intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu khả năng cố định ổ gãy trên thực nghiệm và kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi người lớn bằng nẹp khóa

Chia sẻ: Angicungduoc6 Angicungduoc6 | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:29

30
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án xác định khả năng cố định vững chắc của nẹp khóa trên mô hình kết hợp xương thử nghiệm; đánh giá kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi người lớn bằng nẹp khóa, rút ra một số nhận xét về chỉ định và kỹ thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu khả năng cố định ổ gãy trên thực nghiệm và kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi người lớn bằng nẹp khóa

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ Gãy đầu dưới xương đùi (ĐDXĐ) (gãy trên lồi cầu, liên lồi cầu, lồi  cầu trong, lồi cầu ngoài xương đùi), tỷ lệ khoảng 6% ­ 7% tổng số các  loại gãy xương đùi, gãy trên lồi cầu và liên lồi cầu chiếm 70% các trường  hợp. Gãy do lực chấn thương năng lượng cao hay gặp ở người trẻ tuổi, bị  TNGT > 50%; Do lực chấn thương năng lượng thấp thường gặp ở người   cao tuổi do ngã. Điều trị bảo tồn gãy kín ĐDXĐ có nhiều nhược điểm, tỷ  lệ biến chứng cao nên hiện nay các PTV lựa chọn phẫu thuật mở ổ gãy  nắn chỉnh và KHX bằng các phương pháp: Đóng ĐNTCC (xuôi dòng hoặc  ngược dòng từ gối lên); KHX bằng nẹp vít (nẹp vít thường, hai nẹp vít,   nẹp góc liền khối 950, nẹp DCS, nẹp ốp lồi cầu đùi, nẹp khóa đầu dưới  xương đùi). Với các trường hợp gãy xương phức tạp, gần khớp, phạm  khớp thì KHX bằng nẹp ốp lồi cầu và gần đây bằng nẹp khóa là lựa chọn  hàng đầu, khắc phục được nhược điểm của các loại phương tiện KHX   khác. Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan trong điều trị gãy ĐDXĐ,   nhưng qua các nghiên cứu cho thấy: Dù KHX bằng nẹp ốp lồi cầu đùi hay  nẹp khóa vẫn có một tỷ lệ thất bại (cứng duỗi gối, liền lệch, chậm liền   xương, khớp giả…). Để  tìm hiểu rõ nguyên nhân thất bại điều trị  phải   quan tâm đến khả năng cố định vững chắc ổ gãy xương sau mổ của 2 loại   nẹp này. Từ đó đưa ra chương trình tập luyện sau mổ hợp lý, tránh các  biến chứng gãy nẹp, bong vít, chậm liền xương, khớp giả và các di chứng   hạn chế vận động khớp gối. Chính vì vậy để so sánh khả năng cố định  vững chắc của 2 loại nẹp  ốp lồi cầu và nẹp khóa ĐDXĐ trên cùng mô   hình thực nghiệm trong mối liên kết nẹp – xương và đánh giá kết quả  điều trị gãy kín ĐDXĐ của nẹp khóa, chúng tôi tiến hành đề tài: “ Nghiên  cứu khả năng cố định ổ gãy trên thực nghiệm và kết quả điều trị gãy   kín đầu dưới xương đùi người lớn bằng nẹp khóa” nhằm mục tiêu:  1. Xác định khả năng cố định vững chắc của nẹp khóa trên mô   hình kết hợp xương thử nghiệm. 2. Đánh giá kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi người  
  2. lớn bằng nẹp khóa, rút ra một số nhận xét về chỉ định và kỹ   thuật. Đóng góp mới của luận án Điều trị gãy ĐDXĐ bằng nẹp khóa được áp dụng điều trị  trên Thế  giới và ở Việt nam trong những năm gần đây, đạt được một số kết quả  khả quan, giảm tỷ lệ biến chứng, di chứng so với các phương pháp khác.   