Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hỗ trợ mô hình sinh kế cho phụ nữ bán dâm tại quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội
lượt xem 4
download
Mục tiêu của luận văn trình bày đánh giá thực trạng và tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ sinh kế của phụ nữ bán dâm tại quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội; đề xuất các giải pháp để phát triển mô hình sinh kế cho phụ nữ bán dâm trên địa bàn Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hỗ trợ mô hình sinh kế cho phụ nữ bán dâm tại quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mại dâm là một vấn đề xã hội khó giải quyết không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Tệ nạn mại dâm, các tội phạm liên quan đến mại dâm như chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm người chưa thành niên, đặc biệt là hành vi mua bán người vì mục đích mại dâm gây ra nhiều vấn đề phức tạp cho xã hội, sức khỏe cộng đồng, gây bức xúc dư luận. Theo quy định của pháp luật hiện hành, mại dâm là hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên, xét về mặt xã hội, người bán dâm là nhóm người dễ bị tổn thương (bị ngược đãi, bạo lực, bị chà đạp nhân phẩm, bị bóc lột, lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bị phân biệt đối xử, không tiếp cận được các dịch vụ y tế, xã hội).Do vậy, cần thiết phải có các biện pháp, giải pháp nhằm ngăn chặn sự gia tăng tiến tới giảm thiểu tệ nạn mại dâm; giảm tác hại của tệ nạn mại dâm đối với đời sống cộng đồng và đối với chính người hoạt động mại dâm; hỗ trợ người hoạt động mại dâm hòa nhập cộng đồng cần phải có các giải pháp đảm bảo các quyền cơ bản, tạo điều kiện cho họ tiếp cận thông tin, nâng cao kiến thức, kỹ năng để họ được tiếp cận các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản, cũng như các dịch vụ xã hội cơ bản khác, đặc biệt tạo cơ hội để tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống hòa nhập xã hội Trong nhiều năm qua, đặc biệt là trong các năm 2011-2013 thực hiện Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hầu hết các tỉnh, thành phố đã được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn và hỗ trợ triển khai các mô hình thí điểm như: Mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người mại dâm; Mô hình xã phường không có tệ nạn mại dâm; Mô hình hỗ trợ giảm hại và hòa nhập cộng đồng. Thông qua thực hiện các mô hình nêu trên, các địa phương đã đạt được kết quả nhất định về nhiều mặt như nâng cao nhận thức của các ban ngành, đoàn thể, người dân đối với phòng chống mại dâm; tăng cường công tác quản lý địa bàn, quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm có môi trường dễ phát sinh mại dâm; đấu tranh, xử lý các đường dây, tổ chức hoạt động mại dâm; hỗ trợ người bán dâm giảm hại về lây nhiễm HIV/AIDS, điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) và hòa nhập cộng đồng. Công tác phòng chống mại dâm nói chung, các mô hình thí điểm nói riêng, đã mang lại những kết quả nhất định, góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội, 1
- bảo vệ thuần phong mỹ tục, hạnh phúc gia đình, phòng ngừa lây nhiễm HIV. Bên cạnh những kết quả đã đạt được trên thì kết quả phòng, chống mại dâm nói chung và hỗ trợ hoà nhập cộng đồng cho người bán dâm nói riêng còn nhiều hạn chế. Số lượng người tham gia vào hoạt động mại dâm vẫn tăng, tỷ lệ người lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục mà đặc biết là lây nhiễm HIV/AIDS qua con đường tình dục tăng cao; tỷ lệ người bán dâm bị bạo hành và phân biệt đối xử vẫn còn khá cao. Các mô hình thí điểm cho người bán dâm còn thiếu cơ sở pháp lý. Trên thực tế ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về mại dâm tuy nhiên các công trình nghiên cứu thường tập trung vào các vấn đề như: Hậu quả của tệ nạn mại dâm; đặc điểm tâm lý của người; Mại dâm và HIV; Di biến động của người bán dâm...Có rất ít công trình nghiên cứu về mại dâm dưới góc nhìn CTXH và đặc biệt là CTXH trong hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bán dâm thì chưa có đề tài nào đề cập đến. Xuất phát từ những lý do trên trong luận văn tốt nghiệp tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hỗ trợ Mô hình sinh kế cho phụ nữ bán dâm tại quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội” với sự tham gia của nhân viên CTXH. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận về mại dâm -Đánh giá thực trạng và tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ sinh kế của phụ nữ bán dâm tại quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội. - Đưa ra mô hình sinh kế cho phụ nữ bán dâm tại quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội theo phương pháp CTXH, nhằm giúp phụ nữ bán dâm hòa nhập cộng đồng và ổn định cuộc sống. - Đề xuất các giải pháp để phát triển mô hình sinh kế cho phụ nữ bán dâm trên địa bàn Hà Nội. 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu - Tiến hành thu thập thông tin, phân tích tài liệu, số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Điều tra qua bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu để tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bán dâm tại Hà Nội. - Tiến hành các bước CTXH cá nhân nhằm hỗ trợ mô hình sinh kế cho phụ nữ bán dâm . - Đề xuất các giải pháp để phát triển mô hình sinh kế cho phụ nữ bán dâm. 2
- 3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu và bài viết của các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam đề cập đến vấn đề mại dâm và người bán dâm. 3.1. Các nghiên cứu về mại dâm trên thế giới Trong phạm vi liên quan đến hoạt động hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bán dâm, tác giả luận văn chỉ đề cập đến những nghiên cứu gần với đề tài của mình, tiêu biểu như: + Nghiên cứu của Lynda M.Baker, Rochelle L.Dalla và Celia Williamson (được xuất bản bởi SAGE – 2010), sau khi tổng hợp các mô hình thoát khỏi mại dâm đường phố của nhiều tác giả khác nhau trên thế giới, nhóm tác đưa ra một mô hình tích hợp gồm sáu giai đoạn thoát khỏi mại dâm của phụ nữ đường phố như một nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo về quá trình phụ nữ bán dâm đường phố rời bỏ nghề. + Trong nghiên cứu“Sinh kế cho phụ nữ bán dâm tại huyện Binga”của Michael O'Donnell, Mary Khozombah và Selina Mudenda (27/2/2002), Tác giả đã mang đến một góc nhìn mới đối với hoạt động mại dâm - góc nhìn từ cuộc sống và các yếu tố cơ bản phải được giải quyết liên quan đến sự sống còn và nhu cầu vật chất tối thiểu. 3.2.Các nghiên cứu trong nước Nghiên cứu về vấn đề này, ở Việt Nam hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu. Lê Thị Quý là nhà khoa học đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về tệ nạn mại dâm và cũng có nhiều công trình khoa học quan trọng đi sâu phân tích mọi góc cạnh nhất là tâm lý và xã hội của tệ mại dâm ở Việt Nam sau đổi mới. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Công trình nghiên cứu “Mại dâm và các hệ lụy kinh tế - xã hội” (1998), của các tác giả: Khuất Thu Hồng, Nguyễn Thị Văn, Lê Thị Phượng, Bùi Thanh Hà; Mại dâm: Một vấn đề xã hội của xã hội Việt Nam đương đại – Tác giả: Phạm Bích San; Mại dâm ở Việt Nam: Các tác động tới phòng, chống HIV/AIDS – Tác giả: Vũ Ngọc Bảo…. Qua tổng hợp và tìm hiểu tác giả thấy trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về mại dâm với các vấn đề như: Lịch sử mại dâm; Nguyên nhân dẫn đến mại dâm; Các chính sách và pháp luật liên quan đến mại dâm của mỗi quốc gia; Những ảnh hưởng về kinh tế - xã hội của mại dâm; Thống kê về sự tác động kinh tế của mại dâm; Thu nhập của mại dâm…Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu về mại dâm dưới góc độ CTXH. 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa khoa học 3
- Đề tài góp phần làm sáng tỏ thực trạng hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bán dâm tại thành phố Hà Nội hiện nay.Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nghiên cứu hoạch định, bổ sung những chính sách, chiến lược về các đối tượng yếu thế trong xã hội đặc biệt là những chị em hoạt động mại dâm Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo tại các cơ sở đào tạo CTXH đối với phụ nữ bán dâm nói riêng và ngành công tác xã hội nói chung. 5. Đóng góp mới của luận văn Đề tài mà luận văn nghiên cứu là một cách tiếp cận mới tạo điều kiện cho phụ nữ bán dâm hòa nhập cộng đồng tốt hơn, cũng như giúp phụ nữ bán dâm tiếp cận với nhiều cơ hội nghề nghiệp nhằm ổn định cuộc sống. 6. Đối tƣợng nghiên cứu Hỗ trợ Mô hình sinh kế cho phụ nữ bán dâm tại quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội. 7. Khách thể nghiên cứu Phụ nữ bán dâm, Cán bộ (chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội), nhân viên CTXH 8. Câu hỏi nghiên cứu 1/. Thực trạng hoạt động hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bán dâm tại quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội như thế nào? 2/. CTXH có vai trò gì trong việc hỗ trợ mô hình sinh kế cho phụ nữ bán dâm tại quận Hoàng Mai? 3/. Các giải pháp nào có thể đưa CTXH thực hiện mô hình sinh kế cho gái bán dâm để họ hoàn lương tại quận Hoàng Mai và thành phố Hà Nội? 9. Giả thuyết nghiên cứu Mô hình sinh kế cho phụ nữ bán dâm gặp rất nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ phụ nữ bán dâm hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội. CTXH có thể đóng góp những giải pháp mới để hỗ trợ Mô hình sinh kế cho phụ nữ bán dâm tại thành thị. 10. Phạm vi nghiêncứu Phạm vi không gian: quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội Phạm vi thời gian: Tác giả tiến hành khảo sát tại địa bàn nghiên cứu: từ tháng 7/2013 đến tháng 03/2017. Trong đó, tiến trình hỗ trợ thân chủ được thực hiện từ tháng 3/2017 đến tháng 7/2017. Nội dung nghiên cứu: Nhu cầu hỗ trợ sinh kế đối với phụ nữ bán dâm tại quận 4
- Hoàng Mai,Thành phố Hà Nội và vai trò của nhân viên CTXH trong vấn đề này 11. Phƣơng pháp nghiên cứu 11.1. Nghiên cứu tổng quan tài liệu Để có số liệu cụ thể, chính xác về các vấn đề liên quan, nhà nghiên cứu đã tìm hiểu một số tài liệu như: các nghiên cứu về vấn đề mại dâm trong và ngoài nước; báo cáo công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm hàng năm và xây dựng mô hình hỗ trợ giảm hại, hoà nhập cộng đồng của thành phố Hà Nội và các tài liệu liên quan khác. 11.2. Nghiên cứu định lượng Thực hiện điều tra xã hội học: Phỏng vấn trực tiếp đối với 150 phụ nữ bán dâm bằng bảng hỏi được thiết kế với các câu hỏi đóng kết hợp các câu hỏi mở đối với người bán dâm đã từng và chưa từng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ xã hội tại thành phố Hà Nội. Phương pháp phân tích số liệu điều tra xã hội học: Thông tin trong bảng hỏi được sử dụng phần mềm SPSS để xử lý, phân tích số liệu. Phương pháp phân tích mức độ ưu tiên về dịch vụ và nhu cầu của người bán dâm: Với những câu hỏi về mức độ ưu tiên dịch vụ và nhu cầu của người bán dâm, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích và sắp xếp các nhu cầu theo mức độ ưu tiên để xếp hạng các nguồn của vấn đề của phụ nữ phải đối mặt. 11.3. Nghiên cứu định tính Trong quá trình thực hiện khảo sát tại thành phố Hà Nội, nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích để thực hiện phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đối với các nhóm đối tượng sau: 11.4. Phương pháp CTXH Phương pháp CTXH cá nhân: Đề tài có sử dụng phương pháp CTXH cá nhân, tiếp cận với 01 phụ nữ mại dâm, từ đó áp dụng tiến trình 7 bước trong CTXH cá nhân để trợ giúp cá nhân đó có thể giải quyết được vấn đề hiện tại của mình để sớm vượt qua khó khăn và hòa nhập cộng đồng. 12. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, khuyến nghị và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Phương pháp luận và lý thuyết áp dụng của đề tài Chương 2: Thực trạng hoạt động hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bán dâm trên địa bàn quận 5
- Hoàng Mai thành phố Hà Nội Chương 3: Áp dụng phương pháp CTXH cá nhân trong hỗ trợ mô hình sinh kế cho phụ nữ bán dâm tại quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội Chƣơng 1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ LÝ THUYẾT ÁP DỤNG 1. Khái niệm nghiên cứu 1.1. Mại dâm Mại dâm có nguồn gốc là tiếng Latinh là Prostituere, có nghĩa ban đầu là sự phơi bày cho người khác xem, về sau mại dâm mang thêm nghĩa là một tình trạng mua bán dâm, một hình thức kinh doanh. Theo từ điển Hán Việt (Đào Duy Anh, 1951): Mại dâm có nghĩa là bán dâm và mãi dâm có nghĩa là mua dâm. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền, hoặc lợi ích vật chất khác, trả cho người bán dâm để đươc giao cấu. Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền, hoặc lợi ích vật chất khác. Pháp lệnh Phòng chống mại dâm do Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/03/2003 đã định nghĩa một số khái niệm liên quan đến mại dâm như sau: 1.3. Phụ nữ bán dâm Là những phụ nữ phục vụ đàn ông thỏa mãn hành vi tình dục ngoài hôn nhân để được trả tiền hoặc được hưởng những lợi ích vật chất khác (theo Bách khoa toàn thư Wikipedia) 1.4. Sinh kế Người đầu tiên sử dụng khái niệmSinh kế (livelihood), là Robert Champers với nghĩa như sau: Sinh kế gồm năng lực, tài sản, cách tiếp cận (sự dự trữ, tài nguyên, quyền sở hữu, quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho cuộc sống”. Tổ chức CRD (Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung Việt Nam) khi triển khai các chương trình hoạt động phát triển cộng đồng giải thích rằng sinh kế là: Tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. Còn theo từ điển Tiếng Việt giải thích "sinh kế là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống”. 6
- 1.5. Mô hình sinh kế Trong nghiên cứu này "Mô hình sinh kế" được hiểu là một hình thức trợ giúp thông qua những hoạt động kinh tế cụ thể nhằm hỗ trợ phụ nữ bán dâm có việc làm mang lại thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống để hòa nhập cộng đồng. 1.6. Hỗ trợ Là chỉ tất cả những công việc, hoạt động, suy nghĩ nhằm giúp đỡ một người hoặc nhóm người vượt qua vấn đề mà họ gặp phải bằng cách thức khác nhau, bao gồm cả về thể chất, tinh thần, tiền bạc để nhằm khơi dậy tiềm lực của người đó để họ có đủ khả năng đương đầu với hoàn cảnh khó khăn. (theo Bách khoa toàn thư Wikipedia) Trong đề tài nghiên cứu này khái niệm hỗ trợ trong CTXH được hiểu là những hoạt động trợ giúp của nhân viên CTXH trong tiến trình làm việc với phụ nữ bán dâm nhằm hỗ trợ họ tìm kiếm việc làm, từ bỏ hoạt động mại dâm. 1.7. Hoà nhập cộng đồng Hòa nhập cộng đồng là việc người bán dâm đã thay đổi công việc, trở lại cuộc sống bình thường về tâm lý, tham gia vào các hoạt động, sinh hoạt cộng đồng và không cảm thấy bị phân biệt đối xử và tự kỳ thị bản thân. 1.8. Công tác xã hội cá nhân Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ 2. Phƣơng pháp luận Phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực. Đề tài này được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng hệ thống các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bán dâm. 2.1. Chủ nghĩa Duy vật biện chứng 2.2. Chủ nghĩa Duy vật lịch sử Ứng dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong luận văn. Khi hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bán dâm tại quận Hoàng Mai, nhà nghiên cứu phải 7
- tìm hiểu các vấn đề như: - Gia đình, các thành viên trong gia đình. Mối quan hệ của phụ nữ bán dâm với các thành viên trong gia đình, hoàn cảnh gia đình có tác động như thế nào đối với thân chủ. - Môi trường xung quanh, mối quan hệ bạn bè, hàng xóm, láng giềng,...có tác động như thế nào đối với phụ nữ bán dâm. Nhân viên CTXH cần biết khai thác những yếu tố nội lực và ngoại lực trong quá trình hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bán dâm. 2.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu Hướng tiếp cận cơ bản của luận văn là hướng tiếp cận XXH và CTXH cá nhân. Hướng tiếp cận xã hội học, giúp tác giả hiểu rõ hơn về những khía cạnh lý luận và thực tế về hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bán dâm, nhận thức được đúng đắn thực trạng công tác hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bán dâm tại Hà Nội. Từ đó, tìm ra được các nhân tố tác động tới quá trình hỗ trợ tạo việc làm cho phụ nữ bán dâm và nhu cầu vận dụng các kiến thức về CTXH trong hoạt động thực tiễn hỗ trợ tạo việc làm cho họ. Hướng tiếp cận CTXH, trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng công tác hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bán dâm, hướng tiếp cận này sẽ giúp tác giả có được những hoạt động thực tiễn hiệu quả hơn, phát triển bền vững, công tác hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bán dâm. 3. Lý thuyết áp dụng 3.1. Thuyết nhu cầu Abraham Harold Maslow (1908 - 1970), nhà tâm lý học Mỹ là người sáng lập ra thuyết nhu cầu hoặc Tháp nhu cầu - Thứ bậc nhu cầu (Masolow’s Hierarchy of Needs) vào năm 1943. Ông là nhà tâm lý học sức khỏe, khẳng định việc thực hiện nhu cầu tự nhiên của con người. Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs). Ứng dụng của thuyết nhu cầu vào trong đềtài Trong quá trình trợ giúp phụ nữ mại dâm việc ứng dụng lý thuyết nhu cầu là rất cần thiết sẽ giúp cho nhân viên CTXH xác định được nhu cầu hiện tại của họ trên cơ sở đó xác định được những khó khăn mà họ gặp phải đồng thời trên cơ sở đó để lập kế hoạch can thiệp và hỗ trợ phù hợp và mang lại hiệu quả cao hơn khi trợ giúp cho họ. 3.2. Thuyết nhận thức hành vi Lý thuyết nhận thức- hành vi đánh giá rằng: hành vi bị ảnh hưởng thông qua nhận thức hoặc các lý giải về môi trường trong quá trình học hỏi. Theo các nhà lý thuyết gia 8
- nhận thức- hành vi thì các vấn đề nhân cách hành vi của con người được tạo tác bởi những suy nghĩ sai lệch trong mối quan hệ tương tác với môi trường bên ngoài. (Aron T. Beck và David Burns có lý thuyết về tư duy méo mó). Như vậy, lý thuyết này cho ta thấy rằng cảm xúc, hành vi của con người không phải được tạo ra bởi môi trường, hoàn cảnh mà bởi cách nhìn nhận vấn đề. Con người học tập bằng cách quan sát, ghi nhớ và được thực hiện bằng suy nghĩ và quan niệm của mỗi người về những gì họ đã trải nghiệm. Ứng dụng của lý thuyết nhận thức- hành vi vào đề tài Người hoạt động mại dâm chủ yếu là những người có hoàn cảnh khó khăn, họ mong muốn được xã hội chấp nhận và có thể hòa nhập cộng đồng mà không phải chịu áp lực về sự kỳ thị hay phân biết đối xử từ gia đình, bạn bè, môi trường xã hội xung quanh. Thuyết nhận thức – hành vi sẽ giúp nhân viên xã hội củng cố niềm tin trong mỗi người bán dâm, cung cấp các kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân và tự tin khẳng định bản thân của người bán dâm giúp họ hòa nhập được với môi trường xung quanh từ bỏ thói quen cũ. 4. Chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc 4.1. Quan điểm của Việt Nam về vấn đề mại dâm + Chính sách về phòng, chống mại dâm của Đảng và Nhà nước ta: + Cùng với quá trình phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tệ nạn xã hội, cũng diễn ra đồng thời quá trình thể chế hoá về mặt Nhà nước các chủ trương, quan điểm của Đảng thành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống TNXH. 4.2. Chính sách của thành phố Hà Nội trong công tác phòng, chống mại dâm Ngay sau khi Pháp lệnh phòng, chống tệ nạn mại dâm có hiệu lực, thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp mạnh và đầu tư nguồn lực cho công tác phòng, chống mại dâm. Tiểu kết chƣơng 1 Trong chương 1, tác giả đã trình bày các khái niệm về: Mại dâm, phụ nữ bán dâm, sinh kế, mô hình sinh kế, hòa nhập cộng đồng..., các chính sách của nhà nước và thành phố Hà Nội có liên quan đến mại dâm nhằm làm cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bán dâm tại quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội. Việc nghiên cứu hoạt động hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bán dâm sẽ chỉ ra thực trạng những khó khăn, các 9
- yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu việc làm của họ và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bán dâm. Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH KẾ CHO PHỤ NỮ BÁN DÂM TẠI QUẬN HOÀNG MAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1. Khái quát địa bàn nghiên cứu 1.1. Thành phố Hà Nội Hà Nội là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Là trung tâm chính trị, văn hóa, là một trong hai trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước. Với tổng diện tích 3.344,7 km² và dân số hơn 7 triệu người, thành phố Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện và 584 đơn vị hành chính cấp xã. Cùng với sự phát triển về kinh tế- văn hóa- xã hội thì tình hình tệ nạn xã hội cũng diễn biến rất phức tạp và được xác định là trọng điểm về tệ nạn xã hội. Trong những năm gần đây, trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tệ nạn mại dâm diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Gái mại dâm thường xuyên thay đổi hình thức hoạt động, nên các cơ quan chức năng rất khó xử lý. Tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn mại dâm nói riêng đã và đang gây ra tác hại nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng, ảnh hưởng tiêu cực tới thuần phong mỹ tục, nét đẹp văn hóa, sức khỏe của người dân, làm tăng thêm người nhiễm HIV/AIDS và gây mất an ninh trật tự xã hội. 2. Địa bàn quận Hoàng Mai Điều kiện tự nhiên và xã hội Quận Hoàng Mai nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/01/2004 theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.Quận Hoàng Mai có diện tích: 4.104.1ha,dân số là 365000 người, dân số cơ học tăng nhanh, thành phần dân cư đa dạng. Các vấn đề tệ nạn xã hội Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội trên địa bàn quận có nhiều khu vực trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự là nơi các loại tội phạm thường lợi dụng hoạt động; nhất là các đối tượng mua bán, tàng trữ vận chuyển ma túy, tệ nạn mại dâm. Số người 10
- nghiện có hồ sơ quản lý trên toàn địa bàn quận là 705 người trong đó có 522 người hiện đang sinh sống tại địa phương, bên cạnh đó còn có nhiều đối tượng vi phạm từ nơi khác đến mua hoặc thê nhà trên địa bàn quận để hoạt động phạm tội về ma túy. Trên địa bàn quận có 287 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm với 1.109 nhân viên và tiếp viên nữ, gái mại dâm hoạt động công khai tại các địa bàn. 2. Đánh giá thực trạng hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bán dâm tại quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội 2.1 Thực trạng cơ cấu xã hội của phụ nữ bán dâm 2.1.1 Đặc điểm chung. Về độ tuổi Hầu hết nữ lao động tình dục trong đánh giá này là phụ nữ bán dâm từ 26-35 tuổi chiếm tới 56%; độ tuổi từ 18-25 chiếm 22%; độ tuổi từ 36-45 cũng chỉ chiếm 22%, không có phụ nữ bán dâm nào trên 45 tuổi trả lời phiếu khảo sát. Từ kết quả khảo sát có thể thấy độ tuổi bán dâm chủ yếu tập trung ở độ tuổi từ 26-35 trong khi đó số phụ nữ trẻ tuổi và lớn tuổi tham gia bán dâm ít hơn. Trình độ học vấn Trình độ học vấn của chị em tương đối thấp, số chị em có trình độ trung học phổ thông là 18%, trong khi đó đa số chị em chỉ học đến cấp 1,34% và cấp 2 chiếm tới 44%. Do trình độ học vấn thấp phụ nữ bán dâm ít cơ hội tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ dạy nghề và các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để làm các công việc lao động mà xã hội yêu cầu. Đây là một rào cản lớn trong việc giúp chị em lựa chọn nghề nghiệp, tham gia đào tạo nghề và duy trì nghề được đào tạo để tái hòa nhập cộng đồng. Tình trạng hôn nhân và con cái Đa số các chị em được hỏi trong bảng khảo sát đều đã ly thân hoặc ly hôn, con số này chiếm tới 41,3%; Tuy nhiên một số chị em có gia đình nhưng vẫn tham gia bán dâm, kết quả khảo sát cho thấy có 26%. Số chị em tham gia bán dâm chưa kết hôn là 27.3%. Nơi ở của chị em Có tới 81,3 % chị em hoạt động mại dâm trong nghiên cứu này hiện đang thuê trọ vì đa số chị em đến từ các tỉnh thành khác. Việc thuê nhà trọ cũng tốn một khoản chi phí hàng tháng vậy nên chị em thường rủ nhau thuê trọ cùng phòng để giảm các chi phí. Theo một số chị em việc thuê trọ tuy tốn kém nhưng cũng dễ thay đổi khi chị em thay đổi chỗ làm. Tuy nhiên việc liên tục thay đổi chỗ ở của chị em cũng là một rào 11
- cản trong công tác tiếp cận và hỗ trợ chị em với các dịch vụ hỗ trợ để giúp hòa nhập cộng đồng. Nghề nghiệp trước khi bán dâm Khi hỏi về nghề nghiệp trước khi bán dâm đa số chị em cho biết không có nghề chiếm tới 50% hoặc là lao động tự do chiếm 29%, số chị em có nghề nghiệp và việc làm trước khi bán dâm là rất ít. Có thể thấy rằng việc không có trình độ học vấn dẫn đến không có nghề nghiệp, việc làm ổn định là nguyên nhân chính dẫn đến việc chị em tham gia hoạt động mại dâm. 2.1.2. Những khó khăn của phụ nữ bán dâm Nếu trước khi tham gia hoạt động bán dâm có tới 50% chị em trả lời là không có nghề nghiệp thì số liệu này có sự tương đồng với công việc chính đem lại thu nhập cho chị em hiện nay có tới 114 người chiếm 76% cho biết hoạt động mại dâm chính là công việc đem lại thu nhập chính cho họ tính đến thời điểm hiện tại, một số ít còn lại thu nhập chính từ các công việc có liên quan như nhân viên matxa, hay tiếp viên trong các quán karaoke. Các vấn đề thường gặp phải của phụ nữ bán dâm Trong khi hoạt động mại dâm điều mà chị em lo lắng nhất chính là sợ gia đình và bạn bè của mình biết chiếm tới 74.7%; Bên cạnh đó cũng có rất nhiều chị em sợ bị công an bắt và phạt hành chính có 72.7% chị em lo lắng về điều này… Khi được hỏi, hầu hết chị em đều chỉ mới nghe qua, hoặc biết sơ qua về Luật xử phạt hành chính đối với người hành hoạt động mại dâm. Qua trao đổi, nhiều chị em thậm chí không biết rằng Nhà nước đã bãi bỏ chính sách thu gom chị em hoạt động mại dâm vào các Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội nên nhiều chị em vẫn còn sợ bị bắt vào các trung tâm này. Vấn đề sức khỏe Theo kết quả khảo sát, 57% chị em gặp các bệnh phụ khoa và lây nhiễm, là các triệu chứng nhẹ của bệnh lây truyền qua đường tình dục, 7% bị các bệnh như lậu hay sùi mào gà, giang mai và có 33,3% chị em cho biết chưa từng mắc bệnh. Khó khăn khi chuyển đổi nghề Không tìm được công việc mới phù hợp với trình độ và năng lực của bản thân là lý do chủ yếu khiến chị em khó có thể chuyển đổi công việc từ bỏ hoạt động mại dâm hiện tại: 60.7%. Các yếu tố khó khăn khác như chị em không có khả năng tìm được các công việc thay thế khác mà có mức thu nhập như hiện tại chiếm 44.7%; bên canh đó việc bị kỳ thị, không có cơ sở nhận vào làm việc được 42.7% số chị em tham gia khảo 12
- sát đề cập đến. 2.1.3. Nhu cầu của phụ nữ bán dâm Tiếp cận các dịch vụ việc làm Tìm kiếm một công việc khác là một trong cách cơ bản để giúp chị em hòa nhập cộng đồng, tuy nhiên, nhiều chị em chưa nghĩ tới việc này. Khi được hỏi về mong muốn bỏ nghề, hơn 1/3 số chị em mong muốn bỏ nghề hoàn toàn, trong khi có tới 44% chưa muốn bỏ nghề hoặc chưa hề nghĩ tới việc đó. Trong đánh giá này, chỉ có 25% đã từng thực sự tìm kiếm thông tin về một công việc khác. So với 38% những người mong muốn bỏ nghề hoàn toàn, và 18% mong muốn giảm dần việc đi khách, có khoảng 44% chị em ít nhiều quyết tâm hơn trong việc bỏ nghề và giảm hành nghề. Nhiều chị em chia sẻ rằng họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, trước kia nếu có tìm được việc thì công việc cũng có thu nhập quá thấp không đáp ứng được mong muốn nên giờ họ nghĩ rằng họ không thể, hoặc không muốn bỏ nghề tuy nhiên cũng có tới 58% chị em đã thử tìm kiếm các công việc khác để từ bỏ hoạt động bán dâm bên cạnh đó cũng có đến 42% chị em chưa từng thử tìm kiếm việc làm khác để thay thế công việc hiện tại. Đa phần số chị em thử tìm kiếm công việc khác nằm trong nhóm tuổi từ 26-35, số chị em dưới 25 tuổi dường như ít nghĩ đến việc tìm một công việc khác. Mức thu nhập mà chị em mong muốn khi chuyển nghề Khi được hỏi chị em sẽ đồng ý chuyển nghề khi có công việc ở mức thu nhập bao nhiêu, 26.6% mong muốn có công việc từ 3 đến 5 triệu một tháng, trong đó cũng có tới 72% mong muốn mức thu nhập cao hơn là từ 5 đến 10 triệu một tháng, chỉ có 2 người trả lời mong muốn có thu nhập trên 10 triệu một tháng. Cần lưu ý rằng mức thu nhập đó không đảm bảo rằng họ sẽ bỏ hoạt động bán dâm hoàn toàn, nhưng nhiều người trong số họ hy vọng nó có thể giúp làm giảm tần suất làm việc khi họ không muốn làm. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có tới 87,3% chị em mong muốn được sống cùng gia đình khi có nghề nghiệp và việc làm ổn định, chỉ có 12,7% chị em không muốn trở về nhà với những lý do được đưa ra như gia đình không chấp nhận, bố mẹ ly hôn, có một số ít thì cho biết không còn gia đình để trở về. 2.2. Những nhân tố tác động đến hoạt động hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bán dâm 2.2.1 Chính sách của nhà nước về hỗ trợ tạo việc làm cho phụ nữ bán dâm. 13
- Trong những năm vừa qua, Nhà nước đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động nói chung, trong đó tập trung vào nhóm lao động yếu thế như: lao động thanh niên, lao động nông thôn, phụ nữ...Tuy nhiên, riêng đối với nhóm người bán dâm, chương trình hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm được chia theo 2 giai đoạn (tính từ khi ban hành Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003) như sau: 2.2.2.Chính sách về hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho phụ nữ bán dâm tại Hà Nội Thành phố Hà Nội cũng có các chính sách hỗ trợ phụ nữ bán dâm hòa nhập cộng đồng nhằm giảm tác hại của tệ nạn mại dâm: 2.3.Thực trạng hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bán dâm tại thành phố Hà Nội và quận Hoàng Mai 2.3.1.Tại thành phố Hà Nội Từ năm 2004 đến năm 2007: Việc hỗ trợ vốn, dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ bán dâm hoàn lương ở cộng đồng được duy trì cho các đối tượng thực sự có nhu cầu bằng các nguồn vốn từ chương trình phòng, chống mại dâm do thành phố cấp, nguồn xoá đói giảm nghèo, nguồn vay hỗ trợ việc làm. - Từ năm 2008 đến năm 2012, việc hỗ trợ cho chị em rất hạn chế, do mức kinh phí hỗ trợ thấp (750.000đ/người), thủ tục hỗ trợ còn rườm rà, việc tiếp cận chị, em còn khó khăn. Số người bán dâm là người có địa chỉ thường trú tại Hà Nội rất ít, sau khi chị em hết thời gian giáo dục, chữa bệnh tại Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội số II về địa phương thường đi làm ăn ở nơi khác, không có mặt tại gia đình. Từ tháng 5/2013 đến tháng 10/2015, Hà Nội phối hợp với tổ chức Plan thực hiện Dự án “Hỗ trợ xây dựng chính sách và thí điểm mô hình hòa nhập cộng đồng cho nữ thanh niên bị bóc lột tình dục tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2012- 2015”.. Bước đầu đã đạt được một số kết quả: Về học nghề: Tổ chức được 08 khóa học nghề, hỗ trợ dạy nghề cho 72 chị em với các nghề: cắt uốn tóc, thiết kế đồ họa, vẽ móng nghệ thuật, bàn–bar, pha chế đồ uống, bán hàng-maketing. Các học viên tham gia học nghề được học miễn phí và nhận hỗ trợ 1.350.000 đ/người/tháng (mỗi khóa học nghề từ 3-3,5 tháng). Khi kết thúc khóa học 100% chị em được giới thiệu và xin việc làm với mức thu nhập từ 3-5 triệu đồng/tháng. Về hỗ trợ sinh kế: hỗ trợ được 45 mô hình sinh kế cho 48 chị em đã và đang tham gia hoạt động bán dâm mở cửa hàng kinh doanh nhỏ với các mô hình như: Cửa hàng làm đẹp Tóc- móng; Quán ăn uống- giải khát.... Mỗi mô hình kinh doanh cá thể được 14
- hỗ trợ mức tối đa là 15 triệu đồng; mô hình kinh doanh nhóm sẽ được hỗ trợ với mức tối đa là 25 triệu đồng, (Tổng số tiền hỗ trợ sinh kế là 638.648.000 trong đó hỗ trợ không hoàn lại là 345.198.000) 2.3.2. Tại quận Hoàng Mai- Thành phố Hà Nội Trên địa bàn quận Hoàng Mai tác giả thấy trong suốt những năm qua chính quyền địa phương luôn có sự quan tâm, chỉ đạo đến công tác hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bán dâm. Trong kế hoạch phòng, chống mại dâm của địa phương hàng năm đều đặt ra nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể: Chƣơng 3 ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG HỖ TRỢ MÔ HÌNH SINH KẾ CHO PHỤ NỮ BÁN DÂM TẠI QUẬN HOÀNG MAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1. Mô tả thân chủ 1.1. Lý do lựa chọn thân chủ Đằng sau những lớp phấn son, những bộ quần áo lòe loẹt, hở hang là số phận đáng thương của những người phụ nữ bán dâm, họ không hoàn toàn xấu xa và bỏ đi như nhiều người vẫn nghĩ, họ cũng có những khao khát, những ước mơ và hơn bao giờ hết tôi biết họ mong muốn được có một cuộc sống bình yên như bao người phụ nữ khác, được làm mẹ, làm vợ và được có một mái nhà. Nhưng những điều tưởng như giản dị ấy với họ lại là ước mơ xa vời khó thực hiện, trên con đường tìm đến hạnh phúc, có quá nhiều những rào cản để có thể hòa nhập với cộng đồng và từ bỏ hoạt động bán dâm: Không nghề nghiệp, không công ăn việc làm, không có trình độ, không có giấy tờ tùy thân... Tôi đã từng nghĩ và băn khoăn rất nhiều không biết sẽ phải lựa chọn ai trong những người phụ nữ bán dâm mà tôi đã từng gặp, từng giúp đỡ làm thân chủ trong luận văn tốt nghiệp về đề tài hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ bán dâm của mình.Và rồi tôi nghĩ đến N.T. H, cô gái có khuôn mặt trẻ măng và đôi mắt đượm buồn mà tôi đã gặp trong một buổi làm việc tìm hiểu về những khó khăn và nhu cầu của phụ nữ bán tại thành phố Hà Nội, trong buổi làm việc ấy tôi nhớ H đã khóc rất nhiều khi kể về hoàn cảnh của mình. Tôi đã liên lạc với em và có buổi trò chuyện rất lâu sau khi hỏi thăm tình hình hiện tại của H tôi được biết hiện giờ cuộc sống của em đang rất khó khăn về kinh tế. H đã đồng ý là thân chủ của đề tài với điều kiện tất cả những thông tin về em cần phải đảm bảo bí mật vì giờ đây cuộc sống không chỉ có mình em, em có con gái và em 15
- không muốn có bất kỳ điều gì làm ảnh hưởng đến tương lai của con. 1.2. Giới thiệu sơ lược về thân chủ N.T. H, sinh năm1986 là con một, quê ở Thái Bình. Bố mẹ sống với nhau không có hạnh phúc, hai người lấy nhau do gia đình mai mối mà không có tình yêu, bố mẹ thường xuyên cãi cọ và gây gổ với nhau, bố H lên Hà Nội làm ăn và sống ly thân với mẹ nên cuộc sống của H bị ảnh hưởng nhiều. H bỏ học khi lên lớp 11 sau đó lên Hà Nội làm ở quán Karaoke và bắt đầu bán dâm từ khi đó. Năm 2007, em lấy chồng và sinh con. Vợ chồng bất hòa vì chồng không nghề nghiệp hay rượu chè, cờ bạc, nghiện hút nên mọi gánh nặng về kinh tế đều đổ lên vai H, H làm thuê cho một quán cắt tóc gội đầu ngoài ra vẫn phải đi khách thêm để kiếm sống. Năm 2013, mẹ chết, bố lấy vợ khác và ở hẳn trên Hà Nội. Năm 2014, H đã ly dị và hiện đang nuôi con một mình. Con gái H đang học lớp 3 ở trường gần nhà thuê trọ. H có HIV và đang uống thuốc ARV tại bệnh viện Bạch Mai. 1.3.Vấn đề thân chủ đang gặp phải Nguyễn Thị H làm thuê cho quán cắt tóc gội đầu với mức lương khoảng từ 4-5 triệu/tháng. Em phải thuê nhà và nuôi con nhỏ, không nhận được sự hỗ trợ về kinh tế từ chồng và gia đình nên cuộc sống rất khó khăn, thỉnh thoảng em vẫn phải đi khách để có tiền chi phí cho hai mẹ con. Mong ước của H là mở một cửa hàng kinh doanh nhỏ (Cửa hàng cắt tóc, gội đầu), tuy nhiên số tiền hiện có của em không đủ chi phí để mở một cửa hàng. Hiện tại cửa hàng của H đang làm thuê chủ cửa hàng muốn sang nhượng cho người khác (chuyển nhà) vì vậy H rất mong muốn có được sự hỗ trợ về kinh tế để mua lại toàn bộ trang thiết bị từ chủ cũ. (khoảng 20 triệu đồng). N.T.H đang gặp khó khăn về kinh tế và mong muốn nhận được sự hỗ trợ về kinh tế giúp ổn định cuộc sống, từ bỏ hoạt động mại dâm. 2. Tiến trình thực hành CTXH cá nhân (gồm 7 bƣớc) Bước 01: Tiếp cận địa bàn, tìm kiếm thân chủ Tôi biết đến N.T.H khi bắt đầu thực hiện dự án “Hỗ trợ xây dựng chính sách và thí điểm mô hình hòa nhập cộng đồng cho nữ thanh niên bị bóc lột tình dục tại Hà Nội”, để nhận được sự hỗ trợ học nghề của dự án những người phụ nữ bán dâm như H không cần phải có xác nhận của chính quyền địa phương nhưng H phải cung cấp cho cán bộ dự án những thông tin về hoạt động mại dâm mà em đã, đang và từng làm để có cơ sở chứng minh cho nhà tài trợ biết dự án đã hỗ trợ đúng đối tượng. H đã được dự án hỗ trợ 16
- một khóa học nghề 3 tháng (nghề nail). Giờ đây H đã có một công việc ổn định, tuy nhiên khi trò chuyện với em tôi được biết cuộc sống của H vẫn còn nhiều những khó khăn, con gái thì đã đi học, một mình H phải lo mọi chi phí từ thuê nhà trọ, tiền học, tiền sinh hoạt phí của hai mẹ con trong khi đó H vẫn đang uống ARV, chỗng cũ không hề hỗ trợ tiền nuôi con. Với mức thu nhập khoảng hơn 3 triệu đồng/tháng cuộc sống của mẹ con H thật sự gặp rất nhiều khó khăn vì vậy thỉnh thoảng H vẫn phải đi khách để có thêm thu nhập.Trong giai đoạn này em H đang rất căng thẳng, lo lắng, sợ hãi và buồn, mặc cảm về bản thân. Vì vậy, nhân viên CTXH đã thể hiện sự thấu cảm với em H để giúp em tự tin hơn, yên tâm hơn. Bước hai: Thu thập thông tin và xác định vấn đề của thân thủ - Thông tin về thân chủ: Họ tên: N.T.H Giới tính: Nữ Năm sinh: 1987 (30 tuổi) Hộ khẩu tạm trú: Khu tập thể quận Hoàng Mai N.T.H quê gốc ở Thái Bình tuy nhiên em đã lên Hà Nội sinh sống từ năm 17 tuổi, đã lấy chồng và có một bé gái, hai vợ chồng đã ly hôn. Sau khi li dị hai mẹ con H đã thuê nhà trọ và chuyển địa điểm nhiều lần đến năm 2013 con gái H đi học lớp 1 vì vậy H đã chọn thuê nhà ở quận Hoàng Mai gần nhà bố đẻ để thuận lợi cho việc nhập khẩu và cho con đi học. H cũng làm thuê cho cửa hàng ngay gần nhà trọ của mình để tiện đưa đón con đi học. Những người hàng xóm và chủ cửa hàng chỉ biết H đã ly dị chồng và một mình phải nuôi con, không ai biết về quá khứ của H cũng như việc H có HIV, mẹ con H sống rất hòa đồng với những người hàng xóm và được mọi người quý mến. Bố H và mẹ kế cũng ở gần nhà trọ vì vậy thỉnh thoảng vẫn giúp đỡ H đưa đón con đi học. - Thông tin về gia đình thân chủ: - Thông tin về vấn đề của thân chủ: + Vấn đề thân chủ đang gặp phải: Khó khăn về kinh tế. + Các hoạt động đã thực hiện: - Học nghề để có việc làm và thu nhập ổn định hơn Tham gia các hoạt động của Dự án “Hỗ trợ xây dựng và hòa nhập cộng đồng cho nữ thanh niên bị bóc lột tình dục tại Hà Nội”. Bước 3. Phân tích nguyên nhân, xác định vấn đề ưu tiên 17
- a. Sơ đồ phả hệ (3 đời) của thân chủ Nhìn vào sơ đồ phả hệ của gia đình H, ta có thể thấy mẹ của H đã mất, bố thì lấy vợ mới và có con riêng, bản thân H đã ly dị và một mình phải nuôi con nhỏ. H cho biết trước đây mối quan hệ của em và bố không được tốt lắm vì hồi còn nhỏ bố và mẹ không hợp nhau, bố đi suốt ít khi về nhà nên em và bố cũng ít trò chuyện với nhau, rồi H lấy chồng và thời gian gặp bố cứ ít dần, “một năm có khi em chỉ gặp một hai lần”. Sau khi mẹ mất, bố lấy vợ mới, em cũng ít tiếp xúc với bố và vợ mới của bố nhưng từ khi con em chuẩn bị vào lớp 1, em chuyển hộ khẩu cho con vào nhà bố để đi học thì mối quan hệ với bố và mẹ kế cũng thay đổi, vì ở gần nên cũng thường xuyên qua lại trò chuyện lâu rồi cũng thấy thân thiết hơn, bố và mẹ kế thỉnh thoảng vẫn giúp H đưa đón con đi học. Còn về chồng cũ của H sau khi ly dị anh ta cũng không thay đổi vẫn cờ bạc và nghiện hút, không có tiền để hỗ trợ em nuôi con. Thời gian đầu sau khi ly hôn anh ta luôn tìm gặp và đề nghị em quay lại nhưng em cương quyết vì nếu quay lại mình còn khổ hơn thế. Bây giờ thì thỉnh thoảng đến thăm con thôi em cũng không có liên hệ gì nữa. b.Sơ đồ sinh thái Khi tôi đưa ra câu hỏi về mối quan hệ của H với những người hàng xóm xung quanh thì em cho rằng về cơ bản hàng xóm ở đây là những người tốt bụng vẫn thường xuyên trò chuyện và giúp đỡ lẫn nhau, nhiều hôm em có việc bận, hay đi khám vẫn nhờ hàng xóm trông con giúp nhưng vẫn có những người hay để ý, nói ra nói vào vì họ thấy em và con sống một mình nên cũng có dị nghị này nọ. Ngoài ra các chính sách xã hội; cụ thể là bảo hiểm y tế đã giúp em rất nhiều trong quá trình hỗ trợ điều trị HIV, hàng tháng nếu phải bỏ tiền ra uống thuốc chắc em không tham gia điều trị được. Phân tích điểm mạnh - điểm yếu của hệ thống thân chủ: d. Cây vấn đề: Phân tích cây vấn đề Cuộc sống hiện tại của H hiện đang rất khó khăn về kinh tế bởi thu nhập từ công việc hiện tại không đủ để đảm bảo cho cuộc sống của hai mẹ con, H không nhận được bất cứ sự trợ giúp nào về kinh tế từ chồng cũ và gia đình để hỗ trợ cho việc nuôi con. H luôn có cảm giác tự ty và mặc cảm vì những việc mình đã làm và việc bản thân có HIV cũng là điều làm cho em lo lắng và suy nghĩ nhiều. H tự biết sức khỏe của mình không tốt và việc tiếp tục đi bán dâm sẽ ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe của em mà còn 18
- ảnh hưởng đến cả tương lai của con em nhưng với mức thu nhập hiện tại từ việc làm tóc không thể đủ chi phí cho hai mẹ con vì vậy việc đi bán dâm dường như là một lựa chọn bất khả kháng mỗi khi em cần tiền. Sự xuất hiện của nhân viên CTXH trong trường hợp của N.T.H là điều cần thiết. Một mặt, tôi hỗ trợ em giải tỏa các căng thẳng về tâm lý, động viên em tiếp tục uống thuốc điều trị ARV. Mặt khác, tôi sẽ làm cầu nối để kết nối em với các nguồn lực để có thể hỗ trợ em có việc làm đem lại thu nhập ổn định hơn giúp em thấy tư tin vào bản thân mình. Xác định vấn đề ưu tiên Từ các thông tin mà tôi thu thập được, có thể thấy vấn đề lớn nhất mà thân chủ gặp phải là khó khăn về kinh tế. Dù đã hỗ trợ rất nhiều phụ nữ bán dâm hòa nhập cộng đồng tuy nhiên đây là trường hợp đầu tiên tôi hỗ trợ thân chủ bằng việc áp dụng phương pháp CTXHvào thực tiễn vì vậy bản thân cũng không tránh khỏi những lo lắng dù vậy tôi tin với kinh nghiệm thực tế và lý thuyết đã được học bản thân sẽ cố để có thể hỗ trợ tốt nhất cho thân chủ, giúp thân chủ giải quyết được các vấn đề khó khăn đang gặp phải. Bước 4. Lập kế hoạch can thiệp Sau khi đã xác định được vấn đề của em H, nhân viên CTXH đã xây dựng một kế hoạch trợ giúp em H như sau: (Từ ngày 01/5/2017- 30/7/2017) Bước 5: Triển khai hoạt động trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề Sau khi tìm hiểu các thông tin về thân chủ, sử dụng các công cụ hỗ trợ như xác lập cây vấn đề, sơ đồ phả hệ, sơ đồ sinh thái, lập bảng kế hoạch thực hiện cũng như đánh giá các vấn đề cần giải quyết, các nguồn lực hỗ trợ thân chủ. Tôi bắt đầu tiến hành triển khai kế hoạch. Với bảng kế hoạch này, tôi dự định sẽ thực hiện trong thời gian 3 tháng: Từ ngày 02/5/2017-02/8/2017 Mục tiêu 01: Giúp thân chủ đánh giá tình hình sức khỏe. Mục tiêu 2: Thân chủ có kiến thức, hiểu biết về kinh doanh Mục tiêu 3: Xây dựng kế hoạch mô hình sinh kế nhỏ Sau khi được trang bị những kiến thức về kinh doanh cùng với sự quyết tâm và mong muốn được mở cửa hành kinh doanh nhỏ của riêng mình, NV CTXH cùng thân chủ lập bảng kế hoạch kinh doanh chi tiết. Mục tiêu 4: Huy động nguồn lực hỗ trợ thân chủ 19
- Theo như bản kế hoạch đã xây dựng với mô hình kinh doanh tóc thân chủ cần khoảng 35 triệu để mua lại cửa hàng cũ và đầu tư thêm trang thiết bị, nguyên vật liệu. Để có thể hoàn thành mục tiêu này nhân viên CTXH đã cùng thân chủ thực hiện huy động các nguồn vốn gồm: Vốn sẵn có, vốn vay và vốn cổ phẩn. Mục tiêu 5: Lập kế hoạch và Quản lý tài chính Mục tiêu này để giúp thân chủ biết cách quản lý tài chính thu-chi một cách rõ ràng, khoa học để tính toán lãi lỗ theo dõi trong quá trình kinh doanh. Ở mục tiêu này nhân viên CTXH đã cùng thân chủ thực hiện một số nội dung sau: Lập bảng kế hoạch Doanh thu- Chi phí: Gồm các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh; Giá vốn bán hàng; Chi phí cố định hàng tháng (thuê địa điểm, lương nhân công…); Lợi nhuận kỳ vọng (bằng tổng doanh thu trừ đi giá vốn và trừ đi các chi phí cố định khác. Cần phân biệt chi phí cho các hoạt động phục vụ kinh doanh tách rời với chi phí sinh hoạt cho 2 mẹ con trong một tháng. Chi phí sinh hoạt sẽ được lấy từ tiền lương nhân công thân chủ được hưởng theo bảng tính để chi tiêu. Bước sáu: Lượng giá về các hoạt động và kết quả đạt được Phương pháp lượng giá: NV CTXH tổ chức lượng giá thông qua quan sát thân chủ N.T.H trong suốt quá trình trợ giúp, đồng thời thu thập đánh giá khách quan từ - Những việc đã làm được: Thân chủ thấy bớt lo lắng và có cái nhìn lạc quan hơn vào cuộc sống, thân chủ chia sẻ về những dự định và ước mơ có một cuộc sống đầy đủ hơn cho hai mẹ con. Khi mở cửa hàng riêng thân chủ sẽ bận rộn, vất vả hơn nhưng thu nhập cũng sẽ tốt hơn, sẽ có đủ tiền trang trải cho cuộc sống của hai mẹ con vì thế thân chủ nghĩ mình sẽ không đi bán dâm nữa. Sẽ không còn phải lo lắng và sợ con gái hay những người hàng xóm biết mình là gái bám dâm. Thân chủ vẫn sẽ tiếp tục uống thuốc và đi khám định kỳ theo lời khuyên của bác sỹ. Thân chủ nắm rõ các con đường lây nhiễm HIV, đặc biệt là qua đường máu vì thế việc phải bảo đảm an toàn cho khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu, khi sử dụng các dụng cụ làm đẹp cho khách hàng luôn chú ý cẩn thận. Nhân viên CTXH luôn nhắc nhở thân chủ khi có chầy xước thì chánh tiếp xúc qua da với khách hàng, các dụng cụ làm 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 309 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 109 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 222 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 103 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn