Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả giảm đau đường ngoài màng cứng do bệnh nhân tự điều khiển bằng ropivacain hoặc bupivacain phối hợp fentanyl sau phẫu thuật thay khớp háng ở người cao tuổi
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm so sánh hiệu quả giảm đau và ức chế vận động của hỗn hợp ropivacain 0,1% - fentanyl 1 mcg/ml với bupivacain 0,1% -fentanyl 1 mcg/ml trong giảm đau đường ngoài màng cứng do bệnh nhân tự điều khiển sau phẫu thuật thay khớp háng ở người cao tuổi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả giảm đau đường ngoài màng cứng do bệnh nhân tự điều khiển bằng ropivacain hoặc bupivacain phối hợp fentanyl sau phẫu thuật thay khớp háng ở người cao tuổi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN C ỨU KHO A HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 NGUYỄN THỊ LỆ MỸ NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU ĐƯỜNG NGOÀI MÀNG CỨNG DO BỆNH NHÂN TỰ ĐIỀU KHIỂN B ẰNG ROPIVAC AIN HOẶC B UPIVACAIN PHỐI HỢP FENTANYL S AU PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI Chuyên ngành : Gây mê hồi sức Mã số : 62.72.01.22 TÓ M TẮT LUẬN ÁN TIẾN S Ĩ Y HỌC HÀ NỘ I - 2021
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Công Quyết Thắng Phản biện 1: …………………………………………………………. Phản biện 2: …………………………………………………………. Phản biện 3: …………………………………………………………. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện vào hồi: giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc Gia 2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thay khớp háng là phẫu thuật thường gặp t rên người cao tuổi để điều trị các bệnh lý như thoái hóa khớp háng, gẫy cổ xương đùi, gẫy liên mấu chuyển… Đây là phẫu thuật lớn, xâm lấn nhiều vào cả xương và tổ chức phần mềm. Vì vậy, sau phẫu thuật khớp háng bệnh nhân t hường phải chịu đựng cơn đau nặng kéo dài, trong khi người bệnh cần vận động sớm để tăng cường hồi phục và phòng tránh các tai biến có nguy cơ cao như tắc mạch do huyết khối tĩnh mạch sâu… Có nhiều phương pháp giảm đau sau phẫu thuật khớp háng đã được nghiên cứu và áp dụng trên lâm sàng như gây tê ngoài màng cứng, gây tê thân t hần kinh, gây tê tại vết mổ, giảm đau do bệnh nhân tự điều khiển đường tĩnh mạch… Gây t ê ngoài màng cứng là phương pháp có hiệu quả giảm đau t ốt đặc biệt t rên các phẫu thuật lớn có mức độ đau nặng và kéo dài như phẫu thuật vào lồng ngực, phẫu thuật vào ổ bụng, phẫu thuật cột sống, phẫu thuật vào khớp lớn như khớp háng, khớp gối… Phương pháp dễ dàng kéo dài thời gian giảm đau bằng cách đặt catheter vào khoang ngoài màng cứng để truyền t huốc tê liên t ục hoặc t iêm ngắt quãng. T uy nhiên, gây t ê ngoài màng cứng cũng gây ra các tác dụng không mong muốn như t ụt huyết áp, ức chế vận động… Nguyên nhân gây nên các vấn đề trên là do lượng thuốc t ê sử dụng vượt quá mức cần thiết để giảm đau dẫn tới mức phong bế trên vận động và thần kinh giao cảm lớn, từ đó gây nên các tác dụng không mong muốn.