Nẹp khóa với những ưu điểm vượt trội về thiết kế, chất liệu, hình dạng  đã khắc phục được các nhược điểm mà các loại phương tiện KHX khác  gặp phải. Để làm rõ hơn tác dụng cố định vững chắc của nẹp khóa trong   điều trị gãy ĐDXĐ, nhất là gãy xương phức tạp, gần khớp, phạm khớp:   Trên thực nghiệm cho thấy mô hình nẹp khóa – xương có khả năng chịu  lực nén ép dọc theo trục, lực uốn bẻ lệch tâm và mô men xoắn cao hơn so  với mô hình nẹp ốp lồi cầu đùi – xương, là cơ sở để PTV lựa chọn nẹp  khóa điều trị gãy ĐDXĐ. Kết quả lâm sàng điều trị 54 BN cho thấy kết   quả liền xương và PHCN tương đối cao, là những đóng góp cho lý luận và  thực tiễn chuyên ngành. Đây là một đề tài nghiên cứu mang tính thực tiễn, đi sâu vào nghiên  cứu khả  năng cố  định vững chắc  ổ  gãy xương của nẹp khóa nén ép   ĐDXĐ: Xác định khả  năng chịu lực nén ép, uốn bẻ, xoắn của mô hình  nẹp – xương trên thực nghiệm. Là cơ sở để PTV yên tâm cho BN tập vận  động sớm, giảm thiểu các biến chứng  gãy nẹp, bong vít,  chậm liền  xương, teo cơ, hạn chế vận động khớp gối. Cấu trúc của luận án Luận án dày: 116 trang, có các phần: Đặt vấn đề 2 trang; Chương 1:   Tổng quan tài liệu: 32 trang; Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên  cứu: 22 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu: 27 trang; Chương 4: Bàn  luận: 30 trang; Kết luận: 2 trang;  kiến nghị 1 trang. Có 3 công trình nghiên  cứu đã công bố liên quan đến luận án.Tài liệu tham khảo: Có 125 tài liệu  tham khảo, trong đó có: 21 tài liệu tiếng Việt, 104 tài liệu tiếng Anh. Chương 1       TỔNG QUAN TÀI LIỆU
  3. 1.2. Nghiên cứu về độ vững chắc của kết hợp xương nẹp khóa với  gãy đầu dưới xương đùi Nghiên cứu Wilkens K.J và Cs (2008), nẹp khóa cứng hơn nẹp thường   24,4% (độ  cứng nẹp khóa/nẹp thường là 168,2/127,1 N/mm; p nẹp thường 1337 N. Wähnert D.   và Cs (2011), so sánh các loại ĐNTCC với nẹp khóa trong điều trị  gãy   ĐDXĐ người cao tuổi. Kết quả: Đinh SCN chịu tải trọng cao nhất 6400 ±  540N; nẹp AxSOS là 4500 ± 0N, đinh DFN 4400 ± 495N; đinh T2 3100 ±  545N.  Granata J.D và Cs (2012), nghiên cứu về  khả năng chịu được tải   trọng của nẹp khóa đối với gãy phức tạp TLC xương đùi. Thử nghiệm   lực nén cho thấy nẹp khóa chịu được trọng lượng 1329 ± 106N, gấp 1,9  trọng lượng cơ thể người nặng 70kg. Assari S. và Cs (2013), so sánh lực   cơ sinh học của nẹp khóa LCP và ĐNT ngược dòng của gãy TLC xương  đùi loại A3 theo phân loại AO. Kết quả: Khi nén thẳng trục, hệ thống nẹp  khóa LCP – xương (2,46 ± 0,12kN/mm) cứng hơn hệ thống ĐNT ngược  dòng – xương (1,36 ± 0,14kN/mm trên cùng loại xương có mật độ khoáng   xương bình thường. 1.3. Điều trị gãy đầu dưới xương đùi bằng kết hợp xương nẹp khóa * Trên thế giới: Syed A.A và Cs (2004) Theo dõi kết quả xa  25 BN   gãy ĐDXĐ điều trị KHX bằng nẹp khóa LISS, tuổi trung bình 60,9 tuổi,  thời gian theo dõi trung bình 18 tháng (từ 12 – 24 tháng), 22 BN có thời gian   liền xương trung bình 3,5 tháng (từ 2 – 5 tháng) không phải ghép xương, 3  BN chậm liền xương. Forster M.C và Cs (2006), báo cáo 570 BN được  điều trị KHX gãy ĐDXĐ bằng nẹp khóa đạt tỷ lệ tốt và rất tốt 72 – 88%.  Yeep E.J. và Cs (2007), báo cáo kết quả sớm trong 6 tháng điều trị  gãy  ĐDXĐ bằng nẹp khóa LCP trên 10 BN, kết quả: 4 BN rất tốt, 4 BN tốt, 1   BN trung bình, 1 BN kém. Nayak R.M và Cs (2011) báo cáo sử dụng nẹp  khóa nén ép với kỹ  thuật KHX xâm lấn tối thiểu điều trị  31 BN gãy   ĐDXĐ tuổi trung bình 42 tuổi (từ 22 – 65 tuổi). Kết quả: 29/31 BN tốt và  rất tốt, 2 BN trung bình, không có BN nào gập góc và lệch trục > 100, thời  gian liền xương trung bình 3,7 tháng (14 – 26 tháng).
  4. * Các nghiên cứu so sánh KHX nẹp khóa với các phương tiện   KHX khác trong điều trị  gãy ĐDXĐ:  Supanich V. (2012) điều trị gãy  ĐDXĐ loại C so sánh trên 4 loại phương tiện KHX khác nhau: Nẹp góc,  nẹp DCS, nẹp ốp lồi cầu đùi và nẹp khóa. Cho thấy kết quả rất tốt và tốt  của nẹp khóa là 86%, nẹp DCS là 78%, nẹp góc là 66%, và của nẹp ốp lồi   cầu 50%.Vallier H.A và Cs (2012) so sánh kết quả  điều trị  được KHX  bằng nẹp góc 950 và nẹp khóa lồi cầu đùi (Locking Condylar Plate – LCP),   thời gian theo dõi trung bình 26 tháng (9 – 77 tháng). Biến chứng nhiễm  trùng sâu, không liền xương, liền lệch: KHX nẹp góc là 10%, KHX nẹp  khóa là 35%. Gupta SKV (2013), so sánh kết quả  điều trị  KHX bằng  ĐNTCC ngược dòng và nẹp khóa nén ép (LCP), sau 6 tháng tỷ  lệ  liền   xương của cả 2 nhóm BN trên 75%, thời gian liền xương trung bình của  nhóm nẹp khóa 6,8 tháng, nhóm ĐNTCC là 7,4 tháng. Tỷ lệ  không liền   xương nhóm nẹp khóa 2/46 BN (4%) và nhóm ĐNTCC 5/57 (9%). * Ở Việt nam: Trong những năm gần đây các PTV ở Việt nam  cũng đã áp dụng nẹp khóa vào điều trị gãy ĐDXĐ thu được kết quả điều  trị  khả  quan: Trương Trí Hữu và Cs (2014) báo cáo 34 BN điều trị  gãy   ĐDXĐ bằng nẹp khóa, kết quả liền xương là 97,1%, kết quả tốt 76,5%,   khá 14,7%, trung bình 2,9%, kém 5,9%;  Ngô Quốc Hoàn và Cs (2017),  báo  cáo  35  BN   được   điều   trị   tại   BVQY   103.   kết   quả   xa:   rất   tốt   36.85%, tốt 52,63%, trung bình 5.26%, kém 5.26%. Biến chứng hạn   chế gấp gối 
  5. 2.1. Nghiên cứu khả năng cố định vững chắc của nẹp khóa trên mô   hình kết hợp xương thử nghiệm. * Địa điểm: Phòng thí nghiệm Sức bền vật liệu ­ Bộ môn Cơ học  vật liệu và kết cấu ­ Viện cơ khí – Trường Đại học Bách khoa – Hà Nội. * Thiết kế mô hình: ­ Mẫu xương: 72 xương đùi sau của 36 con bò trưởng thành.  ­ Mẫu  nẹp vít: Các bộ nẹp khóa nén ép ĐDXĐ 7 lỗ, vít khóa xương  cứng, xương xốp đủ số lượng. Loại nẹp khóa Intercus. ­ Thí nghiệm nén, uốn ngang và uốn xoắn được thực hiện trên 02  mẫu: Mẫu nẹp khóa nén ép ĐDXĐ: LCP – xương đùi bò (Ký hiệu: K).  Mẫu nẹp ốp lồi cầu – xương đùi bò (Ký hiệu: L) ­ Thiết kế mẫu nẹp – xương: Cưa đầu dưới xương đùi bò tạo thành  các ổ gãy xương TLC (loại A2) và LLC (loại C2) theo phân loại của AO.  Chỉnh xương về giải phẫu. Đặt nẹp vít mặt ngoài xương, kẹp chặt nẹp   với xương  bằng  các kìm giữ  xương.  Khoan  bắt vít cố  định nẹp với  xương (bắt đầy đủ các lỗ vít trên nẹp).   ­ Máy thử nghiệm: Các thử nghiệm nén, uốn và xoắn được thực hiện  trên máy MTS Alliance RF/300. Nguyên lý hoạt động: Các Encorder của  máy sẽ đo được lực nén, lực uốn bẻ ngang và mô men uốn xoắn tác động  lên mẫu thử nghiệm đồng thời đo được mức độ  biến dạng tương  ứng   của mẫu thử nghiệm theo trục của lực tác động. Các thông số lực nén, lực   uốn bẻ, mô men xoắn và độ  biến dạng tại  ổ  gãy được đo liên tục và   truyền về máy tính. Máy tính sẽ tự động xây dựng lên đồ thị biểu thị sự  liên quan giữa lực – độ biến dạng của mẫu thử nghiệm. Từ đồ thị có thể  tính được độ chịu lực của mẫu nghiên cứu.  * Nội dung nghiên cứu: Lực nén theo trục, Lực uốn bẻ ngang,              Lực uốn xoắn * Phương pháp đánh giá kết quả: Vẽ đồ thị và tính trị số trung bình  các lực tác động lên 2 mẫu nghiên cứu theo thuật toán thống kê của   trường   Đại   học   Bách   khoa,   Hà   nội.   So   sánh   các   giá   trị   trung   bình  (Independent Sample T test), trung vị, của lực tác động lên hai mẫu. 
  6. 2.2. Nghiên cứu kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi bằng   kết hợp xương nẹp khóa.  * Đối tượng: 54 BN (26 nam, 28 nữ), từ 18 – 90 tuổi , gãy kín ĐDXĐ  do chấn thương, được phẫu thuật KHX nẹp khóa tại BV Đức Giang, BV  Xanh pôn, BVQY 103, tháng 6/2011 ­ 9/2015. * Tiêu chuẩn lựa chọn BN:  Gãy kín ĐDXĐ loại A và C do chấn  thương.  * Phương pháp nghiên cứu lâm sàng ­ Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả  tiến cứu không đối  chứng, có theo dõi dọc. ­   Quy trình nghiên cứu: Lập bệnh án nghiên cứu.  Thăm khám BN.  Chuẩn bị BN trước mổ. Tham gia phẫu thuật và ghi chép biên bản phẫu  thuật. Chăm sóc sau mổ, chụp Xquang kiểm tra. Đánh giá kết quả gần: Kết quả nắn chỉnh di lệch, kết quả  KHX  sau mổ và diễn biến tại vết mổ. Hướng dẫn BN tập luyện PHCN. Lập  phiếu theo dõi từng BN, hẹn định ký tái khám vào các thời điểm: sau mổ 1,  2, 3, 4, 5, 6 tháng, 12 tháng và đánh giá kết quả xa > 12 tháng. ­ Nội dung nghiên cứu: Đặc điểm về dịch tễ. Nguyên nhân, cơ chế  chấn thương. Xquang trước và sau phẫu thuật, đến khi liền xương. Phân  loại gãy ĐDXĐ dựa trên hình ảnh Xquang theo bảng phân loại của AO.   Kỹ thuật mổ, chỉ định KHX nẹp khóa, kết quả điều trị. * Kỹ thuật điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi bằng KHX nẹp  khóa ­ Vô cảm: Gây tê tủy sống. ­ Kỹ thuật mổ: Tư thế BN: BN nằm ngửa có kê độn dưới khoeo, Garo  gốc đùi. Thì 1: Đường mổ: Đường mổ bên ngoài với những gãy ĐDXĐ đơn  giản và đường mổ trước ngoài với những trường hợp gãy  xương phức  tạp, gãy xương phạm khớp, khó nắn chỉnh. Thì 2: Bộc lộ và nắn chỉnh ổ gãy  Thì 3: Đặt nẹp khóa 
  7. Thì 4: Đóng vết mổ * Điều trị sau mổ:  Sau mổ cho bệnh nhân gác chân lên giá Braun  Dùng kháng sinh 5 – 7 ngày, kết hợp thuốc giảm đau, chống phù nề sau  mổ. Thay băng kỳ đầu và rút dẫn lưu sau 48h.  * Tập vận động sau mổ: Hướng dẫn BN tập vận động sớm: Ngày  thứ 2 sau mổ, cho BN ngồi dậy,  tập co cơ tứ đầu đùi và tập gấp duỗi  khớp gối, khớp cổ chân không tải tăng dần. Sau 2 – 3  tuần cho BN tập  đứng, tập đi với hai nạng có tì nhẹ lên chân mổ tăng dần dần. Sau 4 – 6  tuần cho đi một nạng, rồi sau 6 ­ 8 tuần thì đi không nạng.  * Phương pháp đánh giá kết quả +  Đánh giá kết quả  gần:  Theo tiêu chuẩn của Larson – Bostman:  Diễn biến tại vết mổ: Liền kỳ đầu hay có vết mổ nhiễm khuẩn nông,   nhiễm khuẩn sâu toác vết mổ. Kết quả nắn chỉnh phục hồi về giải phẫu  và kỹ  thuật KHX. Các biến chứng sớm (Chảy máu, huyết khối, tắc  mạch).  + Đánh giá kết quả xa: Theo dõi tối thiểu là sau mổ 12 tháng.  Chúng tôi áp dụng phương pháp đánh giá của Sanders R. (1991).  Tổng  hợp đánh giá kết quả theo bốn mức: Rất tốt, tốt, trung bình và kém. * Phương pháp xử  lý số  liệu:  Theo chương trình thống kê y học  SPSS 20.0. So sánh các giá trị trung bình (Independent Sample T test) của   nhóm nghiên cứu. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm sức bền cơ tính và khả năng cố  định vững chắc ổ gãy đầu dưới xương đùi của nẹp khóa. 3.1.1. Thử nghiệm khả năng chịu lực nén trên 2 mẫu: Nẹp khóa đầu  dưới xương đùi – xương (KA – N) và nẹp ốp lồi cầu đùi – xương (LA   – N).  Bảng 3.1: Khả năng chịu lực nén trên 2 mẫu (KA – N) và (LA – N) gãy   TLC xương đùi (n=12)
  8. Mẫu nẹp –  Lực Nén xương với  gãy TLC  P xương đùi Dịch  KA – N KA – N LA – N chuyển ổ  LA – A (‘ X – SD) (Trung  (‘ X – SD) gãy xương (Trung   (Newton ­ N) vị ­ N) (Newton ­ N) vị ­ N) (n=6) (n=6) 0,5 mm 1329,90 ± 355,90 1281,21 1121,19 ± 230,17 1115,48 > 0,05 1,0 mm 1719,48 ± 384,83 1789,93 1552,09 ± 256,04 1611,70 > 0,05 1,5 mm 2456,16 ± 641,66 2641,24 2074,99 ± 263,24 2113,90 > 0,05 2,0 mm 3225,50 ± 427,18 3293,35 2865,01 ± 548,70 2814,24 > 0,05 2,5 mm 4010,37 ± 509,50 4179,34 3200,04 ± 243,62 3118,63
  9. 6000 5000 é )(N 4000 Load (N) LA-N c n 3000 KA-N ự 2000 L 1000 0 0 1 2 3 4 Dịch chuyển ổ gãy (mm) Extension (mm) Đồ thị 3.1. Mối tương quan giữa lực nén và biến dạng của 2 mẫu  (KA – N) và (LA – N) vói gãy TLC đùi Nhận xét: Chỉ  ra lực nén trung bình lên các mẫu nẹp khóa ĐDXĐ –   xương là: 4179,34N với độ dịch chuyển ổ gãy xương 2,5mm bắt đầu phá  vỡ liên kết, trong đó lực nén trung bình lên các mẫu nẹp ốp lồi cầu đùi –   xương là: 3118,63N với độ dịch chuyển ổ gãy xương đã phá vỡ liên kết,  với p  0,05 1,0 mm 2030,63 ± 241,84 2028,99 1597,88 ± 527,67 1686,33 > 0,05
  10. 1,5 mm 3140,14 ± 288,16 3228,73 2738,34± 703,88 2919,65 > 0,05 2,0 mm 3915,8 ± 295,43 3968,29 3498,13 ± 787,61 3524,11 > 0,05 2,5 mm 4620,27 ± 315,85 4728,87 4139,28 ± 766,53 4322,23 > 0,05 Nhận xét: Đến độ dịch chuyển 2,5mm, có sự thay đổi và chênh lệch   của lực tác động lên mẫu (KC – N): 4620,27 ± 315,85N (giá trị trung vị  4728,87N) và mẫu (LC – N): 4139,28 ± 766,53N (giá trị trung vị 4322,23N)  trên cùng mô hình gãy LLC xương đùi, không có ý nghĩa thống kê với p >  0,05. 6000 5000 é (N)(N 4000 ) LC-N 3000 cLoad n KC-N 2000 ự L 1000 0 0 1 2 3 4 Dịch chuyển ổ gãy Extension (mm) (mm) Đồ thị 3.2. Mối tương quan giữa lực nén và biến dạng trên 2 mẫu  (KC ­ N) và (LC – N) với gãy LLC xương đùi Nhận xét: Lực nén trung bình các mẫu nẹp khóa ĐDXĐ – xương là:   4728,87N với độ dịch chuyển ổ gãy xương 2,5mm có sự phá vỡ liên kết 
