BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH<br />
<br />
NGUYỄN THỊ HIỀN THANH<br />
<br />
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH<br />
DỊCH VỤ TẠI MỘT SỐ CÂU LẠC BỘ THỂ DỤC THỂ THAO<br />
QUẦN CHÚNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC<br />
<br />
BẮC NINH - 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
Hướng dẫn 1: PGS.TS HUỲNH TRỌNG KHẢI<br />
Hướng dẫn 2: GS. TS DƯƠNG NGHIỆP CHÍ<br />
<br />
Phản biện 1: PGS. TS PHẠM ĐÌNH BẨM<br />
Phản biện 2: PGS.TS LƯƠNG KIM CHUNG<br />
Phản biện 3: TS. ĐẶNG HÀ VIỆT<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:<br />
Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh<br />
Vào hồi:<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
Thư viện Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU<br />
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br />
1. Nguyễn Thị Hiền Thanh, Huỳnh Trọng Khải (2012), “Nhu cầu tiêu dùng sản<br />
phẩm TDTT trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Hội nghị Khoa học quốc tế<br />
Phát triển Thể thao – Tầm nhìn OLYMPIC, tr. 69 – 74.<br />
2. Nguyễn Thị Hiền Thanh, Dương Nghiệp Chí (2012), “Kinh tế thề thao – Nguồn<br />
kinh phí đào tạo tài năng thể thao”. Hội nghị Khoa học quốc tế Phát triển Thể thao – Tầm<br />
nhìn OLYMPIC, tr.129 – 133.<br />
3. Nguyễn Thị Hiền Thanh, Huỳnh Trọng Khải (2014), “Giải pháp phát triển mạng<br />
lưới các công trình TDTT”. Hội thảo Khoa học Giải pháp phát triển KTTT Việt Nam trong<br />
quá trình hội nhập Quốc tế, tr. 56 – 61.<br />
4. Nguyễn Thị Hiền Thanh, Dương Nghiệp Chí (2014), “Xu thế nghiên cứu KTTT<br />
Việt Nam trong quá trình hội nhập Quốc tế”. Hội thảo Khoa học Giải pháp phát triển<br />
KTTT Việt Nam trong quá trình hội nhập Quốc tế, tr. 90 – 99.<br />
5. Nguyễn Thị Hiền Thanh (2014), “Phương pháp kiểm định giả thuyết mô hình mối<br />
quan hệ chất lượng dịch vụ TDTT với sự hài lòng của người tiêu dùng theo mô hình<br />
Servqual và Gronroos”. Hội thảo khoa học Quốc tế về Thể dục thể thao, Tạp chí khoa học<br />
Đào tạo và huấn luyện thể thao Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, số đặc biệt 2014, tr. 75 82.<br />
6. Nguyễn Thị Hiền Thanh, Huỳnh Trọng Khải (2014), “So sánh hiệu quả kinh<br />
doanh dịch vụ TDTT giữa hai loại hình Sự nghiệp có thu và Tự hạch toán độc lập ở thành<br />
phố Hồ Chí Minh”. Hội thảo khoa học Quốc tế về Thể dục thể thao, Tạp chí khoa học Đào<br />
tạo và huấn luyện thể thao Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, số đặc biệt 2014, tr. 11.<br />
<br />
1<br />
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Kinh tế thể thao nói chung hay kinh doanh TDTT nói riêng là một trong những ngành có nhiều tiềm<br />
năng để phát triển thành một lĩnh vực kinh tế hiệu quả và có lợi nhuận lâu dài. Nếu được đầu tư phát<br />
triển, đẩy mạnh xã hội hóa thì hoạt động kinh doanh TDTT sẽ trở thành một trong những nhân tố góp<br />
phần thúc đẩy sự phát triển của Ngành TDTT. Trong những năm qua, việc kinh doanh TDTT ở<br />
Tp.HCM đã có những bước phát triển đáng kể, thu được nguồn tài chính nhất định góp phần giảm chi<br />
ngân sách của Thành phố cho TDTT. Tuy nhiên, nhiều hoạt động kinh doanh dịch vụ TDTT tại các<br />
CLB TDTT quần chúng chưa được khai thác hoặc hiệu quả khai thác chưa tương xứng với tiềm năng<br />
vốn có. Vấn đề đặt ra là làm sao khai thác được tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh doanh dịch vụ ở<br />
các CLB TDTT có hiệu quả đồng thời thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng TDTT. Đó là lý do để<br />
chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một<br />
số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng ở Thành phố Hồ Chí Minh”.<br />
Mục đích nghiên cứu:<br />
Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ, đề xuất các giải<br />
pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ cho các câu lạc bộ TDTT quần chúng ở Thành phố Hồ Chí<br />
Minh.<br />
Mục tiêu nghiên cứu:<br />
Mục tiêu 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận đánh giá hiệu quả kinh doanh và chất lượng dịch vụ<br />
TDTT<br />
Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại một số CLB TDTT quần<br />
chúng ở Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số CLB TDTT<br />
quần chúng ở Thành phố Hồ Chí Minh<br />
2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
1. Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận đánh giá hiệu quả kinh doanh và chất lượng dịch vụ TDTT, đã<br />
xác định được giữa chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ phụ thuộc.<br />
Vận dụng mô hình thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL kết hợp với mô hình GRONROOS,<br />
đề tài đã xây dựng mô hình nghiên cứu giả thuyết thang đo chất lượng dịch vụ TDTT cho các CLB<br />
TDTT quần chúng ở Tp.HCM gồm 6 thành phần: Phương thức kinh doanh (Độ tin cậy); Nguồn lực<br />
TDTT (Sự Đáp ứng + Năng lực); Chất lượng cung ứng dịch vụ (Sự Đồng cảm); Hệ thống cơ sở vật chất<br />
(Tính hữu hình), Chất lượng kỹ thuật và Chất lượng chức năng.<br />
2. Kết quả phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại một số CLB TDTT quần chúng ở<br />
Tp.HCM cho thấy: Tỷ lệ người tham gia tiêu dùng TDTT ở cả 2 loại hình có tăng nhưng không đáng<br />
kể. Hệ thống CSVC - kỹ thuật TDTT của Thành phố trong thời gian qua dù có tăng nhưng vẫn không<br />
thể đáp ứng được nhu cầu và tốc độ phát triển của Thành phố.<br />
Các hình thức hoạt động TDTT quần chúng của người dân ở Tp.HCM khá phong phú, đa dạng ở<br />
các môn và cả hình thức tập luyện TDTT. Với 16 động cơ được khảo sát cho thấy những động cơ thuộc<br />
nhóm tăng cường sức khỏe chiếm tỷ lệ cao, trong đó yếu tố “Tăng cường sức khỏe” là mục tiêu quan<br />
trọng nhất. Các yếu tố cản trở hoạt động TDTT của người tiêu dùng TDTT nhiều nhất là “Không có thời<br />
gian tập” và “Áp lực công việc”<br />
Thông qua việc so sánh hiệu quả kinh doanh dịch vụ TDTT giữa 2 loại hình, kết quả cho thấy các<br />
CLB TDTT thuộc loại hình Tự hạch toán kinh doanh có hiệu qủa hơn các CLB TDTT thuộc loại hình<br />
Sự nghiệp.<br />
Trên cơ sở tích hợp 2 mô hình thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL & GRONROOS, đề tài<br />
đã xây dựng được thang đo riêng cho việc đánh giá chất lượng dịch vụ TDTT tại một số CLB TDTT<br />
quần chúng ở Tp.HCM bao gồm 03 thành phần: Phương thức kinh doanh, Chất lượng cung ứng dịch vụ<br />
và Chất lượng kỹ thuật với 12 tiêu chí.<br />
Đánh giá thực trạng về môi trường kinh doanh dịch vụ TDTT tại một số CLB TDTT quần chúng<br />
thông qua việc thiết lập ra ma trận TOWS với 4 hướng chiến lược kinh doanh đã được đề xuất.<br />
<br />
2<br />
3. Bằng cách phân tích các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ hiện hành và kết hợp đánh giá<br />
thực tiễn định hướng chiến lược các giải pháp kinh doanh dịch vụ TDTT, 06 giải pháp với 26 biện pháp<br />
nâng cao chất lượng kinh doanh dịch vụ cho một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM đã được đề<br />
xuất.<br />
3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN<br />
Phần mở đầu:<br />
(3 tr)<br />
Chương 1:Tổng quan vấn đề nghiên cứu<br />
(40 tr)<br />
Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứ<br />
(8 tr)<br />
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận<br />
(98 tr)<br />
Kết luận và kiến nghị:<br />
(3tr)<br />
Nội dung luận án được trình bày trong 153 trang A4 bao gồm 37 biểu bảng, 22 biểu đồ và 10 sơ<br />
đồ. Trong luận án đã sử dụng 141 tài liệu tham khảo trong đó có 107 tài liệu bằng tiếng Việt, 34 tài liệu<br />
bằng tiếng Anh, phần tài liệu tham khảo và phần phụ lục.<br />
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN<br />
Chƣơng 1<br />
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1 Khái quát cơ cấu ngành kinh doanh dịch vụ TDTT<br />
1.2 Sản phẩm, hàng hóa dịch vụ TDTT<br />
1.3 Nhu cầu tiêu dùng TDTT<br />
1.4 Giá cả và quan hệ cung cầu hàng hóa dịch vụ TDTT<br />
1.5 Thị trƣờng, tiêu thụ và marketing sản phẩm dịch vụ TDTT<br />
1.6 Khái quát chủ trƣơng xã hội hóa TDTT và các loại hình kinh doanh TDTT ở nƣớc ta<br />
1.7 Các công trình nghiên cứu trong, ngoài nƣớc và các vấn đề liên quan đến đề tài<br />
Tóm tắt chƣơng Tổng quan:<br />
Chương tổng quan đã tổng hợp khá đầy đủ và ngắn gọn, rõ ràng về những điểm cơ bản của KTTT.<br />
Đặc biệt là kinh doanh dịch vụ TDTT, sản phẩm hàng hóa TDTT, nhu cầu tiêu dùng TDTT, giá cả dịch<br />
vụ TDTT, quy luật cung - cầu và thị trường tiêu thụ dịch vụ TDTT. Làm rõ nội hàm kinh doanh TDTT<br />
là bộ phận của nền kinh tế quốc dân, trong đó có phân loại ngành nghề kinh doanh TDTT và các loại<br />
hình kinh doanh TDTT ở nước ta vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường.<br />
Khái quát những quan điểm, chủ trương, chính sách xã hội hóa TDTT của Đảng và Nhà nước là<br />
cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý để vận dụng vào thực tiễn đề xuất những giải pháp phát triển kinh doanh<br />
dịch vụ TDTT tại các CLB TDTT quần chúng ở TP.HCM.<br />
Từ các công trình nghiên cứu trong nước về quản trị thể thao, kinh doanh TDTT ở nước ta cho<br />
thấy các vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa kinh tế với TDTT cũng được nhiều tác giả quan tâm<br />
nghiên cứu, song còn hạn chế về số lượng công trình. Qua đó, cho thấy chưa có công trình khoa học nào<br />
nghiên cứu hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại các CLB TDTT quần chúng có liên quan đến giải pháp kinh<br />
doanh dịch vụ TDTT ở loại hình CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM.<br />
Chƣơng 2<br />
PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU<br />
2.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại các CLB TDTT<br />
quần chúng ở Tp.HCM.<br />
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát NTD TDTT (tập luyện TDTT) tại 06 đơn vị: TT.TDTT Quận1,<br />
TT.TDTT Quận3, TT. TDTT Quận 8, CVHLĐ Tp.HCM, TT.TDTT Hoa Lư, NTL Phú Thọ. Giới hạn<br />
phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hành vi tiêu dùng với hình thức tập luyện TDTT.<br />
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp phỏng vấn điều tra xã hội học; Phương pháp toán<br />
kinh tế và phân tích đa biến; Phương pháp phân tích dữ liệu mô hình SWOT được thể hiện qua ma<br />
<br />
trận TOWS.<br />
<br />