intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt bằng nội soi đường mũi điều trị bệnh hốc mắt liên quan tuyến giáp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt bằng nội soi đường mũi điều trị bệnh hốc mắt liên quan tuyến giáp" nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt điều trị bệnh hốc mắt liên quan tuyến giáp tại bệnh viện Quân y 103; phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt bằng nội soi đường mũi điều trị bệnh hốc mắt liên quan tuyến giáp

  1. 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Tính thời sự của đề tài Bệnh mắt liên quan tuyến giáp là biểu hiện ngoài tuyến giáp thường gặp nhất của bệnh Basedow, trong đó có 4,9 - 6,1% là TED mức độ đe doạ thị lực.1,2 Lồi mắt và chèn ép thị thần kinh là những biểu hiện gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, chức năng thị giác và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các biện pháp điều trị lồi mắt và chèn ép thị thần kinh bao gồm điều trị không phẫu thuật và điều trị phẫu thuật giảm áp hốc mắt. Trong đó nội dung của phẫu thuật là cắt thành xương hốc mắt và/hoặc lấy bớt tổ chức mỡ hốc mắt phì đại. Cho đến nay có hơn mười phương pháp phẫu thuật giảm áp hốc mắt khác nhau đã và đang được áp dụng. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng, nhưng chưa có một đồng thuận nào khẳng định phương pháp nào là hiệu quả và an toàn nhất.3 Phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của trang bị, dụng cụ cho phép quan sát rõ thành trong, có thể tiếp cận đến đỉnh hốc mắt, nên hiệu quả trong việc giải phóng chèn ép thị thần kinh, ít gây xuất huyết đỉnh hốc mắt, không làm tăng áp lực lên thị thần kinh và tổ chức trong hốc mắt trong mổ, không gây phù nề tổ chức hốc mắt.4. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về phẫu thuật giảm áp hốc mắt.5 Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy có báo cáo nào nghiên cứu về phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt điều trị TED. Chúng tôi thực hiện đề tài "Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt bằng nội soi đường mũi điều trị bệnh hốc mắt liên quan tuyến giáp" với hai mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt điều trị bệnh hốc mắt liên quan tuyến giáp tại bệnh viện Quân y 103 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật . 2. Những đóng góp mới của luận án Đối với chuyên nghành nhãn khoa và đặc biệt là các bác sĩ tạo hình nhãn khoa, đây là những thông tin có giá trị thực tế. Những kết quả nghiên cứu đưa ra những gợi ý cho các bác sĩ về chẩn đoán sớm chèn ép thị thần kinh và điều trị lồi mắt, chèn ép thị thần kinh ở bệnh nhân có bệnh mắt liên quan tuyến giáp Giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài được thể hiện qua 25 bảng, và 12 biểu đồ. Những kết quả thu được từ nghiên cứu cho thấy
  2. 2 hiệu quả của phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt với mức giảm độ lồi trung bình ở nhóm lồi mắt là 2,02 ± 1,06 mm, mức giảm độ lồi trung bình ở nhóm lồi mắt là 2,1 ± 1,3 mm; mức cải thiện thị lực ở nhóm chèn ép thị thần kinh tương đương với 3,1 dòng Snellen. Kết quả nghiên cứu cũng cho ra những thông tin tham khảo về tiến triển của độ lồi, thị lực sau phẫu thuật nội soi, các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật, các biến chứng có thể gặp và kinh nghiệm phát hiện sớm và xử trí. Những gì còn chưa thành công trong thời gian can thiệp cũng là bài học và là nhiệm vụ cho những nghiên cứu trong thời gian tới. 3. Bố cục của luận án Luận án gồm 144 trang, trong đó phần đặt vấn đề 02 trang, tổng quan tài liệu 37 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 26 trang, kết quả nghiên cứu 35 trang, bàn luận 41 trang, kết luận 02 trang và kiến nghị 01 trang. Luận án có 25 bảng, và 12 biểu đồ; 161 tài liệu tham khảo với 3 tài liệu Tiếng Việt, 158 tài liệu Tiếng Anh. Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Sơ lược giải phẫu hốc mắt và các xoang cạnh mắt 1.1.3. Một số cấu trúc giải phẫu liên quan trong phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt Động mạch sàng trước là cấu trúc giải phẫu quan trọng trong phẫu thuật phẫu thuật giảm áp thành trong nói chung và trong phẫu thuật nội soi giảm áp nói riêng. Ở người Việt Nam, theo Nguyễn Thị Quỳnh Lan khoảng cách trung bình từ gai mũi trước đến ống động mạch sàng trước là 58,7 ± 2,6 mm, ống động mạch sàng sau là 68,9 ± 2,7 mm, đến đầu thần kinh thị giác 68,8 ± 3,9 mm.21 Theo Hoàng Lương (2008) khoảng cách này lần lượt là 56,9 ± 1,8 mm; 66,3 ± 1,7 mm và 71,8 ± 1,1 mm. 22 Từ đó 2 tác giả khuyến cáo các phẫu thuật viên cần cẩn trọng khi thao tác tại các vị trí trên. 1.2. Bệnh học bệnh mắt liên quan tuyến giáp 1.2.1. Khái niệm và danh pháp Bệnh mắt liên quan tuyến giáp là 1 bệnh lý tự miễn gây ra bởi các kháng thể chống lại các thụ cảm thể có ở tế bào tuyến giáp và cả trên bề mặt các tế bào của tổ chức hốc mắt. Bệnh lý tuyến giáp thường gặp nhất trong TED là bệnh Basedow nhưng cũng có thể gặp trong các bệnh lý tuyến giáp khác như viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto hay ung thư biểu mô tuyến giáp. Do đó bệnh có nhiều danh pháp như: bệnh mắt Basedow, bệnh mắt liên quan tuyến giáp, bệnh mắt Graves’, bệnh mắt giáp
  3. 3 1.2.2. Lâm sàng của bệnh mắt liên quan tuyến giáp 1.1.2.2. Tiến triển tự nhiên của bệnh mắt liên quan tuyến giáp TED thường trải qua hai giai đoạn: viêm và ổn định. Trong giai đoạn viêm, các triệu chứng của mi, cơ vận nhãn và chèn ép thị thần kinh cũng tăng nặng. Giai đoạn này kéo dài từ vài tháng đến 5 năm, trung bình 18 – 36 tháng. Đây là giai đoạn có thể đáp ứng tốt với liệu pháp ức chế miễn dịch bằng thuốc hoặc xạ trị. Giai đoạn ổn định: độ lồi mắt hầu như không cải thiện, vận nhãn cải thiện ở một tỷ lệ mắt rất nhỏ, co rút mi thường cải thiện đáng kể. 28 1.1.2.4. . Chẩn đoán bệnh mắt liên quan tuyến giáp Chẩn đoán TED dựa vào: (1) các triệu chứng tại mắt, (2) sự có mặt của bệnh lý tự miễn tuyến giáp (3) loại trừ các chẩn đoán phân biệt Các triệu chứng tại mắt bao gồm: phù mi.co rút mi, lồi mắt, hạn chế vận nhãn, giảm thị lực, giác mạc dốc, bắt màu hoặc loét. Chẩn đoán TED sẽ dễ dàng trên bệnh nhân có cường giáp và tổn thương ở cả 2 mắt, tuy nhiên sẽ cần cân nhắc khi bệnh nhân không có bất thường chức năng tuyến giáp hoặc chỉ bị 1 bên mắt. Khi chẩn đoán không rõ ràng thì cần làm thêm xét nghiệm cận lâm sàng:23 1.2.3. Điều trị bệnh mắt liên quan tuyến giáp Dưới đây là hướng dẫn của Hội TED châu Âu EUGOGO - TED mức độ nhẹ: chỉ theo dõi sát là đủ, tuy nhiên 1 liệu trình bổ xung Selenium trong 6 tháng rất hiệu quả trong cải thiện triệu chứng và phòng tránh sự tăng nặng của bệnh. - TED mức độ trung bình - nặng giai đoạn hoạt tính + Phương pháp điều trị đầu tay: glucocorticoids đường tĩnh mạch. Tổng liều điều trị không nên vượt quá 8g. Khuyến cáo dùng methyl- prednisolon liều trung gian: 0,5g/lần/tuần trong 6 tuần sau đó giảm xuống 0,25g/lần/tuần trong 6 tuần. Những trường hợp rất nặng có thể sử dụng liều khởi đầu 0,75g/lần/tuần trong 6 tuần sau đó giảm xuống 0,5g/lần/tuần trong 6 tuần. Không áp dụng cho bệnh nhân bị viêm gan virus, rối loạn chức năng gan nặng, bệnh lý tim mạch và tâm thần. Bệnh nhân đái tháo đường và tăng huyết áp cần kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp trước điều trị. + Điều trị hàng thứ 2: xem xét dùng lại liệu trình glucocorticoids đường tĩnh mạch hoặc đường uống nếu tổng liều điều trị chưa vượt quá 8g kết hợp với xạ trị tại chỗ hoặc cyclosporine, hoặc rituximab hoặc theo dõi sát - TED mức độ đe dọa thị lực: nên được điều trị cấp cứu. + Điều trị tổn thương giác mạc đe dọa thị lực bao gồm: Nhỏ thuốc tra mắt liên tục, dán kín mi, khâu cò mi và các biện pháp tạm thời khác cho tới khi tổn
  4. 4 thương giác mạc liền. Xem xét điều trị glucocorticoids đường toàn thân và phẫu thuật giảm áp hốc mắt khi những biện pháp nêu trên tỏ ra không hiệu quả. + Những trường hợp có chèn ép thị thần kinh nên điều trị glucocorticoid liều xung cao (pulse therapy) (0,5 – 1 g methyl- prenisolon/ngày trong 3 ngày liên tiếp hoăc xen kẽ trong 1 tuần). Phẫu thuật giảm áp hốc mắt nên được tiến hành ngay trong vòng 2 tuần nếu triệu chứng ít cải thiện. Nếu triệu chứng cải thiện sau 2 tuần, nên tiến hành sử dụng glucocorticoid liều xung (pulse) theo liệu trình tuần: methyl-prednisolon liều trung gian: 0,5g/lần/tuần trong 6 tuần sau đó giảm xuống 0,25g/lần/tuần trong 6 tuần.40 1.3. Phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt 1.3.2. Chỉ định phẫu thuật - Phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt được chỉ định cho bệnh nhân bị TED mức độ vừa và nặng. Chỉ định bao gồm: lồi mắt, hở lộ giác mạc và chèn ép thị thần kinh - Phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt cũng được sử dụng để tạo đường vào hốc mắt để cắt bỏ các khối u lành tính hốc mắt nằm phía trong so với thị thần kinh, sinh thiết hoặc làm giảm triệu chứng với các khối ác tính gây giảm thị lực nằm phía trong so với thị thần kinh, nội soi mũi cầm máu động mạch sàng trước, viêm xoang biến chứng viêm tổ chức hốc mắt.68 1.3.3. Kỹ thuật nội soi giảm áp hốc mắt Phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt là phẫu thuật giảm áp thành trong hốc mắt và phần trong sàn hốc mắt so với dây thần kinh dưới hốc mắt. Phẫu thuật đi vào từ đường mũi và bao gồm các bước: - Mở rộng lỗ thông xoang hàm để tránh viêm xoang hàm bít tắc do tổ chức mỡ hốc mắt sau khi được giảm áp che mất lỗ thông xoang, đồng thời là bước tiếp cận đến sàn hốc mắt. - Lấy toàn bộ sàng trước và sàng sau để bộc lộ xương giấy và để tạo khoảng không tối đa để tổ chức hốc mắt thoát vị qua. - Phá xương thành trong và phần trong sàn hốc mắt và rạch màng xương để tổ chức hốc mắt thoát vị qua lỗ mở xương. - Cắt bỏ 2.3 đuôi cuốn giữa trước khi mở rộng lỗ thông xoang hàm hoặc mở rộng lỗ thông xoang bướm và khoan mở ông thị giác được thực hiện không thường quy trong một số nghiên cứu khác nhau..20 1.3.5. Ưu điểm của phẫu thuật - Phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt có ưu thế trên những mắt Basedow chèn ép thị thần kinh. Cơ chế tổn thương thường gặp nhất trong TED chèn ép thị thần kinh là do sự phì đại của các cơ vận nhãn,
  5. 5 trong một khoang chật hẹp – sát đỉnh hốc mắt, chèn ép thị thần kinh, trong đó thường gặp nhất là cơ trực trong và cơ trực dưới. Cơ chế hiếm gặp còn lại là do lồi mắt quá mức, gây căng kéo thị thần kinh.23 Ngoài ra, phẫu thuật có đường tiếp cận từ ngoài vào trường mổ, từ các xoang cạnh mắt, không vén đẩy tổ chức hốc mắt nên không làm tăng áp lực lên thị thần kinh trong mổ. 15 - Đối với mục đích giảm độ lồi, các tác giả đa số phối hợp giảm áp nhiều thành xương (2 thành: thành trong + thành dưới, thành trong + thành ngoài, hoặc 3 thành xương) trong đó luôn có kỹ thuật giảm áp thành trong.57 Thành trong hốc mắt có thể tiếp cận từ 3 đường: đường rạch qua da, qua cục lệ và qua nội soi mũi. Trong đó phẫu thuật nội soi là một phương pháp không để lại sẹo, không làm tổn thương dây chằng mi trong và ít tổn thương lệ đạo, cơ chéo bé và không gây phù nề tổ chức hốc mắt, thời gian phục hồi sau mổ nhanh. 15 1.4. Tình hình nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật giảm áp hốc mắt - Hiệu quả của phẫu thuật + Hiệu quả làm giảm độ lồi: Mức giảm độ lồi trung bình trong các nghiên cứu thay đổi từ 2,07 mm đến 4,85 mm. 70,71,72 Trong đó nghiên cứu hồi cứu có cỡ mẫu lớn nhất của Gulati (2015) với 65 mắt, độ lồi trung bình giảm 4,0 mm. 73 Woods (2020) với 35 mắt, độ lồi trung bình giảm 3,26 mm. 74 + Hiệu quả cải thiện thị lực: Đa số các nghiên cứu tiến cứu trên những mắt Basedow có chèn ép thị thần kinh thường có cỡ mẫu nhỏ từ các báo cáo ca lâm sàng đến 31 mắt. Các nghiên cứu hồi cứu có cỡ mẫu có thể lên đến 148 mắt. Hầu hết các nghiên cứu đó đều ghi nhận kết quả cải thiện thị lực. Thị lực trung bình cải thiện tương đương với từ 1 đến 3 dòng Snellen.77,78,79 - Ngoài ra một số nghiên cứu cũng ghi nhận các hiệu quả khác của phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt như: sự giảm nhãn áp sau mổ,73 cải thiện trên thị trường,73,80 cải thiện sắc giác,78 giảm mức độ viêm, giảm tỷ lệ nhắm không kín.73 - Các tai biến, biến chứng của phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt + Tỷ lệ song thị xuất hiện hoặc tăng nặng sau mổ: Tỷ lệ song thị sau phẫu thuật nội soi thay đổi từ 15% - 63%.4 Một số trường hợp có thể tự khỏi trong vòng 2 – 3 tháng,75,81 + Các biến chứng mũi xoang: Tỷ lệ viêm xoang sau mổ trong các nghiên cứu khác nhau thay đổi từ 3,5% đến 18%. Chủ yếu là viêm xoang do bít tắc và hầu hết được điều trị khỏi bằng nội khoa. Viêm xoang hàm thường là kết quả của việc mở rộng lỗ thông xoang không
  6. 6 đủ. Ngược lại viêm xoang trán thường là kết quả của việc lấy xương giấy quá triệt để ở phần trên phía trước dẫn đến hẹp ngách mũi trán.82,83 + Biến chứng rò dịch não tủy: Rò dịch não tuỷ là một biến chứng nặng có thể gặp sau phẫu thuật nội soi giảm áp. Một số nghiên cứu đã thông báo biến chứng rò dịch não tủy dưới dạng các ca lâm sàng.70,84,85 + Một biến chứng hiếm gặp khác có thể gặp sau phẫu thuật nội soi giảm áp đó là viêm tổ chức hốc mắt. Biến chứng được báo cáo dưới dạng ca lâm sàng và được điều trị ổn định sau khi phát hiện.86 - Các yếu tố trước mổ ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật Ảnh hưởng của các yếu tố trước mổ đến thị lực sau mổ + Tuổi, giới Tuổi cao và giới tính nam là yếu tố nguy cơ xuất hiện TED chèn ép thị thần kinh. Daldoul N (2017) cho rằng tuổi cao và giới tính nam gắn với tiên lượng thị lực tồi hơn.87 + Đái tháo đường Đái tháo đường được cho là yếu tố nguy cơ làm xuất hiện hoặc tăng nặng của TED chèn ép thị thần kinh. Cơ chế được giải thích do tổn thương mạch máu trong đái tháo đường gây thiếu oxy và làm cho thị thần kinh dễ tổn thương kiểu thiếu máu khi bị chèn ép trong TED. Jeon (2012) cho rằng bệnh nhân đái tháo đường đáp ứng kém hơn với điều trị corticosteroid liều xung nhưng kết quả thị lực sau phẫu thuật thì không khác biệt so với những trường hợp không có đái tháo đường.88 + Ảnh hưởng của thị lực trước mổ đến thị lực sau mổ Nghiên cứu về mối liên quan giữa thị lực trước mổ và thị lực sau mổ ở các kỹ thuật giảm áp khác nhau Rajabi (2019)89 và Liang (2019)90 cùng cho rằng thị lực trước mổ càng cao thì tương quan với thị lực sau mổ càng cao. Hiện tượng này ở TED chèn ép thị thần kinh cũng xảy ra tương tự trong các bệnh lý thần kinh thị giác khác (ví dụ: viêm dây thần kinh thị giác, bệnh thần kinh thị giác do chấn thương).91,92 + Ảnh hưởng của thời gian chèn ép thị thần kinh đến thị lực sau mổ Trong bệnh mắt liên quan tuyến giáp theo Neigel (1988) tổn thương thị lực trầm trọng thường là kết quả của 1 quá trình kéo dài hàng tháng, tổn thương có thể phát triển trong vòng vài giờ do căng kéo, chèn ép trong phẫu thuật.93 Dolman (2021) cũng nhận thấy phẫu thuật giảm áp mang lại kết quả tốt (phục hồi thị lực từ 20/40 trở lên) cho 85% mắt chèn ép thị thần kinh bất kể sự trì hoãn điều trị tính bằng tháng.94 Ảnh hưởng của các yếu tố trước mổ đến mức giảm độ lồi sau mổ + Ảnh hưởng của độ lồi trước mổ đến mức giảm độ lồi sau mổ. Borumandi (2012) đã tổng kết trên 485 bài báo ứng dụng các kỹ thuật giảm áp hốc mắt khác nhau để giảm độ lồi, trong đó một số tác
  7. 7 giả nhận định rằng độ lồi trước mổ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả giảm độ lồi của phẫu thuật. Độ lồi càng giảm nhiều ở những mắt trước mổ lồi mắt nhiều. 95 + Mối liên quan giữa thời gian bị bệnh và mức giảm độ lồi sau mổ Nghiên cứu Borumandi (2012) đã mô tả một nghiên cứu hồi cứu của Baldeschi kiểm định giả thuyết này. Trong đó tác giả so sánh kết quả giảm áp ở nhóm được phẫu thuật sớm 70 bệnh nhân (thời gian bị bệnh trung bình 2,2 năm) và nhóm được phẫu thuật muộn 55 bệnh nhân (thời gian bị bệnh trung bình 9,0 năm). Tác giả nhận thấy không có sự liên quan giữa thời gian bị bệnh và mức giảm độ lồi. 95 - Nghiên cứu về ảnh hưởng của kỹ thuật lên kết quả sau mổ: Phẫu thuật nội soi giảm áp được cho là gắn với tỷ lệ song thị sau mổ cao. Các kỹ thuật khác nhau đã được vận dụng nhằm làm giảm tỷ lệ song thị bao gồm: - Phẫu thuật nội soi kết hợp với phẫu thuật thành ngoài - Kỹ thuật bảo tồn mảnh xương góc dưới trong ổ mắt.59,81,85 - Kỹ thuật bảo tồn màng xương ở vị trí tương ứng với cơ trực: 99, 100 Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu nhãn khoa trong lĩnh vực phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị TED. Năm 2014 Nguyễn Chiến Thắng báo cáo một nghiên cứu sử dụng đường mổ lật toàn bộ mi giảm áp thành trong và thành dưới kết hợp với lấy mỡ hốc mắt cho 65 mắt của 44 bệnh nhân. 5 Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về ứng dụng phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt được báo cáo tại Việt Nam. TED ở nước ta do đó vẫn còn là vấn đề rất cần được tiếp tục nghiên cứu để có được các giải pháp điều trị thích hợp. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh hốc mắt liên quan tuyến giáp, được điều trị tại Khoa Mắt - Bệnh viện 103 từ tháng 1/2018 tới tháng 12/2021. 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Bệnh nhân thỏa mãn một trong các tiêu chẩn sau được lựa chọn vào nhóm nghiên cứu. - Bệnh nhân có TED chèn ép thị thần kinh theo tiêu chuẩn của Curro (2014)101 có chống chỉ định hoặc đáp ứng kém với glucocorticoid liều xung (pulse) sau 2 tuần theo dõi.
  8. 8 - Bệnh nhân lồi mắt do TED, giai đoạn ổn định (theo tiêu chuẩn EUGOGO 2016).27 Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ: - Bệnh nhân có bệnh lý cấp tính vùng mũi xoang - Bệnh nhân có bệnh lý ác tính vùng mũi xoang - Tình trạng toàn thân không cho phép gây mê nội khí quản để phẫu thuật. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không có nhóm chứng. 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: 2.2.2.1. Cỡ mẫu cho nhóm phẫu thuật giải phóng chèn ép thị thần kinh Tính theo công thức: 2 N= Z 1-α/2 Trong đó: - N: cỡ mẫu tối thiểu - α: Mức ý nghĩa thống kê chọn = 0,05 → Z 1-α/2= Z0,95 = 1,96 từ bảng phân phối chuẩn - p: tỷ lệ cải thiện thị lực trong các nghiên cứu giải phóng chèn ép thị thần kinh là 60%.70 - ε: khoảng sai lệch tương đối mong muốn, chọn ε= 25% (Do các nghiên cứu khác nhau không đồng nhất về chẩn đoán chèn ép thị thần kinh và đặc điểm trước mổ của bệnh nhân chèn ép thị thần kinh đa dạng về mức độ chèn ép và thời gian chèn ép thị thần kinh) → Cỡ mẫu tối thiểu tính được N > 27 mắt 2.2.2.2. Cỡ mẫu cho nhóm phẫu thuật giảm độ lồi Tính cỡ mẫu theo công thức tính cỡ mẫu cho việc kiểm định sự khác nhau giữa 2 giá trị trung bình của độ lồi trước và sau mổ 2 N=Z (α,β) Trong đó: - N: cỡ mẫu tối thiểu - α: mức ý nghĩa thống kế (α= 0,05) β:xác suất của việc phảm phải sại lầm loại II, Chọn β = 0,01 2 Z: hệ số tin cậy, tra bảng Z ( α , β ) = 10,5 - s: độ lệch chuẩn. Theo nghiên cứu trước đó 2,5 mm (Kasperbauer – 2005)84 - sự khác biệt về độ lồi trước và sau mổ theo mong muốn ∆ = 2 mm N = 32,81 như vậy cỡ mẫu của nhóm giảm độ lồi ít nhất là 33 mắt
  9. 9 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu thuận tiện cho đến đủ cỡ mẫu. Chỉ định phẫu thuật do chèn ép thị thần kinh có 31 mắt (17 bệnh nhân) Chỉ định phẫu thuật do lồi mắt có 34 mắt (25 bệnh nhân) 2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 2.3.1. Đánh giá tình trạng bệnh nhân và chuẩn bị trước mổ, ghi nhận các biến số nghiên cứu trướcc mổ 2.3.2. Phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt và chăm sóc hậu phẫu Chăm sóc sau phẫu thuật 2.3.3. Theo dõi, đánh giá Tái khám sau mổ 7 ngày, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng: Ghi nhận các biến số nghiên cứu 2.2.4. Các biến số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá 2.2.4.1. Các biến số nghiên cứu: • Các biến số liên quan đến dịch tễ • Các biến số liên quan đến bệnh lý tuyến giáp • Các biến số lâm sàng và cận lâm sàng tại mắt: Thị lực, Nhãn áp, Điểm viêm, Độ lồi, Điểm song thị, tình trạng gai thị, RAPD, Sắc giác, Chiều dày trung bình lớp sợi thần kinh quanh gai/ OCT gai thị, Thị trường Humphey 30.2: xác định có tổn thương thị trường hay không, phân loại tổn thương thị trường và ghi lại giá trị MD (độ lệch toàn bộ), PSD (độ lệch vùng) của từng mắt • Các tai biến, biến chứng của phẫu thuật có hay không sự có mặt của các biến chứng: Chảy máu, Rò dịch não tủy, Giảm thị lực, Tổn thương đường lệ, Viêm xoang, Viêm tổ chức hốc mắt, Tái viêm sau mổ, Song thị tăng nặng 2.2.4.2. Các tiêu chuẩn đánh giá các biến số • Tiêu chí đánh giá kết quả phẫu thuật: Tiêu chí đánh giá thành công về mặt chức năng với nhóm được chỉ đinh phẫu thuật do chèn ép thị thần kinh. Đánh giá theo tiêu chuẩn Powrót và cộng sự (2016)107 ✓ Phục hồi hoàn toàn khi thị lực, thị lực màu và hình ảnh gai thị trở về bình thường. ✓ Cải thiện đáng kể khi sau mổ thị lực tăng 0,2 so với trước mổ ✓ Không đổi khi thị lực sau mổ thay đổi ± 0,1 so với trước mổ
  10. 10 ✓ Xấu đi khi sau mổ thị lực giảm 0,2 so với trước mổ - Đánh giá thành công trên nhóm được chỉ đinh phẫu thuật do lồi mắt: chúng tôi không tìm thấy phân loại kết quả phẫu thuật giảm độ lồi trong các nghiên cứu được công bố. Từ kinh nghiệm của các phẫu thuật giảm áp trước đây, chúng tôi phân loại kết kết giảm độ lồi như sau ✓ Độ lồi không giảm. ✓ Độ lồi giảm tối thiểu: khi độ lồi giảm < 2 mm. ✓ Độ lồi giảm trung bình: khi độ lồi giảm 2 – 2,5 mm. Độ lồi giảm tối đa: khi độ lồi giảm ≥ 3 mm và không kèm theo thụt nhãn cầu, nhãn cầu lệch nhãn cầu vào trong đòi hỏi phẫu thuật chỉnh sửa. 2.3.5.2. Đánh giá các yếu tố liên quan kết quả phẫu thuật a. Các yếu tố liên quan kết quả giải phóng chèn ép thị thần kinh Mối liên quan giữa tuổi, giới, tiền sử đái tháo đường, thời gian bị chèn ép thị thần kinh, thị lực trước mổ, độ lồi trước mổ, độ viêm và thị lực sau mổ b. Các yếu tố liên quan kết quả giảm độ lồi Mối liên quan giữa tuổi, giới, thời gian bị bệnh, độ lồi trước mổ và mức giảm độ lồi c. Đánh giá tác động của quy trình kỹ thuật lên kết quả phẫu thuật - Mối liên quan giữa kỹ thuật bảo tồn phần xương nối giữa thành trong và thành dưới (orbital strut) và mức giảm độ lồi và tỷ lệ song thị 2.4. Xử lý số liệu Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Các giá trị được kiểm định phân phối chuẩn. Các phép kiểm định thống kê được sử dụng với mức ý nghĩa thống kê 0,05. Các phép kiểm định thống kê được sử dụng: - Test chi bình phương để so sánh 2 tỉ lệ, sử dụng test chính xác Fisher nếu cần. - Test t và z so sánh giá trị trung bình. 2.5. Vấn đề y đức trong nghiên cứu: Nghiên cứu được thông qua Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu y sinh, Trường Đại học Y Hà nội, quyết định số 12NCS17/HMU IRB thông qua ngày 08 tháng 02 năm 2018.
  11. 11 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.2. Kết quả chung của phẫu thuật 3.2.1. Kết quả giảm độ lồi trên nhóm mắt được chỉ định phẫu thuật giảm áp do lồi mắt 10 8 Số mắt 6 4 2 0 12.5 14 15 15.5 16 16.5 17 18 19 20 21 23 23.5 26 Độ lồi Trước mổ Sau mổ Biểu đồ 3.2. Độ lồi trước và sau mổ của những mắt được chỉ định phẫu thuật do lồi mắt Độ lồi trung bình trước mổ là 18,49 ± 2,3 mm (15 – 26 mm), Độ lồi trung bình sau mổ 6 tháng là 16,47 ± 2,1 mm (12,5 – 24 mm). Mức giảm độ lồi trung bình ở những mắt phẫu thuật giảm áp là 2,02 ± 1,06 mm (1 - 4 mm) sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. 3.2.1.2. Biến đổi độ lồi theo thời gian của nhóm lồi mắt Độ lồi trung bình của nhóm lồi mắt theo thời gian 19 18 Độ lồi (mm) 17 16 15 trước mổ sau mổ 1 sau mổ 1 sau mổ 3 sau mổ 6 tuần tháng tháng tháng độ lồi trung bình Biểu đồ 3.3. Biến đổi độ lồi trung bình theo thời gian của những mắt được chỉ định do lồi mắt
  12. 12 Độ lồi trung bình ở thời điểm 1 tuần sau mổ khác biệt độ lồi trước có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Trong vòng 6 tháng có độ lồi trung bình có xu hướng giảm thêm. Tuy nhiên, sự giảm là không có ý nghĩa thống kê với p = 0,07. 3.2.1.3. Đánh giá kết quả giảm độ lồi trên nhóm lồi mắt Bảng 3.9. Kết quả giảm độ lồi trên nhóm lồi mắt Kết quả giảm độ lồi Số mắt Tỷ lệ (%) Độ lồi không giảm 0 0 Độ lồi giảm tối thiểu 14 41 Độ lồi giảm trung bình 13 38 Độ lồi giảm tốt 7 21 3.2.4. Kết quả giải phóng chèn ép thị thần kinh 3.2.4.1. Thị lực trước và sau mổ của nhóm chèn ép thị thần kinh Biểu đồ 3.8. Thị lực trước và sau mổ của nhóm chèn ép thị thần kinh Thị lực trước mổ trung bình là 0,79 ± 0,65 thị lực sau mổ trung bình là 0,48 ± 0,51, thị lực cải thiện trung bình 0,31 ± 0,41, tương đương cải thiện hơn 3 dòng thị lực Snellen. 3.2.4.2. Biến đổi thị lực trung bình của nhóm chèn ép thị thần kinh theo thời gian
  13. 13 Biểu đồ 3.9. Biến đổi thị lực trung bình của nhóm chèn ép thị thần kinh theo thời gian Thị lực trung bình cải thiện rõ từ lần khám 1 tuần sau mổ. Từ 1 tuần đến 6 tháng sau mổ thị lực trung bình khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.14. Kết quả về mặt chức năng của nhóm chèn ép thị thần kinh Kết quả về mặt chức năng Số mắt Tỷ lệ (%) Phục hồi hoàn toàn 7 22,58 Phục hồi đáng kể 15 48,38 Không đổi 9 29,03 Xấu đi 0 0 3.2.6. biến chứng của phẫu thuật. Bảng 3.17. Biến chứng trong và sau mổ Biến chứng sau mổ Số mắt (tỷ lệ) Chảy máu sau mổ 6 (9,2 %) Viêm xoang 2 (3,1%) Viêm tổ chức hốc mắt 1 (1,5%) Tổn thương ống lệ mũi 0 Tái viêm 0 * Song thị sau mổ 0 Không có song thị 1 Song thị không liên tục 2 Song thị khi liếc mắt 3 Song thị liên tục khi nhìn thẳng
  14. 14 Bảng 3.18: Điểm song thị trước mổ và sau mổ của nhóm lồi mắt Sau mổ 0 1 2 3 Trước mổ 0 17 2 2 1 2 3 4 Bảng 3.19. Điểm song thị trước và sau mổ của nhóm chèn ép thị thần kinh Sau mổ 0 1 2 3 Trước mổ 0 5 1 1 2 4 3 7 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật 3.3.1 Ảnh hưởng của các yếu tố trước mổ 3.3.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị lực sau mổ Chúng tôi chia 31 mắt chèn ép thị thần kinh thành 2 nhóm: nhóm có thị lực không đổi sau mổ gồm 9 mắt và nhóm có thị lực cải thiện sau mổ gồm 22 mắt (không có mắt nào giảm thị lực). Sau đó, chúng tôi so sánh các đặc điểm lâm sàng trước mổ của 2 nhóm, được kết quả như trong Bảng 3.20 Bảng 3.20. So sánh các đặc điểm lâm sàng trước mổ của nhóm có cải thiện thị lực và nhóm không cải thiện thị lực Yếu tố kiểm định Nhóm thị lực cải Nhóm thị lực P thiện sau mổ không đổi (n=22) (n=9) Tuổi 49,32 ± 14,3 48,01 ± 13,6 >0,05 Giới (tỷ lệ Nam 3 6 >0,05 nam/nữ) Nữ 6 16 Đái tháo đường 13% 11% 0,03 Thị lực trước mổ logMar 0,71 ± 0,58 0,98 ± 0,78 0,05 Thời gian nhìn mờ (tháng) 5,19 ± 3,25 11,00 ± 7,81
  15. 15 Ảnh hưởng của các đặc điểm lâm sàng trước mổ ở nhóm có cải thiện thị lực - Trong nhóm có cải thiện thị lực: thời gian nhìn mờ không tương quan với thị lực sau mổ với p = 0,09 - Thị lực trước mổ tương quan thuận với thị lực sau mổ. Mối tương quan thuận này có ý nghĩa ở mức p = 0.01 với hệ số tương quan r = 0,45. Biểu đồ 3.11. Mối tương quan giữa thị lực trước mổ và sau mổ ở nhóm có tăng thị lực 3.3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giảm độ lồi sau mổ Kiểm định mối tương quan của các yếu tố trước mổ đến kết quả giảm độ lồi của cả nhóm nghiên cứu Bảng 3.21. Mối tương quan giữa tuổi, thời gian bị bệnh mắt, độ lồi trước mổ và mức giảm độ lồi trong toàn bộ nhóm nghiên cứu Yếu tố kiểm định Mức ý nghĩa Sig. Tuổi 0,37 Thời gian bị bệnh 0,92 Độ lồi trước mổ < 0,01 - Tuổi không có mối tương quan với mức giảm độ lồi sau mổ Sig = 0,37 - Thời gian bị bệnh (thời gian bắt đầu phát hiện các biểu hiện tại mắt cho đến lúc được phẫu thuật. Ở nhóm chèn ép thị thần kinh, thời
  16. 16 gian bị bệnh có thể không đồng nhất với thời gian nhìn mờ khi triệu chứng này xuất hiện sau) không có mối tương quan với mức giảm độ lồi sau mổ Sig = 0,92 - Độ lồi trước mổ có mối tương quan với mức giảm độ lồi sau mổ với Sig < 0,01 Kiểm định mối tương quan của các yếu tố trước mổ đến kết quả giảm độ lồi của nhóm lồi mắt Bảng 3.22. Mối tương quan giữa tuổi, thời gian bị bệnh mắt, độ lồi trước mổ và mức giảm độ lồi trong nhóm lồi mắt Yếu tố kiểm định Mức ý nghĩa Sig. Tuổi 0,39 Thời gian bị bệnh 0,86 Độ lồi trước mổ < 0,01 Bảng 3.23. Mối tương quan giữa tuổi, thời gian bị bệnh mắt, độ lồi, điểm viêm trước mổ và mức giảm độ lồi trong nhóm chèn ép thị thần kinh Yếu tố kiểm định Mức ý nghĩa Sig. Tuổi 0,24 Thời gian bị bệnh 0,40 Độ lồi trước mổ < 0,01 Điểm viêm trước mổ 0,36 Ở nhóm chèn ép thị thần kinh - Tuổi không có mối tương quan với mức giảm độ lồi sau mổ Sig = 0,24 - Thời gian bị bệnh không có mối tương quan với mức giảm độ lồi sau mổ Sig = 0,4 - Độ lồi trước mổ có mối tương quan với mức giảm độ lồi sau mổ với Sig < 0,01 - Điểm viêm trước mổ không có mối tương quan với mức giảm độ lồi sau mổ Sig = 0,36 Mối tương quan giữa độ lồi trước mổ và mức giảm độ lồi sau mổ - Độ lồi trước mổ tương quan thuận với mức giảm độ lồi sau mổ. Mối tương quan thuận này có ý nghĩa ở mức p = 0.01 với hệ số Pearson = 0,51.
  17. 17 Biểu đồ 3.12. Mối tương quan giữa độ lồi trước mổ và mức giảm độ lồi sau mổ ở cả nhóm nghiên cứu 3.3.1. Quy trình phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt 3.3.1.2. Mối liên quan giữa việc lấy bỏ mảnh xương góc dưới trong ổ mắt cùng phần trong sàn ổ mắt và kết quả giảm độ lồi, tỷ lệ song thị sau mổ Bảng 3.25. Mối liên quan giữa việc lấy bỏ mảnh xương góc dưới trong ổ mắt cùng phần trong sàn ổ mắt với mức giảm độ lồi và tỷ lệ song thị tăng nặng sau mổ Số mắt/Số Mức giảm độ Số BN Tỷ lệ song thị bệnh lồi trung bình Song thị tăng nặng nhân tăng nặng Lấy bỏ 31/21 2,76 ± 1,03 mm 9 42,9% IOS* Bảo 34/21 1,42 ± 0,86 mm 2 (tự hồi 9,5% - sau mổ tồn phục trong 0% - sau mổ 1 IOS 1 tháng) tháng P < 0,01 < 0,01 * IOS: mảnh xương góc dưới trong ổ mắt – inferomedial orbital strut
  18. 18 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 4.2. Kết quả của phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt 4.2.1. Kết quả giảm độ lồi của phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt Mức giảm độ lồi trung bình của nhóm lồi mắt là 2,02 ± 1,06 mm. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả gần giống với mức giảm độ lồi trung bình trong nghiên cứu của She’s là 2,07mm 70, Kasperbauer là 2,5 mm 84, Chu (2009) là 1,9 mm 127 và Finn (2016) là 2,54 mm.128 Theo Tolley (2019) do kết quả giảm độ lồi của phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt tương đối hạn chế, những mắt chèn ép thị thần kinh không đi kèm lồi mắt thì lựa chọn đầu tay là phẫu thuật nội soi giảm áp, những mắt chèn ép thị thần kinh kết hợp với lồi mắt thì lựa chọn đầu tay là phẫu thuật nội soi kết hợp với mổ mở 129. 4.2.2. Biến đổi độ lồi theo thời gian Độ lồi cải thiện có ý nghĩa thống kê tại thời điểm 1 tuần sau mổ. Độ lồi tại các thời điểm sau mổ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng có xu hướng giảm thêm so với thời điểm 1 tuần sau mổ nhưng sự giảm là không có ý nghĩa thống kê . Độ lồi giảm thêm trên từng mắt không quá 1mm. Từ sau kết quả của nghiên cứu này, khi áp dụng nội soi giáp áp hốc mắt chúng tối thường đánh giá kết quả độ lồi ngay trên bàn mổ, nếu độ lồi giảm không đủ so với yêu cầu đề ra có thể tiến hành kỹ thuật giảm áp phối hợp khác ngay trong cuộc gây mê đó dưới sự đồng ý của người bệnh từ trước mổ. Cho đến nay số lượng y văn về biến đổi độ lồi theo thời gian sau phẫu thuật giảm áp nói chung và sau phẫu thuật nội soi giảm áp nói riêng còn hạn chế. Woods (2020) nghiên cứu trên 41 mắt được phẫu thuật nội soi giảm áp, nhận định độ lồi có xu hướng cải thiện cho đến 3 tháng sau mổ với mức giảm độ lồi tại thời điểm 1 tháng sau mổ là 2,81 mm và thời điểm 3 tháng sau mổ là 3,26 mm.74 Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 65 mắt, mức giảm độ lồi tại thời điểm 1 tuần và 6 tháng lần lượt là 1,93 mm và 2,06 mm. 4.2.4. Hiệu quả điều trị chèn ép thị thần kinh 4.2.4.1. Kết quả phẫu thuật về thị lực của nhóm chèn ép thị thần kinh Giải ép đỉnh hốc mắt được coi là thế mạnh của phẫu thuật nội soi. Một số tác giả coi phẫu thuật nội soi là lựa chọn hàng đầu trong điều trị TED chèn ép thị thần kinh. 80,129 Nhiều nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi đã khẳng định hiệu quả cải thiện thị lực trên những mắt chèn ép thị thần kinh. Tuy nhiên, do đặc điểm trước mổ thay đổi
  19. 19 theo từng cá thể nên mức độ cải thiện thị lực ở từng nghiên cứu ít có tác dụng so sánh. Trong các nghiên cứu tiến cứu của She (2014), Gulati (2015), Yuen (2002) thị lực cải thiện tương đương với lần lượt là 2,5 dòng, 1 dòng và 3 dòng Snellen. Các nghiên cứu này đều có cỡ mẫu ≤ 31 mắt.70,73,77 Các nghiên cứu hồi cứu có cỡ mẫu lớn hơn như Michel O (2001) nghiên cứu trên 148 mắt với mức tăng thị lực trung bình tương đương với gần 2 dòng Snellen 79 hay Yunhai Tu (2021), nghiên cứu trên 74 mắt với mức tăng thị lực trung bình tương đương 4,8 dòng Snellen. 80 4.2.4.2. Biến đổi thị lực theo thời gian Nishimura (2019) cũng cho nhận định tương tự khi so sánh đối chứng ngẫu nhiên giữa 2 nhóm phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt và nhóm giảm áp thành trong qua cục lệ. Kết quả nhóm phẫu thuật nội soi có thị lực cải thiện rõ rệt ngay ở lần khám đầu tiên sau mổ (1 đến 3 ngày sau mổ) và sự cải thiện này là lớn hơn so với nhóm mổ mở.132 4.2.6. Tai biến, biến chứng của phẫu thuật. 4.2.6.2. Các biến chứng mũi xoang: Antisdel JL nghiên cứu trên 86 mắt/50 bệnh nhân được nội soi giảm áp hốc mắt. Tỷ lệ biến chứng mũi xoang là 3,5%. 3/50 bệnh nhân bị viêm xoang do bít tắc, xoang hàm là xoang thường gặp nhất đòi hỏi phải mở rộng lỗ mở xương. Tất cả các biến chứng đều được xử trí và không để lại hậu quả.82 Kochetkrov (2017) nghiên cứu trên 80 mắt/51 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt tỷ lệ viêm xoang hàm là 16%, viêm xoang trán là 2% tất cả đều được điều trị ổn định bằng nội khoa trừ 2% phải điều trị bằng phẫu thuật.83 Theo Tooley (2018) Cùng là giảm áp thành trong, phẫu thuật nội soi giảm khả năng biến chứng viêm xoang so với giảm áp thành trong qua đường cục lệ. Do mổ mở làm dập nát các xoang sàng mà không lấy bỏ chúng, ngoài ra tổ chức mỡ thoát vị qua lỗ mở xương làm bít tắc các lỗ thông xoang gây viêm xoang do bít tắc. phẫu thuật nội soi phòng ngừa biến chứng đó bằng việc mở rộng lỗ thông xoang trong mổ.129 4.2.6.3. Biến chứng viêm tổ chức hốc mắt Remulla (2000) mô tả 3 bệnh nhân bị viêm tổ chức hốc mắt do viêm xoang trán sau mổ nội soi giảm áp ngoài 2 năm. Các bệnh nhân đã bị chẩn đoán nhầm với TED tái hoạt tính. Để tránh biến chứng này tác giả đã không lấy bỏ dải xương giấy phần trước trên, nhờ đó mỡ thoát vị qua lỗ mở xương hoặc tổ chức xơ sẹo không thể làm tắc lỗc thông xoang
  20. 20 trán. Từ đó, tác giả không gặp phải ca nào viêm xoang trán và viêm tổ chức hốc mắt sau mổ. Theo tác giả việc phát hiện sớm, điều trị thích hợp bằng dẫn lưu xoang trán hoặc tiêm kháng sinh có thể ngăn ngừa việc hình thành abcess hốc mắt và giảm thị lực.86 4.2.6.4. Song thị sau mổ Phẫu thuật giảm áp hốc mắt nói chung làm tăng tỷ lệ xuất hiện lác và song thị trên bệnh nhân có TED.143,144Trong các nghiên cứu khác nhau tỷ lệ này thay đổi từ 15% - 63%.4 Tỉ lệ song thị nặng lên của cả nhóm nghiên cứu là 9/42 là 21,4%. Tỷ lệ song thị tăng nặng ở nhóm chèn ép thị thần kinh là 29,4% và nhóm do lồi mắt là 16%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,02. Tỷ lệ song thị trong nghiên cứu này cũng nằm trong giới hạn tỷ lệ song thị đã được báo cáo.4 Theo Minasyan (2010) tỷ lệ song thị tăng nặng gắn liền với mức giảm độ lồi sau mổ cao hơn.145 4.3. Bàn luận về các yếu tố ảnh hưởng 4.3.1. Bàn luận về các yếu tố trước mổ ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật 4.3.1.1. Bàn luận về các yếu tố trước mổ ảnh hưởng đến thị lực sau mổ • Tuổi, giới Tuổi cao và giới tính nam là yếu tố nguy cơ xuất hiện TED chèn ép thị thần kinh. Về ảnh hưởng của tuổi và giới đối với kết quả điều trị, trong nghiên cứu này chúng tôi không thấy có mối tương quan nào giữa tuổi và thị lưc tối đa sau mổ. Mức tăng thị lực ở nhóm bệnh nhân nam và nữ cũng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Daldoul N (2017) lại cho rằng tuổi cao và giới tính nam gắn với tiên lượng thị lực tồi hơn. Sự khác biệt của nghiên cứu là nghiên cứu hồi cứu và cỡ mẫu của 2 nghiên cứu đều nhỏ.87 • Đái tháo đường Đái tháo đường được cho là yếu tố nguy cơ làm xuất hiện hoặc tăng nặng của TED chèn ép thị thần kinh. Cơ chế được giải thích do tổn thương mạch máu trong đái tháo đường gây thiếu oxy và làm cho thị thần kinh dễ tổn thương kiểu thiếu máu khi bị chèn ép trong TED. Jeon (2012) cho rằng bệnh nhân đái tháo đường đáp ứng kém hơn với điều trị corticosteroid liều xung nhưng kết quả thị lực sau phẫu thuật thì không khác biệt so với những trường hợp không có đái tháo đường.88 Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy đái tháo đường không ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật nội soi giảm áp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2