Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng nhiễm HIV, hành vi nguy cơ lây nhiễm trong nhóm nghiện chích ma túy và hiệu quả mô hình can thiệp toàn diện tại ba tỉnh: Hòa Bình, Bắc Kạn, Tuyên Quang
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn này trình bày: Thực trạng nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm trong nhóm nghiện chích ma túy tại 3 tỉnh: Hòa Bình, Bắc Kạn, Tuyên Quang (2009-2010). Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp toàn diện dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy (2011-2013). Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng nhiễm HIV, hành vi nguy cơ lây nhiễm trong nhóm nghiện chích ma túy và hiệu quả mô hình can thiệp toàn diện tại ba tỉnh: Hòa Bình, Bắc Kạn, Tuyên Quang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN HUỲNH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM HIV, HÀNH VI NGUY CƠ LÂY NHIỄM TRONG NHÓM NGHIỆN CHÍCH MA TÚY VÀ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CAN THIỆP TOÀN DIỆN TẠI BA TỈNH: HÒA BÌNH, BẮC KẠN, TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế Mã số: 62.72.01.64 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
- HÀ NỘI NĂM 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Nguyễn Thanh Long 2. PGS.TS Nguyễn Văn Hưng Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Trần Hiển Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Văn Dũng Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh Phản biện 3: PGS.TS. Đinh Hồng Dương Học viện Quân Y Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường vào hồi: giờ ngày tháng năm
- Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc Gia 2. Thư viện Học viện Quân y 3. ………………………….
- 4 ĐẶT VẤN ĐỀ Tính đến cuối năm 2009, Việt Nam đã trải qua gần 20 năm đối phó với dịch HIV/AIDS, công tác phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, HIV/AIDS vẫn là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất, tính đến 31/12/2009 có 201.034 người nhiễm HIV tại Việt Nam [1]. Dịch HIV tại Việt Nam hiện vẫn đang trong giai đoạn “dịch tập trung”, diễn biến rất phức tạp, chững lại tại các tỉnh, thành phố lớn, gia tăng tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có 3 tỉnh Hòa Bình, Bắc Kạn và Tuyên Quang. Trong bối cảnh các nguồn lực bị cắt giảm, cần phải có những giải pháp để tăng cường hiệu quả. Mô hình can thiệp toàn diện đã được đề xuất, vì vậy để đánh giá hiệu quả của mô hình, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng nhiễm HIV, hành vi nguy cơ lây nhiễm trong nhóm nghiện chích ma túy và hiệu quả mô hình can thiệp toàn diện tại 3 tỉnh: Hòa Bình, Bắc Kạn, Tuyên Quang” với các mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm trong nhóm nghiện chích ma túy tại 3 tỉnh: Hòa Bình, Bắc Kạn, Tuyên Quang (20092010). 2. Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp toàn diện dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy (20112013). Những đóng góp mới của Luận án Tỷ lệ nhiễm HIV tại 3 tỉnh là (29,1%), tỷ lệ chung BKT 01 tháng vừa qua là 30,8% và 06 tháng vừa qua là 46,2%. Chung BKT trong 01 tháng qua và 06 tháng qua có liên quan với tỷ lệ nhiễm HIV OR, CI lần lượt là (OR 3,07; CI95%: 1,785,31) và (OR 2,73; CI95%: 1,564,76) có ý nghĩa thống kê với p
- 5 Dùng chung bơm kim tiêm trong 1 tháng qua và 6 tháng qua sau can thiệp đã giảm lần lượt từ 30,8% xuống còn 18,4%, với p
- 6 Chương 1 TỔNG QUAN I. 1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ II. Can thiệp toàn diện dự phong lây nhiêm HIV: Theo ̀ ̃ UNAIDS đó là sự kết hợp của các biện pháp can thiệp có hiệu quả dựa trên bằng chứng và phù hợp với nhân quyền, từ các can thiệp về hành vi, tới can thiệp về y sinh học và can thiệp về hệ thống, ưu tiên đáp ứng nhu cầu phòng, chống HIV/AIDS cho các cá nhân và một cộng đồng cụ thể trong thời điểm hiện tại nhằm làm giảm tỷ lệ nhiễm mới HIV [9]. III. 1.2. Tình hình sử dụng ma tuý, HIV/AIDS trên Thế giới và Việt Nam Báo cáo của UNODC năm 2017 số người sử dụng ma túy trên toàn cầu khoảng 255 triệu chiếm khoang 5% dân sô thê gi ̉ ́ ́ ới trong độ tuổi từ 15 64 tuổi [11], [12]. Tại Việt Nam đến cuối năm 2014 có 204.377 người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý [25]. Số người TCMT trên toàn cầu là 12,19 triệu người, trong số đó có 1,65 triệu người (0,924,42 triệu người) đang sống chung với HIV, chiếm khoảng 13,5% số người NCMT [11], [12]. Báo cáo năm 2017 của UNAIDS, trên toàn cầu có khoảng 36,7 triệu người đang sông ́ chung vơí HIV, vơí tỷ lệ ước tính khoảng 0,8% dân số thế giới trong độ tuổi từ 1549 đang sống chung với HIV[16], [17]. Tại Việt Nam tính đến ngày 31/12/2017, luy tich sô ng ̃ ́ ́ ười nhiêm HIV đang con sông là 209.452 ng ̃ ̀ ́ ười, sô bênh nhân AIDS la ́ ̣ ̀ 90.105 người va sô t ̀ ́ ử vong là 94.622 người [1].
- 7 IV. 1.3. Các biện pháp can thiệp toàn diện cho người nghiện chích ma tuý ̣ ̀ ̣ ́ ̣ Măc du dich HIV/AIDS xuât hiên đa lâu, nh ̃ ưng do tinh ch ́ ất phưc tap cua HIV nên đên nay vân ch ́ ̣ ̉ ́ ̃ ưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng như chưa có vắc xin dự phòng hiệu quả đối với HIV. Vì ̣ vây, can thi ệp dự phòng vẫn được coi la vu khi quan trong nhât ̀ ̃ ́ ̣ ́ trong phòng, chống HIV/AIDS. Quyết định số 608/QĐTTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Dự phòng lây nhiễm HIV trong Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trong đó các biện pháp can thiệp cho nhóm đối tượng người nghiện ma túy bao gồm: Truyền thông thay đổi hành vi; Phân phát BKT, BCS; Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện [97], [98]. Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU V. 2.1. Đối tượng và chất liệu nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng Người đang sử dụng ma túy trên địa bàn nghiên cứu. Cán bộ dự án, cán bộ y tế, thành viên nhóm TTVĐĐ, người bán dâm có sử dụng ma túy, người dân trên địa bàn… Tiêu chuẩn lựa chọn: Từ 18 tuổi trở lên Báo cáo có hành vi sử dụng ma túy trong vòng 30 ngày. Không có vấn đề về sức khỏe gây ảnh hưởng tới việc tham gia nghiên cứu trong 30 phút phỏng vấn và lấy mẫu xét nghiệm. Đồng ý chấp thuận tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ đối với người sử dụng ma túy:
- 8 Dưới 18 tuổi Vi phạm thoả thuận tham gia, không an toàn, gây khó khăn cho việc diễn giải kết quả nghiên cứu. 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính Cán bộ tham gia Dự án phòng chống HIV/AIDS khu vực Châu Á tại Việt Nam tại trung ương và tại địa phương. Thành viên nhóm TTVĐĐ, người bán dâm... Người dân trên địa bàn 18 tuổi trở lên, cư trú tại địa bàn nghiên cứu trong khoảng 6 tháng gần đây. 2.1.3 Chất liệu nghiên cứu: Số liệu báo cáo thống kê của các đơn vị liên quan. 2.2. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại 3 tỉnh, mỗi tỉnh lựa chọn 02 huyện/Thành phố/Thị xã, cụ thể như sau: Hòa Bình (Tp Hòa Bình và huyện Mai Châu), Bắc Kạn (Thị xã Bắc Kạn và huyện Chợ Mới) và Tuyên Quang (Tp Tuyên Quang và huyện Sơn Dương). 2.3. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Nghiên cứu thực trạng (20092010). Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp (từ 01/2011 12/2013). VI. 2.4. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng so sánh trước sau tự đối chứng (thông qua hai nghiên cứu mô tả cắt ngang). 2.5. Cỡ mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu nghiên cứu trước can thiệp và sau can thiệp được tính toán cho từng tỉnh, được tính theo cùng một công thức sau:
- 9 Trong đó: p1 = tỉ lệ tỷ lệ dùng chung BKT của nhóm NCMT trong 6 tháng trước điều tra trong đó tại Hoà Bình (0,475), Bắc Kạn (0,434), Tuyên Quang (0,416); p2 = tỉ lệ ước tính tại thời điểm tiếp theo, trong đó tại Hoà Bình (0,338), Bắc Kạn (0,297), Tuyên Quang (0,279); p=(p1+p2)/2; Z1α = 1,96; Z1β= 0,84. Cỡ mẫu được điều tra thực tế cho nghiên cứu trước can thiệp là 608 người, trong đó tại tỉnh Hòa Bình là 201 người, tỉnh Bắc Kạn là 200 người, tỉnh Tuyên Quang là 207 người. Cỡ mẫu điều tra thực tế cho nghiên cứu sau can thiệp là 601 người, trong đó tại tỉnh Hòa Bình là 200 người, tỉnh Bắc Kạn là 201 người, tỉnh Tuyên Quang là 200 người. 2.6. Chọn mẫu nghiên cứu Chọn mẫu theo “địa điểm – ngày” (VDTs), do Trung tâm Phòng, chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) xây dựng. 2.7. Biến số/chỉ số nghiên cứu đánh giá 2.7.1. Cac chi sô nghiên c ́ ̉ ́ ứu mô tả cắt ngang Một số đặc điểm nhân khẩu, xã hội, việc làm và thu nhập. Tình hình sử dụng ma túy. Hành vi nguy cơ cao. Tình hình lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý và các mối liên quan. 2.7.2. Cac chi sô đánh giá k ́ ̉ ́ ết quả và hiệu quả mô hình can thiệp toàn diện
- 10 Độ bao phủ của mô hình can thiệp toàn diện Tỷ lệ nhiễm HIV và các hành vi nguy cơ sau can thiệp. Đánh giá tác động của các hoạt động can thiệp. 2.8. Mô hình nghiên cứu can thiệp toàn diện 2.8.1. Mô hình can thiệp toàn diện: Mô hình can thiệp toàn diện, bao gồm: Truyền thông thay đổi hành vi; Cung cấp BKT sạch và thu gom BKT đã sử dụng; Cung cấp BCS; Tư vấn xét nghiệm tự nguyện, xét nghiệm HIV miễn phí cho các đối tượng; Triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone. VII. 2.9. Các phương pháp thu thập số liệu 2.9.1. Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu định lượng 2.9.2. Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu định tính 2.10. Phương pháp và nơi xét nghiệm: Xét nghiệm HIV theo phương cách III của Bộ Y tế [5]. 2.11. Tổ chức nghiên cứu Tác giả luận án là thành viên tham gia đề tài, được Ban quản lý Dự án phòng chống HIV/AIDS khu vực Châu Á tại Việt Nam và chủ nhiệm đề tài cho phép sử dụng số liệu để phân tích làm luận án. VIII. 2.12. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 18.0, Stata 12.0, sử dụng các thuật toán thống kê để phân tích.
- 11 IX. 2.13. Khía cạnh đạo đức nghiên cứu y sinh học Thực hiện đúng quy định về đạo đức nghiên cứu: Các đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện. Thoả thuận đồng ý tham gia nghiên cứu bằng văn bản. Đề tài đã được thông qua Hội đồng đạo đưc trong nghiên cứu y sinh học của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU X. 3.1. Thực trạng nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm trong nhóm nghiện chích ma tuý tại ba tỉnh: Hoà Bình, Bắc K ạn và Tuyên Quang (20092010) 3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu, xã hội của người nghiện ma túy Độ tuổi trung bình của người sử dụng ma túy tại 3 tỉnh là 34,3 tuổi), chủ yếu là nhóm tuổi 30 – 39 (49,7%) trong đó tại Hòa Bình là 47,3%, Bắc Kạn là 47,5% và Tuyên Quang là 54,1%. Giới tính hầu hết là nam giới (97,4%), nữ rất thấp (2,6%). Tỷ lệ dân tộc thiểu số (32,1%), trong đó cao nhất là tại Bắc Kạn (54%), thứ 2 là Hòa Bình (35,8%), Tuyên Quang chỉ 7,2%. Tỷ lệ người NCMT tại 3 tỉnh đang sống với vợ/chồng chung tại 3 tỉnh là 58,6% trong đó 67,1% tại Tuyên Quang, 59,0% tại Bắc Kạn nhưng tại Hoà Bình chỉ có 49,3%. Tỷ lệ chưa đi học là rất thấp (0,8%). Trình độ học vấn Trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất tại 3 tỉnh (49,9%), Hòa Bình là 42,8%, Bắc Kạn là 46%, Tuyên Quang là 60,3%. Có khoảng 10% người NCMT tại Hòa Bình đã học đến cao đẳng và đại học, trong khi đó tỷ lệ chung của 3 tỉnh chỉ là 3,8%.
- 12 Tỷ lệ 58% người NCMT tại Bắc Kạn là lao động tự do và 13,5% không có việc làm, trong khi đó tại Hòa Bình tỷ lệ không có việc làm lên tới 34% còn tại Tuyên Quang chỉ là 11,1%. 3.1.2. Tình hình sử dụng ma túy Đa số bắt đầu sử dụng ma túy trên 20 tuổi, với độ tuổi trung bình là 23,5 tuổi. Thời gian TCMT trung bình là 6,3 năm. TCMT từ 13 lần/ngày chiếm tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ 58,8% trong đó Hòa Bình (93%), Bắc Kạn (52,9%), Tuyên Quang (31,6%). Đa số người nghiện ma túy tại 3 tỉnh đã được cai nghiện nhiều lần với tỷ lệ 78%, tỷ lệ này gần tương đồng tại 3 tỉnh. Heroin được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ chung 3 tỉnh (96,7%), cao nhất Hòa Bình (99,7%), sau đó là Bắc Kạn (98,5%) và Tuyên Quang (92,3%), tỷ lệ sử dụng ATS thấp chỉ 2,6% tại 3 tỉnh. Hình thức sử dụng chủ yếu là tiêm chích (93,9%), hình thức hít có tỷ lệ 14,1%, hình thức khác là 3,6%. 3.1.3. Hành vi nguy cơ cao
- 13 Biểu đồ 3.3. Dùng chung bơm kim tiêm Tỷ lệ người NCMT dùng lại BKT tại 3 tỉnh trong 01 tháng vừa qua là 30,8%, trong 06 tháng vừa qua là 46,2%. Hành vi sử dụng chung BKT 06 tháng qua cao nhất là Hòa Bình là 54,5%, sau đó là Bắc Kạn 43,9%, cuối cùng là Tuyên Quang (40,5%). Tỷ lệ có QHTD trong vòng 1 tháng qua tại 3 tỉnh là 68,4%, trong đó Tuyên Quang 97,1%, Bắc Kạn 65,0% và Hòa Bình 42,3%. Tỷ lệ QHTD vợ/chồng (49,8%), người bán dâm (21,1%), bạn tình thường xuyên là 18,4%, bạn tình không tường xuyên là 10,4%. Tỷ lệ QHTD với vợ chồng cao nhất tại Tuyên Quang (66,7%), rồi đến Bắc Kạn (53,5%) và Hoà Bình (28,9%). Tỷ lệ QHTD với người bán dâm tại Tuyên Quang (28,5%), Bắc Kạn (21,5%) và Hoà Bình (12,9%). Tỷ lệ sử dụng BCS trong QHTD tại 3 tỉnh với bạn tình không thường xuyên (73%), với người bán dâm thấp chỉ 37,5%. 3.1.4. Tình hình lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV
- 14 trong nhóm nghiện chích ma túy Tỷ lệ hiện nhiễm HIV tại 3 tỉnh là 29,1%, trong đó tại Bắc Kạn (42%), Hòa Bình (25,9%), Tuyên Quang (19,8%). Bảng 3.17. Mối liên quan giữa nhiễm HIV và các yếu tố nguy cơ Đơn biến Đa biến OR[95% p OR[95% p CI] value CI] value Tỷ lệ nhiễm HIV 13,17 0,0 (dưới 3 năm và từ trên [0,51– 5 3 năm) 1,47] 6,33
- 15 0,66 0,0 QHTD với người bán [0,36– 5 dâm 2,32] Kết quả phân tích hồi quy logistic đơn biến cho thấy 05 hành vi: TCMT, dùng chung BKT trong 01 tháng, 06 tháng trước điều tra, QHTD với vợ/chồng và QHTD với người bán dâm là có mối liên quan có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ nhiễm HIV với p
- 16 3.2.1. Đánh giá độ bao phủ của mô hình can thiệp toàn diện Trên 90% người NCMT được tiếp cận các tài liệu truyền thông và tư vấn về TCAT và TDAT. Tỷ lệ người NCMT thảo luận, trao đổi với TTVĐĐ trong 6 tháng qua chung 3 tỉnh là 77,7%, trong đó tại Bắc Kạn (83,1%), Hòa Bình (82,1%) và Tuyên Quang (68%). Tỷ lệ nhận BKT trong 6 tháng qua là 97,3%, tỷ lệ nhận được BCS trong 6 tháng qua là 76,9% Tỷ lệ biết các cơ sở có thể thực hiện xét nghiệm HIV là 92%, đã từng xét nghiệm HIV và biết kết quả trong 03 năm 74,4%, có xét nghiệm HIV trong vòng 6 tháng qua chỉ đạt 49,4% trong đó tại Bắc Kạn (70,1%), Hòa Bình (61%), Tuyên Quang (15,5%). Tỷ lệ 86,2% đã từng nghe về chương trình MMT, giảm xuống còn 53% đã từng đến các điểm triển khai MMT, tỷ lệ đăng ký MMT chỉ còn 35,5%, tỷ lệ đang được điều trị MMT rất thấp chỉ 26,8%. Qua phỏng vấn, nhiều người trong đó có cả các đối tượng đang TCMT ngoài cộng đồng, tất cả đều rất đồng tình, ủng hộ cho chương trình này và mong muốn nhiều người NCMT được tham gia điều trị. Biểu đồ 3.11 Mô hình đa bậc về các biện pháp can thiệp toàn diện Tỷ lệ gần 100% người NCMT đã từng nhận được ít nhất 1 biện pháp can thiệp, tỷ lệ nhận được 3 biện pháp can thiệp là
- 17 tương đối cao (76,7%), tỷ lệ nhận được 5 biện pháp can thiệp là 57,6%. Tỷ lệ người NCMT nhận được đầy đủ các các biện pháp can thiệp của mô hình can thiệp toàn diện là 18,5% trong đó tại tỉnh Hòa Bình và tỉnh Bắc Kạn tương ứng là 31,5% và 23,9%. 3.2.2. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và hành vi nguy cơ trong nhóm nghiện chích ma túy Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trước can thiệp và sau can thiệp Tỷ lệ hiện nhiễm HIV tại Hòa Bình, Bắc Kạn và Tuyên Quang sau 3 năm triển khai các biện pháp can thiệp toàn diện tương ứng là 12,5%, 25,4% và 18,0%, chung tại 3 tỉnh là 18,8%, tỷ lệ này trước can thiệp là 29,1%, sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm HIV giữa trước và sau can thiệp có ý nghĩa thống kê với p
- 18 Tỷ lệ nhiễm HIV của người NCMT tại 3 tỉnh sau 3 năm triển khai các biện pháp can thiệp đã giảm từ 29,1% xuống còn 18,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
- 19 Hành vi sử dụng chung BKT trong 6 tháng vừa qua của người NCMT tại 3 tỉnh tham gia nghiên cứu sau 3 năm triển khai mô hình can thiệp toàn diện đã giảm từ 46,2% xuống còn 24,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
- 20 qua 1,10] 0,62 >0,0 Nhận được BKT miễn [0,23– 5 phí trong 6 tháng qua 1,68] Xét nghiệm HIV và 0,61 0,0 Tham gia chương trình [0,48– 5 [0,54– 5 điều trị MMT 1,01] 1,17] Dùng lại BKT của người khác hoặc đưa cho người khác dùng lại trong 1 tháng qua Được truyền thông về 0,85 >0,0 TCAT trong 6 tháng [0,36 – 5 qua 2,04] 0,56 >0,0 Nhận được BKT miễn [0,19– 5 phí trong 6 tháng qua 1,64] Xét nghiệm HIV và 0,36
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 261 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 125 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 96 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn