,878 Sau CT ≥5 10,23 ± 7,78 ± 12 0,526 năm 6,92 5,93 Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu, với dạng cement tiếp xúc với 2 bản sống cho thấy chiều cao trung bình tốt hơn so với dạng tiếp xúc với 1 bản sống trong hầu hết nhóm NB qua các mốc thời gian theo dõi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê sau 3 năm can thiệp. 3.5.4. Kết quả chỉnh hình các độ xẹp đốt sống được theo dõi sau can thiệp trên X-quang Bảng 3.4. Kết quả phục hồi góc gù, góc xẹp, góc Cobb cột sống ngay sau can thiệp (n=186) Mức độ phục hồi, (Mean±SD) Các yếu tố liên quan Góc xẹp Góc gù Góc Cobb Độ 1 4,93 ± 3,63 4,51 ± 2,64 7,12 ± 7,08 Phân loại Độ 2 6,01 ± 3,59 6,05 ± 3,60 8,00 ± 5,83 Genant Độ 3 6,27 ± 3,27 7,03 ± 4,14 7,25 ± 3,80 p 0,363a 0,031a 0,606a Ngực 4,54 ± 3,89 6,11 ± 3,63 7,14 ± 2,64 Vùng ĐS Bản lề 6,41 ± 3,44 6,82 ± 4,09 7,40 ± 4,30 can thiệp Thắt lưng 5,60 ± 3,33 5,60 ± 3,32 8,00 ± 6,65 p 0,110a 0,132a 0,732a
- 14 Nam 6,44 ± 3,63 6,83 ± 3,93 7,46 ± 5,34 Giới Nữ 5,73 ± 3,29 6,05 ± 3,78 7,67 ± 4,92 p 0,165b 0,175b 0,778b Nhận xét: Ngay sau can thiệp, chỉ có góc gù có cải thiện theo phân loại Genant (p 0,05). Trong nhóm NB xẹp thân đốt sống thứ phát cho thấy mật độ xương giảm gây tăng tỷ lệ xẹp thân đốt sống thứ phát có ý nghĩa thống kê với OR = 0,516 (p = 0,002). Rò cement vào đĩa đệm cũng gây tăng tỷ lệ xẹp thân đốt sống thứ phát, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê với OR = 2,375 (p = 0,185). Nhóm NB dùng thuốc chống loãng xương thường xuyên gây giảm tỷ lệ xẹp thân đốt sống thứ phát với OR = 0,398, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 1,09). Nhóm có tiền sử sử dụng corticoid có tỷ lệ xẹp thân đốt sống thứ phát cao hơn nhóm không sử dụng với OR = 3,051 lần, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- 15 Bảng 3.6. Mối liên quan giữa sử dụng thuốc chống loãng xương và xẹp thân đốt sống thứ phát (n = 150) Xẹp thân đốt sống thứ phát p* Có Không 4 36 Dùng thuốc chống Có (2,7) (24,0) loãng xương 0,076 24 86 thường xuyên Không (16,0) (57,3) Nhận xét: Trong nhóm BN được theo dõi có 4 NB xẹp thân đốt sống thứ phát có điều trị thuốc chống loãng xương thường xuyên và 24 NB (16,0%) không sử dụng thuốc chống loãng xương thường xuyên, sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 3.5.6 Kết quả lâm sàng theo dõi sau can thiệp 7 6.05 6 5 4 3.27 3 2 1.23 1.12 0.81 0.71 0.61 0.7 1 0 VAS VAS VAS VAS VAS VAS VAS VAS trước trước sau 6 sau 1 sau 2 sau 3 sau 4 sau 5 bơm (1) khi ra tháng năm (4) năm (5) năm (6) năm (7) năm (8) viện (2) (3) p1,2 < 0,001 p1,3 < 0,001 p1,4 < 0,001 p1,5 < 0,001 p1,6 < 0,001 p1,7 < 0,001 p1,8 < 0,001 Biểu đồ 3.1. Sự thay đổi điểm đau của NB sau can thiệp.
- 16 Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu, với điểm đau của NB giảm dần sau can thiệp với VAS trước can thiệp là 6,05 ± 1,15, VAS trước khi ra viện là 3,27 ± 1,40, VAS sau can thiệp 6 tháng là 1,23 ± 1,58, VAS sau can thiệp 1 năm là 1,12 ± 1,63 và VAS sau can thiệp 2 năm là 0,81 ± 1,44, sau 3 năm là 0,71 ± 1,11, sau 4 năm là 0,61 ± 0,89 và từ 5 năm là 0,70 ± 0,91. Trong đó, điểm đau của các thời điểm theo dõi sau can thiệp đều khác biệt so với trước can thiệp có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 3.5.7. Đánh giá hiệu quả can thiệp dựa trên thang điểm ODI Bảng 3.7. So sánh tỷ lệ mất chức năng được đo bằng thang ODI Mất chức năng, n(%) Theo dõi Rất sau can Vừa Nhiều Hoàn n Ít nhiều thiệp (21- (41- toàn (0-20%) (61- (CT) 40%) 60%) (>80%) 80%) 11 110 Trước CT 150 0 24 (16) 5 (3,3) (7,) (73,3) Trước ra 99 15 150 36 (24) 0 0 viện (66) (10) Dưới 1 112 30 150 8 (5,3) 0 0 năm (74,7) (20) Sau 1 62 149 81(54,5) 6 (4,1) 0 0 năm (41,6) Sau 2 79 59 147 9 (6,1) 0 0 năm (53,7) (40,1) Sau 3 76 58 13 147 0 0 năm (51,7) (39,6) (8,8) Sau 4 72 60 15 147 0 0 năm (49,0) (40,8) (10,2) Sau 5 67 61 17 145 0 0 năm (46,2) (42,1) (11,7) Nhận xét: Trong nhóm NB trước khi can thiệp, chủ yếu ở nhóm mất chức năng nhiều gồm 110 NB (73,3%), sau can thiệp tỷ lệ mất chức năng nhiều đã giảm còn 15 NB (10%). Trước khi ra viện, tỷ lệ mất chức năng vừa chiếm chủ yếu gồm 99 NB (66%). Trong thời gian theo dõi NB, chủ yếu NB duy trì ở mức mất chức năng ít với nhóm dưới 1 năm gồm 112 NB (74,7%) giảm dần đến nhóm sau 5 năm còn 46,2%.
- 17 Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm lâm sàng Điểm VAS trung bình trước can thiệp là 6,1 ± 1,2. Phần lớn NB nằm trong nhóm đau nhiều với điểm VAS 7-8 chiếm 94 NB (62,7%). Tất cả NB nhập viện với dấu hiệu đau cột sống tỷ lệ 100%. Triệu chứng thường gặp thứ hai là co cơ cạnh sống với tỷ lệ 31,3%. NB vào viện do các biến chứng thần kinh gồm: tê bì chi dưới 8 NB (5,3%); hạn chế hô hấp 2 NB (1,3%). Các nghiên cứu đã cho thấy xẹp thân đốt sống xương đốt sống có triệu chứng và không có triệu chứng đều liên quan đến việc tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong. Các triệu chứng do xẹp thân đốt sống gây ra bao gồm giảm chức năng thể chất và hạn chế giao tiếp xã hội, có tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống chung của NB. 4.2. Đặc điểm hình ảnh của tổn thương gãy xẹp thân đốt sống trước can thiệp 4.2.1. Đặc điểm tổn thương thân đốt sống trên CHT trước can thiệp 247 đốt sống tổn thương cấp và mạn, trong đó có 60% NB xẹp 1 thân đốt sống, không có NB nào xẹp trên 4 đốt sống. Các đốt sống vùng bản lề bị xẹp có tới 147 ĐS (59,5%); tuy nhiên xẹp có số lượng cao nhất là T12, L1 và L2 gồm 181 ĐS, chiếm 73,3%; trong đó xẹp thân đốt sống cấp (mới) chiếm tổng cộng là 140 ĐS (75,3%). Theo bảng 3.7, có 186 thân đốt sống tổn thương cấp, chủ yếu tổn thương 1 đốt sống với tỷ lệ 83,3%. Nghiên cứu của Cristina E Firanescu (2018) trên 180 NB được THĐSQD không có bóng, là thử nghiệm ngẫu nhiễn có đối chứng với giả dược với tỷ lệ can thiệp các NB xẹp 1 đốt sống, 2 đốt sống và 3 đốt sống lần lượt là 78%, 17% và 6%. Các nghiên cứu đều tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi với tỷ lệ xẹp 1 đốt sống cao nhất, tuy nhiên tỷ lệ NB xẹp 1 đốt sống được can thiệp của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu còn lại có thể do độ tuổi của NB trong nhóm nghiên cứu cao hơn (78,3 ± 9,0 tuổi) và trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 61/247 đốt sống là tổn thương xẹp cũ, các tổn thương xẹp đốt sống cũ này dự báo nguy cơ gây xẹp các đốt sống mới cao. 4.2.2. Đặc điểm tổn thương thân đốt sống cấp trên X quang trước can thiệp Chiều cao tường giữa bị ảnh hưởng nhiều nhất với chiều cao trung bình là 1,61 ± 0,37cm, tường sau ít bị ảnh hưởng nhất với chiều cao trung bình là 2,47 ± 0,37cm. Góc Cobb thay đổi nhiều nhất với trung bình là 13,62 ± 7,710, góc xẹp thân đốt sống thay đổi ít nhất với trung bình là
- 18 12,02 ± 5,630 Trong nghiên cứu của Đỗ Mạnh Hùng (2018)[6] có tỷ lệ xẹp độ 1, độ 2 và độ 3 theo phân loại của Genant lần lượt là 26,8%, 48,8% và 24,4%. Nghiên cứu của tác giả Hoàng Chí Thành trên 45 NB với độ tuổi trung bình là 67,2 tuổi và xẹp hình chêm chiếm phần lớn gồm 73,2%[8]. Nghiên cứu của tác giả Dongdong Shi (2024) trên 94 thân đốt sống được can thiệp ở 68 NB loãng xương với độ tuổi trung bình 70,1 ± 55,6 tuổi cho thấy góc Cobb trước can thiệp là 17,7 ± 4,1o và chiều cao trung bình trước can thiệp của thân đốt sống là 19,1 ± 4,6mm. Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của tác giả Dongdong Shi với nhóm NB xẹp nặng tỷ lệ cao và chiều cao thân đốt sống nhỏ hơn và các góc đo của thân đốt sống lớn hơn của các nghiên cứu khác trong nước do đặc thù nghiên cứu thực hiện ở cơ sở có độ tuổi trung bình, mức độ loãng xương cao hơn so với các nghiên cứu trong nước. 4.2.3. Đánh giá mật độ xương Điểm T – score trung bình là -3,4 ± 1,0. Nghiên cứu của tác giả C.A.H. Klazen (2010) là nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng so sánh THĐSQD không có bóng với liệu pháp bảo tồn ở 202 NB cho thấy điểm T – score trung bình ở nhóm THĐSQD là -3,0 ± 1,17. Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với các tác giả khác về mật độ xương ban đầu của nhóm đối tượng nghiên cứu do các nhóm nghiên cứu đều có độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu tương đương nhau gồm các NB lớn tuổi. 4.3. Kỹ thuật can thiệp 4.3.1. Kỹ thuật bơm cement không hỗ trợ bóng Phần lớn NB được can thiệp tại đốt sống vị trí bản lề ngực – thắt lưng với 115 đốt sống (61,8%), đốt sống ngực được can thiệp chiếm tỷ lệ ít nhất với 10 đốt sống (5,4%). Có 125 NB (83,3%) được can thiệp 1 đốt, 17 NB (11,3%)được can thiệp 2 đốt, 7 NB (4,7%) được can thiệp 3 đốt và 2 NB (1,3%) được can thiệp 4 đốt. Nghiên cứu của tác giả Alan C Wang (2018) với 19 NB xẹp thân đốt sống đã được THĐSQD có bóng từ 4 đốt sống trở lên cho kết quả không quan sát thấy biến chứng gây mê sau can thiệp cũng như không gặp các biến chứng nhiễm trùng, mất máu nhiều, rò rỉ cement có triệu chứng, tràn khí màng phổi hoặc thiếu máu mới khởi phát. Năm NB bị xẹp thân đốt sống thứ phát trong vòng trung bình 278 ngày sau phẫu thuật. Một NB bị ung thư di căn bị tắc mạch phổi hai bên 19 ngày sau phẫu thuật, nhưng không tìm thấy bằng chứng về cement trong mạch máu phổi. Nghiên cứu của tác giả cho thấy THĐSQD khi thực hiện trên 4 đốt sống trở lên không làm tăng nguy cơ đối với NB và nó có thể làm giảm những rủi ro không cần thiết liên quan đến số lần
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p |
403 |
51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p |
323 |
18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p |
368 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p |
424 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p |
428 |
16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p |
291 |
12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p |
359 |
11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p |
317 |
9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p |
233 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p |
285 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p |
351 |
8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p |
311 |
6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p |
266 |
5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p |
147 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p |
262 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p |
138 |
4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p |
162 |
3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p |
304 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)