Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi thận
lượt xem 2
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi thận" được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Quân Y 103; Góp phần xây dựng chỉ định và quy trình kỹ thuật tán sỏi qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi thận.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi thận
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y LÊ HUY NGỌC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN Ngành: Ngoại khoa Mã số: 9 72 01 04 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI - 2024
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Văn Hinh 2. PGS.TS. Phạm Quang Vinh Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Phú Việt Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Công Bình Phản biện 3: PGS.TS. Đỗ Đức Cường Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường vào hồi: giờ ngày tháng năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc Gia 2. Thư viện Học viện Quân y
- ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, kể từ khi tán sỏi thận qua da thành công lần đầu tiên vào năm 1976 và dần trở nên một phương thức điều trị sỏi thận được ưu chuộng, kể cả sỏi thận phức tạp, sỏi bán san hô, sỏi san hô. Tuy nhiên, hầu hết các tai biến, biến chứng của phẫu thuật tán sỏi thận qua da đều liên quan đến việc chọ dò tạo đường hầm vào thận và kích thước đường hầm tiếp cận sỏi. Do vậy, các cải tiến làm giảm kích thước đường hầm, phương tiện định vị chọc dò làm cho kỹ thuật này dễ thực hiện và ít tai biến, biến chứng hơn. Hiện nay phương pháp tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ đã được áp dụng tương đối rộng khắp ở nhiều nước trên thế giới cũng như tại Việt nam. Tại Việt Nam, phương pháp tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ (Mini-PCNL) điều trị sỏi thận mới được ứng dụng trong thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, phương pháp Mini-PCNL là một kỹ thuật phức tạp, sau một thời gian triển khai ứng dụng đến nay vẫn chưa đạt được sự đồng thuận, thống nhất về tính hiệu quả, an toàn cũng như về mặt chỉ định và quy trình kỹ thuật phù hợp với hoàn cảnh hiện tại là những vấn đề mà nhiều tác giả quan tâm, bàn luận.Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Quân Y 103. 2. Góp phần xây dựng chỉ định và quy trình kỹ thuật tán sỏi qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi thận. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Việc nghiên cứu ứng dụng phương pháp này một cách đầy đủ về chỉ định, quy trình kỹ thuật có hệ thống được thực hiện ở một trung tâm đào tạo và Bệnh viện lớn trong cả nước nên đảm bảo tính khoa học. Đề tài này có tính thời sự và rất có ý nghĩa thực tiễn, phù hợp với xu thế phát triển của phẫu thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ, là một đóng góp khẳng định tính ưu việt của phương pháp này. Kết quả nghiên cứu trên số lượng bệnh nhân khá lớn (289 BN), có tính khả thi của kỹ thuật cao với tỷ lệ thành công 98,96%. Thời gian phẫu thuật và thời gian nằm viện ngắn lần lượt là 67,6 ± 30,6 phút và 5,33 ± 2,11 ngày. Hiệu quả sạch sỏi cao ngay sau tán đạt 80,42%. Tai biến, biến chứng thấp chủ yếu mức độ nhẹ (độ 1,2 theo
- Clavien-Dindo), trung bình (độ 3) lần lượt là 19,58%; 3,15%; 1,4% và không có mức độ nặng (độ 4, độ 5). Nghiên cứu đưa ra tính hiệu quản và an toàn trên từng nhóm sỏi thận, định vị chọc dò thận an toàn và thành công 100% dưới hướng dẫn siêu âm mà không sử dụng đến X-quang để định vị, làm giảm chi phí điều trị, không bị phơi nhiễm phóng xạ, giảm thời gian phẫu thuật, hoàn toàn phù hợp với điều kiện Việt Nam. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Luận án gồm 134 trang (không kể tài liệu tham khảo và phụ lục), 4 chương, 44 bảng, 06 biểu đồ, 2 đồ thị, 26 hình, 1 sơ đồ; 153 tài liệu tham khảo, trong đó có: 25 tài liệu tiếng việt và 128 tài liệu tiếng Anh. Đặt vấn đề: 02 trang, tổng quan tài liệu: 36 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 25 trang, kết quả nghiên cứu: 29 trang, bàn luận: 39 trang, kết luận: 02 trang, kiến nghị: 01 trang. CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 1.1. Giải phẫu học ứng dụng lâm sàng trong tán sỏi thận qua da Với xương sườn và màng phổi: chọc dò cực trên thận qua liên sườn 11 - 12: nên chọc về phía ngoài, tránh chọc gần cột sống; có thể phối hợp chọc dò ở thì thở vào giúp thận di chuyển xuống thấp hơn; không chọc sát mặt dưới xương sườn 12 để tránh tổn thương mạch máu thần kinh liên sườn. Với gan và lách: Cực trên thận phải liên quan với gan, còn cực trên thận trái liên quan với lách. Do đó, chọc dò vào cực trên thận có thể tổn thương gan và lách, đặc biệt trong thì thở vào và ở những BN có gan to, lách to. Với đại tràng lên và đại tràng xuống: nên các tác giả khuyên hướng chọc kim vào mặt sau cực dưới chếch không vượt quá 30 0 sẽ tránh được nguy cơ chọc vào đại tràng. 1.2. Phân loại sỏi thận theo S (stone) áp dụng trong phẫu thuật tán sỏi thận qua da Phân chia sỏi thận theo vị trí, hình thái sỏi hoàn toàn dựa trên phim X-quang, cơ bản dựa trên tác giả Rocco. F (1984). Đây là hệ thống phân loại kinh điển được sử dụng thuận tiện trong mổ mở và đơn giản, dễ áp dụng trong phẫu thuật Mini-PCNL tại Việt Nam.
- 1.3. Phương pháp tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ *Định nghĩa thuật ngữ: Mini-PCNL được định nghĩa là các kỹ thuật có đường hầm kích thước từ 14 - 22 Fr. * Chỉ định của Mini-PCNL: Tất cả các loại sỏi thận ≥ 1 cm; Sỏi san hô, bán san hô, sỏi thận kích thước lớn, sỏi thận nhiều viên. * Chống chỉ định của Mini-PCNL: Rối loạn đông máu, nhiễm trùng đường niệu chưa được điều trị ổn định; U thận; Phụ nữ có thai. * Các bước thực hiện kỹ thuật Mini-PCNL: Gồm có 4 bước: Bước 1: Nội soi đặt ống thông (catheter) niệu quản; Bước 2: Chọc dò, nong tạo đường hầm và đặt Amplatz vào đài thận; Bước 3: Nội soi tán sỏi;Bước 4: Đặt ống sonde JJ niệu quản, dẫn lưu đài bể thận ra da. Kết thúc cuộc phẫu thuật. * Tai biến – biến chứng: Chảy máu và nhiễm khuẩn niệu là 2 TBBC hay gặp nhất: - Chảy máu: là TBBC đáng sợ nhất của các phương pháp Mini- PCNL, có thể xẩy ra ở bất kỳ thời điểm nào từ khi đâm kim đến vài tuần sau phẫu thuật. Đa số là chảy máu TM nhu mô thận, có thể tự cầm bằng băng ép, kẹp ống dẫn lưu thận. Tỷ lệ truyền máu: 0 - 12,3%, trung bình là 7%; tỷ lệ can thiệp nút mạch: 0 - 1,5%, trung bình là 0,4%. - Sốt, nhiễm khuẩn sau tán sỏi: tỷ lệ sốt sau tán là 2,8% - 32,1%, tỷ lệ nhiễm khuẩn nặng (sốc nhiễm khuẩn hay nhiễm khuẩn huyết) là 0% - 1,1%. 1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước về Mini-PCNL Tại Việt Nam, Mini-PCNL dưới hướng dẫn của siêu âm lần đầu được báo cáo bởi Vũ Nguyễn Khải Ca và CS ở Bệnh viện Việt Đức năm 2015. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng (2016) thực hiện tại Bệnh viện Bình Dân và đến nay rất nhiều cơ sở trên toàn quốc thực hiện kỹ thuật này. Kết quả: tỷ lệ sạch sỏi sau tán từ 50-100%, chảy máu truyền máu từ 0 – 16%, nút mạch 0-5%, sốt sau tán 3-25%, nhiễm khuẩn huyết và tử vong dưới 0,05%. Thời gian phẫu thuật (30-150 phút), thời gian nằm viện (2-27 ngày). CHƯƠNG 2- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Gồm các bệnh nhân được chẩn đoán sỏi thận có chỉ định và được điều trị bằng phương pháp tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ (Mini- PCNL) tại Bệnh viện Quân Y 103 trong thời gian từ tháng 07/2017
- đến tháng 07/2019. * Tiêu chuẩn lựa chọn: - Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính. - Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là sỏi thận kích thước chiều dài viên sỏi ≥ 1 cm (đo trên phim chụp X-quang hệ tiết niệu không chuẩn bị), chức năng thận bên tán sỏi còn và có chỉ định được điều trị bằng phương pháp tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ (Mini-PCNL). - Hồ sơ bệnh án đầy đủ, hợp lệ và bệnh nhân đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. *Tiêu chuẩn loại trừ: - Bệnh nhân có sỏi thận kèm hẹp niệu quản hoặc hẹp khúc nối bể thận – niệu quản cần mổ tạo hình (được đánh giá trên hình ảnh chụp UIV, CLVT trước phẫu thuật tán sỏi). - Bệnh nhân có sỏi thận trên: thận ghép, thận dị dạng xoay, thận lạc chỗ, sỏi trong túi thừa đài thận và bệnh nhân đã chuyển lưu nước tiểu bằng ruột. - Hồ sơ bệnh án không đủ số liệu để tiến hành phân tích nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu theo dõi dọc và không thiết kế nhóm chứng. 2.3. Dụng cụ và phương tiện nghiên cứu - Máy X-quang kỹ thuật số Brivo DR-F, hãng GE (General Electronic). Máy chụp CLVT: Brivo 385 của hãng GE (General Electronic). Máy siêu âm màu Philips HD5 của hãng Philips. Máy chụp đồng vị phóng xạ: hệ thống gamma camera SPECT của GE. Máy Sinh hoá máu Cobas E601 (Roche Dinostic), sinh hoá nước tiểu tự động Urisys 2400, huyết học Nihon Kohden Mek-9100 (Nihon Kohden). Dàn máy nội soi tiết niệu của hãng Karl Storz: màn hình, camera, dây sáng, nguồn sáng. Máy siêu âm ổ bụng (SIEMENS) với đầu dò Convex 3-5 MHz. Máy tán sỏi Laser Holmium công suất 80W, máy bơm nước tự động tốc độ 100 – 600 vòng/phút, áp lực 0 – 80Kpa (Accu-Tech). Dây laser tán sỏi đường kính 550 µm. Dung dịch tưới rửa vô khuẩn trong tán sỏi là nước muối sinh lý NaCl 0,9%. - Ống kính nội soi thận bán cứng (9,5/12Fr), nội soi niệu quản bán cứng (7,5/8,9Fr) của hãng Karl Storz. 01 ống thông (catheter) niệu quản 6 – 7Fr của hãng Cook. 02 dây dẫn đường (Guide wire) PTFE, vằn 0,035-inh, đầu thẳng dài 150 cm. 01 Bộ dụng cụ chọc dò và nong đường hầm qua da vào thận bán cứng (từ 8-18Fr) của hãng Seplou.
- 01 ống nhựa Amplatz kích thước 18Fr có đầu tròn; kim chọc dò cỡ 18G dài 20 cm; dây dẫn đường có đầu cong chữ J, phần thân cứng, cỡ 0,038-inh, dài 80 cm. 2.4. Phân tích số liệu Để phân tích và xử lý số liệu, chúng tôi đã dùng các thuật toán thống kê sử dụng phần mềm SPSS 22.0. Các biến liên tục được mô tả dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn, các biến rời rạc được trình bày dưới dạng %. So sánh kết quả giữa các biến liên tục phân phối chuẩn bằng phép kiểm định T-student cho hai giá trị khác nhóm, phép kiểm định T-student bắt cặp cho hai giá trị cùng nhóm và ANOVA test cho 3 giá trị trở lên. So sánh kết quả các biến rời rạc bằng phép kiểm khi bình phương (test χ2), Fisher’s Exact test. Sử dụng McNemar-Bowker Test với biến định tính ghép cặp. So sánh kết quả giữa các biến liên tục phân phối không chuẩn bằng phép kiểm định Wilcoxon Signed Ranks Test, Kruskal–Wallis Test. Tìm mối liên quan giữa 2 biến liên tục bằng hồi quy tuyến tính. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05. 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu. - Kỹ thuật Mini-PCNL đã được thông qua Hội đồng khoa học Bệnh viện Quân Y 103. - Nghiên cứu sinh đã được Hội đồng của Nhà trường Học viện Quân Y thông qua đề cương nghiên cứu và cho phép thực hiện. - BN cam đoan đồng ý điều trị bằng phương pháp Mini-PCNL và tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân, người nhà bệnh nhân được giải thích đầy đủ lợi ích và rủi ro khi nghiên cứu và có quyền từ chối tham gia. - Mọi thông tin về BN được bảo mật tuyệt đối và chỉ được sử dụng duy nhất cho mục tiêu nghiên cứu. CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 3.1.1. Đặc điểm lâm sàng * Giới tính:Nam: 198 BN (68,51%), nữ: 91 BN (31,49%). Tỷ lệ nam/nữ là: 2,2/1. * Tuổi: Trung bình là 51,54 ± 11,50 tuổi (20 – 81 tuổi). Biểu đồ 3.1. Phân bố nhóm tuổi BN (n = 289).
- Phân nhóm tuổi 51 – 60 chiếm tỷ lệ cao nhất là 35,64%, nhóm tuồi 18 - 30 chiếm tỷ lệ thấp nhất (4,84%). * Tiền sử bệnh và sỏi thận trong một số trường hợp đặc biệt: TT Tiền sử và sỏi trong một số trường hợp đặc n % biệt 1. Tiền sử mổ mở lấy sỏi thận cùng bên 45 15,57 2. Tán sỏi thận ngoài cơ thể 10 3,46 3. Nội soi sau phúc mạc lấy sỏi, nội soi niệu quản 23 7,96 ngược dòng, tán sỏi thận qua da 4. Sỏi trên thận đơn độc mắc phải 3 1,04 5. Sỏi trên thận móng ngựa 2 0,69 6. Sỏi trên thận đa nang 0 0,0 7. Tăng huyết áp 32 11,07 8. Đái tháo đường 8 2,77 Tiền sử mổ mở thận cùng bên chiếm tỷ lệ cao nhất là 15,57%. Có 5 trường hợp sỏi thận đặc biệt: 3 BN sỏi trên thận đơn độc mắc phải chiếm 1,04% và 2 BN sỏi thận móng ngựa chiếm 0,69%. 3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng *Xét nghiệm máu trước tán sỏi: Các xét nghiệm công thức máu và sinh hóa máu trước tán sỏi chủ yếu trong giới hạn bình thường. *Xét nghiệm nước tiểu: Tất cả 100% BN đều được xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, cấy khuẩn niệu trước tán sỏi. Nitrit niệu (+): 26/289 BN (9,00%) (những trường hợp này cũng có BC niệu +). BC niệu (+): 177 BN (61,25%). Có 40/289 BN (13,84%) cấy khuẩn niệu trước tán sỏi (+) đều được điều trị kháng sinh, cấy lại nước tiểu âm tính trước tán. *Mức độ ứ nước thận trên siêu âm trước tán sỏi Biểu đồ 3.3. Phân loại mức độ ứ nước thận trên siêu âm Thận ứ nước độ 1 và độ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,56% và 30,79%. *Các đặc điểm sỏi trên phim KUB Bảng 3.4. Đặc điểm sỏi trên phim KUB
- Đặc điểm sỏi trên n Tỷ lệ % phim KUB ≤ 2 cm 54 18,68 >2 – 3 cm 118 40,83 Phân nhóm >3 – 4 cm 76 26,30 kích thước > 4 – 5 cm 33 11,42 sỏi (n=289) > 5 cm 8 2,77 TB ± SD (Min-Max): 2,92 ± 0,98 cm (1,51-5,83 cm) 2 ≤ 5 cm 173 59,86 Phân loại > 5 – 10 92 31,83 diện tích bề >10 – 15 23 7,96 mặt sỏi > 15 1 0,35 (n=289) 2 TB ± SD (Min-Max): 5,01 ± 3,19 cm (0,96- 16,31 cm2) S1 129 44,64 S2 63 21,80 S3 49 16,95 Vị trí sỏi S4 24 8,30 (n=289) S5 13 4,50 Đài dưới 9 3,11 S0 Đài giữa 1 0,35 Đài trên 1 0,35 Số lượng 1 viên 200 69,20 viên sỏi 2 viên 55 19,03 (n=289) > 2 viên 34 11,77 Mức độ cản Kém xương sườn 33 11,42 quang Bằng xương sườn 130 44,98 (n=289) Hơn xương sườn 126 43,60
- Sỏi có kích thước >2 – 4 cm chiếm tỷ lệ cao nhất: 67,13%. Sỏi có diện tích bề mặt sỏi ≤ 10 cm2 chiếm tỷ lệ cao nhất là 91,70%. Sỏi bể thận đơn thuần (S1) và sỏi bể thận kết hợp sỏi ở đài thận (S2) chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 44,64% và 21,80%. BN có 1 viên sỏi trước tán chiếm tỷ lệ cao nhất là 69,20%. Sỏi cản quang hơn và bằng xương sườn chiếm phần lớn là 88,58%.
- 3.2. Kết quả điều trị sỏi thận bằng phương pháp Mini-PCNL *Kết quả phẫu thuật thành công và thất bại: Bảng 3.5. Kết quả phẫu thuật thành công và thất bại Kết quả phẫu thuật n Tỷ lệ % Thành công 286 98,96 Thất bại Nong lạc 1 chuyển mổ đường hầm mở 1,04 Tụt Amplatz 1 Rách cổ đài 1 chảy máu Tổng 289 100 Có 286/289 BN (98,96%) được phẫu thuật nội soi tán sỏi thành. Có 3/289 BN (1,04%) thất bại chuyển mổ mở. *Kết quả sạch sỏi sau tán lần 1 và phương phấp điều trị bổ sung sau tán: Bảng 3.9. Đánh giá sạch sỏi sau tán lần 1 và phương pháp điều trị bổ sung sau tán Chỉ số n Tỉ lệ (%) Kết quả Sạch sỏi 230 80,42 (n=286) Sót sỏi 56 19,58 Điều trị nội khoa 45 80,36 Phương pháp Mini-PCNL lần 2 10 17,86 điều trị bổ Mini-PCNL lần 3 0 0 sung sau tán Tán sỏi niệu quản ngược dòng và (n= 56) 1 1,78 đặt lại JJ niệu quản sau tán Sạch sỏi sau tán lần 1: Có 230/286 BN (80,42%). Sót sỏi sau tán lần 1: có 56/286 BN (19,58%). Có 45/56 BN (80,36%) sót sỏi, xin ra viện điều trị nội khoa. *Tai biến, biến chứng và phân loại theo Clavien-Dindo:
- Bảng 3.10. Tai biến, biến chứng và phân loại theo Clavien-Dindo (n=286) Phân loại Tỷ lệ Loại tai biến, biến chứng n Clavien- (%) dindo Không có tai biến, biến chứng 222 77,62 0 Không 35 12,24 I truyền máu Trong tán Có truyền 5 1,75 II máu Điều trị bảo tồn, không 3 1,05 I Chảy máu truyền máu Điều trị bảo Sau tồn, có 1 0,35 II tán truyền máu Can thiệp nút mạch, có 2 0,7 IIIb truyền máu Sốt, không 15 5,24 I Nhiễm rét run khuẩn sau Sốt rét run 2 0,7 II tán Nhiễm 1 0,35 II khuẩn huyết Điều trị nội 3 1,05 I khoa bảo tồn Tụ dịch Thủng, trong phúc rách đài bể mạc phải thận 1 0,35 IIIa can thiệp chọc dẫn lưu ra da Mảnh sỏi rơi xuống niệu quản và sonde JJ chưa xuống bàng quang, được can thiệp nội 1 0,35 IIIb soi tán sỏi ngược dòng và đặt lại sonde JJ Trong số 286 BN được phẫu thuật thành công, có 77,62% không bị TBBC. Chảy máu và nhiễm khuẩn là 2 TBBC gặp nhiều
- nhất, lần lượt là 46 BN (16,08%) và 18 BN (6,29%). *Kết quả điều trị chung ngay khi bệnh nhân ra viện: Biểu đồ 3.5. Kết quả điều trị chung ngay khi bệnh nhân ra viện Kết quả tốt chiếm 78,89%. Kết quả trung bình là 20,07%. Có 1,04% phải chuyển mổ mở, xếp kết quả xấu. *Kết quả sạch sỏi sau tán 1 tháng và hơn 3 tháng: Bảng 3.11. Kết quả sạch sỏi sau tán 1 tháng và hơn 3 tháng Sau tán1 tháng Sau tán hơn 3 tháng Kết quả n (%) n (%) Sạch sỏi 244 (85,31) 73 (89,02) Sót sỏi 42 (14,69) 9 (10,08) Tổng 286 (100) 82 (100) - Có 286/286 BN (100%) tái khám lại sau tán sỏi 1 tháng. Có 82/286 BN (28,67%) theo dõi tái khám sau tán hơn 3 tháng. Kết quả sạch sỏi: sau tán 1 tháng là 85,31%; sau hơn 3 tháng là 89,02%. *Thay đổi chức năng thận trên UIV sau tán 1 tháng so với trước tán: Bảng 3.14. So sánh chức năng thận trên UIV trước và sau tán 1 tháng UIV sau tán Chức năng Tổng sỏi 1 tháng thận n (%) n (%) trên UIV Tốt Trung bình Kém UIV Tốt 49 (51,04) 0 1 (1,04) 50 (52,08) trước tán Trung bình 8 (8,33) 32 (33,34) 1 (1,04) 41 (42,71) sỏi Kém 0 3 (3,13) 2 (2,08) 5 (5,21)) n (%) Tổng n (%) 57 (59,37) 35 (36,47) 4 (4,16) 96 (100) * Wilcoxon signed rank test Có 96/286 BN (33,57%) được chụp UIV sau tán sỏi 1 tháng. Kết quả có sự cải thiện chức năng thận trên phim UIV. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. *Thay đổi chức năng và mức lọc cầu thận trên xạ hình sau tán hơn 3 tháng so với trước tán: Bảng 3.15. So sánh chức năng và mức lọc cầu thận xạ hình thận trước và sau tán sỏi hơn 3 tháng
- TB ± SD Trung vị p Chỉ số n (Q1 – Q3) Sau tán ≥ 3 Trước tán tháng 114,4 ± 14,4 122,35 ± 15,18 GFR toàn bộ 39 114,6 (105,1 - 122,4 (110,0 - 0,015 (ml/phút) 124,5) 134,7) GFR bên thận 49,88 ± 12,97 53,62 ± 13,51 tán 39 51,30 (39,70 – 56,90 (47,70 – 0,032 (ml/phút) 57,20) 60,60) 47,51 ± 9,69 48,77 ± 10,13 RF bên thận 39 47,00 (43,00 – 48,00 (46,00 – 0,083 tán (%) 52,00) 51,00) 9,22 ± 6,61 4,83 ± 4,81 Tmax bên 39 7,00 (4,00 – 3,00 (2,70 – 0,002 thận tán (phút) 13,70) 4,30) * Wilcoxon Signed Ranks Test Có 39 BN được làm xạ hình thận trước và sau tán sỏi hơn 3 tháng. Mức lọc cầu thận GFR bên thận được tán sỏi và toàn bộ tăng có ý nghĩa thống kê với p= 0,032 và p=0,015. Chỉ số Tmax sau tán sỏi giảm so với trước tán sỏi có ý nghĩa thống kê với p = 0,002. *Thay đổi độ ứ nước thận trên siêu âm sau tán 1 tháng so với trước tán:
- Bảng 3.16. So sánh độ ứ nước thận trên siêu âm trước và sau tán 1 tháng Siêu âm Tổng Mức độ ứ sau tán 1 n (%) nước thận tháng n (%) trên siêu Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 âm Độ 0 49 (17,13) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 0,0) 49 (17,13) Siêu âm trước tán Độ 1 26 (9,09) 96 (33,57) 0 (0,0) 0 (0,0) 122 (42,66) sỏi Độ 2 1 (0,35) 12 (4,20) 76 (26,57) 0 (0,0) 89 (31,12) n (%) Độ 3 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (0,35) 25 (8,74) 26 (9,09) Tổng n (%) 76 (26,57) 108 (37,77) 77 (26,92) 25 (8,74) 286 (100) *McNemar-Bowker Test Kết quả có giảm mức độ ứ nước thận trên siêu âm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. 3.3. Đánh giá kết quả điều trị theo nhóm chỉ định và một số yếu tố kỹ thuật Mini-PCNL * Kết quả sạch sỏi sau tán lần 1 theo kích thước sỏi: Bảng 3.18. Kết quả sạch sỏi ngay sau tán sỏi lần 1 theo kích thước sỏi Kích thước Sạch sỏi Sót sỏi Tổng sỏi n (%) n (%) n (%) (L) (cm) L≤2 54 (100) 0 54 (100,0) 2
- p
- Bảng 3.22. Kết quả sạch sỏi ngay sau tán lần 1 theo vị trí, hình thái Vị trí sỏi S1 S2 S3 S4 S5 S0 Tổng n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) Kết quả Sạch 126 49 36 5 3 11 230 sỏi (99,21) (77,78) (75) (20,83) (23,08) (100) (80,42) 1 14 12 19 10 0 56 Sót sỏi (0,79) (22,22) (25) (79,17) (76,92) (0,0) (19,58) Tổng 127 63 48 24 13 11 286 n (%) (100,0) (100,0) (100,0) (100,0) (100,0) (100,0) (100,0) p < 0,001 * χ2 Test Tỷ lệ sạch sỏi giảm dần theo thứ tự sỏi ở nhóm S0, S1, S2, S3 và thấp nhất ở nhóm S4, S5. Kết quả sạch sỏi cao nhất ở nhóm sỏi (S0) + S1 và thấp nhất ở nhóm sỏi S4 + S5. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. * Kết quả điều trị chung ngay khi BN ra viện theo vị trí, hình thái sỏi: Bảng 3.24. Kết quả điều trị chung theo vị trí, hình thái sỏi thận Phân loại vị Trung bình Tốt Xấu Tổng trí, hình thái n (%) n (%) n (%) n (%) sỏi thận (S) S1 125 (96,90) 2 (1,55) 2 (1,55) 129 (100) S2 48 (76,19) 15 (23,81) 0 63 (100) S3 36 (73,47) 12 (24,49) 1 (2,04) 49 (100) S4 5 (20,83) 19 (79,17) 0 24 (100) S5 3 (23,08) 10 (76,92) 0 13 (100)
- S0 11 (100,0) 0 0 11 (100) Tổng n (%) 228 (78,89) 58 (20,07) 3 (1,04) 289 (100) p < 0,001 * Fisher’s Exact test Vị trí, hình thái sỏi thận theo phân loại (S) ảnh hưởng đến kết quả điều trị chung ngay khi BN ra viện. Kết quả “Tốt” ở nhóm S0, S1, S2, S3 cao hơn hẳn nhóm S4, S5. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. * Kết quả sạch sỏi sau tán sỏi lần 1 theo số lượng viên sỏi: Bảng 3.25. Kết quả sạch sỏi sau tán sỏi lần 1 theo số lượng viên sỏi Số lượng viên Sạch sỏi Sót sỏi Tổng sỏi n (%) n (%) n (%) 1 viên 175 (88,83) 22 (11,17) 197 (100) 2 viên 41 (74,55) 14 (25,45) 55 (100) > 2 viên 14 (41,18) 20 (58,82) 34 (100) Tổng n (%) 230 (80,42) 56 (19,58) 286 (100) p < 0,001 * χ2 Test Kết quả sạch sỏi ở các nhóm sỏi thận có 1 viên, 2 viên sỏi cao hơn nhóm sỏi > 2 viên. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. * Kết quả sạch sỏi theo tiền sử mổ mở thận cùng bên: Bảng 3.38. Kết quả sạch sỏi theo tiền sử mổ mở thận cùng bên Tiền sử mổ mở Sạch sỏi Sót sỏi Tổng thận cùng bên n (%) n (%) n (%) Không 197 (81,74) 44 (18,26) 241 (100,0) Có 33 (73,33) 12 (26,67) 45 (100,0) Tổng n (%) 230 (80,42) 56 (19,58) 286 (100,0) p = 0,219
- * χ² Test Tiền sử mổ mở trên thận không ảnh hưởng đến kết quả sạch sỏi. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p >0,05. *Chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt: - Thận móng ngựa: Có 2 BN sỏi thận/thận móng ngựa. Trong đó: 1 BN sỏi S2 bên phải, kích thước 3,75 cm có kết quả điều trị trung bình (sót sỏi sau tán); 1 BN sỏi S1 bên phải, kích thước 1,96 cm, sạch sỏi sau tán, có kết quả điều trị tốt. Cả 2 BN đều được tán sỏi thành công, không có TBBC. - Thận đơn độc: Có 3 BN sỏi thận/thận đơn độc mắc phải. Trong đó: 1 BN sỏi S1 bên trái, kích thước 1,70 cm có kết quả điều trị tốt; 1 BN sỏi S3 bên phải, kích thước 3,38 cm và 1 BN sỏi S5 bên trái kích thước 5,83 cm có kết quả điều trị trung bình (sót sỏi sau tán). Cả 3 BN đều được tán sỏi thành công, không có TBBC. -Thận đa nang: Chúng tôi không gặp 1 trường hợp nào sỏi thận trên thận đa nang. * Số lần chọc dò với mức độ ứ nước thận trên siêu âm: Bảng 3.37. Số lần chọc dò với mức độ ứ nước thận trên siêu âm Mức độ ứ Số lần chọc nước thận dò 1 lần 2 lần Tổng > 2 lần n (%) Độ 0 19 (37,25) 13 (25,49) 19 (37,26) 51 (100,0) Độ 1 80 (65,04) 29 (23,58) 14 (11,38) 123 (100,0) Độ 2 74 (83,15) 11 (12,36) 4 (4,49) 89 (100,0) Độ 3 25 (96,15) 1 (3,85) 0 (0,0) 26 (100,0) Tổng n (%) 198 (68,51) 54 (18,69) 37 (12,80) 289 (100,0) p < 0,001 *Fisher’s Exact Test Thận không ứ nước (độ 0), ứ nước độ 1 có kế t quả số lần chọc dò nhiều hơn so với nhóm ứ nước độ 2 và độ 3. Sư ̣ khác biê ̣t có ý nghia thố ng kê với p < 0,001. ̃ * Thời gian tán sỏi với một số tai biến, biến chứng: Bảng 3.39. Thời gian tán sỏi với 1 số tai biến - biến chứng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 188 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 224 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 208 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 95 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn