intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhu cầu chăm sóc của người bệnh đau cột sống thắt lưng tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai năm 2019

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

47
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành xác định nhu cầu chăm sóc của người bệnh có đau cột sống thắt lưng điều trị tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai. Mời các bạn cùng tham khảo luận văn để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhu cầu chăm sóc của người bệnh đau cột sống thắt lưng tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai năm 2019

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN HẢI LINH MÃ HV: C01209 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƯNG TẠI KHOA CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2019 Chuyên ngành : Điều Dưỡng Mã số : 8.72.03.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG HÀ NỘI – 2019
  2. 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Đặt vấn đề Đau cột sống thắt lưng (Low Back Pain - LBP) được định nghĩa là tình trạng đau ở vị trí thắt lưng từ dưới xương sườn 12 đến nếp lằn mông, cơn đau kéo dài ít nhất 1 ngày và ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Đau cột sống thắt lưng là lý do thường gặp đứng thứ 2 sau bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên khiến người bệnh phải đi khám bệnh. Ảnh hưởng của đau thắt lưng liên quan tới mức độ tàn tật (Disability), chất lượng cuộc sống và chi phí kinh tế y tế rất lớn Nhiều nghiên cứu chỉ ra có mối liên quan có nghĩa nghĩa thống kê giữa việc tăng cường vận động dưỡng sinh và cải thiện mức độ đau thắt lưng, một số nghiên cứu chỉ ra ở nhóm hoạt động thể thao mức độ thấp có mối liên quan với mức độ đau lưng và biến dạng. Trên thực tế lâm sàng tại Việt Nam, bệnh lý đau cột sống thắt lưng gặp phổ biến và là một trong số các lý do chính khiến người bệnh đi khám tại các phòng khám chuyên khoa cũng như phòng khám nội chung, phòng khám gia đình. Hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có khuyến cáo về hoạt động thể lực phù hợp trong quản lý điều trị và dự phòng, chăm sóc đau thắt lưng, do đó chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhu cầu chăm sóc của người bệnh đau cột sống thắt lưng tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai năm 2019” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh có đau cột sống thắt lưng điều trị tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai. 2. Xác định nhu cầu chăm sóc của người bệnh có đau cột sống thắt lưng điều trị tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai.
  3. 2 2. Tinh cấp thiết của đề tài Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về đau CSTL như nguyên nhân gây đau CSTL, phương pháp điều trị đau CSTL ở các lứa tuổi, dự phòng đau CSTL tuy nhiên, còn rất ít nghiên cứu về đánh giá hoạt động thể lực tại các thời điểm chung, mức độ hoạt động khi hoạt động thể thao, lao động, nghỉ ngơi ở nhóm người bệnh đau CSTL. Đánh giá mức độ hạn chế vận động, tàn tật và nhu cầu cần được chăm sóc điều dưỡng của người bệnh đau CSTL. Qua đó có thể đánh giá được mức độ hoạt động của người bệnh trong các mặt về hoạt động thể thao, khi nghỉ ngơi, khi lao động. So sánh các chỉ số vận động với chỉ số hoạt động của người hoạt động giúp có thể đánh giá, đưu ra tư vấn về hoạt động phù hợp với người bệnh, dự phòng các yếu tố nguy cơ của người bệnh đau CSTL. Ngoài ra, đánh giá các nhu cầu của người bệnh đau CSTL về chăm sóc điều dưỡng. 3. Bố cục của luận văn: Luận văn bao gồm 91 trang: phần đặt vấn đề 2 trang, tổng quan tài liệu 15 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 11 trang, kết quả nghiên cứu 18 trang, bàn luận 18 trang, kết luận và khuyến nghị 3 trang. Có 6 biểu đồ, 21 bảng và 6 biểu đồ. 51 tài liệu tham khảo (28 tài liệu tiếng Việt và 23 tài liệu tiếng nước ngoài) Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm lâm sàng đau cột sống thắt lưng 1.1.1. Định nghĩa: Đau cột sống thắt lưng (Low Back Pain - LBP) được định nghĩa là tình trạng đau ở vị trí thắt lưng từ dưới xương sườn 12 đến nếp lằn mông, cơn đau kéo dài ít nhất 1 ngày và ảnh hưởng đến hoạt động
