intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội với trẻ em trong gia đình sau li hôn tại quận Kiến An - thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

65
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành nghiên cứu lí luận và thực trạng về những khó khăn của trẻ em trong những gia đình sau li hôn, nguyên nhân, hệ quả và những vấn đề đặt ra hiện nay. Áp dụng công tác xã hội cá nhân vào việc hỗ trợ trẻ em sống trong gia đình sau li hôn. Từ đó đề xuất những biện pháp can thiệp hỗ trợ giúp trẻ em có cuộc sống ổn định, hạnh phúc sau khi cha mẹ li hôn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội với trẻ em trong gia đình sau li hôn tại quận Kiến An - thành phố Hải Phòng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG TẠ THỊ NGÂN - C00732 CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH SAU LI HÔN TẠI QUẬN KIẾN AN -THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Chuyên ngành : Công tác xã hội Mã số : 876.01.01 Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thị Hải HÀ NỘI, 2018
  2. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi sinh con ra cha mẹ nào cũng mong cho con mình có một cuộc sống hạnh phúc, bình an, muốn con mình có thể vươn lên đầy sức sống dưới sự chăm sóc, yêu thương của cha của mẹ. Thế nhưng, điều mong ước đó lại bị chính bản thân người cha, người mẹ phá vỡ vì một lý do của cá nhân hai người và kết quả của hành động đó lại để lại một vết thương rất sâu trong lòng những đứa con mà mình yêu thương. Khi bố mẹ li dị, đứa trẻ buộc phải sống với một trong hai người. Dù ở vào lứa tuổi nào, đứa con cũng sẽ có cảm giác mất mát và thiếu thốn về mặt chăm sóc tinh thần. Tệ hơn, bé có thể cảm thấy bị ruồng bỏ nếu người bố hoặc mẹ còn lại không thường xuyên ghé thăm, hỏi han. Những trò chơi hay thói quen trước đây với bố hoặc mẹ sẽ không còn nữa, thay vào đó sẽ là một cảm giác trống vắng và hụt hẫng trong tâm hồn non nớt của trẻ. Từ đó dẫn đến sự mất cân đối trong tiến trình phát triển tâm lý của con cái. Không chỉ đơn thuần là người chồng hoặc vợ dọn ra khỏi ngôi nhà chung mà cảm giác an toàn, vỗ về, yêu thương cũng rủ nhau dọn ra khỏi cõi lòng đang yên bình của các con. Với nhiều gia đình, sự kiện li hôn có thể kéo theo việc bé con phải chuyển chỗ ở hoặc nơi học hành. Nếu bé may mắn không phải chuyển trường và làm quen lại thầy cô, bạn bè mới thì những trêu ghẹo vô ý từ bạn cùng lứa về tình trạng “thiếu cha” hoặc “vắng mẹ” có thể làm trẻ sợ đến trường. Ngoài ra, những môn học có thể tham vấn ý kiến từ bố hoặc mẹ như trước đây cũng bị gián đoạn càng làm cho tình hình học hành của bé thêm phần nghiêm trọng. Gia đình và trẻ em là đối tượng thường trực của Công tác xã hội. Công tác xã hội nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình trong việc uốn nắn những lệch chuẩn và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Gia đình là cơ sở để khôi phục những mất mát các chức năng xã hội của trẻ, nhất là trẻ trong các gia đình li hôn . Tại Hải Phòng hiện nay tính tới thời điểm hiện tại, theo báo cáo mới nhất của Sở Lao động - Lao động thương binh và Xã hội thành phố về tình hình trẻ em sống trong gia đình sau li hôn chiếm 11% trên tổng số trẻ em trên địa bàn thành phố, chiếm 0.3% trên tống số trẻ em của quận Kiến An. Trong những năm qua, công tác chăm lo cho trẻ em luôn là ưu tiên hàng đầu của các cấp ủy Đảng, chính quyền; nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách và nguồn lực ưu tiên cho các hoạt động hỗ trợ, trợ giúp đã được triển khai thực hiện đồng bộ; thể hiện qua các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn và hằng năm của thành phố cũng như của quận Kiến An. (Báo cáo của Sở LĐTBXH Hải Phòng 2017) Cơ sở vật chất cho giáo dục hoà nhập cộng đồng chưa được quan tâm đầu tư. Hầu hết các nhà trường chưa có các phòng hỗ trợ, can thiệp hỗ trợ giáo dục hòa nhập dành riêng cho trẻ em trong gia đình sau li hôn. Trong khi đó mong muốn hòa nhập cộng đồng của các em ngày càng cao. Vì vậy, dựa trên thực tiễn xã hội, đề tài “Công tác xã hội với trẻ em trong gia đình sau li hôn tại quận Kiến An, thành phố Hải Phòng” sẽ góp phần nhỏ bé trong việc mô tả thực trạng cuộc sống 1
  3. của trẻ em trong các gia đình rơi vào hoàn cảnh li hôn và vai trò của công tác xã hội trong lĩnh vực này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lí luận và thực trạng về những khó khăn của trẻ em trong những gia đình sau li hôn, nguyên nhân, hệ quả và những vấn đề đặt ra hiện nay. Áp dụng công tác xã hội cá nhân vào việc hỗ trợ trẻ em sống trong gia đình sau li hôn. Từ đó đề xuất những biện pháp can thiệp hỗ trợ giúp trẻ em có cuộc sống ổn định, hạnh phúc sau khi cha mẹ li hôn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận và thực trạng những khó khăn của trẻ em trong những gia đình sau li hôn. - Áp dụng công tác xã hội cá nhân vào việc hỗ trợ trẻ em sống trong gia đình sau li hôn. - Đề xuất một số biện pháp can thiệp hỗ trợ giúp trẻ em có cuộc sống hạnh phúc sau khi cha mẹ li hôn. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu trên thế giới Goode, William J. trong “Force and Violence in the Family” “Sức mạnh và bạo lực trong gia đình” (1971) đã đưa ra một số chuẩn mực để xác định gia đình dựa trên các mối quan hệ bên trong gia đình. (Goode, William J. trong “Force and Violence in the Family” “Sức mạnh và bạo lực trong gia đình” (1971)) Tác giả A.G. Kharchep trong “Hôn nhân và gia đình” cũng đã coi “gia đình là một hệ thống cụ thể lịch sử của các quan hệ qua lại giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái”. Bà E.K. Vaixilieva và bà N.A. Maliarova đã nghiên cứu và đề cập nhiều đến lối sống gia đình. Các nhà nghiên cứu đã đề cập đến lối sống gia đình cho phép hiểu được mối tương quan của sự hoạt động của các thành viên trong gia đình, lối sống gia đình cũng gắn liền với lối sống cá nhân. (A.G. Kharchep trong “Hôn nhân và gia đình”) Trong một nghiên cứu tâm lí học vào năm 2002 của bà Mavis Hetherington và sinh viên Anne Mitchell Elmore trường đại học Virginia về việc: “Lấy lại thăng bằng cho trẻ khi bố mẹ li hôn” thì nhiều trẻ em đã trải qua những tác động tiêu cực ngắn hạn của việc li hôn như sự lo lắng, giận dữ, những cơn sốc và hình thành trong chúng sự mất niềm tin vào mọi thứ. Những may mắn là những triệu chứng này sẽ dần mờ nhạt đi hoặc biến mất trong những năm sau đó, chỉ một phần nhỏ trẻ em cần thời gian lâu hơn để quên đi tất cả. (Mavis Hetherington và Anne Mitchell Elmore nghiên cứu:“Lấy lại thăng bằng cho trẻ khi bố mẹ li hôn”) Các nghiên cứu của các tác giả ở trên tập trung nhiều vào những vấn đề khả năng thích ứng, khả năng lấy lại sự thăng bằng, những tổn thương mà đứa trẻ phải chịu đựng khi cha mẹ li hôn. 2
  4. Những nghiên cứu ở trên cũng khái quát được những khía cạnh tổn thương mà đứa trẻ phải chịu đựng khi sống trong gia đình có cha mẹ li hôn. 3.2. Nghiên cứu trong nước Có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề trẻ em sống trong gia đình li hôn: Theo số liệu thống kê hôn nhân gia đình hàng năm của Tòa án Nhân dân tối cao, và đặc biệt là hồ sơ li hôn của những người li hôn từ 2000-2009 của hai quận huyện đồng bằng sông Hồng (tổng cộng 2033 trường hợp, trong đó, có 499 cặp li hôn ở một huyện nông thôn tỉnh Hà Nam, và 1534 cặp li hôn của một quận nội thành Hà Nội) và kết quả nghiên cứu trường hợp những cặp li hôn, bài viết phân tích thực trạng phân chia tài sản, phân chia con cái chưa trưởng thành và mối quan hệ cha mẹ - con cái sau li hôn. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm bảo đảm quyền và phúc lợi của cá nhân, nhất là phụ nữ, sau li hôn. Hai phương pháp phân tích dữ liệu định lượng được sử dụng là mô tả và hồi quy đa biến. Kiểm định chi bình phương (Chi-square) được tiến hành để kiểm tra liệu có sự khác biệt thực giữa các số liệu hay không. Ở mô hình hồi quy đa biến, biến phụ thuộc là: khả năng phân chia con cái ở cùng ai sau li hôn, con cái sống với ai sau khi li hôn và phân chia nhà ở sau li hôn. Các biến số độc lập và các yếu tố xã hội được lựa chọn dựa vào tính sẵn có của dữ liệu, và chịu ảnh hưởng bởi những quan điểm trước đó về các yếu tố quyết định tới việc li hôn trên thế giới cũng như các đặc điểm văn hóa, xã hội của Việt Nam. (Thống kê của Tòa Án Nhân dân tối cao năm 2000-2009) Theo tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng trong nghiên cứu “Đời sống tâm lí của trẻ sau khi cha mẹ li hôn” có kết luận rằng: Bằng chứng là những nghiên cứu xã hội học, nhân chủng học gần đây ở nước ta về trẻ em lang thang, trẻ em bỏ nhà đi kiếm sống, tội phạm vị thành niên, thanh thiếu niên nghiện ma tuý mại dâm đều đưa ra những kết luận khá thống nhất rằng : Phần lớn các em đều có bố mẹ li hôn, li thân hoặc giữa bố mẹ có quá nhiều xung đột. . (Tạp chí TLH số 2/2003 của tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng). Trong nghiên cứu của các tác giả trong nước cũng khái quát lên những con số số và những hệ luỵ, tổn thương mà trẻ sống trong gia đình li hôn phải chịu đựng. Các tác giả cũng khái quát những tổn thương chia theo độ tuổi. Trên những nghiên cứu đó, chúng tôi cũng lấy làm cơ sở để hỗ trợ một phần trong quá trình nghiên cứu đề tài khi làm công tác xã hội cá nhân với trẻ cũng phải chú ý đến độ tuổi để tìm hiểu những tổn thương mà trẻ phải chịu đựng. Từ đó có những biện pháp hỗ trợ trẻ. 4. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu này khẳng định vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em trong những gia đình sau li hôn. Ngoài ra nghiên cứu cũng điểm luận được những khái niệm cơ bản và tổng quan nghiên cứu về công tác xã hội với trẻ em trong những gian đình sau li hôn, đưa ra lí thuyết can thiệp 3
  5. và các tiếp cận trong nghiên cứu cũng như áp dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân vào việc hỗ trợ cho trẻ em trong gia đình sau li hôn. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu này mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc hỗ trợ cho rất nhiều trẻ trong xã hội gặp khó khăn khi cha mẹ li hôn. Mong muốn áp dụng công tác xã hội để trẻ em sống trong gia đình sau li hôn luôn được hạnh phúc, vui vẻ và được sống cuộc sống bình thường như bao nhiêu đứa trẻ khác. 5. Đóng góp mới của luận văn: Đề tài công tác xã hội với trẻ em sống trong gia đình sau li hôn còn chưa được nhiều người nghiên cứu. Nghiên cứu này đóng góp một phần nhỏ trong hệ thống các vấn đề can thiệp cho trẻ của ngành công tác xã hội. 6. Đối tượng nghiên cứu: Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau li hôn tại quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. 7. Khách thể nghiên cứu - Phỏng vấn 2 người: bố, mẹ đẻ của trẻ; 08 người: 01 bà ngoại; 03 bạn, 01 cô giáo, 03 cán bộ địa phương (Lãnh đạo địa phương, Lao động-TBXH, Tư pháp). - Tiến hành can thiệp 01 trẻ em có hoàn cảnh bố mẹ li hôn. 8. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng trẻ em trong gia đình sau li hôn hiện nay như thế nào? - Vai trò của nhân viên công tác xã hội với trẻ em trong gia đình sau li hôn hiện nay ra sao? - Những giải pháp hữu ích nào trong việc hỗ trợ cho trẻ sống trong gia đình sau li hôn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ, bình an như cuộc sống bình thường như bao trẻ em khác? 9. Giả thuyết nghiên cứu - Trẻ em trong những gia đình sau li hôn gặp rất nhiều khó khăn về tâm lý và các mối quan hệ xung quanh. Vai trò của nhân viên công tác xã hội là rất quan trọng trong việc giúp đỡ hỗ trợ trẻ và cha mẹ trẻ thích ứng sau khi li hôn. Do vậy vai trò của CTXH là hết sức cần thiết trong việc hỗ trợ cho trẻ sau khi gia đình li hôn . 10. Phạm vi nghiên cứu (nội dung, không gian, thời gian) - Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu việc áp dụng công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em trong gia đình sau li hôn. - Không gian nghiên cứu: quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. - Thời gian dự kiến nghiên cứu: Từ năm 2015 đến năm 2018 4
  6. 11. Phương pháp nghiên cứu 11.1. Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp này được sử dụng trong luận văn khi thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu và các tài liệu có sẵn của tác giả trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề trẻ em, li hôn, trẻ sống trong gia đình li hôn, công tác xã hội hỗ trợ cho trẻ sống trong gia đình li hôn... Sử dụng phương pháp này để phân tích các tài liệu trên các báo cáo, các công trình nghiên cứu, các sách, tạp chí... để tổng hợp thành một bức tranh chung về tổng quan nghiên cứu của đề tài cũng như những khái niệm công cụ, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu... được áp dụng vào đề tài nghiên cứu. 11.2. Phương pháp quan sát Đây là phương pháp được áp dụng trong quá trình điều tra phỏng vấn sâu cũng như trong quá trình làm CTXH cá nhân để tìm hiểu những thuận lợi và khó của trẻ em trong gia đình li hôn. Kết quả của phương pháp quan sát sẽ bổ sung cho những phương pháp khác. 11.3 Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp này được áp dụng để nhằm tìm kiếm những thông tin sâu, rộng hơn ở nhóm tham gia nghiên cứu về việc hỗ trợ cho trẻ sống trong gia đình li hôn. 11.4. Phương pháp can thiệp công tác xã hội Luận văn áp dụng CTXH cá nhân trong việc hỗ trợ cho trẻ em sống trong gia đình li hôn tại phương Nam Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. Tác giả vận dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân 7 bước vào trong quá trình can thiệp cho thân chủ là trẻ có bố mẹ li hôn. Cụ thể: Bước 1: Tiếp cận thân chủ Bước 2: Nhận diện vấn đề Bước 3: Thu thập thông tin Bước 4: Lập kế hoạch can thiệp Bước 5: Tiến hành can thiệp Bước 6: Lượng giá Bước 7: Kết thúc 5
  7. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ LÍ THUYẾT ÁP DỤNG 1. Khái niệm nghiên cứu 1.1 Khái niệm Công tác xã hội 1.2 Khái niệm Công tác xã hội cá nhân 1.3 Khái niệm gia đình 1.4 Khái niệm về trẻ em 1.5 Khái niệm công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em sống trong gia đình sau li hôn. 2. Phương pháp luận 2.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng 2.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử 3. Hướng tiếp cận nghiên cứu: 4. Các lý thuyết áp dụng trong luận văn 4.1. Thuyết nhận thức – hành vi (behavioral cognitive therapy).. 4.2 Thuyết hệ thống sinh thái 5. Chính sách, pháp luật của nhà nước - TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trong chương 1 chúng tôi đã điểm luận những nghiên cứu trong và ngoài nước để đưa ra những khái niệm công cụ trong đề tài nghiên cứu như: khái niệm công tác xã hội, công tác xã hội cá nhân, trẻ em, gia đình, Khái niệm công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em sống trong gia đình sau li hôn. Trên những khái niệm công cụ chúng tôi đã vận dụng lý thuyết nhận thức hành vi và hệ thống sinh thái để làm rõ hơn hướng nghiên cứu của đề tài. Đây cũng là cơ sở nền tảng cho kế hoạch nghiên cứu tiếp theo được thể hiện kết quả trong chương 2 và chương 3. 6
  8. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ CHO TRẺ TRONG GIA ĐÌNH SAU LI HÔN 1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu 2. Thực trạng các gia đình li hôn tại quận Kiến An, thành phố Hải phòng 2.1. Thực trạng số lượng trẻ sống trong gia đình li hôn quận Kiến An Năm 2015 Tòa án nhân dân quận Kiến An thụ lý và giải quyết 21 vụ. Năm 2017 Tòa án nhân dân quận Kiến An thụ lý và giải quyết 31 vụ, tăng 10 vụ so với năm 2015. Đặc biệt năm 2018 vừa qua Tòa án nhân dân quận Kiến An đã thụ lý số vụ án li hôn với lượng án thật cao hơn rất nhiều những năm trước với 63 vụ, việc khiến cho công việc của những Thẩm phán chủ yếu là giải quyết việc li hôn giữa các đương sự, đây thực sự là những con số đáng báo động hiện nay đối với toàn xã hội. Điều này dẫn đến việc những đứa trẻ sống trong gia đình sau li hôn sẽ tăng theo tỉ lệ thuận. Theo báo cáo thống kê từ năm 2013 đến 2018, quận Kiến An có 21.092 trẻ em trong đó trẻ em sống trong gia đình li hôn 92 trẻ. Tổng số hộ gia đình 27.876 hộ, thì có 386 gia đình li hôn. 2.2. Những khó khăn của trẻ em sống trong gia đình sau li hôn tại địa phương 2.2.1 Sự phát triển sinh lý 2.2.2 Sự phát triển về mặt xã hội 2.2.3 Hoạt động học tập 2.2.4 Hoạt động giao tiếp 2.3. Những biểu hiện của trẻ sau khi bố mẹ li hôn Thực trạng sau khi cha mẹ li hôn, trẻ thường có những biểu hiện đặc biệt cần phải quan tâm và chú ý. 2.3.1. Trẻ ở với các thành viên trong gia đình sau khi li hôn Bảng số 1: Số Trẻ ở với các thành viên sau khi bố mẹ li hôn. Trẻ em sống với ai Tần suất Tỉ lệ % Bố 24 26.1 Mẹ 46 50.0 Mẹ kế hoặc bố dượng 04 4.3 Ông bà (nội, ngoại) 16 17.4 Ở nơi cấp dưỡng tập trung 02 2.2 Sống lang thang 0 0 Tổng 92 100 Theo chia sẻ của chị T.L.A (35 tuổi): “Vì cuộc sống bất đồng quan điểm, chúng tôi không có tiếng nói chung, sự tôn trong nhau không con, chúng tôi quyết định chia tay. Tôi rất buồn và rất lo lắng cho con. Tôi lo lắng cháu bị tổn thương. Khi chia tay tôi không cần gì chỉ cần được quyền 7
  9. nuôi cháu, đó là điều tôi yên tâm nhất khi toà giải quyết cho tôi nuôi cháu. Ít nhất, ở bên cháu tôi sẽ cố gắng để cháu cảm thấy bình yên nhất và hạn chế sự tổn thương do người lớn tạo ra”. (PVS: TLA). 2.3.2. Thực trang chăm sóc thể chất của trẻ sau khi bố mẹ li hôn. Bảng 2: Chế độ ăn uống của trẻ sau khi cha mẹ li hôn Tần suất Tỷ lệ % Ăn no thường xuyên 62 67.4 Phải nhường nhịn trong bữa ăn 21 22.8 Đôi khi nhịn đói 6 6.5 Ăn đói thường xuyên 3 3.3 Tổng 92 100 Theo chia sẻ của cháu L.Đ.H 9 tuổi: “bố mẹ cháu chia tay và đi làm ở Miền Nam, cháu ở với ông bà ngoại, nhà ông bà không có điều kiện, cháu không được ăn nhiều, nhiều khi cháu nhịn đói đi ngủ. Cháu chỉ mong bố mẹ cháu nhớ cháu, gọi cho cháu để cháu đỡ nhớ, hoặc bố mẹ cháu về đón cháu thì tốt hơn, nhưng chắc không được vì bố mẹ cháu đi làm xa mà ít về, cháu cảm thấy rất khó, không biết phải làm thế nào”. 2.3.3. Các quyền học tập của trẻ sau khi cha mẹ li hôn. Bảng 3: Vấn đề học tập và quyền lợi của trẻ sau khi cha mẹ li hôn STT Thực trạng Tần suất Tỷ lệ % 1 Đang đi học 78 84.8 2 Chưa bao giờ được đi học 0 0 3 Đã bỏ học 5 5.4 4 Chưa đến tuổi đi học 9 9.8 Tổng 92 100 2.3.4 Vấn đề tâm lí trẻ gặp phải khi cha mẹ li hôn Bảng 4: Trạng thái tinh thần và quan hệ xã hội của các em khi bố mẹ li hôn Tâm trạng của các em Tần suất Tỉ lệ % Cảm thấy bình thường 18 19.6 Cảm thấy rất buồn, thất vọng 61 66.3 Cảm thấy không có gì thay đổi 13 14.1 Tổng 92 100 Chia sẻ của em N.K.B.C 12 tuổi: “Cháu chứng kiến bố mẹ cháu thường xuyên cãi nhau, họ cãi nhau trong bữa ăn, trong làm việc nhà, họ còn có khi cãi nhau to đến nỗi hàng xóm phải can ngăn. Có những khi bố chẳng bình tĩnh bố đánh mẹ, mẹ lại nói lại, bố đánh nhiều hơn… cháu không can 8