- 2 Phương pháp giảm đau ngoài màng cứng do bệnh nhân t ự điều khiển (PCEA: patient contronlled epidural analgesia) là phương pháp giảm đau ngoài màng cứng, trong đó bệnh nhân tự điều khiển lượng thuốc gây t ê được đưa vào khoang ngoài màng cứng. Phương pháp này giúp giảm liều lượng thuốc sử dụng, từ đó làm giảm bớt vùng phong bế của thuốc tê, hạn chế các tác dụng không mong muốn. Ropivapcain là thuốc tê thuộc nhóm amino amid. Thuốc có hiệu quả giảm đau t ốt với độc tính trên tim ít hơn so với bupivacain. Ngoài ra thuốc có tác dụng ức chế cảm giác nhiều hơn so với tác dụng ức chế vận động. Thuốc được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng trong nhiều phương pháp gây tê khác nhau như gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng, gây tê đám rối và truyền liên tục thuốc tê tại vết mổ. Trên t hế giới, đã có nghiên cứu sử dụng ropivacain trong giảm đau do bệnh nhân tự điều khiển đường ngoài màng cứng. T uy nhiên ở Việt Nam, nghiên cứu về giảm đau đường ngoài màng cứng do bệnh nhân tự điều khiển sử dụng ropivacain sau phẫu thuật thay khớp háng trên người cao tuổi còn ít. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên với các mục tiêu sau: 1. So sánh hiệu quả giảm đau và ức chế vận động của hỗn hợp ropivacain 0,1% - fentanyl 1 mcg/ml với bupivacain 0,1% - fentanyl 1 mcg/ml trong giảm đau đường ngoài màng cứng do bệnh nhân tự điều khiển sau phẫu thuật thay khớp háng ở người cao tuổi. 2. Đánh giá ảnh hưởng lên tuần hoàn, hô hấp và các tác dụng không mong muốn của hai phương pháp giảm đau trên.
- 3 Chương 1 TỔ NG Q UAN 1.1 Người cao tuổi và vấn đề liên quan tới gây mê - phẫu thuật 1.2 Phẫu thuật thay khớp háng 1.3 Phương pháp giảm đau PCEA 1.3.1 Gây tê ngoài màng cứng 1.3.1.1 Giải phẫu khoang ngoài màng cứng 1.3.1.2 Ảnh hưởng của tuổi tới phân bố trong khoang ngoài màng cứng 1.3.1.3 Ảnh hưởng của gây tê ngoài màng cứng 1.3.2 Giảm đau ngoài màng cứng do bệnh nhân tự điều khiển 1.3.3 Nguyên lý hoạt động Hình 1.1: Sự thay đổi nồng độ thuốc trong máu Jeffrey A. Grass, Anesth Analg. Vol 101, pg. S44–S61. 1.3.4 Thông số trên máy PCEA 1.3.5 Tác dụng không mong muốn 1.3.6 Một số thiết bị PCEA 1.4 Thuốc tê ropivacain
- 4 1.5 Một số nghiên cứu về PCEA 1.5.1 Tại Việt Nam Năm 2017, tác giả Phạm Xuân Hùng thực hiện đánh giá hiệu quả của phương pháp giảm đau ngoài màng cứng cho bệnh nhân sau phẫu thuật khớp háng của hỗn hợp levobupivacain với fentanyl. T ác giả chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 45 bệnh nhân. Nhóm 1: Levobupivacain0,125%+2μg/ml fentanyl 4ml/giờ. Nhóm 2: Levobupivacain0,0625%+1μg/ml fentanyl 8ml/giờ. Nhóm 3: Levobupivacain0,05%+0,8μg/ml fentanyl 10ml/giờ. Kết quả thu được cho thấy nhóm sử dụng levobupivacain nồng độ 0,125% có hiệu quả giảm đau t ốt hơn, số lần giải cứu đau ít hơn và mức độ hài lòng của bệnh nhân cao hơn so với hai nhóm còn lại. T uy nhiên nhóm levobupivacain 0,125% cũng có t ỷ lệ ức chế vận động cao hơn là 22,2% so với 8,9% ở nhóm levobupivacain 0,0625%. Năm 2016, tác giả T rần Đắc T iệp nghiên cứu hiệu quả giảm đau của phương pháp giảm đau ngoài màng cứng do bệnh nhân tự điều khiển sử dụng thuốc tê ropivacain cho bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp háng. Trong nghiên cứu, tác giả so sánh hiệu quả của phương pháp gây t ê NMC do bệnh nhân t ự điều khiển giữa nhóm sử dụng ropivacain và nhóm sử dụng ropivacain phối hợp với fentanyl. Thông số cái đặt trên máy PCEA là: Liều yêu cầu: 3 ml Thời gian khóa: 10 phút Liều duy t rì: 3 ml/giờ Tổng liều tối đa trong 4 giờ: 40 ml.
