Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Kết quả của lý liệu pháp hô hấp ở trẻ em mắc nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại bệnh viện vinmec times city 2019
lượt xem 3
download
Luận văn với mục tiêu mô tả một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính nhập viện tại Vinmec; trình bày kết quả của lý liệu pháp hô hấp trong điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Kết quả của lý liệu pháp hô hấp ở trẻ em mắc nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại bệnh viện vinmec times city 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG PHAN THỊ VINH MHV: C01221 KẾT QUẢ CỦA LÝ LIỆU PHÁP HÔ HẤP Ở TRẺ EM MẮC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN VINMEC TIMES CITY 2019 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2019
- TÓM TẮT Tổng quan: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) được định nghĩa là tất cả các trường hợp nhiễm khuẩn (do vi khuẩn hoặc virus) ở đường hô hấp từ mũi họng cho đến phế nang. Thời gian bị bệnh kéo dài không quá 30 ngày. Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và đánh giá hiệu quả của lý liệu pháp hô hấp trong điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 113 từ 1 tháng đến 5 tuổi được chẩn đoán là nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính vào điều trị tại khoa Nhi bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec tại khoa Nhi bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec từ ngày 01/2019 - 10/2019. Kết quả: Lý do vào viện chiếm tỷ lệ nhiều nhất là ho chiếm 91,15%; tiếp đến là sốt chiếm 65,48%; với 3 triệu chứng ho, sốt và khò chiếm 28,32%. Số ngày nằm viện trung bình là 6,61 ± 2,21 ngày. Ngày nằm viện thấp nhất là 3 ngày cao nhất là 17 ngày. Nhịp thở, ho và tỷ lệ SpO2 có mối liên quan giữa việc làm lý liệu pháp hô hấp 1 lần hoặc ≥ 2 lần với ngày thứ 4 và thứ 5; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Sự dụng lý liệu pháp hô hấp trong điều trị những bệnh nhân có nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có hiệu quả cao. Từ khóa: NKHHCT, lý liệu pháp hô hấp, trẻ em, bệnh viện Vinmec 1
- SUMMARY: Overview: Acute respiratory infections (ARIs) are defined as all cases of infection (caused by bacteria or viruses) in the respiratory tract from nasopharynx to alveoli. The duration of illness is no longer than 30 days. Objectives: Describe some clinical features and evaluate the effectiveness of respiratory therapy in treating patients with acute lower respiratory infections Subject and method: Cross-sectional descriptive study on 113 words 1 months to 5 years of age were diagnosed with acute lower respiratory infections in treatment at Pediatrics Hospital of Vinmec International Hospital in Pediatrics Department of Vinmec International Hospital from 01/2019 - 10/2019. Results: The reason for admission to hospital is the highest rate of cough, accounting for 91.15%; followed by fever with 65.48%; with 3 symptoms of cough, fever and wheezing accounting for 28.32%. The average number of days in hospital was 6.61 ± 2.21 days. The lowest hospitalization day is 3 and the highest is 17 days. Breathing rate, cough and SpO2 rate were correlated between 1 or 2 times respiratory therapy with days 4 and 5; This difference is statistically significant with p
- 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là nhóm bệnh lý thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ < 5 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh còn cao và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ. Theo báo cáo của tổ chức UNICEF và tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có trên 2 triệu trẻ tử vong vì viêm phổi, chiếm 1/5 số ca tử vong ở trẻ < 5 tuổi [1]. Tỷ lệ mắc NKHHCT đặc biệt cao ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam [2],[3],[4]. Theo báo cáo tại bệnh viện Nhi Trung Ương, trong năm 2010 có khoảng 170.000 lượt trẻ đến khám vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp, trong đó viêm phổi (VP) chiếm 50,59% số trẻ bị NKHHCT phải điều trị nội trú [5]. Khi mắc các bệnh lý về đường hô hấp, chất nhày được tiết ra nhiều hơn, độ nhớt của chất nhày cũng tăng lên, kết hợp với rối loạn hoạt động của các tế bào lông chuyển và phản xạ ho không hiệu quả dẫn đến chất nhày không được đào thải gây nên tình trạng bít tắc đường thở. Vì vậy một loạt những thao tác giúp hỗ trợ việc đào thải chất nhày ra khỏi đường hô hấp đã được ra đời và phát triển. Ngoài điều trị chuẩn thì lý liệu pháp hô hấp là một trong những phương pháp điều trị thường được thực hiện bởi các nhà vật lý trị liệu, giúp cải thiện việc thở bằng cách gián tiếp loại bỏ chất nhày ra khỏi đường hô hấp của bệnh nhân. Hiện tại Vinmec có đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng phục hồi chức năng hô hấp chuyên 3
- ngiệp, vì vậy với mong muốn tìm hiểu về lý liệu pháp hô hấp, vai trò, ứng dụng và hiệu quả của lý liệu pháp hô hấp trong điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đường dưới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết quả của lý liệu pháp hô hấp ở trẻ mắc nhiễm khẩn hô hấp dưới tại bệnh viện Vinmec năm 2019” với 2 mục tiêu sau đây: - Mô tả một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính nhập viện tại Vinmec - Kết quả của lý liệu pháp hô hấp trong điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Các bệnh nhi từ 1 tháng đến 5 tuổi được chẩn đoán là nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính vào điều trị tại khoa Nhi bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec (Tổng số 113 trẻ tham gia nghiên cứu) 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang Các chỉ tiêu nghiên cứu - Thông tin chung về trẻ: Tuổi, giới - Thông tin chung về điều dưỡng: Tuổi, giới, số năm công tác, trình độ học vấn - Triệu chứng lúc vào viện: ho, nhiệt độ, nhịp thở, rút lõm 4
- lồng ngực, thần kinh, ăn uống, … - Lý liệu pháp hô hấp Xử lý số liệu bằng phần mềm STATA 14.0 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm thông tin chung Bảng 3.1: Tỷ lệ tuổi theo giới Giới Nam Nữ Tuổi Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 01 - 06 tháng 21 31,34 21 45,65 07 - 12 tháng 19 28,36 7 15,22 13 - 36 tháng 27 40,30 17 36,96 > 36 tháng 0 0 1 2,17 Tổng 67 59,29 46 40,71 Nhận xét: Độ tuổi từ 13 - 36 tháng chiếm tỷ lệ lớn nhất với 44 trẻ chiếm 38,94% trong đó ở trẻ nam chiếm 40,30% và trẻ nữ chiếm 36,96%; tiếp đến là từ 6 tháng tuổi trở xuống chiếm 37,17% và thấp nhất là trên 36 tháng chỉ có 01 trẻ chiếm 0,88%. Tỷ lệ nam/nữ: 1,46 lần. 5
- 3.2. Một số đặc điểm lâm sàng Bảng 3.2. Triệu chứng cơ năng lúc vào viện Triệu chứng Số lượng Tỷ lệ % Ho ít 45 39,82 Ho Ho nhiều 68 60,18 < 37,5ºC 30 26,55 Sốt 37,5 ºC - 38,4 ºC 47 41,59 ≥ 38,5 ºC 36 31,86 Bú kém, ăn kém 47 41,59 RLLN 42 37,17 Trạng thái Kích thích 19 16,81 thần kinh Li bì 7 6,19 Nhận xét: Các triệu chứng cơ năng lúc vào viện của trẻ - Có 100% trẻ ho; trong đó ho ít chiếm 39,82%; 60,18% trẻ hoa nhiều; - 83 trẻ có sốt trong đó sốt nhẹ chiếm 41,59%; sốt cao chiếm 31,86%; - 47 trẻ bú kém, ăn kém chiếm 41,59%; - Tỷ lệ trẻ bị RLLN chiếm 37,17%; 6
- Bảng 3.3 Mức độ suy hô hấp khi nhập viện của trẻ Mức độ Số lượng Tỷ lệ % Không bị suy hô hấp 71 62,83 Độ 1 16 14,16 Độ 2 26 23,01 Tổng 113 100 Nhận xét: - Tỷ lệ trẻ bị suy hô hấp độ 1 chiếm 14,16%; độ 2 chiếm 23,01%. 3.3. Đánh giá hiệu quả của lý liệu pháp hô hấp Bảng 3.4 Số lần làm lý liệu pháp hô hấp Lý liệu pháp hô hấp Số lượng Tỷ lệ % ≤ 7 lần 79 69,91 > 7 lần 34 30,09 Mean ± SD 6,36 ± 3,46 Tổng 113 100 Nhận xét: - Tỷ lệ số lần làm lý liệu pháp hô hấp ≤ 7 lần chiếm tỷ lệ là 69,91% cao hơn những trẻ làm lý liệu pháp hô hấp >7 lần chỉ có 30,09%; số lần làm lý liệu pháp hô hấp trung bình là 6,36 ± 3,46 lần; trung bình 1 ngày nằm viện có trẻ được làm lý liệu pháp hô hấp 1 lần. 7
- Bảng 3.5: Mối liên quan giữa số ngày điều trị với số lần làm lý liệu pháp hô hấp 1 lần/ ngày ≥ 2 lần ngày p Số lần Mean ± Min - Mean ± Min - SD Max SD Max Ngày 7,78 ± 5,58 ± 0,002 5 - 17 3 - 10 điều trị 2,04 1,21 Nhận xét: Những trẻ làm lý liệu pháp ≥ 2 lần ngày có số ngày nằm viện điều trị trung bình là 5,58 ± 1,21 ngày, thấp hơn những trẻ chỉ làm lý liệu pháp 1 lần 1 ngày có ngày điều trị trung bình là 7,78 ± 2,04 ngày; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.6: Mối liên quan giữa ho với số lần làm lý liệu pháp hô hấp Số lần 1 lần/ ngày 2 lần ngày OR Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ p 95% CI Ho lượng % lượng % Ngày Không 1 1,27 0 0 đầu ho 0,26 - (n = 113) Có ho 78 98,73 34 100 Không Ngày 2 16 20,25 4 11,76 ho 0,12 - (n = 113) Có ho 63 79,75 30 88,24 Ngày 3 Không 24 30,37 10 31,25 0,08 - (n = 111) ho 8
- Có ho 55 69,63 22 68,75 Không 1,78 Ngày 4 41 53,94 18 60,0 ho 0,04 1,09 - (n = 106) Có ho 35 46,06 12 40,0 3,16 Không 3,88 Ngày 5 50 71,43 22 81,48 ho 0,03 2,25 - (n = 97) Có ho 20 28,57 5 18,52 6,19 Không 1,58 Ngày 6 46 70,76 16 80,0 ho 0,001 1,22 - (n = 85) Có ho 19 29,24 4 20,0 2,06 Không Ngày ra 56 70,89 30 88,23 ho 0,24 - viện Có ho 23 29,11 4 11,77 Nhận xét: - Ho có mối liên quan giữa việc làm lý liệu pháp hô hấp 1 lần hoặc 2 lần với ngày thứ 4, thứ 5 và thứ 6; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. - Những trẻ được làm lý liệu pháp hô hấp 2 lần/ngày tới ngày thứ 4 có tỷ lệ không ho cao gấp 1,78 lần so với những trẻ làm lý liệu pháp hô hấp 1 lần/ ngày. - Những trẻ được làm lý liệu pháp hô hấp 2 lần/ngày tới ngày thứ 5 có tỷ lệ không ho cao gấp 3,88 lần so với những trