Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số đặc điểm thiếu máu và nồng độ erythropoietin huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn tính
lượt xem 1
download
Đái tháo đường típ 2 là bệnh rối loạn chuyển hoá glucose cơ chế bệnh sinh liên quan đến kháng insulin, giảm chức năng tế bào beta của tuyến tuỵ. Biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 biểu hiện trên lâm sàng với các mức độ khác nhau như microalbumin niệu; macroalbumin niệu; hội chứng thận hư hoặc suy giảm chức năng thận.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số đặc điểm thiếu máu và nồng độ erythropoietin huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn tính
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN NGỌC ÁNH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THIẾU MÁU VÀ NỒNG ĐỘ ERYTHROPOIETIN HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 CÓ BỆNH THẬN MẠN TÍNH Ngành: Nội khoa Mã số: 9720107 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2023
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Việt Thắng PGS.TS Cấn Văn Mão Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại Học viện Quân y vào hồi giờ 00 ngày tháng năm 20 Có thể tìm hiểu luận án tai: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Học viện Quân y
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Ngọc Ánh, Cấn Văn Mão, Lê Việt Thắng (2023). Khảo sát đặc điểm thiếu máu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tổn thương thận. Tạp chí Y Dược học Quân sự, 48(3): 25-35 2. Nguyen Ngoc Anh, Can Van Mao, Le Viet Thang (2023). Research on plasma erythropoietin concentration in type 2 diabetic patients with kidney injury. Tạp chí Y Dược học Quân sự, 48(2): 64-72.
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường típ 2 là bệnh rối loạn chuyển hoá glucose cơ chế bệnh sinh liên quan đến kháng insulin, giảm chức năng tế bào beta của tuyến tuỵ. Biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 biểu hiện trên lâm sàng với các mức độ khác nhau như microalbumin niệu; macroalbumin niệu; hội chứng thận hư hoặc suy giảm chức năng thận. Thiếu máu là biểu hiện có thể gặp ngay cả ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 chưa có biến chứng thận. Andrews M. và cộng sự đã khẳng định thiếu máu ở người bệnh đái tháo đường típ 2 chưa có biến chứng thận, có cơ chế bệnh sinh phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tố trong đó có giảm erythropoietin. Panjeta M. và cộng sự đã kết luận nồng độ Erythropoietin giảm ở nhóm bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường so với chứng thường, mức độ giảm tương quan thuận với mức lọc cầu thận; Fujita Y. và cộng sự khẳng định mức Erythropoietin thấp gặp ở bệnh nhân đái tháo đường và đặc biệt thấp hơn trên bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thận mạn. Tại Việt nam, Lê Thị Phương và cộng sự đã khẳng định thiếu máu gặp cả giai đoạn bệnh nhân đái tháo đường chỉ có microalbumin niệu 22,2%, trong khi tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân biến chứng thận muộn xuất hiện protein niệu thường xuyên là 63,2%. Chính vì những lý do này, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm điểm thiếu máu và nồng độ Erythropoietin huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn tính” nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Khảo sát một số đặc điểm thiếu máu, nồng độ Erythropoietin huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn tính. 2. Phân tích mối liên quan giữa một số đặc điểm thiếu máu, nồng độ Erythropoietin huyết tương với một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn tính. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và những đóng góp mới của đề tài - Đề tài nhằm xác định tỷ lệ và đặc điểm thiếu máu, nồng độ erythropoietin (EPO) huyết tương và mối liên quan với một số đặc
- 2 điểm bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 có bệnh thận mạn (BTM). - Kết quả đề tài cho thấy bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có biến chứng thận có một tỷ lệ thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc. Nồng độ erythropoietin huyết tương giảm so nhóm đái tháo đường típ 2 không có tổn thương thận và giảm hơn nhóm chứng thường. Thêm nữa, còn xác định được một số yếu tố liên quan tới thiếu máu, giảm erythropoietin huyết tương, từ đó đưa ra khuyến cáo trên thực hành lâm sàng. Bố cục của luận án Luận án có 124 trang bao gồm các phần: đặt vấn đề (2 trang), chương 1: Tổng quan (35 trang), chương 2: Đối tượng và phương pháp NC (17 trang), chương 3: Kết quả NC (30 trang), chương 4: Bàn luận (33 trang). Kết luận (2 trang). Kiến nghị (1 trang). Luận án có 50 bảng, 5 biểu đồ, 07 hình, 01 sơ đồ. sử dụng 145 tài liệu tham khảo (12 tài liệu tiếng Việt, 133 tài liệu tiếng Anh).
