Cơ quan cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự<br />
Nguyễn Văn Tình<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40<br />
Người hướng dẫn: TS Lê Văn Đệ<br />
Năm bảo vệ: 2007<br />
Abstract: Luận giải về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát<br />
điều tra được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp quy phạm pháp<br />
luật hình sự khác; Nghiên cứu những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hoạt động<br />
của Cơ quan cảnh sát điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; Khái quát thực<br />
tiễn hoạt động của Cơ quan cảnh sát điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, đặc<br />
biệt hoạt động khởi tố và áp dụng các biện pháp ngăn chặn; Đề xuất một số giải pháp<br />
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự<br />
Keywords: Cảnh sát điều tra; Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Tố tụng hình sự<br />
<br />
Content<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Giải quyết vụ án hình sự là quá trình áp dụng pháp luật rất phức tạp, tiến hành theo một<br />
trình tự, thủ tục chặt chẽ, trong đó các cơ quan và người có thẩm quyền phải áp dụng mọi biện<br />
pháp hợp pháp để làm rõ tội phạm, người phạm tội và những vấn đề khác cần thiết cho việc giải<br />
quyết đúng đắn vụ án hình sự. Quá trình này đòi hỏi phải phát hiện, điều tra xử lý tội phạm và<br />
người phạm tội được chính xác, nghiêm minh, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô<br />
tội, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.<br />
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, hoạt động của Cơ quan điều tra có một vị trí hết<br />
sức quan trọng. Kết quả của hoạt động điều tra là cơ sở để truy tố và xét xử vụ án hình sự, có ý<br />
nghĩa quyết định đến sự thành, bại đối với cả tiến trình tố tụng hình sự.<br />
Từ khi Nhà nước ta ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và Pháp lệnh tổ chức điều<br />
tra hình sự năm 1989, Cơ quan điều tra ở nước ta đã được tổ chức thành hệ thống ổn định hơn và<br />
hoạt động có hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh quốc<br />
gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ<br />
<br />
của mình, việc triển khai tổ chức và hoạt động của các Cơ quan điều tra đã bộc lộ nhiều vướng<br />
mắc, như: cơ sở pháp lý cho việc thực hiện thẩm quyền điều tra chưa hoàn thiện, trình độ chuyên<br />
môn nghiệp vụ của điều tra viên còn hạn chế…, nên hiệu quả hoạt động chưa cao; có trường hợp<br />
bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội v.v... làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động<br />
điều tra, xử lý tội phạm. Đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra - Cơ quan điều tra có bộ máy lớn<br />
nhất, được tổ chức từ Bộ Công an đến Công an cấp huyện, có thẩm quyền điều tra gần 90% số<br />
tội danh quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành thì những vấn đề vướng mắc, bất cập càng trở<br />
nên bức xúc. Đặc biệt là, trong điều kiện Nhà nước ta đang thực hiện chủ trương cải cách tư pháp<br />
theo các Nghị quyết của Đảng và nâng cao hiệu quả thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003,<br />
Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đổi mới tổ<br />
chức và hoạt động của Cơ quan điều tra nói chung, Cơ quan Cảnh sát điều tra nói riêng để cơ<br />
quan này thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong hoạt động điều tra, khám phá tội<br />
phạm là một yêu cầu cấp thiết. Với nhận thức như vậy, việc chọn vấn đề: “Cơ quan Cảnh sát<br />
điều tra trong tố tụng hình sự ” làm đề tài luận văn cao học là cần thiết.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Trong những năm qua, việc nghiên cứu về Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự nói<br />
chung và Cơ quan Cảnh sát điều tra nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên<br />
cứu lý luận và cán bộ thực tiễn. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố, như:<br />
- Chuyên đề “Hội thảo dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam”, dự án VIE/95/018,<br />
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, năm 1997.<br />
- Mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra với các cơ quan tham gia tố tụng hình sự, sách<br />
chuyên khảo của GS,TS. Đỗ Ngọc Quang, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1997.<br />
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra và quan hệ phối hợp với các cơ<br />
quan khác trong lực lượng Cảnh sát nhân dân trong điều tra tội phạm, PGS,TS. Nguyễn Ngọc<br />
Anh, chuyên đề hội thảo khoa học về tố tụng hình sự Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,<br />
Hà Nội, năm 1997.<br />
- Về cải cách Cơ quan điều tra, PGS,TS. Trần Đình Nhã, chuyên đề hội thảo khoa học về<br />
tố tụng hình sự Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, năm 1997.<br />
- Phân cấp điều tra và sự phối hợp giữa các cấp điều tra của lực lượng Cảnh sát điều tra<br />
trong hoạt động điều tra hình sự, luận văn thạc sỹ luật học của Phạm Đức Toàn, Học viện CSND,<br />
Hà Nội, năm 1999.<br />
<br />
- Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an, Ban soạn<br />
thảo Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, Bộ Công an, Hà Nội, tháng 12/2002.<br />
- Cơ quan điều tra Công an nhân dân, sách chuyên khảo của GS, TS Đỗ Ngọc Quang,<br />
Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 2001.<br />
Tình hình nghiên cứu nêu trên cho thấy, tuy đã có một số công trình nghiên cứu về Cơ<br />
quan điều tra trong tố tụng hình sự, nhưng những công trình đó mới dừng lại ở một số lĩnh vực<br />
về cơ quan này như: thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra, mối quan hệ giữa Cơ quan điều<br />
tra với các cơ quan tiến hành tố tụng,... mà chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện tổng thể<br />
về hệ thống Cơ quan điều tra. Mặt khác, do được tiến hành nghiên cứu đã lâu, nên chưa thể hiện<br />
được quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới cơ quan tiến hành tố tụng trong<br />
tiến trình cải cách tư pháp nói chung và Cơ quan điều tra nói riêng được thể hiện trong Bộ luật tố<br />
tụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 cũng như những yêu cầu<br />
của tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
Mục đích nghiên cứu chính của luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, thực tiễn<br />
của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự; đánh giá đúng thực trạng tổ chức và hoạt<br />
động của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự, đặc biệt là hoạt động khởi tố và áp<br />
dụng các biện pháp ngăn chặn. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện các<br />
quy định về Cơ quan Cảnh sát điều tra trong pháp luật tố tụng hình sự để nâng cao hiệu quả hoạt<br />
động của Cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.<br />
Để đạt được mục đích nói trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau<br />
đây:<br />
+ Luận giải về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra<br />
được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật tố tụng hình sự<br />
khác.<br />
+ Nghiên cứu những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hoạt động của Cơ quan<br />
Cảnh sát điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.<br />
+ Khái quát thực tiễn hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong quá trình giải quyết<br />
vụ án hình sự, trong đó đặc biệt đề cập đến hoạt động khởi tố và áp dụng các biện pháp ngăn<br />
chặn.<br />
<br />
+ Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự<br />
về Cơ quan Cảnh sát điều tra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra<br />
trong tố tụng hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai<br />
đoạn hiện nay.<br />
Trong phạm vi một luận văn Cao học, chúng tôi giới hạn việc nghiên cứu tập trung vào<br />
các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự về tổ chức, hoạt<br />
động của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự, đồng thời dựa trên cơ sở nghiên cứu<br />
tình hình hoạt động thực tiễn chủ yếu trong hoạt động khởi tố và áp dụng các biện pháp ngăn<br />
chặn của Cơ quan Cảnh sát điều tra trên phạm vi toàn quốc.<br />
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,<br />
duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta về<br />
đấu tranh phòng, chống tội phạm; về đổi mới, cải cách hệ thống cơ quan tư pháp nói chung, cơ quan<br />
điều tra nói riêng.<br />
Quá trình nghiên cứu, trong đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể,<br />
như : phân tích, tổng hợp; phân tích thuần tuý quy phạm pháp luật, khảo sát thực tiễn… Trong<br />
quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả đã tiếp thu có chọn lọc kết quả của các công trình<br />
đã được công bố; các đánh giá, tổng kết của các cơ quan chuyên môn và các chuyên gia về<br />
những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra.<br />
5. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài<br />
ở bình diện lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về Cơ<br />
quan điều tra nói chung, tổ chức và hoạt động điều tra vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều<br />
tra trong tố tụng hình sự nói riêng.<br />
Về thực tiễn, luận văn sẽ là tài liệu có giá trị, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo,<br />
nghiên cứu, học tập trong các cơ sở đào tạo của lực lượng Công an nhân dân, cũng như các cơ sở<br />
đào tạo khác. Những đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp những luận cứ khoa học, làm<br />
cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tổ chức, hoạt động<br />
của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự.<br />
6. Bố cục của Luận văn<br />
Luận văn được bố cục gồm: Phần mở đầu, 3 chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.<br />
<br />
References<br />
Các văn bản nghị quyết của Đảng<br />
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính<br />
trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.<br />
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05 của Bộ Chính<br />
trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định<br />
hướng đến năm 2020, Hà Nội.<br />
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06 của Bộ Chính<br />
trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.<br />
Các văn bản pháp luật<br />
4. Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985, Nhà<br />
xuất bản Chính Trị Quốc gia (1994), Hà Nội.<br />
5. Bộ Luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1988, Nhà xuất<br />
bản Chính Trị Quốc gia (1994), Hà Nội.<br />
6. Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, Nhà xuất<br />
bản Chính Trị Quốc gia (2000), Hà Nội<br />
7. Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003, Nhà<br />
xuất bản Chính Trị Quốc gia(2004), Hà Nội.<br />
8. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm1989, Nhà xuất bản Pháp lý (1989), Hà Nội.<br />
9. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc gia (2004),<br />
Hà Nội.<br />
10. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2004), Nghị quyết số 727/2004/NQ-UBTVQH ngày 20<br />
tháng 8 năm 2004 về việc thi hành Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự.<br />
11. Hệ thống hoá các văn bản pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự, Nhà xuất bản<br />
Chính trị Quốc gia (1998), Hà Nội.<br />
12. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc gia, Hà<br />
Nội 1994.<br />
13. Pháp lệnh Cảnh Sát nhân dân. Hà Nội 1989.<br />
Các tài liệu khác<br />
14. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh (1994), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng<br />
hình sự.<br />
<br />