TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ<br />
Đề tài: Phân tích và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh công tác R&D tại<br />
Viện Công nghiệp thực phẩm.<br />
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh<br />
Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Làn<br />
Khoá 2009 -2011<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Bích Ngọc<br />
Tính cấp thiết của luận văn:<br />
Hoạt động R&D là một yếu tố quan trọng trong phát triển sản xuất và tiến bộ<br />
của xã hội. Nó là mối quan tâm đặc biệt của tất cả các nước, dù là nước công nghiệp<br />
phát triển hay nước đang phát triển. R&D chính là một trong những nguồn gốc của<br />
sự đổi mới, trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình học hỏi công nghệ,<br />
đặc biệt là những công nghệ phức tạp và thay đổi nhanh chóng. Trong bối cảnh toàn<br />
cầu hóa như hiện nay, R&D là một trong những chìa khóa thành công của nhiều<br />
quốc gia, nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới. Nhờ sự đầu tư đúng đắn vào các<br />
hoạt động R&D mà nhiều quốc gia, tập đoàn, công ty lớn trên thế giới luôn luôn<br />
dẫn đầu về công nghệ, qua đó tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn.<br />
Viện Công nghiệp thực phẩm là một đơn vị nghiên cứu, tư vấn thiết kế,<br />
chuyển giao công nghệ và sản xuất kinh doanh về ngành công nghiệp chế biến thực<br />
phẩm, luôn chú trọng đến chất lượng hoạt động R&D, không ngừng nâng cao chất<br />
lượng hoạt động R&D.<br />
Vì vậy luận văn nghiên cứu, phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp<br />
đẩy mạnh công tác R&D tại Viện Công nghiệp thực phẩm.<br />
Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, bao gồm<br />
3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động R&D<br />
Nội dung chương 1 nghiên cứu những cơ sở lý luận về hoạt động R&D:<br />
định nghĩa, phân loại, các yếu tố năng lực R&D, tổ chức R&D... đồng thời nêu<br />
được vai trò quan trọng của R&D với nền kinh tế quốc gia, cũng như tình hình hoạt<br />
<br />
1<br />
<br />
động R&D trên thế giới và Việt Nam. Đây là cơ sở lý thuyết phục vụ cho việc phân<br />
tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động R&D tại Viện<br />
Công nghiệp thực phẩm.<br />
Chương 2: Phân tích các hoạt động R&D tại Viện Công nghiệp thực phẩm<br />
trong thời gian gần đây<br />
Chương này ngoài việc giới thiệu khái quát về Viện Công nghiệp thực phẩm<br />
thì chủ yếu tập trung vào đánh giá thực trạng hoạt động R&D tại Viện, phân tích<br />
các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của Viện, chỉ ra những ưu, nhược điểm,<br />
những tồn tại và hạn chế của các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động R&D<br />
tại Viện Công nghiệp thực phẩm.<br />
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh công tác R&D tại Viện<br />
Công nghiệp thực phẩm<br />
Trên cơ sở các phân tích, đánh giá ở chương 2 cũng như xem xét các điểm<br />
mạnh, điểm yếu, và ảnh hưởng của một số nhân tố vĩ mô đến hoạt động R&D tại<br />
Viện để đề xuất một số giải pháp khả thi đẩy mạnh công tác R&D tại Viện Công<br />
nghiệp thực phẩm.<br />
Đề tài mang tính thực tiễn trong quá trình quản trị hoạt động R&D tại Viện,<br />
các giải pháp được đề xuất có thể áp dụng cho Viện Công nghiệp thực phẩm.<br />
<br />
Tác giả luận văn<br />
<br />
Nguyễn Thị Làn<br />
<br />
2<br />
<br />