intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Chủ nghĩa xã hội khoa học: Quy ước làng văn hóa và vai trò của nó đối với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng

Chia sẻ: Tri Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn làm rõ nội dung cơ bản của quy ước làng văn hóa và vai trò của việc thực hiện quy ước đó đối với việc đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của quy ước làng văn hóa đối với đảm bảo an ninh nông thôn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Chủ nghĩa xã hội khoa học: Quy ước làng văn hóa và vai trò của nó đối với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÃ THỊ THU HÀ QUY ƯỚC LÀNG VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐẢM BẢO AN NINH NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Hà Nội, 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÃ THỊ THU HÀ QUY ƯỚC LÀNG VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐẢM BẢO AN NINH NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 60.22.03.08 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Thị Phượng Hà Nội, 2016
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY ƯỚC LÀNG VĂN HÓA VÀ ĐẢM BẢO AN NINH NÔNG THÔNError! Bookmark not defined. 1.1. Làng văn hóa và quy ước làng văn hóa Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Khái niệm làng văn hóa ........................ Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Quy ước làng văn hóa ........................... Error! Bookmark not defined. 1.2. An ninh nông thôn và đảm bảo an ninh nông thônError! Bookmark not defined. 1.2.1. An ninh nông thôn ................................. Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Đảm bảo an ninh nông thôn .................. Error! Bookmark not defined. Chương 2. VAI TRÒ CỦA QUY ƯỚC LÀNG VĂN HÓA VỚI ĐẢM BẢO AN NINH NÔNG THÔN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY: THỰC TRẠNG, VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP ............. Error! Bookmark not defined. 2.1. Đặc điểm nông thôn đồng bằng sông Hồng và tình hình an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay ........... Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Đặc điểm nông thôn Đồng bằng sông HồngError! Bookmark not defined. 2.1.2. Tình hình an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay....... Error! Bookmark not defined. 2.2. Thực trạng vai trò của quy ước làng văn hóa đối với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay và những vấn đề đặt ra ....... Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Thực trạng vai trò của quy ước làng văn hóa đối với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay ..... Error! Bookmark not defined.
  4. 2.2.2. Những vấn đề đặt ra liên quan đến vai trò của quy ước làng văn hóa đối với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông HồngError! Bookmark not defined. 2.3. Giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát huy vai trò của quy ước làng văn hóa đối với vấn đề đảm bảo an ninh nông thôn đòng bằng sông Hồng.. Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng quy ước làng văn hóa góp phần đảm bảo an ninh nông thông đồng bằng sông Hồng ..... Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Đào tạo cán bộ văn hóa và đẩy mạnh các hoạt động văn hóa trong nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng ........... Error! Bookmark not defined. 2.3.3. Tổ chức triển khai quy ước làng văn hóa kết hợp với tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, qua đó giữ vững an ninh trật tự nông thôn đồng bằng sông Hồng. ...................................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.4. Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng ..................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 12 PHỤ LỤC ....................................................... Error! Bookmark not defined.
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đồng bằng sông Hồng của Việt Nam từ lâu đã được các nhà nghiên cứu trong nước, quốc tế quan tâm và đánh giá cao, không chỉ trên phương diện kinh tế, là vựa lúa của miền Bắc, mà còn bởi đời sống tinh thần phong phú, nơi giao thoa, tích tụ nhiều tầng văn hóa của cư dân vùng lúa nước. Được hình thành từ lịch sử lâu đời, cư dân vùng đồng bằng sông Hồng ngay từ đầu đã phải đối mặt với hai thế lực để trường tồn, đó là sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự đe dọa thường xuyên của các thế lực xâm lăng từ phương Bắc. Công cuộc chinh phục thiên nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm qua ngàn đời đã đem lại cho họ những kinh nghiệm quý báu và họ biết nâng niu, giữ gìn, trau dồi thành nghệ thuật, thành văn hóa, góp phần làm nên cả một nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Đây cũng là đóng góp lớn nhất của cư dân đồng bằng sông Hồng vào sự hình thành bản sắc dân tộc Việt Nam. Trải qua những thăng trầm, biến cố lịch sử cư dân đồng bằng sông Hồng đã định hình cho mình truyền thống văn hóa độc đáo, riêng biệt, thể hiện nổi bật là sự cố kết chặt chẽ các quan hệ họ hàng – dòng họ, quan hệ cộng đồng nhà – xóm làng – đất nước... Tiêu chí cao nhất trong xử lý các quan hệ đó là tình người, tính nhân văn, sự hài hòa, chia sẻ, nhường nhịn... Để giữ gìn những giá trị cao đẹp đó trong cộng đồng và cũng để giáo dục ý thức về cuộc sống cộng đồng cho các thế hệ, cư dân đồng bằng sông Hồng đã thể chế hóa các quy định về ứng xử, nghi lễ, nghi thức.... của đời sống cộng đồng thành những quy định có tính bắt buộc người trong làng, xóm, dòng họ phải theo. Đó chính là hương ước, quy ước, quy định của làng hay của dòng họ. Những hương ước, quy ước đó trong lịch sử được thực hiện nghiêm túc, tự giác và trở thành thứ vũ khí, thành “lệ làng”, giữ cho làng xóm bình yên, các quan hệ xã hội ổn định sau lũy tre làng. 5
  6. Hiện nay, đồng bằng sông Hồng đang đứng trước sự biến đổi to lớn, mạnh mẽ mang tính cách mạng sâu sắc. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế đã và đang đem lại sự đổi mới thực sự ở nông thôn. Diện mạo xã hội nông thôn đang thay đổi theo hướng đô thị hóa, lối sống của một bộ phận dân cư đặc biệt là lớp trẻ đang chuyển dịch nhanh hơn, mạnh hơn theo kiểu công nghiệp.... Đồng tiền đã len lỏi và tác động đến suy nghĩ, cách giải quyết các quan hệ trong xóm, ngoài làng, thậm chí trong gia đình dòng tộc. Sự tranh chấp đất đai dẫn đến xung đột, bất hòa, sự đền bù, giải tỏa không đồng thuận, dẫn đến khiếu kiện, làm xuất hiện “điểm nóng”, thậm chí xung đột gây mất ổn định xã hội nông thôn. Thực tế tình hình trật tự xã hội vùng nông thôn các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định... đã gióng lên hồi chuông báo động về an ninh nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Hồng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Sự nghiệp đảm bảo an ninh nông thôn không phải của riêng các lực lượng vũ trang, công an, quân đội, mà đó là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Sự nghiệp đó đòi hỏi phải huy động mọi tiềm năng, tiềm lực, sức mạnh của cả đất nước, dân tộc, trong đó có văn hóa. Từ xa xưa, cha ông ta đã biết sử dụng văn hóa như thứ vũ khí hữu hiệu chống lại âm mưu thâm độc của các thế lực ngoại xâm muốn “đồng hóa”. Kế thừa bài học quý báu đó từ truyền thống lịch sử, Đảng, Nhà nước Việt Nam từ ngày đầu thành lập đã chú ý chăm lo, vun trồng văn hóa, đặt văn hóa đúng với vai trò, ý nghĩa của nó. Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ ngày đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã xác định chăm lo phát triển văn hóa là việc làm cấp bách của chính quyền mới, và nhấn mạnh văn hóa là mặt trận, người cán bộ văn hóa là chiến sĩ. Bác kêu gọi mọi người hãy chung tay xây dựng đời sống mới, nếp sống văn hóa mới cho đúng với tư thế là người chủ của chế độ mới. 6
  7. Đảng Cộng sản Việt Nam qua nhiều kỳ đại hội đã khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trên thực tế, để đảm bảo an ninh, trật tự xóm làng ở một số địa phương đã biết kế thừa truyền thống dân tộc và vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương xây dựng văn hóa của Đảng và Nhà nước để xây dựng những bản hương ước mới, những quy định, quy ước xây dựng gia đình văn hóa, làng thôn văn hóa. Đây là cách làm hay, là sự sáng tạo của quần chúng trong việc sử dụng, phát huy vai trò của văn hóa vào công tác giữ gìn, đảm bảo an ninh nông thôn. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Quy ước làng văn hóa và vai trò của nó đối với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Thứ nhất, về làng xã, quy ước làng văn hóa có một số công trình tiêu biểu: PGS. TS Nguyễn Thừa Hỷ, “sự phát triển và cấu trúc đẳng cấp trong các làng xã cổ truyền Việt Nam”, trong Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, H.1978. Trong công trình này, tác giả đã tái hiện lại lịch sử nông thôn nước ta, phân tích rõ cơ cấu tổ chức ở một số làng truyền thống ở Việt Nam. GS. Phan Đại Doãn, “Mấy vấn đề về làng xã”, Tạp chí Dân tộc học, số 2/1991. Tác giả đã nêu bật được những nét đặc trưng cơ bản của làng Việt Nam, trong đó tính cộng đồng và tính tự quản là hai đặc trưng, chi phối mọi sinh hoạt của làng xã. GS. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, đề tài KX 07-02,H.1996. Trong đề tài, các tác giả đã khái quát những nếp sống, thói quen, giá trị đạo đức mang tính truyền thống của con người Việt Nam hình thành từ lâu đời và mối quan hệ của nó với xã hội hiện nay, sự duy trì, biến đổi và những giá trị mới đang hình thành. 7
  8. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Con đường làng xã Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, H.2001. Công trình đã khái quát hóa tiến trình hình thành làng xã từ buổi đầu xuất hiện cho đến ngày nay. Trong quá trình phát triển có những yếu tố được duy trì nhưng có những yếu tố được biến đổi cho phù hợp với xã hội hiện đại. Vấn đề khai thác, phát huy vai trò của văn hóa, của quy ước làng văn hóa đối với đời sống xã hội đã được nhiều tác giả quan tâm, nhiều công trình, bài viết đã được công bố với cách tiếp cận khác nhau. Người đặt viên gạch đầu tiên là tác giả Phan Kế Bính, với tác phẩm: “Việt Nam phong tục”. Trong công trình này, tác giả có dẫn một bản hương ước của làng Đề Kiều, xã Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh về vấn đề “nghĩa thương”. GS.TS Nguyễn Duy Quý, PGS.TS Thành Duy và PGS.TS Vũ Ngọc Khánh đồng tác giả cuốn sách “Văn hóa làng và làng văn hóa”; “Văn hóa làng và sự phát triển” của GS.TS Nguyễn Duy Quý; “Làng xã Việt Nam- một số vấn đề kinh tế- xã hội” của GS. Phan Đại Doãn; “Sự biến đổi của làng xã Việt Nam hiện nay” của GS.TS Tô Duy Hợp; “Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay” của tập thể tác giả Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; “Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng” của GS.TS Tô Duy Hợp; “Hương ước hồn quê” của cố giáo sư học giả Toan Ánh; “Bản sắc văn hóa làng trong xây dựng nông thôn đồng bằng bắc bộ” của TS. Lê Quý Đức... Ở những công trình trên, các tác giả đã bàn về văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất ở làng xã. Nhiều tác giả đã đề cập tới hội làng, nếp sống, phong tục, văn hóa nghệ thuật dân gian...Một số chuyên luận không những có ý kiến nhận xét về di sản của làng xã, về các mặt kinh tế- xã hội, văn hóa; mà còn nêu lên những điểm tích cực và cả những tiêu cực của làng xã trong quá trình dựng nước và giữ nước. 8
  9. PGS. TS Bùi Xuân Đính trong cuốn sách “Hương ước và quản lý làng xã” và “Lệ làng phép nước” đã nêu lên mối liên hệ cũ và mới trong nội dung hương ước xưa và nay, vai trò của nó trong quản lý làng xã, đồng thời tác giả cũng nêu rõ những vấn đề hương ước hiện nay cần giải quyết. Tác giả Lê Đức Tiết tron cuốn sách “Về hương ước lệ làng” cho thấy cái nhìn khá toàn diện về hương ước trong suốt quá trình từ khi hình thành, mối quan hệ với pháp luật, cũng như vai trò của hương ước trong đời sống xã hội nông thôn Việt Nam. Nhiều bài viết có giá trị nghiên cứu về hương ước được giới thiệu trên các báo, tạp chí: PGS.TS Lê Minh Thông trong bài viết “Luật nước và hương ước lệ làng trong đời sống pháp lý của các cộng đồng làng xã Việt Nam” đã viết: “Luật nước và lệ làng (hương ước) dường như luôn là những hành trang pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của các thế hệ người Việt Nam trụ vững và phát triển trong mọi thăng trầm của lịch sử”. Tác giả Lê Thị Hiền trong bài viết “Văn hóa hương ước- từ truyền thống đến hiện đại” đã đề cập đến nguồn gốc, vị trí, vai trò của văn hóa hương ước cổ. Bàn về nội dung tư tưởng chính của hương ước mới và những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc biên soạn và thực thi hương ước. TS. Nguyễn Duy Mền trong bài viết “Nguồn gốc và điều kiện xuất hiện hương ước trong làng xã vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ” đã đưa ra nhận định: “Dù không phải là một bộ luật hoàn chỉnh, hương ước, với những điều qui định về một số nét sinh hoạt riêng của làng xã vẫn đóng một vai trò "cương lĩnh”, có thể còn khá chung chung, nhưng dù sao cũng đáng xem là một nếp sống hàng ngày của làng xã mà mọi cá nhân, mọi tổ chức, trong làng, trong xã phải tuân thủ”. Thứ hai, về an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng, có một số tài liệu công bố như: 9
  10. Trong bài viết “Một số vấn đề rút ra qua việc giải quyết các điểm nóng về an ninh trật tự” trên Tạp chí Công an nhân dân, số 4, tr. 10-11, của tác giả Trịnh Thị Giới đã trình bày một số những vấn đề ảnh hưởng tới an ninh nông thôn và rút ra một số kinh nghiệm trong giải quyết các điểm nóng ở nông thôn. Tác giả Nguyễn Chí Dũng với tài liệu “Một số vấn đề về tội phạm và cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta hiện nay”, Nxb Công an nhân dân, đã trình bày các loại tội phạm nói chung và một số tội phạm điển hình trên địa bàn nông thôn nói riêng. Tác giả Nguyễn Đức Minh trong cuốn sách “An ninh nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay” , Nxb Công an nhân dân, đã làm rõ tình hình an ninh nông thôn hiện nay và sự tác động của kinh tế- xã hội đến an ninh nông thôn trong thời kỳ đổi mới. PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm trong cuốn sách “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm” , Nxb Công an nhân dân, đã trình bày các loại tội phạm chủ yếu trên cả nước nói chung và một số loại tội phạm điển hình khu vực nông thôn hiện nay. TS. Đỗ Cảnh Thìn trong bài viết “Mấy vấn đề về phát huy vai trò của thiết chế làng xã trong phòng ngừa tội phạm ở nông thôn” trên Tạp chí Cảnh sát nhân dân số 5 (6/2015), trong bài viết đề cập tới vai trò của một số thiết chế làng xã, trong đó có quy ước làng văn hóa, sự tác động của các thiết chế ấy đối với công tác phòng ngừa tội phạm trên địa bàn nông thôn. Có thể nhận thấy mặc dù đã có rất nhiều tác giả, khá nhiều đầu sách, luận án, bài viết nói về vai trò của văn hóa, quy ước làng văn hóa đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội; những yếu tố ảnh hưởng đến an ninh nông thôn, song chưa có một công trình độc lập nào nghiên cứu về vai trò của quy ước làng văn hóa đối với đảm bảo an ninh nông thôn, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Hồng. 10
  11. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn làm rõ nội dung cơ bản của quy ước làng văn hóa và vai trò của việc thực hiện quy ước đó đối với việc đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của quy ước làng văn hóa đối với đảm bảo an ninh nông thôn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Làm rõ khái niệm làng văn hóa, sự ra đời, đặc trưng và nội dung cơ bản của quy ước làng văn hóa. - Làm rõ khái niệm an ninh nông thôn và những nội dung về đảm bảo an ninh nông thôn. - Trình bày đặc điểm nông thôn đồng bằng sông Hồng và tình hình an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. - Phân tích thực trạng vai trò của quy ước làng văn hóa với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của quy ước làng văn hóa đến việc đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò của quy ước làng văn hóa đối với đảm bảo an ninh nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Hồng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Vai trò của việc thực hiện quy ước làng văn hóa đối với đảm bảo an ninh nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Hồng. - Thời gian khảo sát từ năm 2005 đến nay. 11
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS. TS. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Bộ Công an (2005), Tài liệu hội nghị tổng kết chỉ thị 08 “Về công tác CA góp phần đảm bảo an ninh nông thôn trong tình hình mới”, Hà Nội. 3. Bộ Chính trị (1997), Chỉ thị 21 – CT/TƯ, ngày 10/10/1997 “Về một số công việc cấp bách ở nông thôn hiện nay”. 4. Bộ Chính trị, Chỉ thị số 21/ CT- TW ngày 10/10/1997, “Về một số công việc cấp bách ở nông thôn hiện nay”. 5. Bộ Công an (2005), Từ điển Công an nhân dân, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 6. Cao Văn Biền (1996), “Sự quản lý của nhà nước đối với hương ước trong lịch sử”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3, tr.42. 7. Nguyễn Đình Bưu (1993), Xây dựng quy ước làng văn hóa ở Hà Bắc, Sở văn hóa thông tin và thể thao Hà Bắc. 8. PGS.TS. NSND. Lê Ngọc Canh (1992), Đình làng Chai Vạn Vĩ, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6. 9. Công an tỉnh Thái Bình (1999), Báo cáo tổng kết công tác công an góp phần đảm bảo an ninh nông thôn từ năm 1997- 1999, số 709 (PV 11). 10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Nghị định số 64/CP ngày 27/10/1993, “Về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp”. 11. Bộ Chính trị Trung ương Đảng (Khóa VIII), Chỉ thị số 21 – CT/ TW ngày 10/10/1997, “Về một số công việc cấp bách ở nông thôn hiện nay”. 12. Bộ Chính trị (khóa VIII), Chỉ thị số 23 – CT/ TW ngày 29/11/1997, “Về lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo”. 12
  13. 13. Bộ chính trị (khóa VIII), Chỉ thị số 30 – CT/ TW ngày 18/02/1998, “Về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”. 14. Ban tư tưởng văn hóa trung ương (1996), Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại hội VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Bộ văn hóa, thể thao và du lịch (2011), Số 12/2011/TT- BVHTTDL, “Thông tư quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Dang hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”; “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương”. 16. Chỉ thị số 31 – CT/ TW ngày 12/ 02/ 1998, Tỉnh ủy Hà Tây. 17. GS.TS. Phan Đại Doãn (1984), “Làng Việt Nam – đa nguyên và chặt”, Tạp chí Dân tộc học, số 3, tr.18-19. 18. GS.TS. Phan Đại Doãn (1985), “Sự tiến triển của cư dân nông dân”, Tạp chí Nghiên cứu Việt Nam, số 9, tr. 10-12. 19. GS.TS. Phan Đại Doãn (1987), “Mấy vấn đề về làng xã Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1, tr.17. 20. GS.TS. Phan Đại Doãn (1995), Mấy suy nghĩ về hương ước trong văn hóa quản lý nông thôn, Bài phát biểu tại Hội thảo khoa học chuyên đề hương ước tổ chức tại tỉnh Hải Hưng. 21. GS. TS. Phan Đại Doãn (1995), Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Nguyễn Đăng Duy (1996), Văn hóa tâm linh, Nxb Hà Nội . 23. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1988), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc Gia, Hà Nội. 24. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ năm, khóa VII, Nxb. Chính trị quốc Gia, Hà Nội. 13
  14. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết 06/NQ – TW ngày 10/11/1998 của Bộ chính trị, Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn hiện nay. 26. PGS. TS. Bùi Xuân Đính (1985), Lệ làng phép nước, Nxb Pháp luật Hà Nội. 27. PGS. TS. Bùi Xuân Đính, Về một số hương ước làng Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Luận án PTS Khoa học lịch sử mã số 50310. 28. PGS.TS. Bùi Xuân Đính (1993), “Vài suy nghĩ về hiện tượng tái lập hương ước ở nông thôn hiện nay”, Tạp chí Nhà nước & Pháp luật, số 2, tr.18-20. 29. PGS.TS. Bùi Xuân Đính (1996), “Mấy suy nghĩ về các hình thức xử phạt trong một số quy ước làng ở Hà Bắc”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8, tr. 10-11. 30. PGS.TS. Bùi Xuân Đính (1998), “Trước đây nửa thế kỷ Bác Hồ nói về hương ước”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 19, tr. 20-21. 31. PGS.TS Bùi Xuân Đính (2000), “Hương ước và pháp luật”, Tạp chí văn hóa dân gian, số 1, tr. 10-11. 32. GS.TS. Vũ Minh Giang (1995), “Tập quán quản lý và phân phối ruộng đất của làng xã và các chính sách ruộng đất quan trọng trong lịch sử Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước & Pháp luật, số 1, tr 10-12. 33. Trịnh Thị Giới (2010), “Một số vấn đề rút ra qua việc giải quyết các điểm nóng về an ninh trật tự”, Tạp chí Công an nhân dân, số 4, tr. 10-11. 34. PGS.TS. Diệp Đình Hoa (1994), “Lệ làng và ảnh hưởng của nó đối với pháp luật hiện đại”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 1, tr.15-17. 35. Hương ước Tổng Đô Lỗ - Bản chép tay, Thư viện Quốc gia Hà Nội, ký hiệu hương ước 502. 36. Hương ước Tổng Hương Canh - Bản chép tay, Thư viện Quốc gia Hà Nội, Ký hiệu hương ước 3350. 14
  15. 37. Hương ước Đỗ Xá – Bản chép tay, Thư viện Quốc gia Hà Nội, ký hiệu hương ước 313. 38. Khoa lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học quốc gia Hà Nội (2006), Làng Việt Nam - đa nguyên và chặt, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội. 39. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc Gia, Hà Nội. 40. Lê Thị Hiền, “Văn hóa hương ước – từ truyền thống đến hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa, số 5, tr.20. 41. Tô Duy Hợp (2003), Định hướng phát triển làng – xã Đồng bằng sông Hồng ngày nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 42. Thu Linh (1994), “Mô hình làng văn hóa ở nông thôn hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 6, tr.46-47. 43. Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Hồ Chí Minh (2012), Đời sống mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. PGS. TS Phạm Xuân Mai (1994), “Mấy nét về tình hình làng xã tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 1921 -1945 qua hương ước”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1, tr 21-22. 46. Nguyền Thị Thanh Mai (2001), Tâm lý nông dân miền Bắc Việt Nam khi chuyển sang kinh tế thị trường – đặc trưng và xu hướng biến đổi, Luận án Tiến sỹ Xã hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 47. Lưu Hồng Minh (2001), Thực trạng phân tầng xã hội theo mức sống ở nông thôn đồng bằng sông Hồng, dự báo và những kiến nghị, Luận án Tiến sỹ Xã hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 48. PGS.TS Vũ Duy Mền (1982), “Hương ước, khoán ước”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4, tr 7-8. 15
  16. 49. PGS. TS Vũ Duy Mền (1986), “Góp phần xác định thuật ngữ hương ước, khoán ước”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3, tr.83. 50. PGS. TS Vũ Duy Mền (1993), “Nguồn gốc và điều kiện xuất hiện hương ước trong làng xã ở vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1, tr 23-24. 51. Đăng Ngoạn (1995), “Một số kiến nghị cụ thể về quản lý Nhà nước đối với việc lập, ban hành và nội dung của quy ước làng văn hóa ở Hà Bắc”, Bài phát biểu tại Hội thảo chuyên đề về hương ước tổ chức tại Hải Hưng. 52. Nguyễn Tá Nhí (dịch) (1993), Hương ước cổ Hà Tây, Bảo tàng tổng hợp Sở văn hóa thông tin thể thao Hà Tây. 53. PGS.TS Vũ Thị Phụng (1990), Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam từ nguồn gốc đến trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 54. GS. TS Đỗ Nguyên Phương (chủ biên) và các tác giả khác (2003), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 55. PGS. TS Nguyễn Văn Phúc (2004), Công nghiệp nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 56. Bùi Mậu Quân (2003), “Công tác Công an góp phần đảm bảo ANNT trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, Tạp chí CAND, số 10/200, tr. 24. 57. Lê Đức Quý (2001), “Bản sắc văn hóa làng trong xây dựng nông thôn đồng bằng sông Bắc Bộ”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 6, tr.18-19. 58. Quy ước làng văn hóa thôn Đặng xá, xã Văn Xá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. 59. Quy ước văn hóa làng Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội 60. Quy ước làng văn hóa thôn Trúng Đích, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội. 61. Quy ước văn hóa làng Hạ Mỗ, xã Hạ Mỗ, Huyện Đan Phượng, Hà Nội. 16
  17. 62. Quy ước văn hóa làng Nhật Tân, Hà Nội. 63. Quy ước làng văn hóa xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, Hà Tây. 64. Quy ước làng văn hóa xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội. 65. Quy ước làng văn hóa Phú Xá Đoài, Đông Anh, Hà Nội. 66. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Hà Nội. 67. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Bộ luật Hình sự năm 1999, Nxb Công an nhân dân. 68. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1983), Luật tổ chức hội đồng nông dân và ủy ban nhanan dân, số 11 – LCT/ HDDNN7. 69. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Công an nhân dân, Số hiệu 54/2005/QH11. 70. G.S Hồ Văn Thông và TS Nguyễn Văn Sáu (2003), Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 71. G.S Hồ Văn Thông và TS Nguyễn Văn Sáu (2001), Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 72. PGS. TS Văn Tạo (1993), Chúng ta thừa kế di sản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 73. Hà Văn Tấn (1989), Làng, liên làng và siêu làng – Mấy suy nghĩ về phương pháp, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 74. TS. Nguyễn Danh Tiên (2012), Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới, Nxb CTQG, Hà Nội. 75. Trần Nho Thìn (2000), Đổi mới tổ chức hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 76. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định phê duyệt đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”. 17
  18. 77. Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam, năm 2000. 78. Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, năm 2008. 79. PGS. TS Đào Trí Úc (1997), “Hương ước và mối quan hệ giữa hương ước với pháp luật”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8, tr. 22-23. 80. PGS. TS Đào Trí Úc (1996), Nhà nước và pháp luật trong sự nghiệp của chúng ta, Nxb Chính trị Quốc gia. 81. Lê Hữu Xanh (2001), Tác động của tâm lý làng xã trong việc xây dựng đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 82. Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2