intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể, ứng dụng ITI- GAF xây dựng mô hình đại học điện tử

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn trình bày các phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể, ứng dụng ITI- GAF xây dựng mô hình đại học điện tử. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể, ứng dụng ITI- GAF xây dựng mô hình đại học điện tử

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHAN QUANG THỊNH NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG KIẾN TRÚC TỔNG THỂ, ỨNG DỤNG ITI-GAF XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐẠI HỌC ĐIỆN TỬ Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HÀ NỘI – 2015
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Nguyễn Ái Việt Phản biện 1: TS. Lê Quang Minh Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Hà Nam Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội Vào hồi 14 giờ 30 ngày 11 tháng 12 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội; - Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài Trong thời đại kinh tế tri thức, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động của một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là xu hướng tất yếu. Ứng dụng CNTT phát triển với tốc độ nhanh chóng và hệ lụy của việc phát triển này là hệ thống CNTT ngày càng phức tạp, khó điều hành, mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin ngày một kém đi dẫn tới hiệu quả mang lại chưa cao. Một phần nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do ứng dụng CNTT đôi khi chưa được xem trọng đúng mức, hầu hết các hệ thống được xây dựng một cách tự phát, đầu tư chắp vá, thiếu tính đồng bộ, nguồn lực, kỹ năng và nhận thức về CNTT chưa cao, chưa đủ năng lực để tiếp thu các phương tiện kỹ thuật, phương pháp làm việc mới hiện đại và quan trọng hơn cả đó là thiếu chiến lược phát triển, thiếu công cụ để hoạch định, quản trị kiến trúc. Kiến trúc Tổng thể (Enterprise Architecture - EA) ra đời giúp cho cơ quan, tổ chức doanh nghiệp đồng bộ hóa CNTT với nghiệp vụ, mang lại sức mạnh tổng hợp từ các nguồn lực và các nhóm chức năng khác nhau trong nội bộ tổ chức. Kiến trúc tổng thể giúp tổ chức nhận biết mình đang ở đâu, mong muốn phát triển tới mức nào, hiện trạng mình đã có những gì và còn thiếu gì? Kiến trúc tổng thể chỉ ra các dự án triển khai có thực sự nằm trong quy hoạch chung hay chỉ là tạm thời, chắp vá, khắc phục vấn đề đầu tư chồng chéo, lặp đi lặp lại gây lãng phí, rút ngắn quy trình và xây dựng được chuẩn để các dự án phối hợp với nhau được tốt hơn.
  4. 2 Kiến trúc tổng thể đã được áp dụng phổ biến ở các nước phát triển, thành công của nó đã minh chứng được tính khoa học, thực tiễn và cần thiết. Ở Việt Nam, những năm gần đây một số Bộ, Ban, Ngành,…, điển hình như Quốc hội, Tổng Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch đầu tư…nhanh chóng nắm bắt được xu thế đã áp dụng các khung kiến trúc vào việc xây dựng kiến trúc CNTT tổng thể cho đơn vị mình. Đối với ngành giáo dục nói chung và đối với các trường đại học nói riêng, việc ứng dụng CNTT tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới phương thức tổ chức và quản lý đào tạo, tuy nhiên do chưa có một mô hình tổng thể chung thống nhất dẫn tới hiệu quả đem lại vẫn chưa cao. Nguồn lực cơ sở hạ tầng về CNTT trong nhiều trường còn hạn chế và lạc hậu, nguồn nhân lực về CNTT mỏng và chưa được trang bị tốt về tri thức CNTT. Việc ứng dụng CNTT trong nhiều trường chưa đồng bộ và manh mún, thiếu sự chỉ đạo thống nhất, mang tính tự phát, chưa đồng đều, tác động đến các quy trình nghiệp vụ chưa sâu. Chưa xây dựng một cơ cấu chỉ đạo, giám sát và tổ chức triển khai thực hiện thông suốt theo đúng chủ trương đã đề ra. Các dự án đầu tư dàn trải, chưa có tính kế thừa, liên thông dẫn tới hiệu quả khai thác không cao, thiếu sự gắn kết, quy trình thực hiện không trọn vẹn (nghiêng về phát động, xem nhẹ việc giám sát và kiểm tra, tổng kết và điều chỉnh) Trước yêu cầu thực tiễn đó, việc nghiên cứu phương pháp luận xây dựng Kiến trúc tổng thể, áp dụng tổ chức lại các hoạt động để có hiệu quả công việc cao hơn nhờ ứng dụng công nghệ thông tin cho trường đại học (sau đây gọi là Mô hình đại học điện tử) là việc làm quan trọng và phù hợp với xu hướng phát triển chung. Mô hình Đại
  5. 3 học điện tử là căn cứ để các trường đầu tư xây dựng và thẩm định các dự án CNTT, nâng cao nhận thức về việc sử dụng các phương tiện thông tin trong nền giáo dục hiện đại. 2. Đối tượng nghiên cứu - Phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể. - Mô hình ITI-GAF của Viện CNTT - Đại học Quốc Gia Hà Nội 3. Phạm vi nghiên cứu - Một số phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể - Đề xuất mô hình Đại học điện tử - Nghiên cứu phát triển mô hình Đại học điện tử tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. - Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ 9/2014 đến 30/10/2015. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lý luận, khảo sát tư liệu, mô hình đã được xây dựng - Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia và đưa ra những nội dung cần hoàn thiện phù hợp và có tính khả thi. - Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích 5. Dự kiến kết quả đạt được - Nắm được tổng quan về các phương pháp luận xây dựng kiến trúc cơ quan, xí nghiệp. - Biết cách áp dụng phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể để xây dựng mô hình quy hoạch Đại học điện tử - Thiết lập mô hình Đại học điện tử áp dụng tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
  6. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIẾN TRÚC TỔNG THỂ 1.1. Tổng quan về Kiến trúc tổng thể 1.1.1. Khái niệm cơ bản về Kiến trúc tổng thể Theo Jeanne W. Ross, Kiến trúc tổng thể yêu cầu phải tổ chức hợp lý các quy trình nghiệp vụ, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và phải phản ánh các yêu cầu về chuẩn hóa và tích hợp của các mô hình hoạt động trong tổ chức, từ đó các dự án CNTT là một thể thống nhất, hỗ trợ nhau cùng đạt mục tiêu chiến lược chung về nghiệp vụ, kết nối các bộ phận khác nhau, cho phép giao tiếp, cộng tác, chia sẻ trong tổ chức, nâng cao chất lượng làm việc và tạo ra những giá trị lớn hơn từ việc đầu tư ứng dụng CNTT. 1.1.2. Các kiến trúc thành phần của kiến trúc tổng thể Kiến trúc nghiệp vụ Kiến trúc dữ liệu Kiến trúc ứng dụng Kiến trúc hạ tầng kỹ thuật, công nghệ 1.2. Các phương pháp luận xây dựng Kiến trúc tổng thể ở Việt Nam và trên thế giới Hiện nay, thế giới có rất nhiều phương pháp xây dựng kiến trúc tổng thể. Mỗi phương pháp này khác nhau về hướng tiếp cận, cách thức triển khai và đối tượng áp dụng. Theo báo cáo của Roger Sessions hiện có tới 90% Kiến trúc tổng thể được xây dựng từ một trong 4 khung kiến trúc sau:
  7. 5 1.2.1. Khung kiến trúc Zachman 1.2.2. Khung kiến trúc TOGAF 1.2.3. Khung kiến trúc Tổng thể liên bang Mỹ (Federal Enterprise Architecture - FEA) 1.2.4. Phương pháp luận Gartner 1.2.5. Mô hình ITI-GAF Hình 1.1. Mô hình ITI - GAF
  8. 6 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐẠI HỌC ĐIỆN TỬ 2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước về phát triển, ứng dụng CNTT 2.2 Thực trạng phát triển CNTT trong các trường đại học Việt Nam Về nguồn lực cơ sở hạ tầng về CNTT Về nguồn nhân lực về CNTT Hệ thống quy chế, quy định về CNTT Các phần mềm quản lý, hỗ trợ tác nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống yếu Thiếu tính hệ thống Mô hình quản lý chưa thực sự tiên tiến Công nghệ phát triển cũ, lạc hậu Nền tảng công nghệ Nền tảng PC Nề tảng Web Nền tảng điện toán đám mây Nền tảng di động 2.3. Phát triển Kiến trúc tổng thể ở một số trường Đại học trên thế giới, kinh nghiệm phát triển cho Việt Nam Việc ứng dụng CNTT ở mỗi một quốc gia là khác nhau do sự khác nhau về chức năng đào tạo, sự quản lý của các trường trên thế giới. Những kinh nghiệm ứng dụng từ các trường đại học trên thế
  9. 7 giới, những giải pháp quản lý trường đại học rất có ích giúp cho các trường Đại học ở Việt Nam lựa chọn cho mình phương pháp xây dựng khung kiến trúc tổng thể cho phù hợp với điều kiện thực tế. 2.4. Định hướng và phương pháp xây dựng mô hình Đại học điện tử 2.4.1. Định hướng xây dựng mô hình Đại học điện tử Phát triển ứng dụng CNTT làm thay đổi phương thức quản lý từ văn bản giấy tờ sang văn bản điện tử, khai thác hiệu quả tài nguyên thông tin hiện đang được quản lý thủ công rời rạc dần hình thành các cơ sở dữ liệu dùng chung, chia sẻ trong mọi hoạt động của nhà trường. Thay đổi môi trường trao đổi thông tin giữa các đơn vị, bộ phận trong trường, nâng cao năng lực tác nghiệp giữa các đơn vị, hiệu quả công việc của cán bộ quản lý, chuyên viên. Trang bị phương tiện kỹ thuật, kỹ năng sử dụng, quy trình nghiệp vụ mới. Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác cho cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên.. phù hợp với yêu cầu sử dụng, dễ dàng truy cập mọi lúc, mọi nơi. Kiến trúc hệ thông thông tin: Linh hoạt và không phụ thuộc vào công nghệ: quá trình phát triển hệ thống phần mềm giảm thiểu chi phí phát triển, đào tạo, bảo trì. Hệ thống các dịch vụ được triển khai có tính đơn giản, mức độ sử dụng cao, cho phép theo dõi kết quả xử lý nghiệp vụ, đo lường và kiểm soát thực hiện. Có khả năng thống kê các bước thực hiện nghiệp vụ. Đảm bảo: Cấu trúc, trình tự là thống nhất, xuyên suốt thể hiện sự nhất quán trong giao dịch, cần tích hợp chia sẻ dữ liệu.
  10. 8 Thông tin dữ liệu toàn bộ hệ thống phục vụ mọi hoạt động nghiệp vụ,Thông tin cần được chia sẻ tối đa: Giúp giảm chi phí thu thập, tổng hợp, kiểm tra đối chiếu. Nền tảng phát triển: Web, thiết bị di động, ưu tiên các công nghệ cao cho phép tích hợp, công nghệ phổ biến, dễ vận hành, can thiệp Cổng thông tin Đại học điện tử tích hợp nhiều ứng dụng đáp ứng nhu cầu của đa số người dùng, Bảo mật đồng bộ tại tất cả các thành phần kiến trúc tránh thảm họa mất mát sai lệch dữ liệu 2.4.2. Phương pháp xây dựng mô hình Đại học điện tử Thứ nhất: Các phương pháp EA khác rất khó áp dụng tại các trường đại học ở Việt Nam do hạn chế nguồn lực tài chính, nhận thức và kinh nghiệm. Thứ hai: Về mặt lý luận, mô hình ITI-GAF tiếp thu các phương pháp Kiến trúc EA hiện đại để đưa vào các yếu tố nghiệp vụ, nhân lực, đổi mới cơ cấu tổ chức, hệ thống văn bản quy định. Đây là những yếu tố bên ngoài nhưng quyết định thành công của việc ứng dụng CNTT. Thứ ba: Mô hình ITI-GAF đã được sử dụng trong các dự án ứng dụng CNTT một số Bộ, ngành và địa phương. do Viện CNTT-ĐHQG Hà Nội làm tư vấn Thứ tư: Phương pháp ITI-GAF phù hợp với khả năng nhận thức của cán bộ công chức Việt Nam, do dễ triển khai, đào tạo và tuyên truyền. Thứ năm: ITI-GAF có khả năng giải quyết những xung đột giữa các yếu tố công nghệ và phi công nghệ để nâng cao hiệu quả, rút ngắn quy trình đầu tư và loại bỏ những đầu tư lãng phí.
  11. 9 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐẠI HỌC ĐIỆN TỬ TRIỂN KHAI XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐẠI HỌC ĐIỆN TỬ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 3.1. Mục tiêu xây dựng Đại học điện tử Khai thác tối đa, hiệu quả và hiện đại hóa các nguồn lực. Là cơ sở định hướng cho việc thực hiện, triển khai các dự án CNTT tránh đầu tư chồng chéo gây lãng phí. Đưa ra các chuẩn quy trình nghiệp vụ nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng các hình thức tác nghiệp Cải cách cơ chế quản lý, điều hành, phối hợp thực hiện giữa các đơn vị. 3.2. Mô hình Đại học Điện tử 3.2.1. Mô hình nguồn lực Đại học điện tử Nguồn lực của Đại học điện tử bao gồm: Nghiệp vụ, Nhân lực và Cơ sở hạ tầng 3.2.1.1. Mô hình nghiệp vụ Nghiệp vụ: Bao gồm các thủ tục hành chính và quy trình nghiệp vụ, hướng dẫn cho các hoạt động tác nghiệp của Đại học điện tử. 3.2.1.2. Mô hình con người Con người trong đại học điện tử: Bao gồm các kỹ năng nghiệp vụ và kỹ năng sử dụng cơ sở hạ tầng của cán bộ quản lý, chuyên viên/nhân viên, giảng viên và người học: 3.2.1.3. Mô hình cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng: Bao gồm các thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật tạo điều kiện cho hoạt động quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường đại học đạt chất lượng cao.
  12. 10 3.2.1.4. Mô hình phát triển nguồn lực Đại học điện tử Để phát triển nguồn lực Đại học điện tử cần hiện đại hóa và phát triển cân đối cac đối các nguồn lực. Trong đó: - Chuẩn hóa các nghiệp vụ - Phát triển cơ cở hạ tầng - Đào tạo nhân lực để có nhận thức, kỹ năng thực hiện nghiệp vụ và làm chủ được cơ sở hạ tầng hiện đại 3.2.2. Mô hình tác nghiệp trong đại học điện tử Tác nghiệp bao gồm các hình thức hoạt động của Đại học 3.2.2.1. Mô hình tác nghiệp giao tiếp Đại học điện tử Tác nghiệp giao tiếp gồm: Các hoạt động có giao tiếp với cơ quan, tổ chức trong hệ thống giáo dục, chính trị, truyền thông, sinh viên, chuyên gia, doanh nghiệp và đối tác nước ngoài. Tác nghiệp giao tiếp bao gồm: Giao tiếp tuyển sinh - Tư vấn tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp (thường xuyên, định kỳ) - Thông báo tuyển sinh, chương trình đào tạo… Giao tiếp với người học (sinh viên/cựu sinh viên) - Cung cấp thông tin về chương trình đào tạo, môn học, thời khóa biểu, lịch thi, kết quả thi, văn bằng, tốt nghiệp - Nhận thắc mắc khiếu nại (phúc tra, phúc khảo, chế độ, chính sách…) của người học - Đánh giá phản hồi của người học về công tác tổ chức quản lý về mô đun/môn học, chương trình đào tạo. - Hỗ trợ sinh viên trong quá trình đào tạo
  13. 11 Phối hợp với các cơ quan chủ quản, tổ chức trong hệ thống chính trị, giáo dục - Phối hợp với cơ quan, đơn vị chủ quản để xây dựng, thực hiện các chương trình, quy chế đào tạo. - Phối hợp hoạt động với các cơ quan Đảng, Chính phủ - Phối hợp thực hiện hoạt động của ngành, địa phương... Giao tiếp với các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục - Trao đổi thông tin chuyên môn, nghiệp vụ - Liên kết, hợp tác đào tạo - Chuyển giao khoa học, công nghệ Giao tiếp với tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp - Phối hợp trong các hoạt động tư vấn việc làm cho sinh viên. - Phối hợp trong hoạt động đánh giá chất lượng đào tạo. - Kết hợp tổ chức xây dựng, phát triển và cập nhật chương trình đào tạo - Phối hợp hoạt động đưa người học tham quan, học tập thực tế, thực tập tốt nghiệp, chuyên đề. - Phối hợp thực hiện hoạt động sát hạch, đánh giá, kiến thức, kỹ năng. - Phối hợp thực hiện trong việc nghiên cứu, ứng dụng phát triển và chuyển giao công nghệ. Đưa các nghiên cứu trong Nhà trường ra áp dụng thực tế và thương mại hóa các công trình nghiên cứu. Quan hệ công chúng và truyền thông - Tổ chức các sự kiện truyền thông. - Tổ chức các hội nghị, hội thảo. - Marketing, quảng bá giới thiệu hình ảnh trường và các ngành nghề đào tạo, cơ hội việc làm, nghề nghiệp.
  14. 12 Sử dụng chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên cao cấp - Cố vấn công tác điều hành quản lý, xây dựng chính sách chế độ. - Cố vấn xây dựng và phát triển chương trình đào tạo - Giảng dạy các mô đun/môn học, chuyên đề, xemina khoa học - Chuyên gia về các vấn đề chuyên môn và kỹ thuật Quan hệ quốc tế - Tổ chức, công ty, tập đoàn trên thế giới - Các trường Đại học trên thế giới 3.2.2.2. Mô hình tác nghiệp nội bộ Đại học điện tử Tác nghiệp nội bộ gồm các hoạt động thường xuyên có sự phối hợp giữa các đơn vị trong trường, giữa các cán bộ, nhận viên quản lý, giảng viên và sinh viên. Tác nghiệp nội bộ bao gồm Quản lý hành chính (Hành chính điện tử) - Quản lý công văn, văn bản giấy tờ. - Quản lý, điều hành luồng công việc. - Quản lý lịch làm việc, các xem xét của lãnh đạo. - Quản lý báo cáo phục vụ lãnh đạo, báo cáo thường xuyên, báo cáo theo yêu cầu và báo cáo thống kê. - Điều phối các hoạt động tạo điều kiện hợp tác và chia sẻ. Quản lý nguồn lực - Quản lý tài chính - Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị - Quản lý nhân sự - Quản lý khoa học công nghệ - Quản lý thông tin, thư viện
  15. 13 Hỗ trợ hoạt động của trường đại học - Quản lý Đào tạo: Tuyển sinh, Mở ngành đào tạo, Xây dựng Chương trình đào tạo, Xây dựng thời khóa biểu, Tổ chức quá trình giảng dạy, Kiểm soát quá trình giảng dạy, thanh tra giáo dục, Xét lên lớp, tốt nghiệp, Cấp phát bằng, chứng chỉ. - Quản lý Đánh giá kết quả học tập: Lập kế hoạch thi, Chuẩn bị thi, Quản lý đề thi, Tổ chức thi, Xử lý phách bài thi, Tổ chức chấm thi, Công bố điểm, Phúc tra, Quản lý giao/nhận và lưu trữ bài thi. - Quản lý Công tác sinh viên: Quản lý ký túc xá; Quản lý sinh viên: Hồ sơ sinh viên, Kỷ luật- khen thưởng, Đánh giá kế quả rèn luyện, Cố vấn học tập, Học bổng, Lấy ý kiến sinh viên về công tác quản lý, chất lượng đào tạo và chương trình môn học. - Quản lý hoạt động Đảng/Đoàn/Hội/Câu lạc bộ. - Quản lý cảnh quan, an nình trật tự, vệ sinh môi trường. 3.2.2.3. Mô hình tác nghiệp phát triển tiềm lực 3.2.2.4. Mô hình vận hành tác nghiệp Trong trường đại học, mỗi hình thức tác nghiệp có thể được giao cho các đơn vị chuyên trách thực hiện, tuy nhiên trong thực tế một đơn vị có thể thực hiện tất cả các tác nghiệp trên. 3.2.3. Mô hình thể chế Đại học điện tử Trong Đại học điện tử thể chế bao gồm: Quy chế, Cơ chế và Định chế. 3.2.3.1. Mô hình quy chế Bao gồm các chủ trương, quy định đã được các cấp ban hành bằng văn bản. Quy chế Đại học điện tử bao gồm: - Các văn bản, quy phạm pháp luật do các cơ quan quản lý cấp trên. - Các văn bản, nghị quyết của Đảng bộ, của Hội đồng trường.
  16. 14 - Quy chế tổ chức hoạt động của trường, quy định chức năng và nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị/ bộ phận, tổ chức Đảng, đoàn thể, cán bộ quản lý, cán bộ/giảng viên. - Các chủ trương, chỉ đạo của lãnh đạo trường đại học về xây dựng Đại học điện tử, cải cải cách hành chính và chuẩn hóa chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ. - Các quy định về sử dụng thông tin, dữ liệu, an ninh, an toàn và bảo mật thông tin. - Kế hoạch ứng dụng CNTT, chiến lược, chính sách phát triển ngắn hạn và dài hạn của nhà trường. - Các quy chế, quy định về quản lý tài chính, nhân sự - Các quy chế đầu tư, quản lý cơ sở hạ tầng, tài sản, vật tư trang thiết bị. - Các quy chế, quy định về quản lý đầu tư về CNTT, quản lý thông tin, dữ liệu và tri thức. - Các quy chế về đào tạo, công nhận kết quả học tập của sinh viên, công tác sinh viên, thanh tra giáo dục. - Các quy chế quy định về nghiên cứu khoa học, chính sách xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, đề cương chi tiết học phần, mô đun/môn học, phương pháp giảng dạy và mục tiêu học tập. 3.2.3.2. Mô hình định chế Định chế: Bao gồm cơ cấu tổ chức, quyền hạn trách nhiệm quản trị các hoạt động, các dự án, nhiệm vụ, năng lực. Cơ cấu tổ chức - Hội đồng trường - Ban Giám hiệu - Hội đồng khoa học
  17. 15 - Hội đồng tư vấn - Các đơn vị chức năng: Phòng, ban, trung tâm.. - Các đơn vị đào tạo: Khoa, Trung tâm, Viện, Trường thành viên. - Các đơn vị nghiên cứu, phục vụ, dịch vụ: Doanh nghiệp… - Các tổ chức chính trị/đoàn thể: Công đoàn, Đoàn TNCSHCM, Hội sinh viên… Các dự án đề án - Các dự án xây dựng cơ bản - Các dự án phát triển CNTT - Các đề án về cải cách hành chính Các năng lực - Năng lực tổ chức, lãnh đạo - Năng lực tổ chức và quản lý đào tạo - Năng lực xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo - Năng lực truyền thông và quan hệ công chúng - Năng lực nghiên cứu khoa học - Năng lực công nghệ và đổi mới 3.2.3.3. Mô hình cơ chế Cơ chế trong mô hình quy hoạch Đại học điện tử: Bao gồm các hoạt động thực tiễn thực hiện các chức năng nghiệp vụ của các đơn vị thuộc trường Đại học. Cơ chế được quy định bởi quy chế, tuy nhiên có những cơ chế hình thành do nhu cầu của thực tiễn không được văn bản quy định, có những cơ chế chỉ có trên giấy tờ. Cơ chế về phát triển nguồn lực gồm: - Phát triển hệ thống thông tin và các ứng dụng CNTT
  18. 16 - Phát triển nguồn nhân lực: tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ/giảng viên, quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể. - Cải cách đổi mới nghiệp vụ Cơ chế xây dựng thể chế bao gồm: - Cải tiến hệ thống quy chế - Tinh gọn và nâng cao chất lượng của cơ cấu tổ chức. Cơ chế tác nghiệp bao gồm - Tác nghiệp giao tiếp - Quản lý hành chính và hoạt động nội bộ - Phát triển tiềm lực 3.2.3.4. Mô hình xây dựng thể chế Để xây dựng mô hình thể chế cần thực hiện: - Tăng cường mức độ tương tác giữa các loại hình thể chế. - Điều chỉnh cải cách thể chế theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả hoạt động. 3.3. Khung kiến trúc tổng thể Đại học điện tử 3.3.1 Khung nguồn lực - Thể chế 3.3.2 Khung nhìn Tác nghiệp - Thể chế 3.3.3 Khung nhìn Tác nghiệp - Nguồn lực
  19. 17 3.4 Triển khai áp dụng Khung kiến trúc tổng thể theo mô hình ITI-GAF xây dựng Hệ thống Quản lý trường đại học tiến tới hình thành mô hình Đại học điện tử tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 3.4.1 Chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, ban hành hệ thống các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng đơn vị, cho từng vị trí công tác Để tiến tới hình thành mô hình Đại học điện tử, tất cả các hoạt động chính của nhà trường đều cần được quy trình hóa và tin học hóa. Việc nhận diện đầy đủ các quá trình cần kiểm soát và mối liên hệ giữa chúng là bước đầu tiên và có tính quyết định. Các quy trình được thiết kế theo biểu đồ liên chức năng trong đó thể hiện rõ các nhóm công việc cũng như vai trò của các cá nhân, đơn vị thực hiện từng bước công việc cụ thể trong quy trình. Khi thiết kế Hệ thống CNTT cần đảm bảo hỗ trợ tác nghiệp và kiểm soát từng bước trong các quá trình. Song song với việc quy trình hóa cần triển khai ban hành các quy chế, quy định, hệ thống các văn bản, biểu mẫu phù hợp giúp cho quá trình quản lý, tác nghiệp đạt được hiệu quả cao. Từ năm 2006, Nhà trường đã thiết lập và đưa vào vận hành hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, tư tưởng và cách thức vận hành mô hình quản lý theo quá trình đã được từng bước thực hiện trong nhà trường. Một số quy trình trong tổng số hơn 120 quy trình đã được thiết kế theo chuẩn ISO 9001.
  20. 18 QUẢN LÝ HỌC PHẦN Thêm mới Chỉnh sửa Thiết lập danh mục Xác định tên học Có Phòng Đào tạo phần Hệ số tín chỉ đạt Xác định đơn vị phụ trách Kiểm tra sai Kiểm tra Áp dụng Chỉnh sửa Không đạt đúng không Gợi ý tài liệu tham Xác định mục tiêu khảo Các đơn vị đào tạo Thiết lập danh mục Xác định cấu trúc Xác định môn tiền học phần đề Phương pháp giảng Xác định học phần dạy, đánh giá tương đương Thời lượng giảng Các yêu cầu đặc thù dạy /tuần Hình 3.1. Quy trình Quản lý học phần
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2