  4. 3 hàng ngày. Đau cột sống thắt lưng là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng cũng như trong bệnh viện và các khoa khám bệnh ngoại trú. Tại Mỹ, theo thống kê năm 2010, triệu chứng đau lưng chiếm 3,1% số chẩn đoán tại các phòng khám ngoại trú, tỉ lệ đau thắt lưng kèm hạn chế vận động kéo dài trên 1 ngày ước tính 12%, tỉ lệ trong 1 tháng là 23%. Tùy các nghiên cứu khác nhau với tỉ lệ đau thắt lưng dao động từ 22 – 48%. Tại Việt Nam chưa có thống kê về tỉ lệ đau thắt lưng trong bệnh viện cũng như trên cộng đồng, tuy nhiên thực tế lâm sàng có nhiều người bệnh đến khám bệnh ngoại trú cũng như điều trị nội trú vì đau cột sống thắt lưng với các nguyên nhân khác nhau. 1.2. Nguyên nhân đau thắt lưng 1.2.1. Đau do nguyên nhân cơ học Nguyên nhân phổ biến do căng giãn cơ, dây chằng cạnh cột sống quá mức; thoái hóa đĩa đệm cột sống; thoát vị đĩa đệm CSTL; trượt thân đốt sống, dị dạng thân đốt sống (cùng hóa thắt lưng 5, thắt lưng hóa cùng 1…), loãng xương nguyên phát... Loại này diễn biến lành tính, chiếm 90% số trường hợp đau CSTL 1.2.2. Đau không do nguyên nhân cơ học (do một bệnh toàn thân - đau cột sống thắt lưng “triệu chứng”) Đau cột sống thắt lưng là triệu chứng của một trong các bệnh khớp mạn tính (Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương); hoặc tổn thương tại cột sống do nguyên nhân nhiễm khuẩn (viêm đĩa đệm đốt sống do vi khuẩn lao hoặc vi khuẩn sinh mủ); do ung thư; do các nguyên nhân khác (sỏi thận, loét hành tá tràng, bệnh lý động mạch chủ bụng, u xơ tuyến tiền liệt…), tổn thương cột sống do chấn thương...
  5. 4 1.3. Thang điểm đánh giá người bệnh đau cột sống thắt lưng và mối liên quan với đặc điểm ở người bệnh đau cột sống thắt lưng 1.3.1. Thang điểm đánh giá mức độ hoạt động thể lực (Physical Activity): Beacke Physical Activity Questionair- BPAQ Hiện nay có một số thang điểm đánh giá về mức độ hoạt động thể lực, tác giả Beacke và cộng sự tại Hà Lan đã triển khai và áp dụng thang điểm Beacke Physical Activity Questionair- BPAQ để đánh giá mức độ hoạt động thể lực cho đối tượng nghiên cứu là người bệnh trong bệnh viện, người khỏe mạnh trên cộng đồng đều cho những kết quả chính xác và khách quan. Thang điểm cụ thể bao gồm 3 chỉ số tương ứng với 3 lĩnh vực: - Chỉ số vận động trong công việc (Occupation Activity Index - OAI) - Chỉ số vận động trong thể thao (Sport Activity Index - SAI) - Chỉ số vận động trong thời gian nghỉ (Leisure Activity Index - LAI) Tương ứng với mỗi chỉ số sẽ có bảng câu hỏi khảo sát chi tiết, từ đó tính được số điểm cho mỗi tiêu chí của từng người bệnh. 1.3.2. Thang điểm đánh giá mức độ tàn tật (Disability Index): Roland and Morris Disability Scale- RMQ Đau cột sống thắt lưng ảnh hưởng đến chức năng vận động của cột sống và của cơ thể, khiến người bệnh hạn chế khả năng làm việc. Định nghĩa tàn tật của WHO (Disability): Tàn tật được định nghĩa là khi có bất kể một hạn chế nào hoặc một thiếu hụt khả năng nào để thực hiện một hoạt động trong phạm vi bình thường cho phép so với một người bình thường. Định nghĩa về tàn tật được bao trùm cả 3 lĩnh vực về sức khỏe: cấu trúc, chức năng cơ thể, hạn chế về vận động, giới hạn việc tham gia hoạt động. Nhiều thang điểm đánh giá mức độ tàn tật của người bệnh, nhóm tác giả Roland và Morris đã xây dựng thang điểm tự đánh giá cho người bệnh thông qua 24 tiêu chí bao chùm các lĩnh vực hoạt động của người bệnh. Thang điểm này giúp cho các nhà nghiên cứu cũng
  6. 5 như các nhà lâm sàng đo lường được mức độ tàn tật của người bệnh một cách khách quan và mối tương quan với mức độ hoạt động thể lực cũng như đặc điểm về bệnh lý (Phụ lục - Bệnh án nghiên cứu). Theo nghiên cứu của Tarmar Jacob và cộng sự năm 2003 trên 2000 người tuổi 22 -70 tuổi có đau cột sống thắt lưng, mức độ điểm tàn tật là RMQ: 7,8 ± 5,3 trên tổng số điểm là 24. 1.3.3. Thang điểm đánh giá mức độ đau (Pain Severity): Thang điểm nhìn - Visual Analog Scale - VAS Đau là yếu tố chủ quan của người bệnh, đau ảnh hưởng đến quá trình vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thang điểm đánh giá đau thông qua nhìn, quan sát và tự đánh giá của người bệnh cho phép định lượng được mức độ đau của người bệnh. Thang điểm đau nhìn VAS (Visual Analog Scale): 1.4. Nhu cầu chăm sóc điều dưỡng của người bệnh ĐCSTL Người bệnh ĐCSTL cũng như các đối tượng người bệnh khác, cần các chăm sóc điều dưỡng phù hợp. Đề tài chúng tôi khảo sát các yếu tố về nhu cầu chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh và các chăm sóc điều dưỡng đã được thực hiện bao gồm: Cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn vận động, trực tiếp hỗ trợ vận động, phát thuốc giảm đau theo nhu cầu, trang bị dụng cụ hỗ trợ vận động. 1.5. Tình hình nghiên cứu 1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới - Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đo hoạt động thể lực bằng thang điểm SAI, OAI, LAI để đánh giá thói quen hoạt động thể lực của
  7. 6 nhóm đối tượng nghiên cứu như người bệnh hay một cộng đồng người khỏe mạnh: Tarmar Jacob và cộng sự với nghiên cứu (2003) “Mối liên quan giữa hoạt động thể chất và đau CSLT trong một cộng đồng”. Nghiên cứu này chỉ ra mức độ hoạt động thể lực dành cho thể thao (SAI) chung của cả 1 cộng đồng là 8 cao hơn rất nhiều so với nhóm người bệnh đau CSTL. Có thể thấy nhóm người bệnh đau CSTL dành rất ít hoạt động thể lực cho thể thao. Tác giả Paul Hendrick, S.Milosavljevic và cộng sự làm nghiên cứu “Mối quan hệ giữa hoạt động thể lực và mức độ đau CSTL: nghiên cứu hồi cứu hệ thống” chỉ ra sự quan trọng của hoạt động thể lực (physical activities) trong đánh giá mức độ đau CSTL và mối quan hệ giữa lối sống giàu hoạt động thể lực giúp nhiều người không mắc chứng đau CSTL hoặc hồi phục và giảm triệu chứng đau của đau CSTL. Qua đó tác giả đưa ra khuyến cáo tăng cường hiểu biết về các hoạt động thể lực, tăng cường hoạt động thể lực đang được khuyên dành cho các nhóm người bệnh đau CSTL để được duy trì và hồi phục để quản lý tổng thể tình trạng bệnh Nghiên cứu của Praz C, Ducki J, Cannaissa M và cộng sự (2018) chỉ ra ngoài các hoạt động thể lực, sự hiệu quả trong điều trị còn phải đến từ sự hài hòa giữa các yếu tố về niềm tin, thái độ tập luyện và các bài tập phù hợp - Về thang điểm đánh giá chỉ số tàn tật Rolan-Morris Disability Questionnaire (RMQ). Thang điểm này cũng sử dụng trong một số nghiên cứu: Nghiên cứu của A Heapy và cộng sự (2016) nghiên cứu trên 103 người bệnh để dự báo mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học, tâm lý, lâm sàng và chỉ số tàn tật (RMQ) ở người bệnh đau CSTL mạn tính. Nghiên cứu của Heuch, I và cộng sự (2017) về đánh giá mức độ hoạt động thể chất trong công việc và nguy cơ đau CSTL mạn tính với thang điểm RMQ.
  8. 7 1.5.3. Nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về hoạt động thể lực nói chung và hiệu quả của hoạt động thể lực để nâng cao sức khỏe của người bệnh. Các nghiên cứu này sử dụng nhiều thang điểm khác nhau để đánh giá toàn diện khả năng hoạt động của người bệnh. Tác giả Bùi Văn Tấn và cộng sự sử dụng bộ câu hỏi hoạt động thể lực toàn cầu (GPAQ) lấy mẫu đại diên tại 8 tỉnh thành phố, 14706 người tham gia. Chỉ ra 20% dân số Việt Nam có mức hoạt động thể lực ít hơn mức chuẩn Mức độ hoạt động thể lực đã được sử dụng để đánh giá trong các nghiên cứumật độ xương và loãng xương ở các đối tượng phụ nữ tiền mãn kinh/mãn kinh. Như của tác giả Lương Thị Hằng (2017), Lưu Ngọc Giang và Nguyễn Thị Trúc (2011) Trong nước, sau khi tham khảo tài liệu tham khảo, chúng tôi thấy rằng các nghiên cứu về mức độ hoạt động thể lực trong thể thao, công việc, nghỉ ngơi ở các đối tượng đều rất hạn chế. Các nghiên cứu về đau CSTL cũng rất nhiều nhưng chưa có cái nhìn tổng quan chung về tất cả các đối tượng mà chỉ tập trung vào nghiên cứu điều trị nhóm thoái hóa CSTL, TVĐĐ. Chính vì vậy, tôi thực hiện nghiên cứu này với hai mục tiêu để mô tả đặc điểm hoạt động thể lực ở người bệnh đau CSTL cơ học mạn tính và phân tích các yếu tố liên quan giữa hoạt động thể lực và tình trạng đau CSTL để đưa ra một góc nhìn mới trong hoạt động thể lực ở nhóm người bệnh này. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Người bệnh được chẩn đoán và điều trị đau CSTL tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai.
  9. 8 2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn + Bệnh nhân đang điều trị nội trú tại khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai được chẩn đoán là đau CSTL. + X - quang cột sống thắt lưng bình thường hoặc có triệu chứng của thoái hóa + Đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ + Người bệnh bị đau cột sống do nguyên nhân khác: viêm tụy, viêm ruột, di căn K...... + Người bệnh chấn thương đốt sống . + Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế và quy trình nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang Quy trình nghiên cứu: Người bệnh đầy đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu được khám và điều trị tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai, trả lời phỏng vấn bộ câu hỏi nghiên cứu tại viện. Phỏng vấn viên thu thập số liệu nghiên cứu tổng hợp, phân tích số liệu. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp và thực hiện đề cương và làm luận văn nghiên cứu. 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và tính cỡ mẫu: - Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện, chọn tất cả người bệnh đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu trong thời gian nghiên cứu từ 1/2019 đến 6/2019. Có 105 người bệnh đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu. - Công thức tính tỉ lệ: n = Z²(1-α/2) x p (1-p)/d² - Cỡ mẫu: áp dụng tính cỡ mẫu thuận tiện. Tiến hành chọn tất cả các người bệnh đầy đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu
  10. 9 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 105 người bệnh được chẩn đoán đau cột sống thắt lưng đến khám và điều trị nội trú tại Khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai, kết quả cho thấy: 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu Nam Nữ Chung Đặc điểm chung p ( X ± SD) ( X ± SD) ( X ± SD) 38,2 ± 13,3 58,1 ± 14,3 48,3 ± 16,7 Tuổi (năm) < 0,001 (20÷ 82) (27÷ 89) (20÷ 89) 52 53 Giới tính (Nam/Nữ) 1/1 > 0,05 (49,5%) (50,5%) 167,3 ± 5,3 154,9 ± 4,3 162,4 ±8,4 Chiều cao (cm) < 0,05 (153÷ 178) (139÷ 167) (139÷178) 58,4 ± 9,6 (35 ÷ 51,3 ± 6,2 53,9 ± 11,2 Cân nặng (kg) < 0,05 80) (34÷ 67) (34÷ 80) 21,5 ± 3,2 21,2 ± 2,5 21,2 ± 2,7 BMI > 0,05 (13,5÷27,0) (16,2÷25,5) (13.5÷27,0) Thời gian đau cột sống 15.7 ± 2,5 27,6 ± 4,1 (3÷ 23,1 ± 3,47 < 0,05 thắt lưng (tháng) (3÷120) 140) (3÷ 140) Mức độ đau theo 6,5 ± 1,2 6,1 ± 1,2 6,2 ± 1,3 > 0,05 thang điểm VAS (mm) (4÷9) (4 ÷9) (4÷ 9) Tốc độ lắng máu 12,2 ±7,1 15,7 ± 7,9 14,1 ± 3,2 < 0,05 (mm) (4 ÷ 35) (4÷ 36) (4÷ 36) 0,35 ± 0,25 0,40 ± 0,37 0,35 ± 0,17 Nồng độ CRP (mg/dl) > 0,05 (0,04 ÷ 1,9) (0,03 ÷ 1,3) (0,03÷ 1,9) * p so sánh trung bình giữa nam và nữ. Sử dụng so sánh trung bình bằng Fisher test
  11. 10 3.2. Đặc điểm hoạt động thể lực của đối tượng nghiên cứu 3.2.1. Đánh giá cường độ đau CSTL tại các thời điểm theo thang điểm VAS: Cường độ đau cột sống thắt lưng theo thang điểm VAS (n=105) Đặc điểm cường độ đau CSTL (VAS) X ± SD Lúc nghỉ ngơi 2,21 ± 1,3 (0 ÷ 6) Khi vận động 5,45 ± 1,7 (2 ÷ 9) Trước khi dùng thuốc giảm đau 6,35 ± 1,3 (3÷ 9) Sau khi sử dụng thuốc giảm đau 2,52 ± 1,4 (0 ÷ 6) Sau khi ngủ dậy 3,44 ± 2,2 (0 ÷ 6) Mức độ đau nhất 6,88 ± 1,2 (5÷ 9) 3.2.2. Đặc điểm hoạt động thể lực theo thang điểm BPAQ Hoạt động thể lực theo thang điểm Beacke Physical Activity Questionair Đặc điểm hoạt động thể lực theo thang điểm Baecke (BPAQ) X ± SD Hoạt động trong công việc 2,8 ± 0,33 (1,8 ÷ 4,4) (Occupation Activity Index - OAI) Hoạt động trong thể thao 2,17 ± 0,45 (1,0 ÷ 4,52) (Sport Activity Index - SAI) Hoạt động khi nghỉ ngơi 2,29 ± 0,36 (2,1 ÷ 4,2) (Leisure Activity Index - LAI) Chỉ số hoạt động thể lực theo thang điểm BPAQ bao gồm 3 lĩnh vực: - Hoạt động trong công việc (OAI): điểm trung bình là 2,8 ± 0,33 (1,8 ÷ 4,4) - Hoạt động trong thể thao (SAI): điểm trung bình là 2,17 ± 0,45 (1,0 ÷ 4,52) - Hoạt động khi nghỉ ngơi(LAI): điểm trung bình là 2,29 ± 0,36 (2,1 ÷ 4,2)
  12. 11 3.2.4. Đánh giá chỉ số tàn tật theo thang điểm Roland-Morris Disability Chỉ số tàn tật theo thang điểm Roland-Morris Disability Questionnaire TT Nội dung n % 1 Tôi phải ở nhà hầu hết thời gian bởi vì vấn đề về lưng 21 20,0 2 Tôi thường xuyên thay đổi tư thế để lưng thoải mái hơn 97 92,0 3 Tôi đi bộ chậm hơn bình thường do vấn đề về lưng 91 86,7 4 Vì lưng mà tôi không làm bất kỳ công việc gì mà tôi vẫn 55 52,0 thường làm quanh nhà 5 Vì vấn đề về lưng, tôi phải vịn vào lan can để lên lầu 37 36,0 6 Vì vấn đề về lưng tôi phải nằm xuống để nghỉ ngơi nhiều hơn 99 94,7 7 Vì vấn đề về lưng, tôi phải vịn vào cái gì đó để có thể 70 66,7 đứng dậy khỏi ghế dễ dàng hơn 8 Vì vấn đề về lưng tôi thường phải để người khác làm 53 50,7 giúp việc thay cho tôi 9 Tôi mặc quần áo chậm hơn bình thường vì vấn đề ở lưng 102 97,3 10 Tôi chỉ đứng được trong một khoảng thời gian ngắn do 77 73,3 gặp vấn đề về lưng 11 Vì gặp vấn đề về lưng tôi cố gắng không uốn cong hoặc 39 37,3 quỳ xuống 12 Tôi rất khó ngồi dậy khỏi ghế do gặp vấn đề về lưng 35 33,3 13 Lưng của tôi đau gần như mọi lúc 37 36,0 14 Tôi thấy khó khăn để nằm úp lưng trên giường vì vấn đề 31 29,3 về lưng 15 Tôi không có cảm giác thèm ăn vì gặp những cơn đau lưng 13 12,0 16 Tôi gặp khó khăn khi đi đeo tất vào chân vì đau lưng 89 85,3 17 Tôi chỉ có thể đi bộ trong một quãng đường ngắn vì lưng 86 82,6 của tôi có vấn đề 18 Tôi ngủ không được ngon giấc vì gặp vấn đề về lưng 49 46,7 19 Vì bị đau lưng nên tôi phải nhờ sự giúp đỡ của người 17 16,0 khác để mặc quần áo 20 Tôi phải ngồi hầu như cả ngày vì đau lưng 14 13,3 21 Tôi tránh các công việc nặng trong nhà do bị đau lưng 57 54,7 22 Vì phải chịu đựng những cơn đau lưng tôi khó tính và 105 100 hay bực bội với mọi người hơn bình thường 23 Vì bị đau lưng tôi lên cầu thang bộ chậm hơn bình 95 90,7 thường 24 Tôi ở trên giường hầu hết thời gian do lưng bị đau 8 8,0 Điểm trung bình (0-24) 15,87 ± 4,4 (4 ÷ 24)
  13. 12 Mức điểm của chỉ số tàn tật theo thang điểm RMQ là 15,87 ± 4,4 (4 ÷ 24), trong đó có một số chỉ số ở mức > 90% đối tượng có biểu hiện như: 3.3. Một số yếu tố liên quan tới chỉ số hoạt động thể lực ở người bệnh đau CSTL 3.3.1. Mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng với các chỉ số hoạt động thể lực Chỉ số hoạt động OAI SAI LAI thể lực / Đặc điểm (n) lâm sàng X ± SD p X ± SD p X ± SD P < 50 58 2,88± 0,53 > 2,21 ± 0,68 2,47 ± 0,56 > Tuổi > 0,05 ≥ 50 47 3,2± 0,43 0,05 2,12± 0,61 2,24 ± 0,55 0,05 3,10 ± Giới Nam 52 > 2,41± 0,73 2,57 ± 0,65 < 0,37 < 0,05 tính 0,05 0,05 Nữ 53 2,75± 0,35 2,02± 0,40 2,16 ± 0,37 ≤ 18,5 12 3,09± 0,44 < 2,11 ± 0,44 2,17 ± 0,39 > BMI > 0,05 > 18,5 93 2,80± 0,5 0,05 2,14 ± 0,67 2,40 ± 0,58 0,05 Nặng 76 3,2± 0,54 2,15 ± 0,53 2,39 ± 0,58 Công nhọc < > > 0,05 việc Văn 0,01 0,05 29 2,60± 0,3 2,10 ± 0,79 2,29 ± 0,54 phòng Hút Có 19 3,2± 0,60 > 2,28 ± 0,45 2,53 ± 0,51 > > 0,05 thuốc lá Không 86 2,9± 0,5 0,05 2,09 ± 0,68 2,30 ± 0,57 0,05 Thời ≤ 6 tháng 47 3,1± 0,52 2,10 ± 0,65 2,40 ± 0,59 gian > > > 0,05 đau thắt > 6 tháng 58 2,80± 0,53 0,05 2,18 ± 0,62 2,31 ± 0,53 0,05 lưng - Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 về điểm trung bình giữa các chỉ số hoạt động thể lực với một số đặc điểm lâm sàng như: giới tính; chỉ số BMI; tính chất công việc nặng nhọc. - Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p >0,05 về điểm trung bình giữa các chỉ số hoạt động thể lực với một số đặc điểm lâm sàng như: tuổi; hút thuốc lá, thời gian đau cột sống thắt lưng.
  14. 13 3.3.2. Mối liên quan giữa chỉ số RMQ một số đặc điểm lâm sàng và tính chất công việc Chỉ số hoạt động thể lực / RMQ Đặc điểm lâm sàng (n) P X ± SD < 50 58 14,34± 3,89 Tuổi < 0,05 ≥ 50 47 17,43± 4,39 Nam 52 15,54± 4,05 Giới tính > 0,05 Nữ 53 16,18± 0,48 ≤ 18,5 12 16,33 ± 4,85 BMI > 0,05 > 18,5 93 16,10± 4,68 Nặng nhọc 76 17,00± 5,06 Công việc < 0,05 Văn phòng 29 15,04± 3,76 Có 19 14,89± 3,66 Hút thuốc lá > 0,05 Không 86 16,20± 4,61 Thời gian ≤ 6 tháng 47 16,38± 3,95 > 0,05 đau thắt lưng > 6 tháng 58 15,29± 4,86 - Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 về điểm trung bình chỉ số tàn tật (RMQ) với một số đặc điểm lâm sàng như: tuổi; tính chất công việc nặng nhọc. - Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 về điểm trung bình chỉ số tàn tật (RMQ) với một số đặc điêm lâm sàng như: giới tính, BMI; tình trạng hút thuốc lá và thời gian đau cột sông thắt lưng. 3.3.3. Mối tương quan giữa các chỉ số hoạt động thể lực với một số đặc điểm lâm sàng Chỉ số hoạt động OAI SAI LAI thể lực / R p r p r p Đặc điểm lâm sàng Tuổi 0,06 > 0,05 -0,21 > 0,05 -0,19 > 0,05 Chiều cao 0,05 > 0,05 0,39 < 0,01 0,42 < 0,01 Cân nặng -0,25 < 0,05 0,21 > 0,05 0,27 < 0,05 BMI -0,39 < 0,05 0,10 > 0,05 0,10 > 0,05 Thời gian đau thắt -0,20 > 0,05 0,16 > 0,05 -0,08 > 0,05 lưng Cường độ đau -0,17 > 0,05 -0,02 > 0,05 0,09 > 0,05 (VAS)
  15. 14 - Có mối tương quan tuyến tính thuận giữa chiều cao với chỉ số hoạt động trong thể thao (SAI) và khi nghỉ ngơi (LAI), tương ứng với: r = 0,39, p < 0,01 và r = 0,42, p < 0,01. - Có mối tương quan tuyến tính nghịch giữa cân nặng, chỉ số BMI với chỉ số hoạt động thể lực trong công việc (OAI) tương ứng với: r = - 0,25, p < 0,05 và r = - 0,39, p < 0,05. Có mối tương quan thuận giữa cân nặng với chỉ số hoạt động thể lực trong nghỉ ngơi (LAI) với r = 0,27, p < 0,05. - Không tìm thấy mối tương quan tuyến tính có ý nghĩa thống kê giữa các chỉ số hoạt động thể lực với đặc điểm về tuổi; thời gian đau cột sống thắt lưng và cường độ đau cột sống. 3.4. Đặc điểm nhu cầu chăm sóc của người bệnh có đau cột sống thắt lưng 3.4.1. Nhu cầu cần được hỗ trợ từ điều dưỡng về chăm sóc cho người bệnh đau CSTL 1. Hoàn toàn không cần 3.8 2. Cần mức độ thấp 3. Cần vừa phải 5 4. Khá cần thiết 31.42 5. Rất cần thiết 60,0% - Có 100% đối tượng có nhu cầu cần sự chăm sóc từ điều dưỡng về vấn đề đau cột sống thắt lưng. Mức độ nhu cầu trung bình là 3,5 ± 0,7 (từ 1-5), 60% nhu cầu mức vừa phải, 31,4% nhu cầu mức khá cần thiết và 4,8% nhu cầu ở mức rất cần thiết. 3.4.2. Các hỗ trợ điều dưỡng tại viện cho người bệnh đau CSTL Hỗ trợ từ điều dưỡng về chăm sóc sức khỏe cho người bệnh đau CSTL Cần được hỗ trợ Thực tế đã hỗ trợ Nội dung cần được hỗ trợ từ điều Điểm Điểm dưỡng về đau CSTL n n trung bình trung bình Được cung cấp thông tinh về bệnh 103 4,2 ± 0,6 93 3,2 ± 0,4 Được hướng dẫn vận động 80 3,4 ± 1,3 91 3,8 ± 1,1 Được hỗ trợ trực tiếp vận động 99 4, 1 ± 0,5 68 3, 1 ± 0,6 Được phát thuốc giảm đau theo nhu cầu 95 3,7 ± 0,8 101 4,7 ± 0,2 Được trang bị dụng cụ hỗ trợ vận động 61 2, 6 ± 1,4 41 2, 2 ± 1,1
  16. 15 Nhận xét: - Có 98.1% người bệnh đều cần được cung cấp kiến thức, thông tin về bệnh ở mức nhu cầu cao 4,2 ± 0,6. Thực tế, có 90,29% người bệnh đã được hỗ trợ về kiến thức bệnh. - Có 76,19% người bệnh cần được hướng dẫn tập vận động mức nhu cầu là 3,4 ± 1,3. Thực tế có 86,67% người bệnh đã được hỗ trợ. - Có 94,28% người bệnh cần được hỗ trợ trực tiếp vận động ở mức nhu cầu 3,7 ± 0,8. Thực tế có 64,76% người bệnh đã được hỗ trợ. - Có 90,47% người bệnh cần phát thuốc giảm đau theo nhu cầu ở mức nhu cầu 3,7 ± 0,8. Thực tế có 96,19% người bệnh đã được hỗ trợ. - Có 58,95% người bệnh có như cầu được trang bị dụng cụ hỗ trợ vận động. Thực tế, có 39,04% người bệnh đã được hỗ trợ. Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung 4.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 105 người bệnh. Phân bố tuổi từ 20 đến 89 tuổi. Tuổi trung bình đối tượng trong nghiên cứu là 48,3 ± 16,7. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Đỗ Thùy Linh năm 2016 có tuổi trung bình là 48,38, tác giả Trần Thị tại khoa PHCN bệnh viện đại học Y Hà Nội chỉ ra các đối tượng nghiên cứu có độ tuổi từ 23 đến 71 tuổi, độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 45,04 tuổi. Một số nghiên cứu khác ghi nhận kết quả tương tự Đinh Tăng Tuệ năm 2013 là 45,04 tuổi, Nguyễn Văn Hải năm 2007 là 44,6 tuổi; tác giả Ronald F Bybee và cộng sự (2009) là 45,68 tuổi. Độ tuổi tham gia nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là nhóm 50 - 70 tuổi chiếm 33,4%. Kết quả của chúng tôi khác so với các tác giả khác như: Trần Thị Anh chủ yếu là các đối tượng dưới 50 tuổi (64,7%), Đỗ
  17. 16 Thùy Linh chủ yếu là các đối tượng trong độ tuổi từ 31-40 chiếm 40%. Nam giới tham gia nghiên cứu có tuổi trung bình từ 38,2 ± 13,3 tuổi, nữ giới có độ tuổi trung bình ở mức 58,1 ± 14,3 tuổi. Nhóm nữ giới trong nghiên cứu có độ tuổi mắc bệnh cao hơn nam giới và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p
  18. 17 cứu là 52.54 ± 7.41 kg. Nam giới có cân nặng trung bình cao hơn nữ giới. Ở nam giới là 58,4 ± 9,6 kg và ở nữ giới là 51,3 ± 6,2 kg. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p0.05). Về thời gian mắc bệnh, thời gian đau cột sống thắt lưng trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 23,1 ± 3,47 so với các nghiên cứu trước đó nghiên cứu của chúng tôi có thời gian mắc bệnh tương đồng. Nam giới có thời gian đau thắt lưng ngắn hơn nữ giới và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với (p
  19. 18 Đào về đau thần kinh tọa của người bệnh thoát vị đĩa đệm CSTL, mức đau khi hoạt động mạnh nhiều hơn X ± SD = 8,4 ± 0,77. Nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu điều trị nội khoa sử dụng thuốc giảm đau kết hợp tập VLTL điểm đau VAS giảm xuống là 2,52 ± 1,4. Tuy nhiên, do đau CSTL là bệnh lý kéo dài và việc sử dụng thuốc giảm đau thường thường có tác dụng phụ, do đóngười bệnh luôn được hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách tránh biến chứng cho người bệnh. Mức đau khi chưa được sử dụng thuốc giảm đau trung bình là 6,35 ± 1,3, mức độ đau thấp khi nghỉ ngơi VAS = 2,21± 1,3, khi ngủ dậy VAS = 3,44 ± 2,2 cho thấy đây là bệnh lý đau mạn tính với các cơn đau cấp tính, có đáp ứng tốt với thuốc giảm đau và có thể hạ được điểm VAS xuống mức thấp hơn 2,21 ± 1,3 khi gặp những cơn đau cấp tính. Mức độ đau khi nghỉ và giảm đau này thấp hơn nhiều so với mức đau VAS khi nghỉ ngơi trong nghiên cứu của Cao Thị Đào là 4.66 ± 2.74. Bệnh mạn tính phối hợp trong nghiên cứu của chúng tôi là bệnh lý về tăng huyết áp (28.6%) và đái tháo đường (8.6%). Việc đau CSTL gây hạn chế vận động ảnh hưởng tới tình trạng hoạt động thể lực của người bệnh nên họ ít vận động hơn nhóm người bình thường. Ít vận động cũng lànguy cơ gây các bệnh lý về tim mạch. 4.1.3. Khảo sát mức độ hoạt động thể lực ở người bệnh đau CSTL theo thang điểm RMQ: Kết quả khảo sát điểm hoạt động thể lực ở người bệnh đau CSTL của chúng tôi cho thấy: Điểm trung bình hoạt động trong công việc là 2,8 ± 0,33 từ 1,8 ÷ 4,4, điểm trung bình trong hoạt động thể thao là 2,17 ± 0,45 từ 1,0 ÷ 4,52 và điểm trung bình hoạt động khi nghỉ ngơi 2,29 ± 0,36 từ 2,1 ÷ 4,2. Điều này cho thấy sự hoạt động thể lực người bệnh trong công việc, hoạt động thể thao, nghỉ ngơi. Nhóm nghiên cứu Tarmar Jacob (2003) và Canon F, cộng sự tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi. Về điểm hoạt động dành cho OAI, SAI, LAI. Kết quả
  20. 19 cho thấy SAI: (n=975), số điểm trung bình là 8,7 ± 6.8. LAI n=1885 LAI=2,8 ± 0,6, OAI=2,7 ± 0,6. Sự khác biệt rất lớn giữa hoạt động dành cho thể thao và hoạt động dành cho công việc và nghỉ ngơi. Nghiên cứu này so với nghiên cứu của chúng tôi, các chỉ số hoạt động và nghỉ ngơi tương đương nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu của Jacob có điểm SAI cao hơn hẳn so với chúng tôi. Có thể nhóm người bệnh của chúng tôi có nhiều cơn đau mạn tính nên rất ít tham gia các hoạt động thể thao. Đây là quan niệm chưa phù hợp ở người bệnh đau CSLT. Nhóm người bệnh này nên được tư vấn thực hiện các môn thể thao nhẹ nhàng, tăng sự dẻo dai của các khớp xương, tập ở cường độ nhẹ nhưng định kỳ. Bơi cũng là môn thể thao rất phù hợp với người bệnh đau CSTL mạn tính. Một nghiên cứu của tác giả Canon F và cộng sự trên nhóm người bệnh đau CSTL cũng chỉ ra điểm hoạt động khi nghỉ ngơi là 2,89 ± 0,5 và chỉ số hoạt động khi chơi thể thao là 2,24 ± 1,16 tương đồng với kết quả của chúng tôi. Ở người bệnh đau CSTL điểm hoạt động thể lực trong thể thao là rất ít so với nhóm cộng đồng dân thường 4.2.1. Chỉ số hoạt động theo thang điểm Roland-Morris Disability Questionnaire Điểm RMQ trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 15.87 ± 4.4. So với một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khác, chúng tôi cũng thấy sự khác biệt về chỉ số hoạt động (RMQ) giữa các nghiên cứu đau CSTL. Tác giả Điểm RMQ trung bình A Heapy (2016) 13.0 ± 5.0 Magreth Grotle (2013) 9.5 ± 4.2 Tarmar Jacob (2003) 7.6 ± 5.5 Nguyễn Hải Linh (2019) 15.87 ± 4.4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2