intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Truyền thông chính sách phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam - từ thực tiễn truyền thông tại các cơ quan báo chí thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

15
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Truyền thông chính sách phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam - từ thực tiễn truyền thông tại các cơ quan báo chí thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Đề tài đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện Truyền thông chính sách phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam trên 3 cơ quan báo chí thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ trong thời gian tới theo chiến lược phát triển chung của đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Truyền thông chính sách phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam - từ thực tiễn truyền thông tại các cơ quan báo chí thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THÙY LINH TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - TỪ THỰC TIỄN TRUYỀN THÔNG TẠI CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ THUỘC BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 8 34 04 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI – NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Phùng Thị Phong Lan Phản biện 1: TS. Nguyễn Quang Vinh Phản biện 2: PGS.TS. Lưu Kiếm Thanh Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 4A, Nhà G - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Ba Đình – TP Hà Nội Thời gian: vào hồi 14 giờ, ngày 23 tháng 6 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, truyền thông chính sách (TTCS) phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) trở thành sức mạnh và góp phần nâng cao dân trí, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Truyền thông trở thành cầu nối hữu dụng, đưa tri thức và tiến bộ KH&CN đến nhanh hơn với quảng đại quần chúng và đời sống sản xuất, xã hội; khơi dậy, truyền cảm hứng và khát vọng sáng tạo trong cộng đồng; góp phần hình thành văn hóa đổi mới sáng tạo và nuôi dưỡng tình yêu khoa học trong giới trẻ, giúp tạo ra một xã hội tôn trọng khoa học và có tư duy sáng tạo. Bên cạnh đó, hiện nay Đảng, Nhà nước ta coi phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Điều 62 Hiến pháp năm 2013), là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng trong những năm qua, chính sách, pháp luật về KH&CN đã có nhiều đột phá lớn, tích cực hoàn thiện và đổi mới. Tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021- 2030, trong đó các nội dung về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) được đề cập một cách hệ thống, đồng bộ, xuyên suốt. KH,CN&ĐMST được khẳng định là một nội dung đột phá chiến lược để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt trước bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và kinh tế số đã trở thành một trong những xu hướng phát triển chủ yếu của thời đại, nhằm đạt
  4. 2 mục tiêu đến năm 2030 nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để KH&CN thực hiện tốt sứ mệnh của mình, đạt được mục tiêu đã đề ra và ngày càng phát triển thì một trong những yếu tố quan trọng đó là hoạt động truyền thông KH&CN nói chung và TTCS phát triển KH&CN nói riêng. Đặc biệt, với vai trò chủ chốt về TTCS phát triển KH&CN, các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN đã ngày càng chú trọng, quan tâm, đầu tư phát triển, đẩy mạnh TTCS phát triển KH&CN đến với công chúng; tạo được sự đồng thuận cao của công chúng. Tuy nhiên, TTCS trong lĩnh vực KH&CN vẫn chưa theo kịp, thậm chí còn có khoảng cách rất lớn trong tiến trình phát triển của KH&CN khi truyền thông đến với công chúng, dẫn đến công chúng và xã hội chưa hiểu rõ và chưa thực sự để tâm; từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển KH&CN. Đây là thách thức đối với ngành truyền thông, báo chí nói chung và các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN nói riêng và để vượt qua được thách thức đó, đòi hỏi các cơ quan truyền thông, báo chí thuộc Bộ KH&CN trong suốt quá trình truyền thông đến công chúng và xã hội phải đánh giá đúng thực TTCS hiện tại với những vấn đề đặt ra; để từ đó có cơ chế, giải pháp giải quyết những bất cập nêu trên một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng TTCS phát triển KH&CN Việt Nam trên các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN trong thời gian tới và để đáp ứng yêu cầu mới của thời đại. Trên cơ sở đó, em quyết định chọn “Truyền thông chính sách phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam - từ thực tiễn truyền thông tại các cơ quan báo chí thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công của mình.
  5. 3 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Khi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài này, tác giả đã được tiếp cận với một số công trình khoa học, các sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu khoa học, các bài báo đăng trên tạp chí khoa học, … của các nhà khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào tiếp cận dưới góc độ truyền thông chính sách phát triển KH&CN tại 3 cơ quan truyền thông báo chí thuộc Bộ KH&CN. Do vậy đề tài luận văn của tác giả là không trùng lặp với các công trình trước đó. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục tiêu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về TTCS phát triển KH&CN Việt Nam trên 3 cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN (giai đoạn: tháng 09/2018 – tháng 09/2022), đề tài đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện TTCS phát triển KH&CN Việt Nam trên 3 cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN trong thời gian tới theo chiến lược phát triển chung của đất nước. 3.2. Nhiệm vụ: Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về TTCS phát triển KH&CN; - Phân tích, đánh giá thực trạng TTCS phát triển KH&CN Việt Nam từ thực tiễn tại 3 cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN hiện nay; - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động TTCS phát triển KH&CN Việt Nam trên 3 cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN trong thời gian tới.
  6. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu truyền thông chính sách phát triển KH&CN Việt Nam tại các cơ quan báo chí thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ hiện nay, gồm: Báo Khoa học&Phát triển, Báo VnExpress, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Tác giả tập trung nghiên cứu lý luận về truyền thông chính sách phát triển KH&CN Việt Nam, thực hiện TTCS phát triển KH&CN Việt Nam trên 3 cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN. - Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu và khảo sát về truyền thông chính sách phát triển KH&CN Việt Nam hiện nay tại các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN gồm: Báo điện tử VnExpress.net, Báo Khoa học và Phát triển, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. - Về thời gian: Từ tháng 09/2018 đến tháng 09/2022. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; những quan điểm, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của nhà nước về truyền thông chính sách phát triển KH&CN Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp khảo cứu tài liệu - Phương pháp phân tích – tổng hợp
  7. 5 - Phương pháp thống kê - Phương pháp điều tra xã hội học - Phương pháp phỏng vấn sâu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về lý luận Luận văn là tài liệu tham khảo về lý luận phục vụ hoạt động nghiên cứu, đào tạo tại các cơ sở báo chí truyền thông, khoa học và công nghệ; dành cho các nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy báo chí có thêm cơ sở lý luận trong hoạt đào tạo nhà báo, những người làm công tác truyền thông về chính sách KH&CN. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ và hoàn thiện cơ sở lý luận về truyền thông chính sách phát triển KH&CN Việt Nam. 6.2. Về thực tiễn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo có giá trị thực tiễn đối với các cơ quan ban hành chính sách; truyền thông, báo chí; nhất là những nội dung liên quan đến truyền thông chính sách phát triển KH&CN trên 3 cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN để từ đó có những cơ chế phối hợp hiệu quả hơn giữa các cơ quan quản lý và truyền thông báo chí về vấn đề này. - Với những đề xuất của đề tài, dự kiến hoạt động truyền thông về cơ chế, chính sách phát triển KH&CN sẽ được đổi mới dư duy, cách làm. Từ đó, nâng cao hiệu quả, tính lan tỏa của hoạt động truyền thông trong lĩnh vực này. - Các nhà quản lý, tư vấn chính sách KH&CN sẽ có cái nhìn toàn diện hơn với công tác TTCS phát triển KH&CN để đưa ra những chính sách, cơ chế và đầu tư hợp lý đối với hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và tại 3 cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN nói riêng.
  8. 6 - Nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông chính sách phát triển KH&CN Việt Nam trên 3 cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN. Hoạt động truyền thông chính sách phát triển KH&CN trên 3 cơ quan này sẽ truyền tải được kịp thời, sâu rộng tới các đối tượng nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học, nông dân, viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức KH&CN, ... - Góp phần đẩy nhanh các chính sách KH&CN đi vào cuộc sống. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về truyền thông chính sách phát triển khoa học và công nghệ Chương 2: Thực trạng truyền thông chính sách phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam trên các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN Chương 3: Giải pháp hoàn thiện truyền thông chính sách phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam trên các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN thời gian tới.
  9. 7 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1.1. Những vấn đề chung về chính sách phát triển khoa học và công nghệ 1.1.1. Khái quát về chính sách công 1.1.1.1. Khái niệm “Chính sách công” Khái niệm “Chính sách” Khái niệm “Chính sách công” Chính sách công là định hướng hành động do nhà nước lựa chọn để giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng phù hợp với thái độ chính trị trong mỗi thời kỳ nhằm giữ cho xã hội phát triển theo định hướng. Hay chính sách công là một chuỗi các quyết định của nhà nước được thực thi trên thực tế nhằm giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định. 1.1.1.2. Cấu trúc của chính sách công Từ khái niệm trên về chính sách công, có thể thấy cấu trúc của chính sách công bao gồm hai bộ phận: mục tiêu chính sách công và giải pháp chính sách công. 1.1.1.3. Chu trình chính sách công Khái niệm “Chu trình chính sách công” Các giai đoạn trong chu trình chính sách: Chu trình chính sách gồm bốn giai đoạn từ khởi sự chính sách, hoạch định chính sách, thực thi chính sách; phân tích, đánh giá chính sách. Trong đó, TTCS đóng vai trò quan trọng đối với mỗi khâu của chu trình CSC. Sự tham gia của TTCS một mặt đảm bảo cho sự thành công của chính sách, mặt khác giúp cho chính sách
  10. 8 1.1.2. Khái niệm chính sách phát triển KH&CN Khái niệm khoa học và công nghệ Khái niệm chính sách phát triển khoa học và công nghệ Chính sách phát triển KH&CN là định hướng hành động do nhà nước lựa chọn để giải quyết những vấn đề về KH&CN và phát triển KH&CN hay là những tập hợp quyết định chính trị của nhà nước về lĩnh vực KH&CN nhằm phát triển quy mô, cơ cấu chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ KH&CN, phát huy sáng kiến, hoạt động sáng tạo khác và giải quyết các vấn đề phát sinh từ mối quan hệ giữa đời sống xã hội với KH&CN. Từ đó, lĩnh vực KH&CN có những quy chuẩn thực thi, giải pháp để phát triển năng lực KH&CN quốc gia trong từng thời kỳ. 1.2. Truyền thông chính sách phát triển KH&CN 1.2.1. Khái niệm truyền thông chính sách phát triển KH&CN Khái niệm truyền thông Khái niệm truyền thông chính sách Khái niệm Truyền thông chính sách phát triển KH&CN Từ những phân tích trên, có thể kết luận TTCS phát triển KH&CN là quá trình trao đổi liên tục những thông tin về chính sách KH&CN giữa chủ thể truyền thông với công chúng, nhằm nâng cao nhận thức xã hội đối với chính sách phát triển KH&CN, vai trò của KH&CN trong sự nghiệp công nghệ hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; là cầu nối cung – cầu giữa hoạt động KH&CN với sản xuất và đời sống.
  11. 9 1.2.2. Chủ thể, nội dung truyền thông, phương tiện truyền thông, phương pháp truyền thông chính sách phát triển KH&CN 1.2.2.1. Chủ thể truyền thông chính sách phát triển KH&CN a. Tổ chức b. Cá nhân 1.2.2.2. Nội dung TTCS phát triển KH&CN Nội dung TTCS phát triển KH&CN cần thiết phải bao phủ được mọi hoạt động KH&CN. Các nội dung truyền thông tập trung chính vào: Cơ chế, chính sách cho phát triển KH&CN như cơ chế chính sách về tài chính cho KH&CN; các luật về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng; chính sách thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia; ... các bài phân tích, phản biện chính sách phát triển KH&CN;... 1.2.2.3. Phương tiện TTCS phát triển KH&CN Phương tiện truyền thông rất đa dạng như báo chí, phim ảnh, băng zôn, áp phích, blog, diễn đàn... 3 cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN cũng chính là một trong những phương tiện truyền thông này. Hiện nay, phương tiện truyền thông chia ra làm hai loại là các phương tiện truyền thông truyền thống (báo in, tạp chí; phát thanh, truyền hình; tọa đàm, hội thảo; …) và các phương tiện truyền thông mới (internet; mạng xã hội; điện thoại di động; …). 1.2.2.4. Phương pháp TTCS phát triển KH&CN Trong luận văn, tác giả tiếp cận truyền thông chính sách phát triển KH&CN tại các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN theo các phương thức cơ bản như tin (tin sâu, tin ngắn, tin phản ánh, tin tổng hợp, ...), bài (bài phóng sự, bài phản ánh, bài phỏng vấn, ...).
  12. 10 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông chính sách phát triển khoa học và công nghệ (1) Chủ thể TTCS phát triển KH&CN (2) Hệ thống thể chế liên quan đến TTCS phát triển KH&CN (3) Các bên có liên quan trong quá trình TTCS (4) Nguồn tài chính và thời gian để thực hiện TTCS (5) Môi trường truyền thông chính sách phát triển KH&CN (6) Phương pháp, phương tiện truyền thông (kênh) và nhiễu 1.2.4. Vai trò của truyền thông chính sách phát triển KH&CN Truyền thông KH&CN nói chung và TTCS phát triển KH&CN nói riêng có vị trí và vai trò hàng đầu trong việc nâng cao nhận thức và thống nhất hành động phục vụ phát triển KH&CN. Trong đó, báo chí chính thống vẫn là kênh chủ lực trong việc hỗ trợ tuyên truyền chủ trương chính sách, góp phần hiệu quả hoạt động truyền thông chính sách, hướng tới hình thành một xã hội yêu khoa học, vì khoa học, biến nhận thức thành hành động, gắn kết và cùng tham gia vào hoạt động KH&CN, tạo sức lan tỏa thúc đẩy KH&CN phát triển mạnh mẽ, góp phần vào sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam 1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới 1.3.1.1. Truyền thông chính sách phát triển KH&CN tại Australia 1.3.1.2. Truyền thông chính sách phát triển KH&CN tại Hàn Quốc 1.3.1.3. Truyền thông chính sách phát triển KH&CN tại Trung Quốc
  13. 11 1.3.2. Bài học cho Việt Nam - Luôn xác định vai trò của TTCS phát triển KH&CN phát triển song hành cùng lĩnh vực KH&CN. - Tập trung xây dựng hình thành hệ thống các văn bản pháp lý ở tầm quốc gia; coi truyền thông, phổ biến kiến thức về KH&CN đây là cơ sở nền tảng để nâng cao chất lượng dân trí, dân sinh. - Bố trí nguồn lực lớn dành cho hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức về KH&CN. - Triển khai đa dạng, phong phú các phương pháp, hình thức truyền thông truyền thống, các hình thức truyền thông mới.
  14. 12 Tiểu kết chương 1 Chương 1 đã làm rõ khái niệm cụ thể về chính sách, khoa học và công nghệ, truyền thông, truyền thông chính sách và TTCS phát triển KH&CN. Từ đó, phân tích một cách rõ ràng về chủ thể truyền thông chính sách phát triển KH&CN, cũng như nội dung, phương tiện và phương pháp TTCS phát triển KH&CN đến công chúng. Tác giả cũng nêu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến TTCS phát triển KH&CN như chủ thể TTCS phát triển KH&CN; hệ thống thể chế liên quan đến TTCS phát triển KH&CN; các bên có liên quan trong quá trình TTCS phát triển KH&CN; nguồn tài chính và thời gian để thực hiện TTCS phát triển KH&CN; môi trường TTCS phát triển KH&CN; phương pháp, phương tiện truyền thông và nhiễu. Đồng thời chỉ rõ vai trò của TTCS phát triển KH&CN. Thêm vào đó, chương 1 cũng trình bày kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới như Australia, Hàn Quốc và Trung Quốc; nhờ đó, đưa ra được bài học kinh nghiệm về TTCS phát triển KH&CN cho Việt Nam.
  15. 13 Chương 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM TRÊN CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ THUỘC BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2.1. Khái quát về chính sách phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam Chính sách phát triển KH&CN được chia làm hai nhóm chính là Chính sách phát triển tiềm lực KH&CN và Chính sách tăng cường gắn kết hoạt động KH&CN với kinh tế. Bên cạnh đó, cũng có nhiều văn bản quy phạm pháp luật về chiến lược, kế hoạch, chương trình… của các ngành, lĩnh vực được ban hành, trong đó có các văn bản liên quan đến lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST). 2.2. Tổng quan về các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN 2.2.1. Trung tâm Báo Khoa học&Phát triển và Báo VnExpress Trong luận văn, tác giả sẽ phân tích cụ thể ở 2 chuyên trang: (1) Báo VnExpress là cơ quan báo chí được thành lập bởi tập đoàn FPT, ra mắt vào ngày 26/02/2001 và hoạt động theo giấy phép số 548/GP-BTTTT cấp ngày 24/08/2021. (2) Báo Khoa học và Phát triển (KH&PT) hoạt động theo giấy phép số 01/GP-BTTTT ngày 08.01.2018, có trang tin điện tử là https://khoahocphattrien.vn. Báo KH&PT là cơ quan ngôn luận của Bộ KH&CN đi sâu các thông tin khoa học của đất nước. 2.2.2. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam Tạp chí Khoa học và Công nghệ là cơ quan ngôn luận - lý luận của Bộ KH&CN, xuất bản số đầu tiên vào tháng 6/1959. Tạp chí được tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 1099/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng Bộ KH&CN ngày 27/04/2018 và giấy phép số 459/GP- BTTTT cấp ngày 20/07/2021.
  16. 14 2.3. Thực trạng truyền thông chính sách phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam trên các cơ quan báo chí thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2018 – 2022 2.3.1. Về nội dung truyền thông chính sách phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam Hầu hết, nội dung các tin bài của 3 báo, tạp chí này khi truyền thông chính sách phát triển KH&CN đều tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: (1) Các nội dung mới của chính sách, luật từ giai đoạn hoạch định đến thực thi chính sách phát triển KH&CN; (2) Các bài phản biện chính sách phát triển KH&CN; (3) Đối tượng chính sách đề cập; (4) Những khó khăn và thuận lợi khi thực thi chính sách phát triển KH&CN; (5) Các giải pháp xử lý những khó khăn khi triển khai thực hiện chính sách phát triển KH&CN. Có thể thấy, nội dung chủ yếu khi truyền thông chính sách phát triển KH&CN là tất cả các chính sách về phát triển KH&CN. Nội dung không chỉ phổ biến, định hướng kịp thời các văn bản, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực KH&CN, các báo còn tập trung khai thác sâu hơn ưu nhược điểm cũng như nêu lên những quan điểm phân tích, phản biện và dự báo những vấn đề, khả năng khi những chủ trương chính sách đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng chất lượng, nội dung của các tin bài đôi khi chỉ đưa ra thông tin liên quan đến chính sách, còn chưa phân tích được sâu những nội dung họ quan tâm về chính sách, thiếu phản biện và từ ngữ sử dụng học thuật cao, chưa giải thích kĩ nên gây khó hiểu. 2.3.2. Về chủ thể, phương pháp, phương tiện truyền thông chính sách phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam 2.3.2.1. Chủ thể truyền thông Chủ thể TTCS phát triển KH&CN ở Việt Nam được tác giả khảo sát trong Luận văn là Bộ KH&CN hay cụ thể hơn chính là 3 cơ quan
  17. 15 báo chí (Báo VnExpress, Báo Khoa học và Phát triển và Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam) với các cá nhân: phóng viên, nhà báo phụ trách mảng KH&CN. Bên cạnh có còn có sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu với các bài viết phân tích và phản biện chính sách được đăng tải trên các cơ quan này. 2.3.2.2. Phương tiện, phương pháp truyền thông Tác giả tiếp cận TTCS phát triển KH&CN tại các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN với phương tiện truyền thông là báo điện tử, tạp chí điện tử và theo các phương thức cơ bản như tin (tin sâu, tin ngắn, tin phản ánh, tin tổng hợp, ...), bài (bài phóng sự, bài phản ánh, bài phỏng vấn, ...). Các báo, tạp chí khảo sát hầu hết đưa ra các tin ngắn gọn nhưng đủ thông tin. Bài phản ánh, phỏng vấn là loại hình được sử dụng nhiều thứ 2 sau tin tức. Đặc biệt trong những bài đăng tải về thông điệp liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước với KH&CN cao hơn nhiều so với ở các loại hình thông điệp khác. Bên cạnh đó, thể loại phóng sự cũng được sử dụng tương đối nhiều khi đăng tải các thông tin về truyền thông chính sách phát triển KH&CN. Đồng thời, với lối hành văn mang tính khoa học và sâu sắc của các phóng viên, nhà khoa học có tin, bài được đăng tải trên các báo, tạp chí khảo sát; các tin, bài truyền thông về chính sách phát triển KH&CN trên 03 báo, tạp chí khảo sát được độc giả cho rằng thông tin cung cấp đa dạng và nhiều chiều với tiêu đề cụ thể, rõ ràng. 2.4. Đánh giá chung 2.4.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất, về nội dung, đã truyền tải nội dung, thông điệp về truyền thông chính sách phát triển KH&CN một cách đầy đủ, đa dạng và nhiều chiều. Thứ hai, về phương tiện, phương thức truyền thông đã phát huy được những ưu điểm của loại hình báo, tạp chí điện tử.
  18. 16 Thứ ba, quy trình quản lý sáng tạo nội dung truyền thông chính sách phát triển KH&CN đảm bảo tuân thủ quy trình sản xuất chung của cơ quan báo chí. Thứ tư, các báo, tạp chí khảo sát đã chuyển tải một cách nhanh chóng và sinh động mọi diễn biến, những vấn đề mới nảy sinh của chính sách phát triển KH&CN Việt Nam đến với công chúng; đồng thời đã tạo được dư luận xã hội ở lĩnh vực truyền thông KH&CN, định hướng dư luận xã hội về xây dựng và phát triển chính sách phát triển KH&CN thông qua một hệ thống tác phẩm có mục đích thông tin rõ ràng, có đường lối cụ thể. 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế 2.4.2.1. Hạn chế Báo chí KH&CN vẫn còn rất nhỏ bé và chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhà nước, các nhà khoa học và các phóng viên phụ trách mảng này. Bên cạnh đó, nền khoa học của mình còn quá nhỏ bé, ít kết quả mới liên tục để truyền thông, dẫn đến nhiều khi truyền thông còn chưa đúng. a) Về số lượng: Hoạt động truyền thông chính sách phát triển KH&CN chưa thực sự được quan tâm và có kế hoạch truyền thông cụ thể. Các tin, bài truyền thông về chính sách phát triển KH&CN còn ít, số lượng tin, bài trên các báo, tạp chí điện tử khảo sát còn ít, không xuất hiện liên tục. b) Về nội dung, hình thức thể hiện: Nội dung thông tin với nhiều thuật ngữ chuyên ngành khô khan, khó hiểu, khó tiếp nhận, … là những “rào cản” khiến cho thông tin về chính sách phát triển KH&CN ít được quan tâm. Cách chọn vấn đề để đề cập khi truyền thông chính sách KH&CN đôi khi còn lúng túng. TTCS phát triển KH&CN chưa thực sự hấp dẫn, chưa đa dạng, có chênh lệch về nội dung và hình thức thể hiện thông tin chưa lôi cuốn. Các báo, tạp chí khảo sát chưa có nhiều các tuyến bài chuyên sâu
  19. 17 để tập trung TTCS. Đa phần tập trung thể loại tin, bài phản ánh, phỏng vấn, tường thuật. Các dạng bài như phóng sự, nghiên cứu lý luận chiếm tỷ lệ thấp, thiếu các bài viết chính luận đấu tranh, sắc bén, mới chỉ xuất hiện những bài viết phản ánh những mặt tốt, mặt hay, còn ít những bài phóng sự điều tra, phản biện cơ chế chính sách phát triển KH&CN. Nội dung các bài viết chưa được toàn diện, đôi khi vẫn còn hạn chế và bất cập so với yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Ngôn ngữ nhiều bài viết còn mang nặng tính nghị quyết, khô khan, nói theo văn bản. Điều này làm mất tính hấp dẫn của bài báo, gây khó khăn cho nhiều độc giả. Giao diện trang báo, tạp chí, chất lượng hình ảnh, cách thức công chúng tiếp cận thông tin còn đơn điệu, “một màu”, chưa thực sự lôi cuốn độc giả, nội dung thiếu sâu sắc, chưa đa dạng trong cách viết. Cách trình bày trên trang báo chưa sáng tạo, còn cứng nhắc, khuôn mẫu dẫn đến sự nhàm chán đối với độc giả. c) Về chủ thể truyền thông: Năng lực TTCS của các chủ thể còn hạn chế. Các cơ quan báo chí còn chưa thực sự quan tâm đến hoạt động đào tạo nghiệp vụ liên quan đến TTCS phát triển KH&CN. Thiếu sự gắn bó, phối hợp giữa các cơ quan quản lý KH&CN với các cơ quan báo chí, truyền thông. 2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan (i) Đối với cơ quan báo chí (ii) Đối với những nhà khoa học, nhà nghiên cứu và cơ sở nghiên cứu (iii) Đối với phóng viên, nhà báo b. Nguyên nhân khách quan (i) Do ngân sách nhà nước, nguồn lực đầu tư (ii) Nhận thức của xã hội, công chúng
  20. 18 Tiểu kết chương 2 Chương 2 đã khái quát về chính sách phát triển KH&CN ở Việt Nam hiện nay và nêu tổng quan về các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN gồm: Báo Khoa học&Phát triển; Báo VnExpress; Tạp chí KH&CN Việt Nam. Từ đó, tác giả cũng đã thực hiện khảo sát 292 bài báo, tạp chí của ba báo, tạp chí khảo sát là Báo điện tử VnExpress, Báo Khoa học và Phát triển và Tạp chí KH&CN Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 09/2018 đến tháng 09/2022. Nội dung chính mà Chương 2 đã đi sâu nghiên cứu là hoạt động TTCS phát triển KH&CN tại 3 báo, tạp chí khảo sát hiện nay, gồm: thực trạng, những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Nhìn chung, thông qua nghiên cứu, phỏng vấn sâu kết hợp với số liệu điều tra, xã hội học, Luận văn đã cho thấy bức tranh chung về hoạt động TTCS phát triển KH&CN tại các cơ quan báo chí khảo sát. Trong những năm qua, hoạt động TTCS phát triển KH&CN tại 3 cơ quan báo chí này đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trên các mặt số lượng bài báo; nội dung, thông điệp truyền thông; phương tiện, hình thức truyền tải; tạo và định hướng được dư luận xã hội trong lĩnh vực KH&CN; ... Tuy nhiên, thực trạng cũng cho thấy còn một số bất cập trong hoạt động TTCS phát triển KH&CN tại các cơ quan báo chí thuộc Bộ KH&CN. Điều này đặt ra những yêu cầu cấp bách trên nhiều mặt nhằm hoàn thiện chất lượng TTCS phát triển KH&CN tại 3 cơ quan báo chí khảo sát trong thời gian tới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2