- 5 Kết quả phương pháp có hiệu quả giảm đau tốt với điểm VAS trong nghiên cứu thấp hơn 4. 1.5.2 Trên thế giới Tác giả Francois J. Singelyn và Jean-Marie A. Gouverneur thực hiện nghiên cứu về so sánh hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật thay khớp háng toàn bộ giữa ba phương pháp giảm đau. Giảm đau bằng PCA morphin t ĩnh mạch, PCEA và gây tê 3 trong 1. Trong nghiên cứu, các tác giả sử dụng bupivacain 0,125% phối hợp với sulfetanin 1mcg/ml. Liều duy trì được sử dụng từ 5-7 ml/h và liều bolus tự động 2,5ml sau mỗi 30 phút. Hiệu quả được đánh giá trong 48 giờ sau phẫu thuật. Cả ba phương pháp giảm đau đều mang lại hiệu quả như nhau. T ác giả Jan Maca (2020) và cộng sự thực hiện nghiên cứu với mục t iêu so sánh hiệu quả giảm đau PCEA với giảm đau CEA thông thường sau phẫu thuật t hay khớp háng toàn phần. Tổng cộng có 119 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu. Sau phẫu thuật t hay khớp háng bệnh nhân được đưa vào khoa chăm sóc đặc biệt và được phân ngẫu nhiên vào một t rong hai nhóm (PCEA 61 bệnh nhân và không PCEA 58 bệnh nhân). Nhóm P CEA được điều trị bằng cách sử dụng một chương trình cài đặt với liều bolus là 4 ml/ lần, thời gian khóa là 20 phút, liều nền liên tục là 3 ml/h, tổng liều giới hạn là 40 ml/ 4 giờ. Nhóm không PCEA được t ruyền liên t ục 5 ml/h và bolus 8 ml nếu điểm đau tăng cao. Tổng mức t iêu thụ thuốc giảm đau, sự hài lòng của bệnh nhân, cường độ đau và các biến chứng liên quan đến giảm đau đã được ghi nhận trong 24 giờ sau phẫu thuật.
- 6 Kết quả nhóm PCEA có tổng mức tiêu thụ hỗn hợp giảm đau t hấp hơn đáng kể là 0,9 ± 0,3ml/kg/24h so với 1,3 ± 0,4 ml/kg/24h ở nhóm không PCEA với p
- 7 Bệnh nhân không đặt được catheter ngoài màng cứng. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, ngẫu nhiên, có so sánh. 2.2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu * Thời gian nghiên cứu T ừ tháng 10 năm 2015 tới tháng 10 năm 2019 * Địa điểm nghiên cứu Khoa Gây mê hồi sức bệnh viện trung ương quân đội 108 Khoa B1C, viện Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện T rung ương quân đội 108. 2.2.3 Cỡ mẫu nghiên cứu T ừ kết quả trên, chúng tôi chọn vào nghiên cứu mỗi nhóm 52 bệnh nhân. Các bệnh nhân được phân nhóm ngẫu nhiên vào một trong hai nhóm. Nhóm B: Nhóm giảm đau P CEA bằng Bupivacain 0,1% phối hợp với fentanyl 1mcg/ml. Nhóm R: Nhóm giảm đau P CEA bằng Ropivacain 0,1% phối hợp với fentanyl 1mcg/ml. Cách phân nhóm ngẫu nhiên Tạo 104 phiếu bốc thăm được cho vào phong bì dán kín. Trong đó có 52 phiếu viết chữ “B” tương ứng là nhóm sử dụng bupivacaine 0,01% phối hợp với fentanyl 1mcg/ml giảm đau và 52 phiếu viết chữ “ R” tương ứng là nhóm sử dụng ropivacaine 0,01% phối hợp với fentanyl 1 mcg/ml giảm đau. Khi bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu sẽ tự bốc t hăm lá phiếu, tùy vào phiếu bốc thăm người bệnh được thực hiện giảm đau t ương ứng.
- 8 2.2.4 Tiến hành nghiên cứu 2.2.4.1 Phương tiện nghiên cứu 2.2.4.2 Các thuốc sử dụng trong nghiên cứu 2.2.4.3 Khám bệnh nhân trước mổ 2.2.4.4 Tiến hành gây tê * Gây tê ngoài màng cứng Đặt t ư t hế bệnh nhân: Có t hể đặt t ư thế bệnh nhân năm nghiêng hoặc tư thế ngồi. + Đặt t ư thế bệnh nhân nằm nghiêng vuông góc với mặt bàn mổ, cong lưng tôm. + Đặt tư thế bênh nhân ngồi trên bàn mổ, thẳng lưng, đầu hơi cúi, chân buông xuống dưới. Thầy thuốc rửa tay vô trùng, đeo găng, mặc áo mổ, mũ khẩu trang vô trùng. Sát khuẩn vùng lưng định chọc gây tê bằng hai lần cồn iod và một lần cồn trắng 70 o Trải săng mổ có lỗ vô khuẩn. - Vị trí chọc: có thể chọc các khe liên đốt L1-2 đến L4-5. - Mốc xác định vị trí chọc kim: Đường thẳng nối mào chậu hai bên đi ngay trên khe đốt sống L4-5 . - T ê tại chỗ bằng dung dịch lidocain 1%. - Dùng kim T uohy NMC chọc theo hướng mũi kim lên phía đầu, đưa kim sâu khoảng 2-2,5 cm, dừng lại rút nòng ra. Dùng test mất sức cản để xác định vị trí đầu kim vào t ới khoang NMC. Sử dụng bơm t hử áp lực, vừa đưa kim T uohy sâu vào tổ chức vừa giữ áp lực trong bơm khi đầu kim T uohy vào tới khoang ngoài màng cứng sẽ mất sức cản của bơm áp lực.
- 9 - Luồn catheter vào khoang NMC lên phía đầu và để chiều dài catheter nằm trong khoang NMC t ương ứng với mức đầu catheter ở vị trí L1 hoặc D12. - Cố định catheter bằng băng dính hoặc opsite. - T est lidocain 2% 2 ml (có adrenalin 1/200.000 qua catheter để phân biệt catheter vào khoang NMC hoặc khoang dưới nhện hoặc mạch máu). Theo dõi bệnh nhân t rong vòng 5 phút nếu nhịp t im > 20% có thể catheter vào mạch máu, nếu tê 2 chi dưới có thể tiêm vào khoang dưới nhện. Các bệnh nhân nghi ngờ đều bị loại khỏi nghiên cứu. - Thời gian lưu catheter là 72 giờ tính từ khi thực hiện giảm đau NMC. * Tiến hành gây tê tủy sống để phẫu thuật 2.2.4.5 Tiến hành giảm đau sau mổ và theo dõi sau mổ Điều kiện làm giảm đau: Sau khi bệnh nhân kết thúc phẫu thuật và chuyển về phòng hồi t ỉnh, bệnh nhân được theo dõi và đánh giá theo tiêu chuẩn. Khi đạt đủ tiêu chuẩn sẽ tiến hành giảm đau sau mổ. - Bệnh nhân tỉnh. - Mạch, huyết áp, SpO2 ổn định. - Bệnh nhân tự lượng giá mức độ đau bằng kéo t hước đo độ đau tương ứng. + NếuVAS < 4 thì theo dõi và đánh giá lại 15 phút / lần. + Nếu VAS > 4 t hì t iến hành tiêm liều khởi đầu để giảm đau sau mổ, đây chính là thời điểm H0 trong nghiên cứu. * Liều khởi đầu T iêm thuốc qua catheter NMC đối với cả 2 nhóm nghiên cứu, tính thể tích tiêm như sau [57]: Chiều cao (cm) – 100 Thể tích tiêm (ml) = 10
- 10 Sau khi tiêm liều khởi đầu vào khoang NMC, mức ức chế cảm giác trên da được kiểm tra bằng thử cảm giác lạnh t rên da hoặc phương pháp châm kim đầu tù lên da. Từ đó xác định được số phân đốt ức chế cảm giác khoanh tủy của thuốc tê sau khi tiêm vào khoang NMC. * Cách pha dung dịch thuốc truyền vào khoang ngoài màng cứng: Nhóm Bupivacain: Lấy 03 lọ bupivacain 0,5% 20ml cùng với 03 ống fentanyl 0,1mg/2ml pha cùng với Natri clorid 0,9% với thể tích là 234ml. Hỗn hợp nhận được bao gồm 300ml trong đó nồng độ bupivacain 0,1% và fentanyl 1 mcg/ml. Nhóm Ropivacain: Lấy 7,5 lọ ropivacain 0,2% 20ml cùng với 03 ống fentanyl 0,1mg/2ml pha với natri clorid 0,9% với thể tích là 144ml. Hỗn hợp thu được có thể tích 300ml trong đó nồng độ ropivacain 0,1% và fentanyl 1mcg/ml. Cài đặt giảm đau P CEA: Bệnh nhân bắt đầu thực hiện giảm đau t ự điều khiển sau khi t iêm liều khởi đầu có điểm VAS < 4. - Sử dụng hỗn hợp thuốc đối với từng nhóm nghiên cứu như sau: + Nhóm B: dùng hỗn hợp Bupivacain 0,1% + fentanyl 1 mcg/ml. + Nhóm R: dùng hỗn hợp Ropivacain 0,1% + fentanyl 1 mcg/ml. - Đặt các thông số máy: + Liều yêu cầu: 3 ml. + Thời gian khóa: 15 phút. + Liều duy t rì: 3 ml/giờ. + Tổng liều giới hạn trong 4 giờ: 40 ml. Trong quá trình nghiên cứu nếu sau hai lần bấm liều yêu cầu liên tiếp có đáp ứng mà điểm VAS >4 t hì bác sỹ tiêm thêm liều “ giải cứu
- 11 đau” gồm 5ml hỗn hợp t huốc giảm đau tương ứng với từng nhóm nghiên cứu. Các thông số máy được giữ nguyên. Bệnh nhân được theo dõi đánh giá mỗi 15 phút trong 1 giờ đầu. Nếu điểm VAS
- 12 - Ảnh hưởng lên t uần hoàn: t hay đổi t ần số tim, huyết áp t ại các thời điểm nghiên cứu. - Ảnh hưởng lên hô hấp: t hay đổi tần số thở, SpO2 tại các thời điểm nghiên cứu. - Ảnh hưởng lên vận động sau mổ theo t hang điểm Bromage tại thời điểm sau liều bolus 1 giờ. - Mức độ hài lòng của bệnh nhân khi thực hiện giảm đau - Các tác dụng không mong muốn khác: Độ an thần. Nôn và buồn nôn. Bí tiểu. Ngứa. Biến chứng liên quan đến kỹ thuật gây tê NMC * Các tiêu chí đánh giá khác - Đặc điểm nhân trắc học của bệnh nhân: chiều cao (cm), cân nặng (kg), tuổi (năm), giới. - T ình trạng trước mổ: ASA, bệnh lý mạn tính kèm theo. - Đặc điểm gây mê và phẫu thuật: + Thời gian thời gian phẫu thuật: T ừ lúc bắt đầu rạch da tới lúc kết thúc đóng da. + Lượng thuốc sử dụng trong gây t ê t ủy sống: bupivacaine (mg), fentanyl (mcg). + Đánh giá tình trạng xét nghiệm máu: Số lượng hồng cầu (T /L), huyết sắc tố (g/L) và thể tích hồng cầu (L/L). + Đặc điểm vị trí phẫu thuật, loại phẫu thuật, chẩn đoán trước mổ. 2.2.6 Một số tiêu chuẩn và định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu 2.2.7 Xử trí một số tác dụng không mong muốn 2.2.8 Xử lý số liệu 2.2.9 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- 13 2.2.10 Sơ đồ nghiên cứu
- 14 Chương 3 KẾT Q UẢ NGHIÊN C ỨU 3.1 Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu T uổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 71,6 ± 8,9, với tuổi thấp nhất t rong nghiên cứu là 60 và cao nhất là 98. T uổi t rung bình của hai nhóm có sự khác biệt, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Chiều cao trung bình của hai nhóm t rong nghiên cứu có sự khác biệt nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Trong đó chiều cao thấp nhất là 140 cm và cao nhất là 180 cm. Cân nặng trung bình t rong nghiên cứu là 54,4 ± 8,8kg, với mức thấp nhất là 36kg và cao nhất là 81kg. Sự khác biệt về cân nặng của hai nhóm trong nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. 3.1.8 Cách thức phẫu thuật Biểu đồ 3.2: Phân bố loại phẫu thuật của hai nhóm
- 15 3.2 Hiệu quả giảm đau sau mổ 3.2.1 Điểm VAS lúc nghỉ ngơi ở các thời điểm nghiên cứu Biểu đồ 3.3: Thay đổi điể m VAS lúc nghỉ của hai nhóm Trước khi bắt đầu làm giảm đau, nhóm bupivacain có điểm VAS trung bình là 5,3 ± 0,9 cao hơn so với nhóm ropivacain 5,1 ± 0,65. Trong đó mức thấp nhất là 4 điểm và cao nhất là 7 điểm. Sa u khi bắt đầu làm giảm đau 15 phút, điểm VAS của nhóm bupivacain là 1,54 ± 0,8 thấp hơn so với nhóm ropivacain là 1,73 ± 0,84. 3.2.2 Điểm VAS khi vận động ở các thời điểm nghiên cứu Biểu đồ 3.4: Điểm VAS của hai nhóm khi vận động
- 16 Trước khi t hực hiện giảm đau, điểm VAS lúc vận động của hai nhóm ở mức cao với điểm VAS t rung bình của bupivacain là 6,25 ± 0,68 và của nhóm ropivacain là 6,15 ± 0,6. Với mức thấp nhất là 5 điểm và cao nhất là 8 điểm. T ại thời điểm H0,25 mức độ đau c ủa hai nhóm giảm thấp với mức trung bình của nhóm bupivacain là 2,6 ± 0,66 và của nhóm ropivacain là 2,75 ± 0,84. 3.2.4 Đặc điểm liên quan tới liều thuốc tê sử dụng Thể tích liều đầu của hai nhóm Bảng 3.12: Đặc điểm liều đầu của hai nhóm Nhóm Nhóm B Nhóm R p Đặc điểm (n =52) (n =52) Thể tích liều đầu 5,92 ± 0,71 5,9 ± 0,92 > 0,05 (ml) Min –Max 4,8 – 7,5 4 –8 Thời gian onset 10,8 ± 1,9 13,0 ± 1,6 < 0,05 liều đầu (phút) Min –Max 8 - 16 10 - 16 Thời gian BN 8,6 ± 1,5 7,1 ±1,65 bấm liều yêu cầu < 0,05 Min –Max 5 - 13 4 - 13 đầu tiên (giờ) Nhận xét: Thể tích liều đầu của hai nhóm thấp nhất là 4 ml và cao nhất là 8 ml, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê vơi p>0,05. Thời gian onset của nhóm bupivacain là 10,8 ± 1,9 phút, là ngắn hơn so với nhóm ropivacain là 13,0 ± 1,6. Sự khác biệt của hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Thời gian từ lúc bắt đầu làm giảm đau tới lúc bệnh nhân bấm liều yêu cầu đầu tiên của nhóm bupivacain là 8,6 ± 1,5 giờ, dài hơn so với nhóm ropivacain là 7,1 ± 1,65 giờ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
- 17 3.2.5 Tỷ lệ A/D của hai nhóm * Tỷ lệ A/D của hai nhóm Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ A/D của hai nhóm trong thời gian nghiên cứu Nhận xét: Tỷ lệ A/D của nhóm bupivacain cao hơn so với nhóm ropivacain ở cả ngày thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. 3.4.7 Tác dụng không mong muốn trong nghiên cứu Bảng 3.26: Tác dụng không mong muốn của hai nhóm Nhóm Nhóm B Nhóm R Tổng (n =52) (n =52) (n =104) p Đặc điểm n(%) n(%) n(%) Buồn nôn 3(5,7) 2(3,8) 5(4,8) Nôn 1(1,9) 1(1,9) 2(1,9) > 0,05 T ụt huyết áp 10(19,2) 7(13,4) 17(16,3) Ngứa 2(3,8) 3(5,7) 5(4,8) Bí tiểu 1(1,9) 1(1,9) 2(1,9) Tổng 17(32,7) 14(26,9) 31(29,8) Nhận xét: T ác dụng không mong muốn gặp nhiều nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là t ụt huyết áp với t ỷ lệ gặp chung trong nghiên cứu là 16,3%. T rong đó, nhóm bupivacain có t ỷ lệ tụt huyết áp là 19,2% nhiều hơn so với nhóm ropivacain 13,4% (p>0,05).
- 18 Chương 4 BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm chung 4.2 Hiệu quả giảm đau sau mổ 4.2.1 Đánh giá theo thang điểm VAS * Điểm VAS lúc nghỉ T ừ bảng 3.8, điểm VAS lúc nghỉ của hai nhóm t ại thời điểm H0 đều cao hơn 4 điểm với mức trung bình của hai nhóm lần lượt là 5,3 ± 0,9 ở nhóm bupivacain và 5,17 ± 0,65 ở nhóm ropivacain. Sau khi thực hiện giảm đau, điểm VAS lúc nghỉ của hai nhóm giảm sâu so với thời điểm H0 , t ại thời điểm H0,25 mức điểm VAS trung bình của nhóm bupivacain là 1,54 ± 0,8 và nhóm ropivacain là 1,73 ± 0,84. Như vậy có thể thấy, điểm VAS của nhóm bupivacain có mức giảm nhiều hơn so với nhóm ropivacain. Mức giảm của điểm VAS lúc nghỉ của hai nhóm t ại thời điểm H0,25 so với H0 có ý nghĩa thống kê với p
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 180 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn