intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tính đa hình của một số gen liên quan đến gãy xương cột sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu tính đa hình của một số gen liên quan đến gãy xương cột sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh" được nghiên cứu với mục tiêu là: Mô tả đặc điểm gãy thân đốt sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh và một số yếu tố liên quan; Phân tích tính đa hình của gen MTHFR (rs1801133), LRP5 (rs41494349) và FTO (rs11211980) và mối liên quan với gãy thân đốt sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tính đa hình của một số gen liên quan đến gãy xương cột sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh

  1. yBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRẦN PHƯƠNG HẢI NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA HÌNH CỦA MỘT SỐ GEN LIÊN QUAN ĐẾN GÃY XƯƠNG CỘT SỐNG DO LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ SAU MÃN KINH Chuyên ngành: Nội – Xương khớp Mã số: 9720107 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2022
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. TS.BS. Nguyễn Thị Thanh Hương 2. TS.BS. Trần Thị Tô Châu Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường tại Trường Đại học Y Hà Nội vào hồi ……. , ngày …. tháng … năm …. Có thể tìm luận án tại thư viện: + Thư viện Quốc gia + Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội
  3. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trần Phương Hải, Trần Thị Tô Châu, Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Thanh Hòa (2018). Mối liên quan giữa kiểu gen LRP5 tại SNP Q89R với gãy xương cột sống do loãng xương ở phụ nữ mãn kinh. Y học lâm sàng, 102:145-151. 2. Trần Phương Hải, Phạm Thị Ngọc Diệp, Vũ Văn Minh, Phạm Minh Quân, Trần Thị Tô Châu, Nguyễn Thị Thanh Hương (2020). Tỉ lệ gãy xương đốt sống ở phụ nữ mãn kinh miền Bắc và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Y học Việt Nam. Số đặc biệt (493):283-290.
  4. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Loãng xương là bệnh lý có giảm mật độ xương và chất lượng xương, dẫn đến tăng tính gãy xương, hậu quả là gãy xương, tăng tỉ lệ tàn phế, tăng nguy cơ tử vong. Loãng xương gặp nhiều ở phụ nữ sau mãn kinh do tốc độ mất xương tăng nhanh ở giai đoạn sau mãn kinh. Theo thống kê của tổ chức loãng xương thế giới (IOF) có 50% phụ nữ mãn kinh trên 50 tuổi có nguy cơ gãy xương do loãng xương, trong số đó có 26% gãy xương cột sống (gãy thân đốt sống). Khuyến cáo điều trị loãng xương hiện nay là can thiệp sớm trên đối tượng có giảm mật độ xương kèm theo yếu tố nguy cơ gãy xương. Việc xác định yếu tố nguy cơ gãy xương theo cá thể hoá đóng vai trò quan trọng để đưa ra quyết định can thiệp điều trị sớm đạt mục tiêu điều trị loãng xương và giảm nguy cơ gãy xương. Các yếu tố nguy cơ loãng xương và gãy xương nói chung đã được xác định như yếu tố tuổi, giới, chủng tộc, chỉ số khối cơ thể, mật độ xương…. Trong đó gen ảnh hưởng đến nguy cơ gãy xương do loãng xương đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Cho đến nay trên bản đồ gen thế giới đã công bố 203 gen liên quan đến mật độ xương trong đó có 14 gen liên quan với nguy cơ gãy xương (p
  5. 2 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài thực hiện khảo sát tỉ lệ gãy thân đốt sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh và các yếu tố nguy cơ. Kết qủa tỉ lệ gãy xương độ I là 10,1%, độ II là 14,9%. Vị trí gãy thường gặp ở T12, L1. Tỉ lệ gãy lún chiếm tỉ lệ cao nhất (43%) tiếp đến là gãy bờ và gãy đĩa . Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ GTĐS do LX ở phụ nữ sau mãn kinh là: tuổi ≥ 60 tuổi, BMI < 18,5 kg/m2, thời gian mãn kinh ≥ 10 năm, người bệnh có > 3 con, mức độ hoạt động thể lực < 600 METs-phút/tuần và có loãng xương. Kết qủa khi phân tích tính đa hình của 3 gen MTHFR (rs1801133), LRP5 (rs41494349) và FTO (rs11211980) thấy có mối liên quan giữa kiểu gen MTHFR (rs1801133) với tỉ lệ gãy xương đốt sống (p
  6. 3 gặp nhất trong số các gãy xương do loãng xương, tỉ lệ thưởng gặp khoảng 20- 30% số người trên 50 tuổi. 1.2.2. Các yếu tố nguy cơ gãy thân đốt sống do loãng xương - Yếu tố nguy cơ không thay đổi được: Tuổi, di truyền (gen). Gen là yếu tố nguy cơ không thay đổi được nhưng có thể can thiệp được. - Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được: Tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu cung cấp canxi và vitamin D; lối sống ít vận động hoặc vận động qúa mức; thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều; chỉ số khối cơ thể thấp bé; mắc một số bệnh mạn tính; sử dụng thuốc làm tăng nguy cơ loãng xương. 1.2.3. Các phương pháp chẩn đoán gãy thân đốt sống do loãng xương. Có nhiều phương pháp để chẩn đoán gãy thân đốt sống, bao gồm DXA, chụp cắt lớp vi tính (CT), hoặc cộng hưởng từ (MRI). Tuy nhiên phổ biến và kinh điển nhất vẫn là dùng X- quang thuờng quy, tiểu chuẩn, và đọc kết quả bằng hai phương pháp định lượng và bán định lượng. 1.2.4. Điều trị gãy thân đốt sống do loãng xương Điều trị nội khoa cho GTĐS do loãng xương là lựa chọn đầu tiên trong vòng 3 tháng đầu đối với những trường hợp GTĐS đơn thuần, không có chèn ép thần kinh, cũng như không có tổn thương thần kinh phối hợp. Phẫu thuật cho người bệnh GTĐS do LX được chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại, bằng 2 phương pháp: phẫu thuật cố định cho cột sống bị loãng xương bằng nẹp vít và tạo hình thân đốt sống bằng bơm xi măng có bóng. 1.3. Đa hình các gen MTHFR rs1801133, FTO rs11211980 và LRP5 rs41494349 liên quan đến gãy thân đốt sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh 1.3.1 Gen MTHFR rs1801133 MTHFR là một gen quy định protein enzym. MTHFR là kích hoạt sản xuất enzym MTHFR nhằm đảm bảo quá trình methyl hoá folat và axit folic được thực hiện. Alen MTHFR C677T làm suy yếu hoạt tính enzym dẫn tới tăng nồng độ homocystein máu gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa collagen liên kết ngang của xương và các rối loạn khác làm giảm tính bền vững của cấu trúc xương, tăng nguy cơ gãy xương. Nghiên cứu ở Đan Mạch, Trung Quốc, Nhật Bản.. thấy kiểu gen MTHFR 677TT liên quan đến giảm mật độ xương và tăng tỷ lệ gãy xương trong giai đoạn sớm sau mãn kinh. Còn nghiên cứu tại Tây Ban Nha thấy MTHFR C677T không liên quan một cách có ý nghĩa thống kê với mật độ xương cổ xương đùi và cột sống thắt lưng, tuy nhiên 677TT MTHFR gây tăng nguy cơ GTĐS. 1.3.2. Gen FTO tại SNP rs1121980 Gen FTO liên quan tổng hợp protein FTO ở người thuộc họ protein AlkB, có chức năng sửa chữa DNA, chuyển hóa acid béo và biến đổi sau dịch mã của tế bào. FTO rất cần thiết đối với sự phát triển bình thường của nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể bao gồm cả hệ xương, hệ thần kinh trung ương và hệ tuần hoàn. Đồng thời SNP rs1121980 là đại diện cho 1 nhóm gồm 6 SNP nằm tại
  7. 4 intron 1 của gen FTO, đã được chứng minh là có mối liên quan mạnh nhất với nguy cơ gãy xương do loãng xương. Năm 2013 tại Úc, Bich Tran và cộng sự thấy thấy 19% phụ nữ có kiểu gen đồng hợp tử alen nhỏ (TT) của rs1121980 FTO có nguy cơ gãy cổ xương đùi cao hơn 2,06 lần so với phụ nữ đồng hợp tử cho các alen lớn (CC) (OR= 2,06 ; CI 95 % =1,17-3,62 ). Nghiên cứu tại Trung Quốc và Thuỵ Điển không thấy mối liên quan giữa gen FTO rs1121980 với mật độ xương và GTĐS. 1.3.3. Gen LRP5 tại SNP Q89R (rs41494349) Gen LRP5 tại SNP Q89R liên quan con đường tín hiệu Wnt, tín hiệu Wnt rất quan trọng cho việc phân chia tế bào, gắn các tết bào với nhau (độ bám dính), chuyển động tế bào (di cư) và nhiều hoạt động tế bào khác. Tại xương, con đường này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương, sự tích lũy và bảo trì khối xương và sửa chữa gãy xương. LRP5 đã được xác định là nguyên nhân của cả tăng và giảm khối lượng xương, tức là tham gia điều hoà phát triển xương. Nếu bất hoạt gen LRP5 sẽ gây ức chế sự tổng hợp xương của xương mới, từ đó tăng nguy cơ gãy xương. LRP5 là một trong số rất ít gen có mặt trong hầu hết các nghiên cứu GWAS. Năm 2012, Estrada và cộng sự tiến hành một nghiên cứu cộng gộp 17 nghiên cứu GWAS: trong 6 gen liên quan đến gãy xương do loãng xương có gen LRP5. Năm 2005, Zhen-lin ZANG nghiên cứu trên 647 phụ nữ mãn kinh ở Trung Quốc cho thấy SNP Q89R gen LRP5 có liên quan đáng kể với BMD cổ xương đùi (p
  8. 5 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ  Người bệnh có tiền sử mắc các bệnh mạn tính gây loãng xương thứ phát như bệnh gan, thận mạn tính, ung thư, các bệnh nội tiết và các rối loạn liên quan chuyển hóa Vitamin D, chuyển hóa xương như như đái tháo đường, hội chứng kém hấp thu, bệnh cường giáp trạng, hội chứng Cushing.  Người bệnh sử dụng các loại thuốc liên quan đến chuyển hóa canxi và vitamin D trong 6 tháng vừa qua như: corticoid, hormon thay thế, heparin, bisphosphonate.  Người bệnh có tiền sử gãy xương hoặc bất động từ 1 tháng trở lên.  Người bệnh bị cắt bỏ tử cung/buồng trứng, hoặc đang mang thai và cho con bú.  Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2016 đến tháng 10/2018 tại khoa Cơ xương khớp, Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Bạch Mai và Bộ môn Sinh lý học Trường Đại học Y Hà Nội. 2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: - Mục tiêu 1: Mô tả cắt ngang. - Mục tiêu 2: Nghiên cứu bệnh chứng. 2.3.2. Cỡ mẫu: *Cỡ mẫu cho mục tiêu 1 Dựa vào công thức mô tả cắt ngang: p(1-p) n=Z21-α/2 (d)2 Trong đó:  n: cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu  p: tỷ lệ gãy thân đốt sống, p = 0,26  d: là khoảng cách sai lệch tương đối, chọn là 0,05.  Z(1-  / 2 ): hệ số tin cậy 95% có giá trị là 1,96. Thay vào công thức ta được cỡ mẫu tối thiểu là 296 người bệnh. Thực tế thì chúng tôi thu nhận được 328 người bệnh. *Cỡ mẫu cho mục tiêu 2 Cỡ mẫu trong mô hình tương tác giữa gen và môi trường, cỡ mẫu được tính theo phần mềm QUANTO cho nghiên cứu bệnh chứng ghép cặp. Dựa trên các thông số được ước tính từ nghiên cứu trước đây ở Việt nam và ở chủng tộc Châu Á:  Tỉ lệ loãng xương là 25% ở sau tuổi 40.  Số SNP đưa vào khảo sát = 3.  Sai số loại I (α): 0,001 với giả thuyết kiểm định hai phía đã điều chỉnh; lực mẫu là 0,80.
  9. 6  Tỉ lệ alen quan tâm (minor allen) là 0,15-0,40; với mô hình di truyền cộng hợp (log additive inheritance mode).  Tỉ lệ đối tượng có yếu tố môi trường tương tác: 0,25-0,4.  Ảnh hưởng chính về di truyền (main effect of genetics): 1,25.  Ảnh hưởng chính về môi trường (main effect of environment): 1,25.  Ảnh hưởng tương tác về gen-môi trường: 4,0-6,0.  Tỉ lệ bệnh chứng = 1:3. Cỡ mẫu tính được là tối thiểu 324 đối tượng cả hai nhóm bệnh và chứng. 2.3.4. Phân tích MTHFR tại SNP rs1801133, LRP5 tại SNP rs41494349 và FTO tại SNP rs11211980 Luận án này sử dụng phương pháp ARMS-PCR và phương pháp đa hình chiều dài đoạn cắt giới hạn (RFLP-PCR) để phân tích 3 gen nhằm xác định các đa hình (rs1801133 gen MTHFR, rs41494349 gen LRP5, rs11211980 gen FTO). 2.3.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu Bảng 1. Danh mục các biến số và chỉ số nghiên cứu STT Tên biến số/chỉ số Đơn vị Loại biến Công cụ thu thập Phần 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 1 Họ và tên Bệnh án nghiên cứu Tuổi 2
  10. 7 13 BMD L2 g/cm2 Liên tục Máy Hologic – DEXA 14 BMD L3 g/cm2 Liên tục Máy Hologic – DEXA 15 BMD L4 g/cm2 Liên tục Máy Hologic – DEXA 16 T-score CXĐ g/cm2 Liên tục Máy Hologic – DEXA 17 T-score L1 g/cm2 Liên tục Máy Hologic – DEXA 18 T-score L2 g/cm2 Liên tục Máy Hologic – DEXA 19 T-score L3 g/cm2 Liên tục Máy Hologic – DEXA 20 T-score L4 g/cm 2 Liên tục Máy Hologic – DEXA 21 Gãy thân đốt sống có/không Nhị phân Bệnh án nghiên cứu Phân độ gãy thân Độ 1, độ 22 Thứ hạng Bệnh án nghiên cứu đốt sống 2, độ 3 Gãy bờ, Đặc điểm gãy thân 23 gãy đĩa, Danh mục Bệnh án nghiên cứu đốt sống gãy lún Phần 3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu về tính đa hình và mối liên quan giữa tính đa hình các gen với GXĐS do LX Gen FTO tại SNP rs1121980 Tỉ lệ kiểu gen CC % Liên tục Tỉ lệ kiểu gen CT % Liên tục 24 Tỉ lệ kiểu gen TT % Liên tục Máy PCR Tần số alen C % Liên tục Tần số alen T % Liên tục Gen MTHFR tại SNP rs1801133 Tỉ lệ kiểu gen CC % Liên tục Tỉ lệ kiểu gen CT % Liên tục 25 Tỉ lệ kiểu gen TT % Liên tục Máy PCR Tần số alen C % Liên tục Tần số alen T % Liên tục Gen LRP5 tại SNP rs41494349 Tỉ lệ kiểu gen CC % Liên tục Tỉ lệ kiểu gen CT % Liên tục 26 Tỉ lệ kiểu gen TT % Liên tục Máy PCR Tần số alen C % Liên tục Tần số alen T % Liên tục 2.4. Phương pháp phân tích thống kê Các số liệu được xử lý và tính toán bằng phần mềm thống kê SPSS IBM 22.0.
  11. 8 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm tuổi và nhân trắc Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi,thời gian mãn kinh và nhân trắc (n = 328) GTĐS Không GTĐS Đặc điểm p Chung (n = 82) (n = 246) Tuổi (năm) 64,24 ± 8,73 62,31 ± 6,21 > 0,05 63,59 ± 7,45 Tuổi mãn kinh (năm) 48,00 ± 4,70 48,80 ± 3,93 > 0,05 48,61 ± 4,07 Thời gian mãn kinh (năm) 16,01 ± 11,13 15,25 ± 7,17 > 0,05 15,75 ± 9,24 Chiều cao (cm) 150,94 ± 6,55 152,17 ± 5,14 > 0,05 151,89 ± 5,56 Cân nặng (kg) 49,91 ± 9,06 51,16 ± 6,79 > 0,05 50,87 ± 7,14 BMI (kg/m2) 21,86 ± 2,96 22,08 ± 2,65 > 0,05 22,03 ± 2,72 BMD CXĐ (g/cm2) 0,602 ± 0,135 0,680 ± 0,110 < 0,05 0,670 ± 0,118 BMD CSTL (g/cm2) 0,669 ± 0,145 0,782 ± 0,134 < 0,05 0,761 ± 0,143 Nhận xét: Tuổi trung bình, tuổi mãn kinh và thời gian mãn kinh của nhóm GTĐS khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm không GTĐS (p >0,05). Không có sự khác biệt về chiều cao, cân nặng và BMI giữa hai nhóm GTĐS và không GTĐS với p > 0,05. Mật độ xương cổ xương đùi và cột sống thắt lưng ở nhóm có gãy thân đốt sống thấp hơn so với nhóm không có gãy thân đốt sống. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
  12. 9 3.1.2. Đặc điểm trình độ học vấn, nơi sống, tiền sử gãy xương, số con và hoạt động thể lực Bảng 3.2. Trình độ học vấn, nơi sống, tiền sử gãy xương, số con và hoạt động thể lực (n = 328) GTĐS Không GTĐS Chung Đặc điểm (n = 82) (n = 246) (n = 328) n % n % n % Cấp 1 29 35,4 46 18,7 75 22,9 Trình độ Cấp 2 39 47,6 139 56,5 178 54,3 học vấn ≥ Cấp 3 14 17,1 61 24,8 75 22,9 p < 0,05 Nông thôn 61 74,4 186 75,6 247 75,3 Nơi sống Thành thị 21 25,6 60 24,4 81 24,7 p > 0,05 Có 18 22,0 27 11,0 45 13,7 Tiền sử Không 64 78,0 219 89,0 283 86,3 gãy xương p < 0,05 2 21 25,6 88 35,8 109 33,2 3 hoặc 4 35 42,7 124 50,4 159 48,5 Số con 5 26 31,7 34 13,8 60 18,3 p < 0,05 Mức độ hoạt động < 600 9 11,0 2 0,8 11 3,4 thể lực  600 73 89,0 244 99,2 317 96,6 (METs-phút/tuần) p < 0,05 Có 51 62,2 68 27,6 119 36,3 Tình trạng Không 31 37,8 178 72,4 209 63,7 loãng xương p < 0,05 Nhận xét: Có mối liên quan giữa tình trạng gãy thân đốt sống với trình độ học vấn, tiền sử gãy xương, số con, mức độ hoạt động thể lực, tình trạng loãng xương với p < 0,05 3.2. Đặc điểm của người bệnh GTĐS và một số yếu tố liên quan 3.2.1. Đặc điểm của nhóm gãy thân đốt sống theo tình trạng loãng xương. Bảng 3.3. Đặc điểm tuổi và nhân trắc của nhóm GTĐS (n = 82) Không loãng xương Loãng xương Đặc điểm p (n = 31) (n = 51) Tuổi (năm) 58,52 ± 6,64 67,73 ± 8,03 < 0,05 Tuổi mãn kinh (năm) 49,32 ± 3,41 47,20 ± 5,20 < 0,05 Thời gian mãn kinh (năm) 9,19 ± 7,11 20,53 ± 10,78 < 0,05 Chiều cao (cm) 152,85 ± 5,48 149,77 ± 6,92 < 0,05 Cân nặng (kg) 53,87 ± 6,85 47,50 ± 7,84 < 0,05 BMI (kg/m2) 23,05 ± 2,76 21,43 ± 2,87 < 0,05
  13. 10 Nhận xét: Trong nhóm 82 đối tượng GTĐS, nhóm không loãng xương có tuổi trung bình, số năm mãn kinh nhỏ hơn và tuổi mãn kinh, BMI lớn hơn nhóm loãng xương có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.4. Trình độ học vấn, nơi sống, tiền sử gãy xương, số con và mức độ hoạt động thể lực của nhóm GTĐS (n = 82) Không loãng xương Loãng xương Đặc điểm (n = 31) (n = 51) n % n % Cấp 1 7 22,6 22 43,1 Trình độ Cấp 2 18 58,1 21 41,2 học vấn ≥ Cấp 3 6 19,4 8 15,7 p > 0,05 Nông thôn 22 71 39 76,5 Nơi sống Thành thị 9 29 12 23,5 p > 0,05 Có 6 19,4 12 23,5 Tiền sử Không 25 80,6 39 76,5 gãy xương p > 0,05 2 9 29,0 12 23.5 3 hoặc 4 16 51,6 19 37,3 Số con 5 6 19,4 20 39,2 p > 0,05 Mức độ hoạt < 600 1 3,2 8 15,8 động thể lực  600 30 96,8 43 84,3 (METs- phút/tuần) p > 0,05 Nhận xét: Ở nhóm 82 người bệnh GTĐS, không có mối liên quan giữa tình trạng loãng xương cột sống với trình độ học vấn, tiền sử gãy xương, số con và mức độ hoạt động thể lực với p > 0,05. 3.2.1 Đặc điểm gãy thân đốt sống 3.2.1.1. Tỉ lệ gãy xương và phân độ gãy n = 246 10,1% n=82 14,9% Không gãy Có gãy Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ gãy xương và phân độ gãy (n = 328)
  14. 11 Nhận xét: Nhóm không GTĐS có 246 người bệnh (75,0%). Nhóm GTĐS có 82 người bệnh (25,0%), trong đó gãy độ I chiếm 10,1% và gãy độ II chiếm 14,9%. 3.2.1.2. Số lượng và phân độ gãy xương ở từng đốt sống Biểu đồ 3.2. Số lượng và phân độ gãy xương ở từng đốt sống (n = 82) Nhận xét: Vị trí đốt sống T12 và L1 có tỷ lệ gãy xương cao nhất (23% và 26,8%). Vị trí đốt sống T5 và T9 có tỷ lệ gãy xương thấp nhất. 3.2.1.3. Đặc điểm hình thái của gãy thân đốt sống 90 80 70 Gãy 60 44 Gãy bờ 29 35% 50 lún 43% 40 30 26 20 38 38 Gãy 10 15 đĩa 22% 0 Gãy bờ Gãy đĩa Gãy lún Gãy bờ Gãy đĩa Độ I Độ II Biểu đồ 3.3. Đặc điểm hình thái của gãy thân đốt sống (n = 82)
  15. 12 Nhận xét: Gãy lún chiếm tỷ lệ cao nhất (43%), gãy bờ (35%) và gãy đĩa chiếm tỷ lệ thấp nhất (22%). Trong nhóm gãy đĩa và gãy lún, gãy xương chủ yếu là độ II. 3.2.2.5. Mối tương quan đa biến giữa GTĐS và đặc điểm chung Bảng 3.5. Mối tương quan đa biến giữa GTĐS và đặc điểm chung (n = 328) 95% CI Yếu tố ảnh hưởng B SE p của eB Phân loại tuổi (< 60 tuổi, ≥ 60 tuổi) -0,252 0,430 > 0,05 0,777 Phân loại BMI 1,113 0,473 < 0,05 3,043 (< 18,5 kg/m2, ≥ 18,5kg/m2) Phân loại thời gian mãn kinh -0,745 0,435 > 0,05 0,475 (< 10 năm, ≥ 10 năm) Phân loại số con (≤ 3 con, > 3 con) -0,398 0,301 > 0,05 0,672 Mức độ hoạt động thể lực 1,446 0,318 < 0,05 4,246 (≤ 600, > 600 METs-phút/tuần) Tình trạng loãng xương (có, không) 1,439 0,930 < 0,05 4,216 Hằng số 1,042 1,106 > 0,05 2,835 Nhận xét: Trong phân tích mối tương quan đa biến ở các đối tượng nghiên cứu, phân loại BMI, mức độ hoạt động thể lực và tình trạng loãng xương ảnh hưởng có ý nghĩa đến tỉ lệ gãy xương với p < 0,05. 3.3. Tính đa hình của gen MTHFR, FTO, LRP5 và mối liên quan với gẫy xương đốt sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh 3.3.1. Tần suất các đa hình của gen của nhóm bệnh và nhóm chứng Bảng 3.6. Phân bố kiểu gen và tần số alen gen MTHFR (n = 328) Nhóm GTĐS Không GTĐS Phân bố (n = 82) (n =246) CC 43 (52,4%) 153 (62,2%) CT+TT 39 (47,5%) 93 (37,8%) Kiểu gen Chung 82 (100%) 246 100% n (%) p > 0,05 OR 0,670 95%CI 0,405 – 1,110 C 122 (74,4%) 391 (79,5%) Alen T 42 (25,6%) 101 (20,5%) n (%) Chung 164 (100%) 492 (100%) p > 0,05 Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan giữa kiểu gen MTHFR và tình trạng GTĐS với p > 0,05.
  16. 13 Bảng 3.7. Phân bố kiểu gen và tần số alen gen MTHFR ở nhóm loãng xương và không loãng xương (n = 328) Loãng xương Không loãng xương Nhóm (n = 119) (n = 209) Không Không GTĐS GTĐS GTĐS GTĐS (n = 51) (n = 31) Phân bố (n = 68) (n = 178) CT+TT 17 (33,4%) 22 (31,4%) 22 (71,0%) 71 (39,9%) Kiểu CC 34 (66,7%) 46 (67,6%) 9 (29,0%) 107 (60,1%) gen n < 0,05 (%) p > 0,05 OR = 3,684 95%CI: 1,604-8,461 112 Alen C 84 (82,4%) 38 (29,0%) 279 (60,1%) (82,3%) n T 18 (17,6%) 24 (17,7%) 24 (71,0%) 77 (39,9%) (%) p > 0,05 > 0,05 Nhận xét: Trong nhóm có loãng xương: tỷ lệ người bệnh có kiểu gen CT/TT của gen MTHFR ở nhóm gãy thân đốt sống là 33,4% cao hơn nhóm không GTĐS là 31,4%. Tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Trong nhóm không có loãng xương: tỷ lệ người bệnh có kiểu gen CT/TT của gen MTHFR ở nhóm gãy thân đốt sống là 71,0% cao hơn nhóm người bệnh không GTĐS là 39,9%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05; với tỉ suất chênh là 3,684 lần và 95%CI là 1,604-8,461. Bảng 3.8. Phân bố kiểu gen và tần số alen gen FTO (n = 328) Nhóm GTĐS (n = 82) Không GTĐS (n =246) Phân bố CC 55 (67,1%) 167 (67,9%) CT + TT 27 (32,9%) 79 (32,1%) Kiểu gen Chung 82 (100%) 246 (100%) n (%) p > 0,05 OR 0,964 95%CI 0,566-1,642 C 137 (83,5%) 413 (83,9%) Alen T 27 (16,5%) 79 (16,1%) n (%) Chung 164 (100%) 492 (100%) p > 0,05 Nhận xét: Không tìm thấy mối liên quan giữa kiểu gen FTO và tình trạng gãy thân đốt sống với p > 0,05.
  17. 14 Bảng 3.9. Phân bố kiểu gen và tần số alen gen LRP5 (n = 328) Nhóm GTĐS (n = 82) Không GTĐS (n = 246) Phân bố CC 68 (82,9%) 211 (85,8%) CT+TT 14 (17,1%) 35 (14,2%) Kiểu gen Chung 82 (100%) 246 (100%) n (%) p > 0,05 OR 0,806 95%CI 0,409-1,586 C 149 (90,9%) 456 (92,7%) Alen T 15 (9,1%) 36 (7,3%) n (%) Chung 164 (100%) 492 (100%) p > 0,05 Nhận xét: Chưa tìm thấy mối liên quan giữa kiểu gen LRP5 và tình trạng GTĐS trong nhóm người bệnh có loãng xương và nhóm không loãng xương với p> 0,05. 3.3.3. Ảnh hưởng một số yếu tố nguy cơ với gãy thân đốt sống Bảng 3.10. Ảnh hưởng một số yếu tố nguy cơ với gãy thân đốt sống (n = 328) Yếu tố 95%CI B SE p R2 ảnh hưởng của eB Tuổi (năm) 0,068 0,042 > 0,05 0,987-1,161 Cân nặng (kg) 0,023 0,024 > 0,05 0,977-1,073 Chiều cao (cm) -0,003 0,030 > 0,05 0,939-1,057 Số năm mãn kinh (năm) 0,013 0,034 > 0,05 0,948-1,083 Hoạt động thể lực -1,741 0,875 < 0,05 0,032-0,975 (eB = 0,175) 83,4 (< 600, ≥ 600 METs-phút/tuần) Loãng xương (có, không) -0,353 0,111 < 0,05 0,565-0,874 (eB = 0,703) FTO (CC, CT/TT) -0,048 0,076 > 0,05 0,821-1,106 MTHFR (CC, CT/TT) -0,060 0,079 > 0,05 0,806-1,100 LRP5 (CC, CT/TT) 0,019 0,100 > 0,05 0,838-1,240 Hằng số -1,047 5,614 > 0,05
  18. 15 Nhận xét: Khi xét mối tương quan đa biến, chưa phát hiện ảnh hưởng của các yếu tố tuổi, cân nặng, chiều cao, số năm mãn kinh, kiểu gen FTO, MTHFR và LRP5 lên nguy cơ gãy thân đốt sống với p > 0,05. Tình trạng hoạt động thể lực, tình trạng loãng xương ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê lên nguy cơ gãy thân đốt sống với p < 0,05. Nếu hoạt động thể lực < 600 METs- phút/tuần thì nguy cơ GTĐS tăng 17,5%, nếu có loãng xương thì nguy cơ GTĐS tăng 70,3%. CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên 328 phụ nữ mãn kinh (từ 44 tuổi đến 88 tuổi) trong đó có 82 người bệnh gãy thân đốt sống (nhóm bệnh) và 246 người bệnh không gãy thân đốt sống (nhóm chứng). Kết quả nghiên cứu cho thấy một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu như sau: tuổi trung bình của đối tượng là 63,59 ± 7,45 tuổi, tuổi mãn kinh trung bình là 48,61 ± 4,07 tuổi, thời gian mãn kinh trung bình là 15,75 ± 9,24 năm. Chiều cao trung bình là 151,9 ± 5,6 cm, cân nặng là 50,9 ± 7,2 kg, chỉ số khối cơ thể (BMI) là 22,0 ± 2,7 kg/m2. Phần lớn các đối tượng trong nghiên cứu này sống ở nông thôn (75%), đẻ từ 3- 4 con (48,5%) và có trình độ học vấn chủ yếu học hết cấp II (trung học cơ sở) chiếm 54,3% và cấp III là 22,9%. Trong đó có 96,6% có hoạt động thể lực nhiều và đa số không có tiền sử gãy xương trước đó (86,3%). Chúng tôi thấy có mối liên quan giữa tình trạng gãy thân cột sống với trình độ học vấn, tiền sử gãy xương, số con và mức độ hoạt động thể lực với p < 0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tuổi và BMI tương tự như kết quả của tác giả Tào Minh Thúy và cộng sự năm 2013 nghiên cứu khảo sát các yếu tố nguy cơ loãng xương trên 988 phụ nữ miền Bắc Việt Nam từ 50 tuổi trở lên. Kết quả nghiên cứu là: tuổi trung bình của nhóm nữ là 64,37 ± 9,27 tuổi, chiều cao trung bình 149,9 ± 6,05 cm, cân nặng 51,8 ± 9,07 kg. 4.2. Đặc điểm gãy thân đốt sống và một số yếu tố liên quan 4.2.1. Đặc điểm của nhóm gãy thân đốt sống Trong 82 người bệnh gãy thân đốt sống có 31 người bệnh có gãy nhưng không loãng xương và 51 người bệnh có gãy và có loãng xương. Tuổi trung bình của nhóm không loãng xương (58,52 ± 6,64 tuổi) thấp hơn so với nhóm loãng xương (67,73 ± 8,03 tuổi) có ý nghĩa thống kê p
  19. 16 có loãng xương là (47,20 ± 5,20 tuổi), tuy nhiên thời gian mãn kinh lại ngắn hơn (9,19 ± 7,11 năm) so với (20,53 ± 10,78 năm), có ý nghĩa thống kê với p 0,05. Tuy nhiên khi phân ra nhóm tuổi trên 60 và dưới 60 tuổi thì chúng tôi thấy tỉ lệ GTĐS ở nhóm người bệnh ≥ 60 tuổi cao hơn nhóm < 60 tuổi có ý nghĩa thống kê với tỉ suất chênh là 3,597 lần (95% CI:1,603 – 8,419; p < 0,05).
  20. 17 Lý do chúng tôi lựa chọn tuổi 60 vì theo luật Người cao tuổi Việt Nam (2009) quy định người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên. Ở nhiều nước trên thế giới, người cao tuổi được xác định là người có độ tuổi trên 65 tuổi. 4.2.2.2. Chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể và mối liên quan với GTĐS Gãy thân đốt sống do loãng xương bị tác động bởi nhiều yếu tố trong đó bao gồm cả các yếu tố về chỉ số nhân trắc của cơ thể. Chiều cao là yếu tố có ảnh hưởng đến mật độ xương. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy nhóm người bệnh GTĐS có chiều cao trung bình là 150 cm thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không GTĐS là 152 cm, với p < 0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cân nặng trung bình của nhóm gãy xương là 49,91 ± 8,06 kg nhẹ hơn so với nhóm không gãy xương là 51,62 ± 7,07 kg, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. BMI trung bình của nhóm gãy xương là 21,86 ± 2,96 (kg/m2)so với nhóm không không gãy là 22,17 ± 2,66 (kg/m2), sự khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tuy nhiên khi phân loại BMI ở phân mức gầy (< 18,5 kg/m2) chúng tôi thấy tỉ lệ GTĐS ở nhóm có BMI < 18,5 kg/m2 cao hơn nhóm có BMI ≥ 18,5 kg/m2 có ý nghĩa thống kê với tỉ suất chênh là 3,674 lần (95% CI là 1,603 – 8,419; p < 0,05). Tiến hành phân tích hồi quy đa biến với các yếu tố tuổi, BMI, thời gian mãn kinh, số con và mức độ hoạt động thể lực: phân loại BMI ảnh hưởng có ý nghĩa đến tỉ lệ gãy xương với p < 0,05. BMI là chỉ số phản ánh tình trạng dinh dưỡng của người bệnh, BMI < 18,5 kg/m2 thể hiện người bệnh có tình trạng dinh dưỡng kém dẫn đến thiếu nguyên liệu cho quá trình tạo xương 4.2.2.3. Tình trạng mãn kinh và mối liên quan với gãy thân đốt sống Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tuổi mãn kinh trung bình ở nhóm phụ nữ có gãy thân đốt sống là 48 ± 4,7 tuổi. Tuổi mãn kinh ở nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tương tự như đối tượng phụ nữ trong nghiên cứu của Trần Thị Tô Châu là 47  4 tuổi. Thiết kế nghiên cứu của chúng tôi ngoài kiểm soát về tuổi, chúng tôi cũng kiểm soát tuổi mãn kinh và thời gian mãn kinh giữa hai nhóm bệnh chứng phải tương đồng, đây là những biến ảnh hưởng đến mật độ xương và yếu tố nguy cơ gãy xương do loãng xương. Số năm mãn kinh trung bình tính chung cho cả hai nhóm trong nghiên cứu này là 10,67 ± 8,63 năm. Khi phân nhóm thời gian mãn kinh trên và dưới 10 năm chúng tôi thấy tỉ lệ GTĐS ở những phụ nữ có thời gian mãn kinh ≥ 10 năm cao hơn nhóm phụ nữ có thời gian mãn kinh < 10 năm có ý nghĩa thống kê với tỉ suất chênh là 3,062 lần (95% CI= 1,812 – 5 273, p < 0,05). Tác giả Hoàng Văn Dũng thấy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2