  11. và lực nén trung bình các mẫu nghiên cứu nẹp ốp lồi cầu đùi – xương là:   4322,23N với độ dịch chuyển ổ gãy xương 2,5mm cũng có sự phá vỡ liên   kết, sự chệnh lệch về lực không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.  Nhận xét: Mẫu nẹp ốp lồi cầu đùi – xương cho thấy khả năng chịu lực   dọc trục thấp hơn so với hệ thống nẹp khóa ĐDXĐ  – xương về độ cứng. 3.1.2. Thử nghiệm khả năng chịu lực uốn ngang trên 2 mẫu nẹp khóa  đầu dưới xương đùi   – xương (KA – U) và nẹp  ốp lồi cầu đùi –   xương (LA – U).   Bảng 3.3. Khả năng chịu lực uốn ngang trên 2 mẫu (KA – U)  và  (LA – U) với gãy TLC xương đùi (n=12) Lực uốn  Mẫu nẹp –  ngang xương với  gãy TLC  P xương đùi Dịch  KA – U KA – U LA – U LA – U chuyển ổ  (‘ X – SD) (Trung vị  (‘ X – SD) (Trung vị  gãy xương ( Newton ­ N) ­ N) ( Newton ­ N) ­ N) (n=6) (n=6) 1 mm 204,94 ± 70,34 178,04 155,86 ± 48,13 136,84 > 0,05 2 mm 396,37 ± 117,52 365,62 314,52 ± 88,88 340,30 > 0,05 3 mm 537,79 ± 121,16 508,07 499,78 ± 85,32 484,7 > 0,05
  12. 4 mm 704,33 ± 110,45 704,08 505,76 ± 62,83 505,82
  13. chuyển ổ  KC ­ U  KC – U LC ­ U  LC – U gãy xương (‘ X – SD) (Trung vị  (‘ X – SD) (Trung vị   ( Newton ­ N) ­ N) ( Newton ­ N) ­ N) (n=6) (n=6) 1 mm 139,43 ± 39,09 137,38 105,3 ± 35,22 99,65 > 0,05 2 mm 271,34 ± 124,77 343,84 216,28 ± 97,57 226,3 > 0,05 3 mm 447,57 ± 107,14 499,22 416,75 ± 134,66 376,7 > 0,05 4 mm 699,26 ± 125,60 715,89 476,05 ± 59,18 492,44
  14. 1200 a(N) (N 1000 ) 800 LC-U g n nLoad 600 KC-U c u ự ố 400 200 L 0 0 2 4 6 8 Dịch chuyển ổ gãy(mm) Extension (mm) Đồ thị 3.4. Mối tương quan giữa lực uốn ngang và biến dạng trên 2   mẫu nẹp – xương (KC­U) và (LC ­ U) với gãy LLC xương đùi. Nhận xét: Mối tương quan giữa lực uốn ngang và biến dạng trên 2  mẫu nẹp – xương trên mô hình gãy LLC chỉ ra với lực uốn ngang trung  bình 715,89N lên các mẫu nẹp khóa ĐDXĐ – xương (dịch chuyển ổ gãy  xương 4mm) có sự phá vỡ liên kết, với lực uốn ngang trung bình 492,44N  lên các mẫu nẹp ốp lồi cầu đùi – xương (dịch chuyển ổ gãy xương 4mm)  đã phá vỡ liên kiết, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 
  15. 1 mm 421,64 ± 54,73 429,33 390,70 ± 81,15 419,76 > 0,05 2 mm 589,57 ± 88,51 608,27 533,90 ± 95,10 559,96 > 0,05 3 mm 777,02 ± 134,66 809,40 686,91 ± 80,48 699,84 > 0,05 4 mm 990,79 ± 166,54 991,69 888,84 ± 89,02 905,38 > 0,05 Nhận xét: Dịch chuyển đến 4mm bắt đầu có sự phá vỡ liên kết thì lực tác  động lên nẹp khóa ĐDXĐ – xương: 990,79 ± 166,54N (giá trị trung vị 991,69N) có  sự chênh lệch với nẹp ốp lồi cầu đùi – xương: 888,84  ± 89,02N (giá trị trung vị  905,38N) trên cùng mô hình gãy TLC xương đùi, với p > 0,05. 2000 1800 1600 (N ) 1400 1200 n ắ o (N) LA-X nLoadx 1000 KA-X 800 c u ố 600 ự L 400 200 0 0 2 4 6 8 10 Dịch chuyển ổ (mm) Extension gãy (mm) Đồ thị 3.5. Mối tương quan giữa lực uốn xoắn và biến dạng trên 2   mẫu (KA – X) và (LA – X) với gãy TLC xương đùi. Nhận xét:  Mối tương quan giữa lực uốn xoắn và biến dạng trên 2  mẫu nẹp – xương chỉ ra với lực trung bình 991,69N lên các mẫu nẹp khóa  ĐDXĐ – xương (dịch chuyển ổ gãy xương 4mm) có sự phá vỡ liên kết và  
  16. lực trung bình 905,38N  lên các mẫu nẹp  ốp lồi cầu đùi – xương (dịch  chuyển ổ gãy xương 4mm) có sự phá vỡ liên kết, khác biệt không có ý   nghĩa thống kê với p > 0,05. Bảng 3.6. Khả năng chịu lực uốn xoắn trên 2 mẫu (KC – X) và (LC –   X) với gãy LLC xương đùi (n=12) Lực uốn  Mẫu nẹp –  xoắn xương gãy  LLC xương  P Dịch  đùi chuyển ổ  KC – X KC – X LC – X LC – X gãy xương (‘ X – SD) (Trung   (‘ X – SD) (Trung vị  ( Newton ­ N) vị ­ N) ( Newton ­ N) ­ N) (n=6) (n=6) 1 mm 514,21 ± 135,30 538,79 489,13 ± 81,64 464,88 > 0,05 2 mm 707,42 ± 213,60 691,70 664,43 ± 98,04 622,82 > 0,05 3 mm 829,03 ± 162,50 845,21 826,02 ± 112,04 785,43 > 0,05 4 mm 1071,00 ± 222,38 1091,79 986,26 ± 116,33 972,38 > 0,05 Nhận xét: Dịch chuyển đến 4mm bắt đầu có sự phá vỡ liên kết thì lực tác  động lên mẫu nẹp khóa ĐDXĐ – xương:  1071,00 ± 222,38N  (giá trị  trung vị  1091,79N) có sự chênh lệch với nẹp ốp lồi cầu đùi – xương:  986,26 ± 116,33N (giá  trị trung vị 972,38N),  với p > 0,05.
  17. 2500 n (N 2000 ) 1500 c u ố ắ o n x Load (N) 1000 KC-X LC-X ự L 500 0 0 2 4 6 8 10 Extension (mm) Dịch chuyển ổ gãy (mm) Đồ thị 3.6. Mối tương quan giữa lực uốn xoắn và biến dạng  trên 2   mẫu (KA – X) và (LA – X) với gãy LLC xương đùi. Nhận xét: Từ đồ thị và các kết quả tính toán cho thấy độ cứng quy đổi  của hệ thống nẹp ốp lồi cầu đùi – xương thấp hơn loại nẹp khóa ĐDXĐ  – xương không quá 5%, tuy nhiên giá trị lực giới hạn của hệ thống nẹp  khóa – xương đạt đến 1850N  trong khi đó hệ  thống nẹp  ốp lồi cầu –   xương chỉ đạt đến khoảng 1450N thấp hơn 27,58%. Điều này cho thấy hệ  thống nẹp khóa ĐDXĐ có độ cứng tương đương nhưng giới hạn chịu lực   cao hơn loại nẹp ốp lồi cầu đùi. 3.2. Kết quả  điều trị  gãy kín đầu dưới xương đùi bằng kết hợp  xương nẹp khóa  3.2.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu  Tuổi và  giới: Tuổi trung bình 51,04 ± 22,30 tuổi (18 – 90 tuổi), tỷ lệ  nam/nữ: Nam 26 BN (48,15%); Nữ 28 BN (51,85%). Nhóm cao tuổi ≥ 60  tuổi: 26 BN (tỷ lệ 48,15%), nhóm: 18 – 44 tuổi: 20 BN ( 37,04%), nhóm từ  45 – 59 tuổi: 8 BN (14,81%).  3.2.2. Nguyên nhân tai nạn: TNSH chiếm tỷ lệ cao nhất 27 BN (50%),  TNGT 24 BN (44,44%), TNLĐ 3 BN (5,56%). 3.2.3. Cơ chế chấn thương: Cơ chế chấn thương trực tiếp và gián tiếp  là ngang nhau tỷ lệ 50%. 3.2.4. Vị trí, hình thái, tính chất tổn thương * Bên đùi bị tổn thương: Gãy ĐDXĐ bên trái 30 BN (55,56%) cao hơn  bên phải 24 BN (44,44%).
  18. * Tính chất gãy xương: Gãy xương đơn giản 31 BN (57,41%), gãy   xương phức tạp 23 BN (42,59%). 3.2.5. Phân loại gãy xương theo AO  Bảng 3.10. Phân loại gãy xương theo AO (n = 54) Loại  Loại  Loại  Cộng A C Tổng cộng gãy A1 A2 A3 C1 C2 C3 Số BN 16 22 4 42 3 7 2 12 Tỷ lệ % 29,63 40,74 7,41 77,78 5,56 12,96 3,70 22,22 Bảng 3.11. Phân loại gãy xương theo nguyên nhân tai nạn (n = 54)  Nguyên  TNGT TNLĐ TNSH Tổng  Tỷ lệ  nhân cộng % Loại   gãy  xương Loại A 18 2 22 42 77,78 Loại C 6 1 5 12 22,22 Tổng cộng 24 3 27 54 100 Tỷ lệ % 44,44 5,56 50,0 100 3.2.6. Tổn thương phần mềm 100 % các BN gãy kín ĐDXĐ, không có BN nào gãy hở. 3.2.7. Tổn thương kết hợp CTSN 5 BN, chấn thương ngực 2 BN, gãy các xương khác 11 BN. 3.2.8. Tổn thương mạch máu, thần kinh Không có trường hợp nào bị tổn thương mạch máu thần kinh. 3.2.9. Điều trị phẫu thuật bằng kết hợp xương nẹp khóa 3.2.9.1. Thời điểm phẫu thuật: 1 ngày đầu 32 BN (59,26%), ngày thứ 2 –  6: 14 BN (25,93%),  > 7 ngày: 4 BN (14,81%). 3.2.9.2. Phương pháp vô cảm: Tất cả các BN gây tê tủy sống. 3.2.9.3. Đường mổ: Đường mổ trước ngoài 32 BN (59,26%), đường mổ  ngoài 22 BN (40,74%).
  19. 3.2.9.4. Thời gian phẫu thuật Thời gian mổ từ 60 – 90 phút (87,04%) gãy loại A: 39 BN, gãy loại C:  8 BN. Thời gian mổ 90 – 120 phút có 5 BN (9,26%), thời gian mổ 12 – 150  phút và 150 – 180 phút đều có 1 BN (1,85%). 3.2.9.5. Kỹ thuật kết hợp xương nẹp khóa kết hợp với các phương tiện   kết hợp xương  khác: Sử  dụng vít xốp cố  định cùng nẹp khóa 12  BN  (22,22%), vít xốp kết hợp với chỉ thép cùng nẹp khóa 2 BN (3,70%). 3.2.9.6. Số lượng máu truyền 36 BN truyền máu trong mổ với tổng  số máu truyền 1 8200 ml.  19  BN truyền 500 ml máu, 11 BN truyền 250 ml máu, 2 BN truyền 350 ml   máu, 1 BN truyền 750 ml máu, những BN truyền nhiều máu là các BN đa  chấn thương và chấn thương nội tạng. 3.2.10. Kết quả điều trị 3.2.10.1. Kết quả gần:    * Diễn biến tại vết mổ:  Liền vết mổ  kỳ  đầu: 53  BN (98,15%).  Nhiễm khuẩn  vết mổ  nông  1 BN (1,85%). Không có BN nào  nhiễm  khuẩn sâu và rò mủ kéo dài. Không có BN chảy máu sau mổ. * Kết quả nắn chỉnh: Nắn chỉnh hết di lệch 50 BN (92,59%), di lệch  ít 4 BN (3,70%). * Kết quả liền xương Bảng 3.18. Thời gian liền xương (n = 54) Nhóm tuổi Thời gian liền xương (tuần) Min ­ Max P 18 – 30 14,39 ± 1,98  (12 – 18) 31 – 40 16,50 ± 4,95  (13 – 20) 41 – 50 17,00 ± 1,16  (16 – 18)   70 22,42 ± 2,28  (20 – 26) Nhận xét: Thời gian liền xương trung bình 18,33 ± 3,78 tuần (từ 12 ­  26 tuần), người trẻ  liền xương nhanh hơn người cao tuổi, có ý nghĩa   thống kê với p 
  20. Bảng 3.19. Thời điểm bỏ nạng (n = 54) Nhóm tuổi Thời điểm bỏ nạng (tuần) Min ­ Max p 18 – 30 4,42 ± 0,58  (4,00 – 6,00) 31 – 40 4,50 ± 0,71  (4,00 – 5,00) 41 – 50 4,75 ± 0,65  (4,00 – 5,50)  70 6,83 ± 1,01  (5,00 – 8,00) Nhận xét: Thời điểm bỏ nạng trung bình 5,20 ± 1,19 tuần (từ 4 – 8   tuần). Nhóm người trẻ tuổi bỏ nạng sớm hơn người cao tuổi, có ý nghĩa  thống kê với p 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2