intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Văn học Việt Nam: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam

Chia sẻ: Lê Thị Sang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

74
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án mang lại những kiến giải mới về biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam và đóng góp vào khuynh hướng nghiên cứu các lớp nghĩa của biểu tượng đá trong văn học/ văn hóa dân gian của người Việt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Văn học Việt Nam: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam

ĐẠI HỌC HUẾ<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC<br /> -------------------<br /> <br /> NGUYỄN THỊ QUỲNH HƯƠNG<br /> <br /> BIỂU TƯỢNG ĐÁ<br /> TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM<br /> <br /> Chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br /> Mã số: 62 22 01 21<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> VĂN HỌC VIỆT NAM<br /> <br /> HUẾ - NĂM 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị An<br /> TS. Hà Ngọc Hòa<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp<br /> tại: .......................................................................................................<br /> .............................................................................................................<br /> <br /> Vào hồi … giờ ... ngày ……… tháng ……… năm ...........................<br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trường Đại học Khoa học.<br /> <br /> DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC<br /> LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ<br /> <br /> 1. Motif đá thiêng trong truyền thuyết dân gian người Việt, 2015,<br /> Tạp chí Khoa học công nghệ, Đại học Đà Nẵng, tập 95, số 10, tr. 40 –<br /> 44.<br /> 2. Motif vật hóa đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, 2016, Bản tin<br /> Đại học Huế, số 98, tr.103 - 106<br /> 3. Đá thiêng hiển linh trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, 2016, Tạp<br /> chí Nghiên cứu văn học, số 3 (529), tr. 108 – 118.<br /> 4. Hình tượng ngọc trong truyền thuyết dân gian người Việt, 2016, Tạp chí<br /> Khoa học (Đại học Huế), số 8 (122), tr.99 - 110..<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Đá là sự vật gắn kết với loài người từ thuở hồng hoang bởi con người<br /> trú thân trong hang đá, mượn cạnh sắc của đá để làm công cụ săn bắt, nhờ<br /> cái cứng rắn của đá mà tạo ra lửa sưởi ấm và nấu chín thức ăn,… Ngay cả<br /> khi con người trở về với đất, đá là một trong những lựa chọn đầy tin cậy để<br /> gởi gắm thể xác hay làm vật đồng hành trên con đường đến cõi khác. Con<br /> người tìm thấy sự an yên và sức mạnh của mình từ đá nên như một điều<br /> hiển nhiên, con người tin và thờ phụng vị thần đá. Chính sự gắn bó chặt chẽ<br /> này đã phần nào lý giải vai trò của tục thờ đá trong đời sống của con người.<br /> Trong văn học dân gian Việt Nam, truyền thuyết là thể loại có sự liên<br /> kết chặt chẽ với những biến thiên lịch sử của dân tộc, đồng thời thể hiện rõ<br /> nét nhất cảm quan lịch sử của người nghệ sĩ dân gian. Bằng khả năng tích<br /> hợp nhiều lớp nghĩa một cách hiệu quả trong chiều dài thời gian lịch sử,<br /> biểu tượng đá có mối liên hệ chặt chẽ với nội dung và nghệ thuật trần thuật<br /> của thể loại truyền thuyết. Thông qua việc lưu giữ biểu tượng đá, tục thờ<br /> cúng đá cùng các dạng thức của đá, truyền thuyết Việt Nam đã lưu lại dấu<br /> ấn của sự giao thoa tín ngưỡng, văn hóa ở Việt Nam và sức mạnh của nhân<br /> vật lịch sử, của cộng đồng dân tộc. Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, có<br /> hai truyền thuyết thể hiện những lớp nghĩa đặc biệt của biểu tượng đá là<br /> Thai Dương phu nhân và Kì Thạch phu nhân. Trong luận án này, sau<br /> khi phân tích các vấn đề lý thuyết, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu trường<br /> hợp hai truyền thuyết trên bởi các lý do sau: a) Với đặc trưng của mình,<br /> hai truyền thuyết đã phản ánh những biến chuyển về lịch sử và văn hóa,<br /> tín ngưỡng của vùng đất Thừa Thiên Huế, nơi có sự xếp chồng các lớp<br /> văn hóa (Việt, Chăm); b) Đây là những truyền thuyết được ghi chép vào<br /> các thư tịch khá sớm và vẫn đang “sống” tại địa phương với nhiều dị<br /> bản; c) Hai truyền thuyết này có mối quan hệ chặt chẽ với tín ngưỡng<br /> dân gian thông qua sự hiện diện của đền/ miếu và hình thức thờ cúng. Vì<br /> <br /> 2<br /> <br /> vậy, tính đa nghĩa và sợi dây liên kết của biểu tượng đá từ truyền thuyết<br /> đến tín ngưỡng, văn hóa trong Thai Dương phu nhân và Kì Thạch phu<br /> nhân là tương đối dễ nhận ra. Là người đang giảng dạy văn học dân gian<br /> tại trường đại học ở Huế, việc nghiên cứu biểu tượng đá qua hai trường<br /> hợp trên không chỉ thuận lợi trong quá trình điền dã cho chúng tôi mà<br /> thông qua việc khảo sát và nghiên cứu trường hợp văn hóa dân gian tại<br /> địa phương, chúng tôi còn có thể mở rộng hiểu biết về văn học dân gian,<br /> lịch sử và văn hóa Thừa Thiên Huế.<br /> Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Biểu tượng đá trong<br /> truyền thuyết dân gian Việt Nam để nghiên cứu trong luận án.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu:<br /> Giải mã các lớp nghĩa của biểu tượng đá trong các bản kể truyền<br /> thuyết và trong các trầm tích văn hóa của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu: Biểu tượng đá<br /> Phạm vi nghiên cứu: Truyền thuyết dân gian Việt Nam<br /> 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu<br /> 4.1. Cách tiếp cận<br /> - Cách tiếp cận văn học dân gian<br /> - Cách tiếp cận văn hóa học<br /> - Cách tiếp cận nhân học<br /> 4.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Phân tích tài liệu thứ cấp<br /> - Điền dã<br /> 4.3. Thao tác nghiên cứu: thống kê, phân tích và so sánh loại hình<br /> 5. Đóng góp khoa học của luận án<br /> Thứ nhất, hệ thống hóa tư liệu về nghiên cứu biểu tượng và biểu<br /> tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, đem đến những đánh giá<br /> tổng quan về tình hình nghiên cứu.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2