intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu kết quả của phương pháp trồng niệu quản vào bàng quang theo Lich-Grégoir cải biên trên bệnh nhân ghép thận từ người cho sống

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:28

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn gồm 3 mục tiêu chính: (1) Đánh giá kết quả của phương pháp cắm lại (trồng) niệu quản vào bàng quang theo Lich-Grégoir cải biên trên bệnh nhân ghép thận từ người cho sống. (2) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp cắm lại niệu quản vào bàng quang theo Lich-Grégoir cải biên trên bệnh nhân ghép thận từ người cho sống. (3) Góp phần hoàn thiện qui trình kỹ thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang theo Lich-Grégoir cải biên trên bệnh nhân ghép thận từ người cho sống tại Bệnh viện Nhân Dân 115. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu kết quả của phương pháp trồng niệu quản vào bàng quang theo Lich-Grégoir cải biên trên bệnh nhân ghép thận từ người cho sống

  1. 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN ĐẶT VẤN ĐỀ Kỹ thuật ngoại khoa trong ghép thận bao gồm: kỹ thuật khâu nối   mạch máu và kỹ thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang. Kỹ thuật thực   hiện trên bệnh nhân ghép thận có một số  vấn đề  khác biệt như: bệnh  nhân   thường   có   nhiều   bệnh   kết   hợp,   tình   trạng   urê/huyết   thanh   cao  thường xuyên, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Có 2 kỹ thuật chính cắm   lại niệu quản vào bàng quang trong ghép thận là kỹ  thuật   đi qua ngả  bàng quang (kỹ thuật hay dùng là Leadbetter­Politano) và kỹ thuật đi ngả  ngoài bàng quang (kỹ  thuật hay dùng là Lich­ Grégoir). Kỹ  thuật Lich­ Grégoir chính danh có tỉ  lệ  biến chứng niệu thấp hơn nhưng do không   khâu cố định đầu niệu quản với toàn thể  thành bàng quang nên khi bàng  quang co bóp sẽ dễ đưa đến nguy cơ biến chứng tại vị trí khâu nối nên tỉ  lệ  biến chứng 10­25%. Một số  tác giả  trong và ngoài nước đã cải biên  với khâu cố định 1 mũi đơn hoặc 1 mũi chữ U ở đầu niệu quản với toàn  bộ thành bàng quang nhưng tỉ lệ biến chứng của kỹ thuật như rò vẫn còn   3,3 – 4% (Việt Nam). Ngoài ra, kỹ  thuật  tạo  đường hầm  chống trào   ngược với việc khâu lớp thanh mạc cơ  bàng quang phụ  thuộc cảm tính   của phẫu thuật viên, tỉ lệ trào ngược bàng quang­niệu quản khoảng 3,6%  và  tỉ  lệ  hẹp niệu  quản  tại  vị  trí   cắm   lại  niệu quản  vào  bàng  quang  khoảng 3% (nước ngoài) và 0,5­1% (Việt Nam). Chúng tôi thực hiện 2  cải biên: Thứ  nhất là cải biên kỹ  thuật khâu nối niệu quản với   bàng   quang . Thứ  hai là cải biên kỹ  thuật tạo đường hầm chống trào ngược  bằng đặt dụng cụ. Nghiên cứu thực hiện đề  tài   “Nghiên cứu kết quả   của phương pháp trồng niệu quản vào bàng quang theo Lich­Grégoir  
  2. 2 cải biên trên bệnh nhân ghép thận từ người cho sống” nhằm 3 mục   tiêu: 1. Đánh giá kết quả của phương pháp cắm lại (trồng) niệu quản vào bàng   quang theo Lich­Grégoir cải biên trên bệnh nhân ghép thận từ   người cho   sống. 2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp cắm   lại niệu quản vào bàng quang theo Lich­Grégoir cải biên trên bệnh nhân   ghép thận từ  người cho sống. 3. Góp phần hoàn thiện qui trình kỹ  thuật cắm lại niệu quản vào bàng   quang theo Lich­Grégoir cải biên trên bệnh nhân ghép thận từ  người cho   sống tại Bệnh viện Nhân Dân 115. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tại Việt Nam, tác giả Lê Anh Tuấn, Hoàng Mạnh An (cải biên kỹ  thuật Lich­Grégoir với 1 mũi khâu kiểu Shanfield). Tác giả  Trần Ngọc  Sinh, Hoàng Khắc Chuẩn, Thái Minh Sâm (cải biên khâu đính đầu thông  niệu đạo với đầu thông JJ). Tuy nhiên tỉ  lệ  biến chứng rò: 3,3­4%, hẹp   niệu quản: 0,5­1%. Hiện tại chưa có cải biên tạo đường hầm chống trào   ngược. Cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ và   có theo dõi lâu dài về vấn đề này. Do đó, việc nghiên cứu kỹ thuật này là   phù hợp, cần thiết ở nước ta. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài đưa ra 2 điểm cải biên kỹ thuật cắm lại niệu quản vào bàng  quang trên bệnh nhân ghép thận bao gồm: Kỹ thuật khâu nối NQ vào BQ,   kỹ  thuật tạo đường hầm chống trào ngược, đưa ra một số  tiêu chí đặt   thông JJ trong ghép thận. Kết quả của nghiên cứu là cơ  sở khoa học giúp  
  3. 3 hoàn thiện quy trình cắm lại niệu quản vào bàng quang trên bệnh nhân   ghép thận. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 120 trang, bao gồm : phần đặt vấn đề  3 trang, tổng  quan tài liệu: 28 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 23 trang,  kết quả nghiên cứu: 30 trang, bàn luận: 34 trang, kết luận:2 trang. Có 29  bảng, 20      biểu, 20 hình, 140 tài liệu tham khảo ( 21 tài liệu tiếng việt,   119 tài liệu tiếng nước ngoài). Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu, sinh lý niệu quản, bàng quang và  ứng dụng trong  ghép thận Lỗ NQ không có van, nhưng do đường đi của niệu quản nội thành   khá dài và chếch kèm theo sự  co thắt của cơ bàng quang giúp cho không  trào ngược nước tiểu từ bàngquang lên niệu quản. Đoạn niệu quản dưới   niêm mạc đủ dài và cố định giữa điểm trong và ngoài bàng quang là điểm  cần thiết thực hiện như một van  chống trào ngược. Paquin (1959): chiều  dài niệu quản (NQ) nội thành bàng quang (BQ)  ≥4 lần đường kính NQ. 1.2. Các kỹ thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang trong ghép thận   từ người cho sống Có 2 kỹ thuật chính: kỹ thuật theo đường qua ngả bàng quang (Kỹ  thuật   Politano­Leadbetter)   và   kỹ   thuật   theo   đường   ngoài   BQ   (Lich­ Grégoir).  1.2.2.  Cắm   lại   niệu   quản   vào  bàng  quang  theo   đường  ngoài   bàng  quang Bàng quang được bơm căng bằng  nước muối sinh lý. Bộc lộ mặt   bên BQ, NQ thận ghép được đặt dưới thừng tinh (ở  nam) và dây chằng  
  4. 4 tròn (ở nữ) để  NQ tránh bị đè ép sau ghép.Rạch thành bên BQ dài 3­4 cm   cho tới khi niêm mạc BQ lộ  ra. Kẹp niêm mạc BQ lên bằng kìm không   sang chấn và rạch 1 lỗ nhỏ niêm mạc BQ ở đầu dưới đường rạch. Niệu   quản được đặt trong máng rạch thanh mạc cơ BQ và tiến hành khâu nối   mép NQ với niêm mạc BQ bằng chỉ  tự  tiêu theo kiểu mũi rời hoặc liên  tục cho tới đầu mút NQ. Đóng lại thanh mạc cơ  BQ phủ  trên NQ bằng   các mũi chỉ tự tiêu mũi rời, chú ý tránh làm hẹp khẩu kính NQ. Mặt hạn chế của kỹ thuật Lich­Grégoir chính danh là không khâu cố   định đầu NQ với toàn thể thành BQ (niêm mạc+thanh mạc cơ) nên nguy cơ   rò cao khi BQ co bóp lúc đi tiểu. Kỹ thuật tạo đường hầm với việc khâu lớp   thanh   mạc   cơ   phủ   lên   đoạn   niệu   quản   nội   thành   theo   cảm   tính   của   phẫuthuật viên, có nguy cơ hẹp NQ  (nếu khâu chặt)  hoặc trào ngược (nếu   khâu rộng). 1.2.3. Các phương pháp cắm lại niệu quản vào bàng quang theo Lich­ Grégoir cải biên 1.2.3.1. Kỹ thuật của Taguchi và Shanfield Về  cơ  bản kỹ  thuật cũng giống Lich­Grégoir, tuy nhiên có điểm  khác biệt là kỹ thuật Taguchi (khâu mũi chữ U) còn Shanfield (khâu 1 mũi)  chỉ  tự  tiêu giữa đầu mút NQ với niêm mạc BQ và may xuyên ra ngoài  thành BQ. Đóng lớp thanh mạc cơ BQ cũng tương tự như kỹ thuật Lich­ Grégoir. Ưu điểm là  có khâu cố định đầu NQ với toàn thể thành BQ nhưng   kỹ thuật tạo đường hầm chưa cải biên, còn khâu theo cảm tính.
  5. 5 1.2.3.2. Kỹ thuật của Barry, Caparros, Gibbons Sử dụng 2 đường rạch thành BQ song song và cách nhau khoảng 2   cm cho tới niêm mạc bàng quang. Tạo đường hầm dưới niêm mạc giữa 2  đường rạch  và đưa NQ xuyên qua đường hầm. Mở niêm mạc BQ ở vị trí   đường rạch phía dưới. Khâu nối miệng NQ với niêm mạc BQ bằng chỉ tự  tiêu kiểu may rời. May mũi chỉ cố định ở đầu mút NQ ra thành BQ cách lỗ  mở bàng quang khoảng 5mm để tránh di động NQ trong đường hầm.Cuối  cùng, đóng lại vết rạch thành bàng quang ở vị trí phía dưới. Ưu điểm là  có khâu cố định đầu NQ với toàn thể thành BQ nhưng   kỹ thuật tạo đường hầmdưới niêm mạc chưa cải biên, cũngtheo cảm tính. 1.3. Các tai biến, biến chứng của kỹ  thuật cắm lại niệu qu ản vào   bàng quang trong ghép thận 1.3.1.1. Rò nước tiểu:  Thường xuất hiện trong những ngày đầu sau ghép, nguyên nhân thường   do:  + Khâu  niệu quản vào bàng quang không kín.  + Hoại tử niệu quản do thiếu máu nuôi niệu quản.  + Do hẹp chít nơi thông nối 1.3.2.1. Hẹp niệu quản tại vị trí cắm lại vào bàng quang Hẹp NQ tại vị trí cắm lại vào BQ chiếm gần 3%. Hẹp có thể do từ  bên ngoài chèn vào (dịch bạch huyết hay thừng tinh), do chính niệu quản  (thiếu máu), hoặc từ  trong lòng niệu quản (sỏi, u nhú từ  thận xuống, dị  vật…).
  6. 6 1.3.2.2. Trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản Trào ngược BQ­NQ chiếm tỉ lệ khoảng 3,6%. Biểu hiện lâm sàng  đặc trưng bởi tình trạng nhiễm khuẩn niệu và suy giảm chức năng thận.   Siêu   âm   thấy   tình   trạng   ứ   nước   thận   ghép   và   giãn   niệu   quản   thận   ghép.Chụp BQ bơm thuốc cản quang thì đi tiểu thấy thuốc vượt qua chỗ  nối niệu quản­bàng quang trào lên niệu quản và thận ghép (5 mức độ) Độ 1: Chỉ  ngược dòng lên niệu quản (NQ không giãn). Độ  2: Ngược dòng lên NQ, bể  thận, đài thận nhưng bể  thận và  niệu quản không giãn, các đài thận bình thường. Độ 3: Giãn nhẹ  hoặc vừa NQ và bể  thận nhưng các đài thận giãn  nhẹ hoặc không giãn. Niệu quản có thể đánh võng. Độ 4: Giãn vừa NQ, bể thận, đài thận. Mất hoàn toàn góc nhọn các  đài thận.Niệu quản có thể có thể bị đánh võng. Độ  5: Giãn NQ, bể  thận, đài thận nặng, không còn hình  ảnh của   các đài thận. Niệu quản đánh võng, ngoằn ngoèo. Các   tác   giả   trong   nước   cải   biên   kỹ   thuật   Lich­Grégoir   theo   Shalfield (1 mũi khâu) nhưng biến chứng của kỹ  thuật   là 4% (Lê Anh   Tuấn) và 3,3% (Hoàng Khắc Chuẩn). Từ những báo cáo trên, nghiên cứu  kỹ  thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang theo Lich­Grégoir cải biên:  thứ  nhất là cải biên cách khâu đầu niệu quản với toàn thể  thành bàng  quang với 2 mũi bổ  xung  ở  2 bên. Thứ  hai là sử  dụng kìm đầu tù có   đường kính bằng đường kính ngoài của niệu quản đặt trong đường hầm   dưới niêm mạc bàng quang để  khâu tạo đường hầm chống trào ngược  được đặt ra. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
  7. 7 Gồm tất cả bệnh nhân ghép thận từ người cho sống tại Bệnh viện   Nhân Dân 115 từ tháng 2 năm 2004 đến hết tháng 2 năm 2015.  2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân Bệnh   nhân   suy   thận   mạn   có   chỉ   định   ghép   thận,   thận   ghép   từ  người cho sống và cắm lại niệu quản vào bang quang theo kỹ thuật Lich­ Grégoir cải biên tại Bệnh viện Nhân Dân 115. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ  ­ Bệnh nhân không đủ thời gian theo dõi, không có hồ sơ đầy đủ. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế  nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả  loạt trường hợp lâm  sàng  * Có 32 trường hợp ghép thận từ ngày 1 tháng 2 năm 2004 đến 31   tháng 12 năm 2009. Kỹ thuật cắm lại NQ vào BQ theo cùng một phương   pháp Lich­Grégoir cải biên tại Bệnh viện Nhân Dân 115 (người nghiên  cứu tham gia phụ mổ thực hiện kỹ thuật này).  * Có 39 trường hợp ghép thận từ ngày 1 tháng 1 năm 2010 đến 30  tháng   2  năm   2015.  Kỹ  thuật  cắm   lại  NQ   vào  BQ  cũng  với  cùng   một  phương pháp Lich­Grégoir cải biên tại Bệnh viện Nhân Dân 115 như trên  ( người nghiên cứu là phẫu thuật viên chính). 2.2.2. Cỡ mẫu Chúng tôi sử dụng cỡ mẫu thuận tiện (71 trường hợp). 2.2.4. Quy trình phẫu thuật 2.2.4.1. Chuẩn bị  bệnh nhân : theo quy trình ghép thận của Bệnh viện  Nhân Dân 115 dựa trên quy trình ghép thận quốc gia. 2.2.4.2. Chuẩn bị dụng cụ
  8. 8  ­ Bộ dụng cụ phẫu thuật ghép thận.  ­ Dụng cụ đo lường: Thước Panme và thước centimet thẳng.  ­ Dụng cụ  (kìm đầu tù) dùng trong khâu đường hầm chống trào ngược   với kích thước đầu dụng cụ tương ứng với kích cỡ của đường kính ngoài   NQ.  ­ Ống thông và chỉ khâu phẫu thuật các loại. 2.2.4.3. Quy trình kỹ  thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang theo  phương pháp Lich­Grégoir cải biên tại Bệnh viện Nhân Dân 115 ­ Bước 1 : Chuẩn bị  niệu quản  (đánh giá kích thước NQ và sự  toàn  vẹn) ­ Bước 2 : Chuẩn bị bàng quang : bơm vào BQ nước muối sinh lý pha  Betadin  (tỉ  lệ  500 ml nước muối + 10 ml betadin) thể tích bằng thể  tích  của BQ được đo trước mổ. Vị  trí cắm lại vào BQ là mặt trước bên phía  cùng bên đặt thận ghép. ­ Bước 3 : Kỹ  thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang theo Lich­ Grégoir cải biên . Khâu nối niệu quản với bàng quang cải biên (cải biên thứ nhất)  + Khâu đầu dưới NQ với toàn thể  thành BQ (niêm mạc + thanh   mạc cơ BQ) bằng 1 sợi chỉ PDS 5/0 thứ nhất có 2 đầu kim, cột chỉ ở vị trí   giữa sợi chỉ. + Khâu mép trên của NQ với niêm mạc BQ bằng 1 sợi chỉ PDS 5/0   thứ hai có 2 đầu kim, cột chỉ ở vị trí giữa sợi chỉ. + Căng 2 sợi chỉ ở 2 đầu, từ 2 nửa sợi chỉ tiến hành khâu vắt giữa   NQ thận ghép với toàn thể thành BQ ở 2 mũi chỉ đầu sau đó khâu NQ với   niêm mạc BQ như kinh điển cho tới vị trí  mũi chỉ  cột  ở phía trên và cột  với 2 nhánh chỉ với nhau.
  9. 9 . Kỹ  thuật cải biên tạo đường hầm chống trào ngược nước tiểu từ   bàng quang lên niệu quản (cải biên thứ 2) Sử dụng dụng cụ (kìm đầu tù) 71/71 TH (đường kính của đầu kìm  bằng với đường kính ngoài của NQ khi đo ở bàn rửa thận) đặt cùng trong  máng rạch thanh mạc cơ BQ, song song với NQ. Tiến hành khâu lớp thanh   mạc cơ BQ phủ lên niệu quản với 4 mũi chỉ  Vicryl 3/0 (chiều dài tương   ứng với đường hầm dưới niêm mạc BQ), khâu mũi rời. 2.2.5.5.   Biến   chứng   cắm   lại   niệu   quản   vào   bàng   quang   bằng   kỹ  thuật Lich­Grégoir cải biên Biến chứng bao gồm: Rò nước tiểu tại vị trí cắm lại NQ vào BQ, hẹp   NQ, trào ngược nước tiểu từ BQ lên NQ. Biến chứng sớm xảy ra trong   1 tháng đầu sau mổ (trong giai đoạn hậu phẫu), biến chứng muộn xảy ra   sau 1 tháng sau mổ (trong quá trình theo dõi).  Rò nước tiểu : ­ Lâm sàng:  đau tức  ở  vùng mổ,dẫn lưu ra dịch tăng dần (bình  thường số  lượng dịch ra  ở  ống dẫn lưu giảm dần và khô sau 3­4 ngày),  làm test uống Xanh methylen dịch rò ra màu xanh. ­ Cận lâm sàng: xét nghiệm Urê/dịch rò và Creatinin/dịch rò kết  quả là nước tiểu. Siêu âm thấy tụ dịch vào thời điểm bệnh nhân đau tức ở  vùng mổ  và chụp CT­Scan: ghi nhận tụ  dịch quanh thận ghép cùng thời   điểm này. Chụp BQ có cản quang ghi nhận thuốc thoát ra ngoài BQ tại vị  trí khâu NQ vào BQ.  Tắc niệu quản :  ­ Lâm sàng : đau tức vùng thận ghép, thận to khi khám
  10. 10 ­ Cận lâm  sàng :  Urê/huyết thanh và Creatinin/huyết  thanh tăng,  siêu âm thận ghép  ứ  nước, niệu quản giãn, CT­Scan có tiêm thuốc cản  quang ghi nhận giãn NQ tới vị trí tắc.  Hẹp chỗ cắm lại niệu quản vào bàng quang ­ Lâm sàng:  đau tức vùng thận ghép ­ Cận lâm sàng : xét nghiệm Urê/huyết thanh và Creatinine/huyết  thanh   tăng.Siêu   âm:   có   giãn   niệu   quản,   thận   ghép   có   ứ   nước   (độ  1,2,3).Chụp UIV hoặc CT­Scan nếu trên siêu âm nghi ngờ có bất thường  sẽ  ghi nhận hình  ảnh giãn niệu quản xuống tới vị  trí cắm lại vào bàng  quang.  Trào ngược BQ­NQ sau rút thông JJ Lâm sàng: đau tức ở thận ghép mỗi khi đi tiểu (rặn tiểu). Cận lâm   sàng: xét nghiệm urê/huyết thanh và creatinin/huyết thanh tăng (khi chức   năng thận bị   ảnh hưởng). Chụp bàng quang có bơm thuốc cản quang thì  rặn tiểu (khi đã rút thông JJ) thấy thuốc trào lên niệu quản (5 mức độ trào   ngược). 
  11. 11 Siêu âm thận ghép   thấy niệu quản giãn, thận ghép  ứ  nước.Nếu   trào ngược nhẹ(độ 1 và độ 2) siêu âm không ghi nhận được. 2.2.5.6.   Kết   quả   của   phương   pháp   cắm   lại   niệu   quản   vào   bàng   quang theo Lich­Grégoir cải biên Thành công : không có các biến chứng rò nước tiểu, không hẹp tại  chỗ cắm lại NQ vào BQ. Không trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên   niệu quản (Tất cả 5 độ trên phim chụp bàng quang và độ 3, 4, 5 phát hiện  trên siêu âm). ­ Thành công tốt: không có biến chứng nào kể trên. ­ Trung bình: có biến chứng nhưng điều trị  bảo tồn có kết quả, không  phải mổ lại. Thất bại: khi có biến chứng kể trên phải mổ lại. Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.   Đặc   điểm   của   bệnh  nhân Tuổi người nhận thận lúc mổ  ghép: tuổi trung bình: 41,5 ± 11,9   tuổi (nhỏ nhất là 16, lớn nhất là 69 tuổi) Dung tích BQ trung bình trước ghép: 196,1 ± 62,2 ml (thấp nhất : 40ml ­ cao nhất:310 ml). Có 6 TH (8,5%) bàng quang bé (≤ 80 ml). 3.2.   Kết quả  của  phương pháp  cắm lại  niệu  quản  vào bàng   quang theo Lich­Grégoir cải biên trên bệnh nhân ghép thận từ  người cho sống 3.2.1. Kết quả phẫu thuật
  12. 12  Phương pháp mổ  lấy thận để  ghép:  có 6 TH (8,5%) mổ  nội  soi qua ổ bụng để lấy thận ghép, 65 TH (91,5%) mổ mở lấy thận   để ghép  Thời gian thiếu máu của thận ghép: Thời gian thiếu máu nóng  (giây) trung bình:  151,23 ± 69,8 (60­480 giây).  Thời gian thiếu  máu  lạnh(phút)  trung  bình:  24,4  ±  10,4  (6­55  phút).  Thời   gian  thiếu máu ấm(phút) trung bình: 48,6 ± 9,8 (31­107 phút).  Vị trí đặt thận ghép: 9 TH (12,7%) ghép ở hố chậu trái, 62 TH  (87,3%) ghép ở hố chậu phải.  Đặc điểm của niệu quản thận ghép sau mở kẹp mạch máu,  trước khi cắm lại vào bàng quang.  Tưới máu  ở  đầu xa niệu quản: 71/71 (100%) các bệnh nhân có  tưới máu tốt ở đầu xa niệu quản.  Nhu động của niệu quản: Không có nhu động: 2 TH (2,8%), còn   lại 69 TH (97,2%) có nhu động  Đặc điểm của bàng quang người nhận thận  (được quan sát  trong khi mổ)  Tình trạng viêm dính quanh thành bàng quang: không có trường   hợp nào viêm dính quanh bàng quang  khi bộc lộ ở thành bên bàng   quang.  Tình   trạng   thành   bàng   quang:   71  TH   (100%)   không  viêm   dính  quanh   bàng   quang.   Có   67   TH   (94,4%)   thành   bàng   quang   bình  thường, 4 TH (5,6%) thành bàng quang dầy.  Chức năng thận ghép Bảng 3.7. Xét nghiệm chức năng thận khi xuất viện.
  13. 13 Tên xét nghiệm Trung bình Thấp nhất Cao nhất (mg%) (mg%) (mg%) Urê/huyết thanh 27,1 ± 15,9 7,5 89,1 Creatinin/huyết thanh 1,2 ± 0,4 0,7 4,3  Tỉ  lệ  bệnh nhân được theo dõi: có 48/71 trường hợp (67,6%)  theo dõi  sau ghép thận lâu dài tại  Bệnh viện Nhân Dân 115.  Thời   gian  theo  dõi   trung bình  32,1  ±  34,5 tháng  (ngắn  nhất  3  tháng, dài  nhất 124 tháng).  Xét   nghiệm   (48  trường   hợp)  tại  thời   điểm  tái  khám   kết  thúc  nghiên cứu:  ­ Urê/huyết thanh trung bình: 34,5 ± 9,2 mg/dl (19,6­ 64,2 mg/dl). ­ Creatinin/huyết thanh trung bình: 1,1 ± 0,2 mg/dl (0,6­ 1,5 mg/dl). 3.2.2. Biến chứng của kỹ  thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang   theo Lich­Grégoir cải biên 3.2.2.1. Biến chứng sớm  Rò nước tiểu: có 1TH (1,4%) rò nước tiểu sớm sau mổ, 70 TH  (98,6%) không rò. Qua phân tích Ficher, các yếu tố như: tuổi người cho, thời gian lọc   máu trước ghép, kỹ  thuật lấy thận để  ghép (mổ  mở­mổ  nội soi), bàng  quang bé, tình trạng thành bàng quang, thận ghép nhiều động mạch, vấn   đề  đặt thông JJ, số  lần mổ  ghép khônglàm gia tăng tỉ  lệ  rò sớm. Tuy   nhiên, khi có rò sớm thì thời gian lưu thông tiểu dài hơn những bệnh nhân   không bị rò p 
  14. 14  Trào ngược bàng quang­niệu quản sau rút thông JJ:  35/71  TH(49,3%)   chụp   bàng   quang   có   bơm   thuốc   cản   quang   (đây   là   những  trường hợptiến cứu có đặt thông JJ, chụp ngay sau khi bệnh nhân rút  thông JJ) không ghi nhận trường hợp nào trào ngược thuốc từ  bàng quang   lên niệu quản thận ghép. 3.2.2.2. Biến chứng muộn Theo dõi trung bình 32,1 tháng, qua siêu âm thận ghép và chỉ số xét   nghiệm chức năng thận 1 lần/tháng cho tới thời điểm kết thúc nghiên cứu   chúng tôi ghi nhận: ­ Không có trường hợp nào rò niệu quản,   hẹp tại vị  trí cắm lại  niệu quản vào bàng quang. ­ Không có trường hợp nào trào ngược bàng quang­niệu quản cần  can thiệp điều trị  (về  lý thuyết siêu âm chỉ  phát hiện trào ngược BQ­NQ   độ 3,4,5). 3.2.3. Tỉ lệ thành công­thất bại của phương pháp cắm lại niệu quản   vào bàng quang theo Lich­Grégoir cải biên  Thành công: 71/71 TH (100%) có kết quả thành công với + Tốt: 70/71 TH (98,6%) có kết quả  tốt, không có biến chứng rò   niệu quản, không tắc niệu quản, không hẹp niệu quản, không trào ngược  nước tiểu từ BQ lên NQ mức độ nặng (độ 3, 4, 5). + Trung bình: có 1/71 TH (1,4%) rò sớm nước tiểu sau mổ. Đây là   TH rò nhỏ  tại vị  trí cắm lại niệu quản vào bàng quang xuất hiện sau rút  thông JJ nhưng được điều trị  bảo tồn  (đặt thông tiểu lại)  ổn định không   phải mổ lại.  Thất bại:0/71 TH (0%)   có biến chứng phải   can thiệp mổ lại.
  15. 15 3.3. Các yếu tố   ảnh hưởng đến kết quả  của phương pháp cắm lại   niệu quản vào bàng quang theo Lich­Grégoir cải biên  BMI và thời gian trung bình cắm lại NQ vào BQ Bảng 3.11. So sánh thời gian cắm lại niệu quản vào bàng quang với BMI BMI Số TH Thời gian (phút) P(Kruskal­wallis H) Người trung bình 56 24,4 ± 5,7 0,107 Người gầy 10 27,8 ± 5,5 Người béo 5 25,4 ± 2,8 Tổng số 71 24,9± 5,6  Đặt thông JJ và thời gian cắm lại niệu quản vào bàng quang. Bảng 3.17. So sánh thời gian cắm lại niệu quản vào bàng quang giữa hai  nhóm có và không đặt thông  JJ Nhóm Số TH Thời gian  TB p(Mann­ (phút) Whitney U) Có đặt thông JJ 49 25,0 ± 6,3 0,409 Không đặt thông JJ 22 24,9 ± 3,7 Tổng số 71 24,9 ± 5,6  Tình trạng của bàng quang và thời gian cắm lại NQ vào BQ Bảng 3.21. So sánh thời gian cắm lại niệu quản vào bàng quang  với tình trạng bàng quang. Tình trạng BQ Số TH Thời gian TB P(Mann­ (phút) Whitney U) BQ thành mềm mại 67 24,9 ± 5,7 0,707 BQ thành dầy 4 25,5 ± 5,8 Tổng số 71 24,9 ± 5,6
  16. 16 3.3. Hoàn thiện quy trình kỹ  thuật cắm lại niệu quản vào bàng   quang theo Lich­Gregoir cải biên trên bệnh nhân ghép thận từ  người cho sống tại Bệnh viện Nhân Dân 115  Hình thái của niệu quản thận ghép. ­ Lớp mỡ quanh niệu quản: 71/71TH (100%) còn nguyên vẹn. ­ Mạch máu quanh niệu quản: 71/71 TH (100%) còn nguyên vẹn. ­ Thành niệu quản: 71/71 TH (100%) còn nguyên vẹn.  Kích thước niệu quản thận ghép tại bàn rửa:  Bảng 3.27. Kích thước niệu quản thận ghép tại bàn rửa thận. Thông số Ngắn nhất­Dài nhất Trung bình Chiều dài NQ 9­13 cm 11,0 ± 0,9 cm Đường kính NQ 0,5­0,7 cm 0,50 ± 0,0 cm  Sửa chữa niệu quản trước khi cắm lại vào bàng quang: 7 TH  (9,9%) cắt bớt niệu quản do dài, 64 TH (90,1%) không phải cắt   bớt niệu quản.  Chỉ  định đặt thông JJ niệu quản trong mổ:  Có 49 TH đặt  thông JJ gồm: 4/49 TH (8,1%) không có NT tại bàn, 8/49 TH   (16,3%) nước tiểu không phun thành tia, 6/49 TH (12,2%) bàng   quang bé, 4/49 TH (8,1%) thành BQ dầy trong đó 1 TH kết hợp   trào ngược BQ­NQ trước ghép, 9/49 TH (18,3%) có ≥ 2 động  mạch, 6/49 TH (12,2%) mố  lấy thận để  ghép qua nội soi. 3/49   TH (6,1%) người cho ≥ 50 tuổi, 1/49 TH (2%) ghép lần 2, có 5/49  
  17. 17 TH (10,2%) béo, 2/49 TH (4%) đã phẫu thuật vùng chậu trước  ghép, 1/49 TH (2%) trào ngược BQ­NQ trước ghép.  Kỹ thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang        Bảng 3.8. Thông số kỹ thuật tại vị trí rạch bàng quang Kích thước vị trí rạch tại BQ Trung  Ngắn nhất Dài nhất (Khi BQ căng) bình (cm) (cm) (cm) Chiều dài vết rạch thành BQ 2,9 ± 0,2 2,5 3,5 Chiều dài vết rạch niêm mạc BQ 0,5 ± 0,0 0,5 0,7 Chiều dài đường hầm dưới niêm  1,9 ± 0,1 1,5 2,3 mạc BQ  Thời gian cắm lại niệu quản vào bàng quang: trung bình là  24,9 ± 5,6 phút (nhanh nhất:17 phút và lâu nhất: 45 phút).  Thời gian lưu các loại ống thông Bảng 3.30.Thời gian đặt các ống thông sau mổ. Các loại ống thông Trung bình Ngắn nhất Dài nhất (ngày) (ngày) (ngày) Dẫn lưu ổ mổ (71 BN) 3,7 ± 1,1 2 10 Thông  tiểu (71 BN) 6,1 ± 1,3 3 12 Lưu   thông   JJ(49   BN   đặt  15,0 ± 5,1 9 31 thông JJ ) Chương 4: BÀN LUẬN 4.2. Kết   quả   của   phương   pháp   cắm   lại   niệu   quản   vào   bàng   quang trên bệnh nhân ghép thận và kỹ  thuật Lich­Grégoir cải  biên
  18. 18 4.2.1. Lựa chọn kỹ  thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang trên  bệnh nhân ghép thận Có 2 kỹ thuật chính để cắm lại NQ vào BQ thường được ứng dụng  trong ghép thận đó là kỹ thuật Politano­Leadbetter và kỹ thuật Lich­Grégoir.   Hooghe .L và cs nghiên cứu so sánh 2 phương pháp cắm lại NQ vào BQ   ( Politano­Leadbetter và Lich­Grégoir) khuyến cáo kỹ  thuật Lich­Grégoir ít  biến chứng rò hơn kỹ thuật Politano­ Leadbetter với p
  19. 19 Shanfield chỉ khâu 1 mũi) như vậy sẽ vững chắc hơn, phòng ngừa NQ bị  kéo tuột ra khỏi đường hầm hay thoát vị vào lòng BQ khi BQ co bóp. Việc  đặt kìm đầu tù với đường kính tương ứng với đường kính ngoài của NQ   sẽ  tránh làm hẹp hay rộng đường hầm nhằm bảo đảm đúng nguyên tắc  của Paquin (chiều dài đường hầm ≥ 4 lần đường kính NQ,  ở  đây đường   kính NQ chính là đường kính của đường hầm). Nếu không đặt dụng cụ  vào, chúng ta chỉ  khâu theo cảm tính có thể  sẽ  siết chặt đường hầm gây  hẹp, hoặc rộng quá thì gây trào ngược. Cải biên này ghi nhận ở những TH  không đặt thông JJ (22 trường hợp) nhưng không ghi nhận hẹp hay trào   ngược.  Thời gian mổ Với việc đặt kìm đầu tù để  khâu tạo đường hầm nhanh chóng.   Thời gian cắm lại NQ vào BQ trong nghiên cứu của chúng tôi  trung bình  là : 24,9 ± 5,6phút (17­45 phút), tác giả  Hoàng Khắc Chuẩn và cs:  trung   bình là 30,4 ± 0,7 phút (17­60 phút). Tác giả Secin  F.P. và cs ghi nhận thời   gian mổ  của kỹ  thuật Taguchi (14,2 phút) nhanh hơn  Lich­Grégoir chính  danh (29 phút) với p=0,02.  Sự thuận tiện của kỹ thuật và sử dụng dụng cụ tạo đường  hầm chống trào ngược Chúng tôi nhận thấy không gặp khó khăn gì trong quá trình phẫu   thuật ngay cả  khi bệnh nhân đã có tiền sử  phẫu thuật  ở vùng chậu. Tuy   nhiên, những trường hợp thành BQ viêm dính khi bóc tách lớp dưới niêm  mạc BQ để tạo đường hầm có thể gặp khó khăn, đôi khi gây thủng niêm   mạc BQ. Việc đặt kìm đầu tù vào đường hầm để khâu lớp thanh mạc cơ  BQ sẽ dễ dàng nhận diện 2 mép của lớp thanh mạc cơ BQ, hạn chế khâu  
  20. 20 thủng vào NQ đoạn nội thành, thời gian khâu nhanh, chúng tôi đã phân tích  ở phần thời gian mổ. 4.2.3. Kết quả  của kỹ  thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang   theo Lich­Grégoir cải biên Cắm lại NQ vào BQ được cho là thành công khi nước tiểu lưu   thông từ  thận   xuống BQ thông suốt, không hẹp và không trào ngược   nước tiểu từ BQ lên thận ghép trong thì đi tiểu. Chỗ khâu nối NQ vào BQ   không rò sau khi đã rút hết các loại  ống thông (thông tiểu, thông niệu   quản nếu có đặt) và bệnh nhân đi tiểu bình thường. Tỉ lệ rò liên quan đến  kỹ thuật cắm lại NQ vào BQ trong nghiên cứu là 1,4% được điều trị bảo   tồn thành công. Tỉ lệ thành công của kỹ thuật là 100% trong đó tỉ lệ thành   công tốt (không biến chứng) trong nghiên cứu này là 98,6%. So sánh với  Hoàng Khắc Chuẩn: 96,7%   và Abou­Elela A: 93,4%. Kết quả  của kỹ  thuật cắm lại NQ vào BQ theo Lich­Grégoir cũng thể  hiện qua sự  hồi   phục chức năng thận. Chỉ số Urê/huyết thanh và Creatinin/huyết thanh đa   số  về  bình thường tại thời điểm ra viện và sau thời gian theo dõi trung   bình là 32,1 tháng thì chỉ số Urê/huyết thanh và Creatinin/huyết thanh vẫn   ở mức bình thường.   4.2.4. Biến chứng của kỹ  thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang   theo Lich­Grégoir cải biên trong ghép thận từ người cho sống   Biến chứng rò nước tiểu Rò nước tiểu thường xẩy ra tại 2 vị trí: tại chỗ  khâu nối NQ vào   BQ và tại niệu quản mà hay gặp do hoại tử NQ, thiếu máu nuôi xảy ra   trong quá trình lấy thận. Thời điểm rò nước tiểu theo Cranston trung bình   là 29 ngày sau mổ  (0­275 ngày). Việc điều trị  rò phụ  thuộc vào vị  trí rò.   Nếu rò tại vị trí khâu nối NQ vào BQ có thể tự lành sau khi đặt thông tiểu  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2