  10. ngăn được. Giờ bố mẹ cháu chia tay rồi, cháu ở với mẹ những cháu thật sự buồn và chán nản, các bạn có bố mẹ ở bên, còn cháu thì không có điều đó. Cháu thấy mình như bị bỏ rơi bởi mẹ cũng có cuộc sống của mẹ mặc dù mẹ không lấy chồng và bố giờ cũng có gia đình mới, bố có vợ có hai em rồi cô ạ”. 2.4. Những giải pháp hỗ trợ cho trẻ em sống trong gia đình khi bố mẹ li hôn 2.4.1. Về phía cha mẹ Cha mẹ nên chú ý những điểm sau khi quyết định li hôn. - Trẻ con cũng cần được biết về vấn đề hiện tại - Không nên chia sẻ quá chi tiết - Tuyệt đối tránh bạo lực, cãi vã trong nhà - Cha mẹ phải tìm hiểu việc li hôn tác động lên chúng như thế nào? - Đừng để trẻ con đóng vai trò người lo lắng cho cha mẹ chúng - Chuẩn bị tinh thần hỗ trợ con cái - Nói chuyện thường xuyên hơn - Đừng bao giờ nói xấu về nửa kia của mình trước mặt con cái 2.4.2. Về phía các cơ quan, tổ chức xã hội 3. Vai trò của Công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ sau li hôn. 3.1. Vai trò tư vấn, tham vấn tâm lí 3.2 Vai trò hỗ trợ tuyên truyền 3.3. Vai trò tìm kiếm nguồn lực 3.4. Vai trò kết nối tới các cơ quan ban ngành TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Qua chương 2 chúng tôi đã trình bày sơ lược địa bàn nghiên cứu và thực trạng các gia đình li hôn tại quận Kiến An, thành phố Hải phòng đồng thời nêu lên những khó khăn của trẻ em sống trong gia đình sau li hôn tại địa phương và các giải pháp can thiệp.. Nhân viên CTXH bằng những kinh nghiệm kiến thức kết hợp với các kỹ năng như kỹ năng quan sát, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng vãng gia, kỹ năng tham vấn, kỹ năng đặt câu hỏi... mà nhân viên CTXH đã giúp thân chủ bộc lộ được cảm xúc suy nghĩ và thu thập được những thông tin cần thiết từ thân chủ, bạn bè, gia đình của thân chủ, để từ đó đưa ra được mô hình can thiệp phù hợp với vấn đề thân chủ đang gặp phải đồng thời nhận diện được những nguồn lực trong quá trình trị liệu. Tuy nhiên, những hoạt động hỗ trợ ở địa phương vẫn chưa mang tính chuyên nghiệp cao, cần xây dựng những hoạt động hỗ trợ chuyên nghiệp và đội ngũ cán bộ có đủ năng lực về chuyên môn, kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp. 9
  11. CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG VIỆC HỖ TRỢ CHO TRẺ SỐNG TRONG GIA ĐÌNH SAU LI HÔN 1. Lí do chọn thân chủ Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu công tác xã hội cá nhân về trẻ trong gia đình sau li hôn. Trên địa bàn tại quận Kiến An sau khi tiến hành phỏng vấn sâu 20 thân chủ cho Luận văn của mình, tôi có tiếp xúc với em Nguyễn Minh P. Khi được trò chuyện với em và gia đình em tôi tiến hành can thiệp cá nhân đối với trường hợp điển hình này. Nguyễn Minh P, bé gái, sinh ngày 6/8/2005, em là con gái duy nhất của vợ chồng anh Nguyễn Văn A và chị Đỗ Thị G trú quán tại phường Nam Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. Anh A và chị G cùng là công nhân may mặc, kết hôn với nhau năm 2002 và sinh bé P năm 2005. Hai vợ chồng anh chị đều là người nông thôn quê Thái Bình ra đây làm ăn sinh sống. Sau khi sinh bé P cuộc sống gia đình gặp khó khăn hơn vì chị G ở nhà nuôi con nhỏ, anh A làm công nhân lương không đủ nuôi cả nhà. Khi bé G được 03 tuổi chị G đi làm lại, nhưng kinh tế gia đình vẫn không được cải thiện. Vậy nên năm 2012 anh A quyết định đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan với hi vọng kinh tế cuộc sống gia đình sẽ được cải thiện, vợ con sẽ bớt vất vả. Năm 2015 anh A đi lao động xuất khẩu tại Đài Loan 03 năm khi trở về, anh A trở về với số tiền lớn trong tay, những tưởng cuộc sống hạnh phúc và sung túc sẽ đến với gia đình nhỏ của anh chị. Nhưng không ngờ, anh A trở về cùng với người tình mình, họ đã sống với nhau ở Đài Loan 02 năm mà chị G không hề hay biết. Anh A mở của hàng nội thất để làm ăn và chia tay chị G để kết hôn với người phụ nữa đó. Chị G là một người phụ nữ hiền lành, thật thà, chất phác, khi biết chống mình trở mặt chị không thể chịu được cú sốc tinh thần lớn đến vậy, sau nhiều lần cãi vã, nhiều lần nói chuyện chị rất đau khổ khi biết người chồng đã thay lòng đổi dạ, cuộc hôn nhân này chị không thể cứu vãn được nữa. Chị G và bé P ở lại căn nhà nhỏ 30m2 trước đây vợ chồng anh chị ở, công việc của chị rất vất vả, đi sớm về muộn nên chị đón mẹ đẻ lên ở cũng tiện chăm sóc cho bé P khi chị đi làm. Bà ngoại của P không có lương hưu, lên đây ở với mẹ con chị bà mở quán nước để kiếm thêm thu nhập với con cháu. Bé P là cô bé khá nhút nhát, hiền lành, ít nói, không tự tin về bản thân, sống khép mình. Ngoài giờ học trên lớp dường như em luôn thu mình trong cái “vỏ ốc” không giao tiếp, vui chơi với bạn bè, hàng xóm. Mẹ và bà ngoại rất lo lắng cho em, muốn em được hòa nhập với mọi người, được sống như những đứa trẻ cùng trang lứa vui vẻ, hạnh phúc và bản thân em cũng mong muốn mình như vậy. Biết được mong muốn của thân chủ và gia đình với vai trò là nhân viên công tác xã hội tôi có kế hoạch để can thiệp đối với thân chủ của mình. 10
  12. 2. Sơ lược về thân chủ - Lý do chọn thân chủ, giới thiệu thân chủ (hoàn cảnh, tiềm năng): Họ và tên: Nguyễn Minh P Giới tính: Nữ Tôn giáo: Không Sinh ngày: 06/8/2005 Chỗ ở hiện nay: Tổ Lệ Tảo 2, phường Nam Sơn, quận Kiến An, Hải Phòng. Hoàn cảnh gia đình: Tiềm năng thân chủ: - Bố mẹ li dị nhau lúc em 13 tuổi, bố kết hôn với người phụ - Học giỏi. nữ khác, em ở cùng bà ngoại và mẹ. - Em là người chăm chỉ, ngoan - Mẹ làm công nhân, mưu sinh kiếm sống. ngoãn. Nhận xét về gia đình: Vấn đề của thân chủ: Gia đình em tan vỡ, bố có cuộc sống riêng; em ở Em Nguyễn Minh P mong muốn được có cùng mẹ và bà ngoại cuộc sống đạm bạc, khó một cuốc sống vui vẻ, hạnh phúc: khăn. có ý nghĩ tiêu cực về xã hội và những Em chịu nhiều tổn thương về tinh thần từ người xung quanh nhỏ sống xa bố, khi bố trở về thì ruồng bỏ mẹ con Sợ sự kì thị của xã hội em lấy người khác. Không có bạn bè Tâm lý buồn chán. - Nhu cầu của thân chủ: được sống hạnh phúc vui vẻ. - Những mong muốn của thân chủ: được tình yêu thương của cả bố và mẹ. 2.Tiến trình thực hành Công tác xã hội Nhân viên CTXH tiếp cận và tiến trình thực hành CTXH cá nhân bao gồm các bước của hoạt động do nhân viên công tác xã hội và đối tượng thực hiện để giải quyết vấn đề, gồm 7 bước. Đây là bước chuyển tiếp theo thứ tự tuy nhiên trong quá trình giúp đỡ đối tượng không nhất thiết phải tuân theo 7 bước mà rút ngắn lại tùy vào vấn đề thân chủ. Gồm những nội dung chính sau: Bước 1: Tiếp cận thân chủ Ở trong bước này, sau khi được phỏng vấn sâu qua 20 thân chủ và được liên hệ với cộng tác viên khu phố về gia đình và vấn đề của em P đang găp phải, công việc đầu tiên là nhân viên công tác xã hội tiến hành hoạt động vãng gia, gặp gỡ ban đầu và trao đổi những vấn đề liên quan đến thân chủ. * Mục đích: Tạo mối quan hệ với gia đình và thân chủ tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình trợ giúp. (Tạo mối quan hệ với gia đình vì để gia đình thấy được khả năng thực hiện của nhân viên CTXH) 11
  13. ● Ban đầu P không chịu tiếp xúc nhưng bằng sự kiên trì và những kỹ năng nghề nghiệp đã tiếp xúc được với P. Nhân viên CTXH đã có buổi trò chuyện đầu tiên với P. Trong buổi tiếp xúc đầu tiên, nhân viên công tác xã hội đã sử dụng một số kỹ năng nghề nghiệp công tác xã hội để thân chủ tin tưởng và đồng ý nói chuyện như: - Kỹ năng quan sát: Đây là một trong những kỹ năng được sử dụng rất nhiều và hiệu quả. Kỹ năng này còn được sử dụng nhiều khi em làm việc, chia sẻ, tâm sự, trò chuyện với TC. - Kỹ năng đặt câu hỏi: tôi sử dụng những câu hỏi đóng, mở, kết hợp trong quá trình giao tiếp với TC để thu thập những thông tin cần thiết. - Kỹ năng lắng nghe và thấu cảm: Đây là kỹ năng được sử dụng thường xuyên. Lắng nghe những thông tin mà TC cung cấp cùng các cử chỉ, thái độ, lời nói, ánh mắt, cảm xúc của TC nhằm thể hiện sự tôn trọng và mong muốn giúp đỡ cho TC. - Kỹ năng ghi chép: Sử dụng trong suốt quá trình tiếp xúc và làm việc với em P. - Kỹ năng trò chuyện: tiếp cận thân chủ bằng những câu hỏi liên quan đến đời sống của thân chủ, gia đình, sở thích hay cá nhân thân chủ, ngoài ra còn trò chuyện qua những câu chuyện bên ngoài cuộc sống nhưng rất gần gũi và ngang tầm với trình độ của thân chủ. - Kỹ năng tự bộc lộ: Quá trình giao tiếp giữa nhân viên CTXH và TC không có nghĩa rằng chỉ NVCTXH đặt câu hỏi và thân chủ cung cấp thông tin. Kỹ năng này giúp TC tự bộc lộ cảm xúc với NVCTXH, thông qua đó giúp cho quá trình thu thập thông tin được tốt hơn. Bước 2: Nhận diện vấn đề Qua một thời gian xuống nhà thân chủ vãng gia và tiến hành các hoạt động thực hiện nghiên cứu đồng thời thông qua các kỹ năng và phương pháp công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội xác định được vấn đề mà thân chủ gặp phải và cần được can thiệp là: + P là một cô bé rất ngoan ngoãn và biết nghe lờ nhưng em rất ít nói, luôn cô lập mình với mọi người. + Gia đình P thuộc diện khó khăn, mẹ làm công nhân đủ việc để trang trải cuộc sống cho gia đình. + Mẹ P rất buồn vì em là cô bé xinh xắn, học giỏi, ngoan ngoãn, nhưng P luôn sống trong cảm giác buồn bã, tự ti, cô lập. P ngại chia sẻ với mọi người những buồn vui của cuộc sống, em không có bạn bè thân thiết vì em không giao lưu, chuyện trò với các bạn bè, hàng xóm. Em học rất giỏi, mơ ước của em là trở thành phiên dịch viên, muốn kiếm được nhiều tiền để giúp bà và mẹ đỡ khổ. Sau khi tạo được mối quan hệ với thân chủ, tôi đã tiến hành thu thập thông tin để có thể xác định được vấn đề cần giúp đỡ thân chủ tại thời điểm hiện tại. Thông qua các kỹ năng như: - Kỹ năng trò chuyện: tiếp cận thân chủ bằng những câu hỏi liên quan đền sống của thân chủ, gia đình, sở thích hay cá nhân thân chủ, ngoài ra còn trò chuyện qua những câu chuyện bên 12
  14. ngoài cuộc sống nhưng rất gần gũi. Ngoài ra, NVCTXH cùng trò chuyện với mẹ TC để có những thông tin thật chính xác và đầy đủ về thân chủ. Tuy nhiên, khi bắt đầu làm việc với thân chủ thì tôi cũng đã gặp phải nhiều khó khăn. P rất ít nói đặc biệt với người lạ,để được nói chuyện một cách dễ dàng với em không phải dễ. Vì vậy, ngoài việc thu thập thông tin từ chính thân chủ của mình, tôi đã tiếp tục trò chuyện với bà ngoại và mẹ em để có cái nhìn khách quan, đa chiều hơn về thân chủ và về vấn đê của thân chủ. =>Kết quả: Nắm rõ được các thông tin cơ bản của thân chủ như Tên, tuổi, gia đình, sở thích. - Kỹ năng ghi chép: ghi lại, những thông tin cần thiết, đắt giá một cách nhanh chóng, chính xác và ngắn gọn và cũng khéo léo để tránh làm mất thiện cảm hay gây khó chịu khi trò chuyện với gia đình và thân chủ. =>Kết quả: Lưu lại được những thông tin cần tìm hiểu, tránh tình trạng quên hoặc nhầm lẫn. - Kỹ năng đặt câu hỏi: sử dụng các câu hỏi mở giúp thân chủ diễn giải và có cơ hội nói về những vấn đề của mình một cách sâu hơn; sử dụng câu hỏi đóng để giúp kiểm chứng các vấn đề một cách cụ thể hơn nhằm thu được những thông tin hữu ích. =>Kết quả: Thu được các thông tin sâu hơn về thân chủ cũng như các vấn đề thân chủ đang gặp phải. - Kỹ năng quan sát: đây là một trong những kỹ năng được sử dụng rất nhiều và hiệu quả. Qua quan sát, tôi đã đánh giá được cơ bản về vấn đề sức khỏe, tính cách cũng như cách biểu lộ cảm xúc trước các vấn đề của thân chủ. =>Kết quả: Tôi nhận thấy rằng thân chủ chưa thực sự tập trung, em vẫn còn e dè, nhút nhát. - Kỹ năng phỏng vấn sâu: sử dụng các câu hỏi đã chuẩn bị sẵn liên quan đến những vẫn đề cần thông tin chính xác và cụ thể. NVCTXH sử dụng kỹ năng này trong cuộc phỏng vấn với gia đình, cộng tác viên khu phố. =>Kết quả: Xác thực được những thông tin cần thiết. Nắm rõ được tình hình của thân chủ. Xác định lại được các vấn đề của thân chủ và xác định vấn đề ưu tiên đối với TC. 13
  15. Bước 3: Thu thập thông tin Sơ đồ phả hệ Ông nội Bà nội Ông ngoại Bà ngoại Sơ đồ phả hệ Bố Mẹ Thân chủ Sơ đồ 1: Sơ đồ phả hệ Ghi chú: Nữ Đã mất Kết hôn Li hôn Nam Quan hệ xa cách Quan hệ thân thiết * Phân tích sơ đồ phả hệ Qua sơ đồ trên chúng ta có thể thấy rằng mọi mối quan hệ trong gia đình TC rất phức tạp, ông bà nội đã mất, chỉ còn bà ngoại, bố mẹ li dị. Các thành viên trong gia đình không có sự tương tác qua lại thường xuyên, mối quan hệ không liên mạch. 14
  16. b.Sơ đồ sinh thái của Thân chủ: Các tổ chức phi Gia đình chính phủ Bạn bè Y tế Nhân Thân chủ viênCTXH Trường học Địa phương Truyền thông, báo chí Sơ đồ 2: Sơ đồ sinh thái Ghi chú: Quan hệ tác động qua lại chặt chẽ Quan hệ tác động qua lại Quan hệ tác động một chiều Mối quan hệ lỏng lẻo. * Phân tích sơ đồ sinh thái + Quan hệ gia đình P sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc, bố mẹ li hôn , em sống với mẹ với cuộc sống mưu sinh vô cùng vất vả. Me P là phụ nữ bình thường với công việc lao động kiếm tiền bằng đồng lương công nhân hàng tháng., bà ngoại cũng phụ giúp mẹ con em bằng việc bán hàng nước vỉa hè. Nhưng P nhận được tất cả tình thương của bà của mẹ và sự quan tâm của bố em dành cho em. + Quan hệ bạn bè: P la cô bé nhút nhát, tự tin, mặc cảm và bị tổn thương tâm lí cho nên em rất ít nói, dường như em không có bạn bè, không muốn tiếp xúc, giao lưu với mọi người. Luôn sống trong vỏ bọc khép kín của mình. + Quan hệ cộng đồng, địa phương: Gia đình P thuộc diện kinh tế khó khăn, với sự quan tâm của tổ dân khu phố, cộng tác viên khu có báo cáo hoàn cảnh của gia đình P với phường.Đối với P em luôn mặc cảm, tự ti nên nhiều khi em đều lảng tránh với mọi người xung quanh. + Quan hệ với nhân viên CTXH Có mối quan hệ hai chiều lẫn nhau, khi được tiếp xúc với P tôi có vẻ nhút nhát, khó gần. Nhưng sau nhiều lần đến thăm em dần dần em chia sẻ với nhân viên CTXH, đồng thời nhân viên CTXH coi đây là một ca cần được trợ giúp. 15
  17. + Quan hệ với trường học. Em là học sinh giỏi của lớp, thầy cô rất tin tưởng và quan tâm đến em, nhưng với tính cách ít nói luôn sống khép mình cho nên em rất ít bạn bè. Tất cả các buổi ngoại khóa, liên hoan... em đều không tham gia. Chính vì vậy nó thực sự là một vấn đề cần quan tâm tới trẻ có cha mẹ li hôn, gia đình đổ vỡ. + Quan hệ với y tế: P cần được chăm sóc về mặt sức khỏe vị thành niên vì em đã bắt đầu bước vào độ tuổi phát triển sinh lý. Bởi vì mẹ em làm việc tăng ca thời gian dành cho em là ít ỏi, bà ngoại già yếu cho nên em cần được hỗ trợ về các vấn đề liên quan sức khỏe + Quan hệ với báo chí, truyền hình. Là một phương tiện cho P giải trí và giảm bớt phần nào tâm lý căng thẳng, nỗi buồn. + Quan hệ tổ chức phi chính phủ. Không có tổ chức cá nhân giúp đỡ thân chủ trong khi P và gia đình gặp rất nhiều khó khăn. * Các nhu cầu của thân chủ Nhu cầu giao lưu tình cảm: PT là một đứa trẻ rất thông minh, nghe lời, em vẫn giúp đỡ công việc nhà cho bà và mẹ. Mặc dù vậy em lại nhút nhát, mặc cảm, tự ti không muốn tiếp xúc với người lạ. Nhưng sâu thẳm em khi thấy các bạn được cha mẹ quan tâm, được yêu thương, được chắm sóc ân cần chu đáo; thấy các bạn vui vẻ, tự tin có nhiều mối quan hệ tốt đẹp, em thèm muốn được như các bạn cùng trang lứa với mình. - Nhu cầu được khám chữa bệnh: Kinh tế gia đình khó khăn, thăm khám sức khỏe thường xuyên là điều khó đối với em và gia đình. - Nhu cầu được sống yêu thương chăm sóc cả bố và mẹ Đây thực sự là một nhu cầu lớn với P, P biết rằng bố mẹ không thể ở cùng nhau nhưng em luôn mong muốn bộ dành cho em nhiều tình yêu và sự quan tâm của người cha dành cho con gái. Em muốn được tự tin kể về cha về mẹ cho các bạn của mình, khi gặp khó khăn đc sự an ủi của mẹ và lời khuyên của cha. 16
  18. c. Cây vấn đề Em P trẻ em sống trong gia đình sau li hôn Hoàn cảnh sống Tâm lý thay đổi Mong muốn thay đổi do không không được ổn được quan tâm, ở cùng bố mẹ định yêu thương Bố Bố kết Ở Cảm Ngại Có Kết Khơi Tìm mẹ li hôn cùng giác bị giao nhữ nối đậy bạn bè hôn với mẹ và bỏ rơi, tiếp ng bố, những cho người không với suy mẹ tiềm TC bà phụ nữ được người nghĩ với lực ngoại TC khác quan xung tiêu của tâm quanh cực TC Phân tích cây vấn đề: Nguyên nhân mà thân chủ cần nhận được sự giúp đỡ là do bố mẹ li hôn, gia đình tan vỡ, bố ngoại tình cưới người phụ nữ khác, có gia đình khác, em đã bị tổn thương sâu sắc. Em luôn sống khép mình, cô lập bản thân, ngại giao tiếp tự ti trước người lạ, không tiếp xúc hay giao tiếp với mọi người xung quanh. Mẹ là công nhân lại là lao động chính nên làm việc rất nhiều không có thời gian chăm sóc quan tâm em được nhiều, hơn nữa mẹ P là công nhân lao động lại đi suốt chị cũng không để ý tới các chính sách của nhà nước,, không để ý tới mong muốn của em. Cây vấn đề được xây dựng đã giúp NVCTXH có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề mà thân chủ gặp phải. Sau khi xác định được rõ vấn đề và nguồn gốc vấn đề, NVCTXH cùng với thân chủ trao đổi đưa ra kế hoạch giải quyết: hỗ trợ cho thân chủ trong vào việc tham vấn, tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, cung cấp các kiến thức kỹ năng sống cần thiết cho TC, giúp đỡ TC trong việc hoà nhập, tham gia các hoạt động xã hội. d. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ: Ma trận SWOT về thân chủ 17
  19. Điểm mạnh (Stremgths) Cơ hội (Opportunities) - Ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ. - Được chuẩn đoán và can thiệp sớm - Học giỏi - Có sự quan tâm của chính quyền địa -Khát khao có cuộc sống gia đình hạnh phương. phúc, vui vẻ Điểm yếu (Weaknesses) Cản trở (Threats) - Ít nói, bản thân bị tổn thương do mẫu - Hoàn cảnh gia đình khó khăn thuẫn gia đình sau đó là ba mẹ li hôn. - Chưa có sự định hướng cho tương lai. - Bản thân ít được giao lưu, tự ti - Thiếu sự kết nối để có được chính sách hỗ - Ngại hòa đồng với bạn bè, hàng xóm. trợ. e, Nhận diện vấn đề Qua sơ đồ phả hệ, sơ đồ sinh thái và cây vấn đề cũng qua quá trình tìm hiểu thông tin từ TC và những người thân trong gia đình có thể xác định vấn đề mà thân chủ đang gặp phải đó là tự ti với bản thân, oán hận bố, bị tổn thương tinh thần sâu sắc. Nguyên nhân ưu tiên là do ba nguyên nhân; thứ nhất là do ngoại tình bỏ lại hai mẹ con để xây dựng hạnh phúc mới, thứ hai là do xây hoàn cảnh gia đình khó khăn và thứ ba bản thân P đang trong giai đoạn phát triển ở tuổi dậy thì, tâm sinh lý bắt đầu có những thay đổi, không ổn định. Chính vì vậy mà NVCTXH sẽ tập trung vào việc tham vấn, tư vấn, hỗ trợ giáo dục cung cấp các kiến thức kỹ năng sống cần thiết cho TC, giúp đỡ có thêm bạn bè, được học tập vui chơi, và có cuộc sống hạnh phúc hơn. Bước 4. Lập kế hoạch can thiệp * Mục đích của việc lập kế hoạch hỗ trợ nhằm tìm ra các giải pháp thực thi, thứ tự ưu tiên cho các giải pháp, giúp thân chủ tự tin hơn với bản thân, ổn định tâm lý. - Thân chủ: Em Nguyễn Minh P - Nhân viên Công tác xã hội: Tạ Thị Ngân - Địa điểm thực hiện: Gia đình Thân chủ 18
  20. Người thực Thời STT Mục tiêu Hoạt động Kết quả mong đợi hiện gian - Cùng trò chuyện NVCTXH Bắt đầu - Tinh thần của TC với thân chủ, làm Thân chủ từ tuần thoải mái hơn. quen gần gũi với Mẹ và bà 1 - Kết - TC trò chuyện nhiều P. ngoại của TC thúc hơn, giúp em không e Giúp thân chủ - Đưa T đi dạo, tuần 4 dè, sợ hãi thấy mình tự tin với bản 1. trò chuyện vui vẻ, luôn được quan tâm thân, ổn định kể những câu chăm sóc. tinh thần. chuyện xung quanh cuộc sống Đưa thân chủ đến NVCTXH Tuần 3 TC nâng cao được các buổi học Thân chủ đến nhận thức về cuộc ngoại khóa của Bố, mẹ thân tuần 9 sống, tâm lý ổn định Khuyến khích, trường, các buổi chủ để giúp ích cho bản hỗ trợ TC tham văn nghệ, cắm thân khi hòa nhập 2. gia các hoạt trại của trường để cộng đồng, tránh để động tập thể em hòa nhập với bản thân bị tổn thương kết nối bạn bè bẹn bè và thấy hoặc quá xa đà. cùng trang lứa, mình có ý nghĩa hơn. Mời bố (mẹ) đến NVCTXH Tuần 4 Để TC cảm nhận được Kết nối với bố ăn cơm, thăm hỏi Thân chủ đến kết sự quan tâm, yêu mẹ của TC để em, chia sẻ những Bố, mẹ thân thúc thương chăm sóc của em thấy được chuyện thường chủ làm cả bố và mẹ và hiểu bố mẹ tuy ngày trong cuộc khóa rằng khi không sống 3 không ở cùng sống. luận chung với bố mẹ thì nhau nhưng TC vẫn sống tốt vẫn vẫn rất quan được yêu thương và tâm và yêu chăm sóc như những thương em bạn bè cùng trang lứa. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0