- 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Bệnh thận đái tháo đường típ 2 1.1.1. Khái niệm. Bệnh thận do đái tháo đường (BTĐTĐ) là một khái niệm chỉ bệnh nhân mắc bệnh thận do bệnh lý đái tháo đường gây nên. Có một số cách gọi khác nhau: đái tháo đường có biến chứng thận; đái tháo đường có tổn thương thận; đái tháo đường có bệnh thận mạn. 1.1.2. Bệnh sinh Ở bệnh nhân ĐTĐ, bệnh sinh tổn thương thận thường liên quan đến hai yếu tố đó là tổn thương cấu trúc cầu thận và rối loạn huyết động tại nhu mô thận nó khởi đầu bằng việc tăng glucose máu. Tăng glucose máu: Một số cơ sở khoa học cho thấy tăng glucose máu liên quan đến có hay không bệnh thận ĐTĐ và mức độ tổn thương thận ở bệnh nhân ĐTĐ: Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ típ 1 và típ 2 khác nhau, tuy nhiên các giai đoạn nhiễm ceton, các bước trong cơ chế bệnh sinh tổn thương thận, cách điều trị các tổn thương giống nhau, chứng tỏ vai trò quan trọng của tăng glucose máu trong bệnh sinh BTĐTĐ. Glucose máu tăng gây thương tổn thận có thể trực tiếp thông qua các tiến trình sinh học hoặc gián tiếp thông qua các thay đổi về huyết động thận vốn thường đi liền với kiểm soát glucose kém. Rối loạn chuyển hoá glucose máu, tăng nồng độ glucose máu sẽ tác động lên những yếu tố tăng trưởng điều chỉnh sự đáp ứng tăng sinh mô sợi, chức năng của thụ thể hormone vận mạch và các yếu tố khác, tất cả góp phần gây tổn thương thận do tăng glucose huyết.Mức độ kiểm soát glucose máu liên quan đến sự hình thành và tiến triển của bệnh thận do ĐTĐ. Việc kiểm soát tốt glucose máu và làm giảm áp lực cầu thận cũng như huyết áp hệ thống có thể làm chậm lại quá trình suy giảm chức năng thận và thay đổi mô bệnh học của bệnh thận. Thay đổi huyết động ở thận: Tăng mức lọc cầu thận ở bệnh nhân ĐTĐ ngay khi phát hiện bệnh và trong các giai đoạn kiểm soát glucose kém. Hoạt động chức năng lọc của thận do cuộn mạch đảm
- 4 nhiệm. Ngay từ giai đoạn đầu đã có tăng áp lực cuộn mạch (thực tế lâm sàng khó phát hiện, chỉ phát hiện trên thực nghiệm). Tăng thể tích thận có thể cũng song song với các thay đổi này. Trên chuột ĐTĐ thực nghiệm, tăng áp lực cầu thận sẽ cải thiện với điều trị bằng ức chế men chuyển; tiết chế ăn uống; hoặc điều trị tăng huyết áp. Các kết quả thực nghiệm chứng minh rằng chính tăng áp lực trong cầu thận là yếu tố gây tổn thương thận quan trọng nhất ở bệnh nhân ĐTĐ. Thay đổi hình thái: Thay đổi hình thái do tổn thương nhu mô thận thường là hậu quả của quá trình thay đổi huyết động và các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân ĐTĐ. Tổn thương đặc thù ở bệnh ĐTĐ là màng đáy của cầu thận và ống thận dày lên. Quá trình tăng sinh tế bào cầu thận không nhiều, chủ yếu là quá trình xơ cứng và xơ hoá cầu thận. Giai đoạn cuối là xơ hóa cầu thận lan rộng. Bên cạnh đó sự hóa sợi tổ chức kẽ góp phần làm thận suy ở bệnh nhân ĐTĐ. 1.2. Vai trò của Erythropoietin trong thiếu máu ở bệnh nhân bệnh thận do đái tháo đường. 1.2.1. Cơ chế thiếu máu ở bệnh nhân đái tháo đường chưa có biến chứng thận Có một số cơ chế được giải thích liên quan đến sự phát triển của thiếu máu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Thiếu sắt và EPO, và không đáp ứng với erythropoietin là những nguyên nhân chính gây ra thiếu máu ở bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thận hoặc ngay cả với mức lọc cầu thận tương đối bình thường. Việc sản xuất EPO được điều hòa bởi hệ thần kinh giao cảm. Do đó, ở những bệnh nhân bị ĐTĐ, sự suy giảm chức năng giao cảm của thận do bệnh lý thần kinh tự chủ có thể tạo ra một môi trường thiếu oxy trong thận gây suy giảm sản xuất erythropoietin của các nguyên bào sợi cạnh ống thận. Tăng đường huyết mạn tính cũng có thể dẫn đến tăng quá trình apoptosis của tế bào ống thận và thiếu máu cục bộ ở ống thận. Ngoài ra, tăng đường huyết làm suy giảm chức năng của yếu tố gây thiếu
- 5 oxy 1 (HIF-1), dẫn đến xơ hóa mô kẽ cũng như phá vỡ cấu trúc kẽ và mạch máu, cuối cùng làm suy giảm tổng hợp EPO. Hình 1.1. Các yếu tố liên quan đến thiếu máu ở bệnh nhân đái tháo đường. 1.2.2. Thiếu máu ở bệnh nhân bệnh thận do đái tháo đường Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng thận mạn tính có nguy cơ cao bị thiếu máu so với bệnh nhân ĐTĐ chưa có tổn thương đặc biệt chưa có suy thận. Khả năng sản xuất EPO của thận bị suy giảm trong bệnh thận, và giá trị tuyệt đối của EPO có thể không cao hoặc thậm chí cao; tuy nhiên, mức EPO sẽ thấp tương ứng với mức độ thiếu máu, dẫn đến thiếu EPO chức năng. Sự tác động lẫn nhau của các cơ chế sinh lý bệnh liên quan đến hoạt động và sản xuất EPO cùng với các yếu tố không liên quan đến EPO xác định cơ chế bệnh sinh của thiếu máu trong bệnh thận do ĐTĐ.
- 6 1.2.3. Vai trò của erythropoietin. Cấu trúc phân tử của EPO là glycoprotein và là một thành viên của gia đình cytokine lớp I. Phân tử glycoprotein này có trọng lượng phân tử là 30,4 kDa. Ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có BTM, có hiện tượng sản xuất không đủ EPO do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc sản xuất EPO không đủ là do tổn thương trực tiếp đến các tế bào sản xuất EPO trong thận hoặc do sự ức chế sản xuất EPO bởi các cytokine gây viêm.
- 7 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu - Đối tượng là người lớn được chia làm 3 nhóm: + Nhóm bệnh (Nhóm 1): gồm 129 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có BTM. + Nhóm chứng bệnh (Nhóm 2): 51 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 không có tổn thương thận. + Nhóm chứng thường (Nhóm 30: là 39 người đi khám sức khoẻ được kết luận khoẻ mạnh để tham chiếu nồng độ erythropoietin. - Thời gian: Từ tháng 1/2018 đến 12/2019. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu - Nhóm bệnh: Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ típ 2 có BTM. Bệnh nhân tuổi từ 40 trở lên. Bệnh nhân chưa được điều trị thiếu máu, chưa dùng EPO tái tổ hợp. Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. - Nhóm chứng bệnh: Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ típ 2 không có tổn thương thận. Bệnh nhân tuổi từ 40 trở lên. Bệnh nhân chưa được điều trị thiếu máu, chưa dùng EPO tái tổ hợp. Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. - Nhóm chứng thường: Là người lớn đi khám bệnh được kết luận bình thường, tương đồng tuổi và giới với nhóm bệnh. Đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ nhóm bệnh: Bệnh nhân mắc BTM, gút, lupus ban đỏ hệ thống, THA trước khi mắc ĐTĐ típ 2. Bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp tính trong thời gian nghiên cứu như: viêm phổi cấp, nhồi máu cơ tim, suy tim cấp, đột quị não…Các nhiễm trùng cấp tính. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Bệnh nhân thiếu máu do nguyên nhân khác như: bệnh đường tiêu hoá, bệnh máu ác tính…
- 8 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu - Thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang, so sánh chứng thường. - Cỡ mẫu: Dựa vào tỷ lệ thấp nhất có thiếu máu ở bệnh nhân BTĐTĐ ở các nghiên cứu trước đó. Tính toán theo công thức, cỡ mẫu tối thiểu là 67 bệnh nhân. - Nhóm bệnh bao gồm các bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có BTM thể hiện: microalbumin niệu (+), macroalbumin niệu (+), suy thận mạn tính từ 3 tháng trở lên. 2.2.2. Nội dung nghiên cứu - Thu thập các chỉ tiêu đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, tình trạng bệnh, đo huyết áp… - Các xét nghiệm đã làm: công thức máu, sinh hoá máu… - Dựa vào các chỉ số HC và HST…, tính đặc điểm thiếu máu: tỷ lệ và tính chất thiếu máu. - Định lượng nồng độ glucose máu lúc đói và HbA1C tại Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng, đánh giá tình trạng kiểm soát glucose máu. - Tính MLCT dựa theo công thức EPI-CKD. - Định lượng nồng độ EPO huyết tương cả nhóm bệnh và chứng: Thực hiện tại Bộ môn Sinh lý bệnh, Học viện Quân y. Phương pháp định lượng: ELISA. 2.3. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu
- 9 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Tuổi trung bình nhóm bệnh là 67,06 ± 9,46 tuổi, giới nam chiếm 46,5%. BMI trung bình là 22,50 ± 2,95 kg/m2, có 46,5% bệnh nhân có BMI ≥ 23,0. Trung vị thời gian phát hiện ĐTĐ là 10 năm, 59,7% bệnh nhân có thời gian phát hiện từ 10 năm trở lên. Tỷ lệ THA là 57,4%. Trung vị glucose máu lúc đói là 12,7 mmol/L, có 81,4% BN kiểm soát không đạt mục tiêu. HbA1C trung bình là 9,32 ± 2,73%, 75,2% BN có mức kiểm soát không đạt mục tiêu. Tỷ lệ bệnh nhân MAU (+), MAC (+) và STM lần lượt là 20,2%; 10,9% và 68,9%. Trung vị MLCT là 41,6 ml/phút/1,73m2. Tỷ lệ BN theo các giai đoạn BTM lần lượt là: giai đoạn 1: 6,2%; giai đoạn 2: 24,8%; giai đoạn 3: 27,9%; giai đoạn 4: 27,1%; giai đoạn 5: 14,0%. 3.2. Một số đặc điểm thiếu máu, nồng độ erythropoietin huyết tương ở đối tượng nghiên cứu. 3.2.1. Một số đặc điểm thiếu máu Bảng 3.8. So sánh một số chỉ số hồng cầu giữa nhóm bệnh và chứng bệnh Nhóm 1 Nhóm 2 (n=51) (n = 129) P Đặc điểm Số BN Tỷ Số BN Tỷ lệ lệ % % Giảm (n,%) 75 58,1 12 23,5 HC (T/l) 3,88 ± 0,68 4,47 ± 0,53 < 0,001a ( X ± SD) Giảm 84 65,1 11 21,6 HST (g/l) 115,79 ± 22,45 133,55 ± 13,16 < 0,001a ( X ± SD) Hematocrit Giảm 89 69,0 22 43,1 e (L/L) ( X ± SD) 0,34 ± 0,06 0,39 ± 0,03 < 0,001a Giảm 7 5,4 5 9,8 Bình thường 117 90,7 42 82,4 MCV (fL) Tăng 5 3,9 4 7,8 ( X ± SD) 88,98 ± 5,70 88,83 ± 9,04 > 0,05a
- 10 Giảm 11 8,5 4 7,8 MCHC Bình thường 118 91,5 47 92,2 (g/L) Tăng 0 0 0 0 ( X ± SD) 334,64 ± 10,45 338,78 ± 11,85 < 0,05a Tỷ lệ thiếu máu n,% 84 (65,1) 11 (21,6) Nhóm bệnh có giá trị trung bình của số lượng HC, HST, HCT và MCHC thấp hơn nhóm chứng bệnh có ý nghĩa, p< 0,05. Không có sự khác biệt về MCV giữa nhóm bệnh và chứng bệnh, p> 0,05. Bảng 3.9. Phân bố bệnh nhân theo mức độ thiếu máu ở nhóm bệnh và nhóm chứng bệnh (n=84) Mức độ thiếu Nhóm 1 (n = 84) Nhóm 2 (n=11) p máu Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Mức độ nhẹ 37 44,0 8 72,7 > 0,05a Mức độ vừa 41 48,9 3 27,3 Mức độ nặng 6 7,1 0 0 Trong số 84 bệnh nhân ĐTĐ có BTM có thiếu máu, tỷ lệ thiếu máu vừa và nhẹ chiếm chủ yếu. Chỉ có 7,1% bệnh nhân TM mức độ nặng. Tuy nhiên, nhóm ĐTĐ không có BTM trong tổng số 11 BN thiếu máu có 72,7% thiếu máu nhẹ, 27,3% thiếu máu vừa. Bảng 3.10. Phân bố bệnh nhân theo thể tích HC và tính chất thiếu máu ở nhóm bệnh và nhóm chứng bệnh (n=84) Nhóm 1 (n = 84) Nhóm 2 (n=11) P Đặc điểm Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % HC nhỏ 7 8,3 3 27,3 Hình thái HC bình 74 88,1 7 63,6 > 0,05a hồng cầu thường HC to 3 3,6 1 9,1 Nhược 10 11,9 3 27,3 Tính chất sắc > 0,05a thiếu máu Đẳng sắc 74 88,1 8 72,7 Ưu sắc 0 0 0 0 Nhóm bệnh nhân ĐTĐ có BTM có tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu HC nhỏ chỉ chiếm 8,3%. Tỷ lệ thiếu máu nhược sắc chiếm 11,9%.
- 11 Trong khi đó nhóm bệnh nhân ĐTĐ không có BTM có tới 27,3% HC nhỏ, và 27,3% nhược sắc. 3.2.2. Nồng độ erythropoietin huyết tương ở đối tượng nghiên cứu. Bảng 3.11. So sánh giá trị trung bình nồng độ EPO huyết tương ở các đối tượng nghiên cứu Đặc Nhóm 1 (1) Nhóm 2 (2) Nhóm 3 (3) P điểm (n = 129) (n=51) (n=39) Trung vị p < 0,001a (UI/L), 35,83 44,72 113,31 p (1)(2) < 0,01b (Tứ (21,55 - 56,34) (37,25 - 63,90) (30,55 – 378,42) p (1)(3) < 0,001b phân vị) p (2)(3) < 0,05b Min 6,22 15,47 15,95 Max 261,33 387,27 612,75 Nồng độ EPO trung bình nhóm bệnh thấp nhất, tiếp đến là nhóm chứng bệnh và cao nhất là nhóm chứng thường, sự khác biệt có ý nghĩa, p< 0,01. Bảng 3.12. So sánh tỷ lệ tăng/giảm nồng độ EPO giữa nhóm bệnh và chứng bệnh Nhóm 1 (n = 129) Nhóm 2 (n=51) P Đặc điểm Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Giảm 54 41,9 9 17,6 Bình 75 58,1 41 80,4 < 0,01a thường* Tăng 0 0 1 2,0 * Khoảng bình thường EPO chứng thường: 30,55 – 378,42. Nhóm bệnh có tới 41,9% (54/129) bệnh nhân giảm nồng độ EPO so với chứng thường. Tỷ lệ bệnh nhân giảm EPO nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng bệnh có ý nghĩa (41,9 % so với 17,6%), p< 0,01.
- 12 3.3. Liên quan giữa một số đặc điểm thiếu máu, nồng độ erythropoietin huyết tương với một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nghiên cứu. Bảng 3.16. So sánh giá trị trung bình của một số chỉ số hồng cầu và nồng độ EPO với các nhóm có biểu hiện tổn thương thận khác nhau (n = 129) MAU (+) (1), MAC (+) (2), STM (3), Chỉ tiêu p (n=26) (n=14) (n=89) HC (T/l), 4,33 ± 0,59 3,96 ± 0,43 3,74 ± 0,68 < 0,001a ( X ± SD) HST (g/l), 131,73 ± 21,70 121,07 ± 17,58 110,31 ± 21,07 < 0,001a ( X ± SD) HCT (L/L), 0,38 ± 0,06 0,36 ± 0,04 0,33 ± 0,06 < 0,001a ( X ± SD) MCV (fL), 89,23 ± 6,03 91,0 ± 7.5 88,58 ± 5,27 > 0,05a ( X ± SD) MCHC (g/L), 338,65 ± 9,19 334,57 ± 10,95 333,48 ± 10,54 > 0,05a ( X ± SD) EPO (UI/L), 37,21 37,35 32,53 p > 0,05c Trung vị (26,97 – 77,22) (21,71 – 46,14) (21,0 – 49,56) (Tứ phân vị) Giá trị trung bình của các chỉ số HC, HST, HCT giảm dần từ nhóm MAU (+) đến MAC (+) và STM có ý nghĩa thống kê, p< 0,001. Nhóm BN suy thận mạn có chỉ số MCV, MCHC và nồng độ EPO thấp hơn nhóm BN có MAU (+); MAC (+), tuy nhiên khác biệt chưa có ý nghĩa, p> 0,05. Bảng 3.17. So sánh tỷ lệ thiếu máu và tỷ lệ giảm nồng độ EPO với các nhóm có biểu hiện tổn thương thận khác nhau (n = 129)
- 13 MAU (+) MAC (+) STM (3), (1), (n=26) (2), (n=14) (n=89) Đặc điểm P Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ BN % BN % BN % Thiếu máu 8 30,8 8 57,1 68 76,4 < 0,001a EPO Giảm 9 34,6 5 35,7 40 44,9 > 0,05a (UI/L) 17 65,4 9 64,3 49 55,1 17 Tỷ lệ thiếu máu tăng dần từ nhóm bệnh nhân MAU (+) đến MAC (+) và STM có ý nghĩa, p< 0,001. Tỷ lệ giảm EPO cũng tăng dần theo mức độ nặng TTT, tuy nhiên không khác biệt có ý nghĩa, p> 0,05. Bảng 3.18. So sánh giá trị trung bình của một số chỉ số hồng cầu và nồng độ EPO huyết tương ở các nhóm có giai đoạn bệnh thận khác nhau (n = 129) Giai đoạn 1+2 Giai đoạn 3+4 Giai đoạn 5 (3), Chỉ tiêu p (1), (n=40) (2), (n=71) (n=18) HC (T/l), 4,20 ± 0,56 3,82 ± 0,67 3,43 ± 0,68 < 0,001a ( X ± SD) HST (g/l), 128,0 ± 20,77 113,09 ± 20,70 99,33 ± 19,34 < 0,001a ( X ± SD) HCT (L/L), ( X 0,37 ± 0,05 0,33 ± 0,06 0,30 ± 0,05 < 0,001a ± SD) MCV (fL), 89,85 ± 6,54 88,71 ± 4,8 88,1 ± 7,0 > 0,05a ( X ± SD) MCHC < 0,05a (g/L), 337,22 ± 9,9 334,45 ± 9,97 329,66 ± 12,09 (1)(2) > 0,05b ( X ± SD) (2)(3) > 0,05b EPO (UI/L), 37,35 42,09 22,57 p < 0,001c Trung vị (25,87 – 65,0) (22,98 – 57,88) (15,39 – 27,03) (1)(2) > 0,05d (Tứ phân vị) Giá trị trung bình của các chỉ số HC, HST, HCT giảm dần theo mức độ nặng của giai đoạn BTM có ý nghĩa thống kê, p< 0,001. Chỉ
- 14 số MCHC ở nhóm BN BTM giai đoạn 5 thấp hơn so với nhóm BTM giai đoạn 1+2, p< 0,05. Nồng độ EPO ở nhóm bệnh nhân BTM giai đoạn 5 thấp hơn nồng độ EPO ở các nhóm BN có BTM giai đoạn 1+2 và 3+4 có ý nghĩa thống kê, p< 0,001. Bảng 3.19. So sánh tỷ lệ thiếu máu, tỷ lệ giảm nồng độ EPO với các nhóm có giai đoạn bệnh thận khác nhau Giai đoạn Giai đoạn 1+2 Giai đoạn 5 3+4 (2), (1), (n=40) (3), (n=18) Đặc điểm (n=71) P Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ BN % BN % BN % Thiếu máu 16 40,0 52 73,2 16 88,9 < 0,001a EPO Giảm 14 35,0 25 35,2 15 83,3 < 0,01a (UI/L) BT 26 65,0 46 64,8 3 16,7 (1)(2) > 0,05 Tỷ lệ thiếu máu và tỷ lệ giảm EPO tăng dần theo mức độ nặng giai đoạn BTMT có ý nghĩa, p< 0,001. Bảng 3.36. Phân tích đa biến yếu tố độc lập với thiếu máu Odds ratio Khoảng tin cậy Yếu tố p (OR) 95% Tuổi 1,01 0,95 – 1,07 > 0,05a Thời gian phát hiện 1,00 0,93 – 1,07 > 0,05a ĐTĐ Glucose 1,00 0,92 – 1,08 > 0,05a HbA1C 0,78 0,61 – 1,01 > 0,05a Mức lọc cầu thận 0,96 0,94 – 0,98 < 0,01a Protein 1,02 0,94 – 1,11 > 0,05a Albumin 0,75 0,63 – 0,88 < 0,01a Mức lọc cầu thận và albumin giảm là những chỉ số độc lập liên quan đến tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có BTM, p< 0,01. Bảng 3.39. Phân tích đa biến yếu tố độc lập với giảm EPO Yếu tố Odds ratio (OR) Khoảng tin cậy 95% p
- 15 Tuổi 0,96 0,92 – 1,01 > 0,05a Thời gian phát hiện ĐTĐ 0,97 0,91 – 1,03 > 0,05a Glucose 0,98 0,92 – 1,04 > 0,05a HbA1C 0,92 0,75 – 1,12 > 0,05a Mức lọc cầu thận 0,97 0,95 – 0,98 < 0,01a Protein 0,93 0,86 – 1,00 > 0,05a Albumin 1,09 0,98 – 1,23 > 0,05a Chỉ có MLCT là yếu tố độc lập liên quan đến giảm nồng độ EPO máu ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có BTM, p< 0,01.
- 16 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.2. Một số đặc điểm thiếu máu, nồng độ erythropoietin huyết tương ở đối tượng nghiên cứu. 4.2.1. Một số đặc điểm thiếu máu. Thực hiện so sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với một số tác giả trong và ngoài nước chúng tôi nhận thấy có một số kết quả tương đồng. Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ thiếu máu giữa các nghiên cứu Tác giả Đối tượng Tỷ lệ HST (g/l) thiếu máu Feteh V.F. và 636 BN ĐTĐ típ 2, 62,1% BN 41,4% Nam: cộng sự 2016 có protein niệu (+), MLCT 132,0 ± 20,0 trung bình 86,2 ml/phút/1,73m2, Nữ: tuổi trung bình 56,5 tuổi. 123,0 ± 15,0 Fiseha T. và 412 BN ĐTĐ típ 2, tuổi trung 26,7% cộng sự 2019 bình 45, MLCT trung bình 100,1 ml/phút/1,73m2, 36,4% có protein niệu (+), 43,7% (180/412) có TTT. + ĐTĐ có BTM 39,5% + ĐTĐ không BTM 17,0% Engidaw 265 BN ĐTĐ típ 2, tuổi trung 29,8% 134,1 ± 28,5 M.T. và cộng bình là 48,69 tuổi. sự năm 2020 Ito K. và - 81 BN ĐTĐ típ 2, tuổi trung 55,6% 121 (106-141) cộng sự 2021 bình 60,4 tuổi. Chúng tôi - 129 BN ĐTĐ típ 2 có TTT, 65,1 % 115,79 ± 22,45 2023 MLCT trung bình 41,6 ml/phút/1,73m2, tuổi trung bình 133,55 ± 13,16 67,06 tuổi. 21,6% - 51 BN ĐTĐ típ 2 không TTT, tuổi trung bình 61,96 tuổi. Trong nước tác giả Lê Thị Phương và cộng sự cũng công bố tỷ lệ thiếu máu ở người bệnh ĐTĐ típ 2 có TTT nhẹ là 22,2%, nhưng
- 17 với bệnh nhân TTT nặng lên tới hơn 60%. Thiếu máu xuất hiện ngay từ khi BN ĐTĐ chưa có TTT và nặng lên về tỷ lệ và mức độ khi có TTT, đặc biệt các BN có MLCT < 60 ml/phút/1,73m2. Ở bệnh nhân đái tháo đường, tỷ lệ thiếu máu cao hơn ngay cả khi không có bệnh thận, và ĐTĐ được xem như một yếu tố độc lập ảnh hưởng đến nồng độ HST. Một số cơ chế đã được mô tả về mối liên hệ giữa bệnh thiếu máu và bệnh ĐTĐ: giảm sản xuất erythropoietin được cho là do thận bị suy giảm chức năng giao cảm giãn nở do bệnh thần kinh tự trị do ĐTĐ gây ra. Ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có BTM, thiếu máu tăng lên cả về tỷ lệ và mức độ bởi sự ảnh hưởng của tổn thương thận gây nên. Cơ chế bệnh sinh của thiếu máu do bệnh thận mạn đã được ghi nhận. Nguyên nhân gây thiếu máu ở bệnh nhân BTM là do nhiều yếu tố. Các nguyên nhân được biết đến nhiều nhất là sản xuất EPO không đầy đủ, thiếu sắt. Đặc điểm và tính chất thiếu máu ở BN ĐTĐ típ 2 có BTM có gì khác so với thiếu máu do các nguyên nhân khác? Thiếu máu ở người bệnh ĐTĐ típ 2 có BTM là thiếu máu đẳng sắc, HC bình thường. Năm 2020, Taderegew M.M. và cộng sự đã nghiên cứu đặc điểm thiếu máu ở 249 BN ĐTĐ típ 2, kết quả cho thấy ở nhóm BN thiếu máu giá trị trung bình của MCV là 92,5 ± 5,2 fL, MCHC trung bình là 33,9 ± 1,6 g/dl. Phần lớn bệnh nhân thiếu máu, 84% BN có MCV từ 80-100 fL, và 90% bệnh nhân thiếu máu có MCHC trên 32 g/dl; thiếu máu nhược sắc gặp ở 6,0%, thiếu máu HC lớn gặp ở 10,0% BN nghiên cứu. Như vậy, ở BN ĐTĐ típ 2 có thiếu máu, đặc điểm thiếu máu bình sắc, HC bình thường là đặc trưng. Nghiên cứu của Taderegew M.M. và cộng sự thực hiện trên toàn bộ BN ĐTĐ típ 2, chỉ có 6,0% bệnh nhân có BTĐTĐ. 4.2.2. Đặc điểm nồng độ erythropoietin huyết tương ở đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, nồng độ EPO giảm dần từ nhóm chứng thường, đến chứng bệnh và nhóm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 304 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 181 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn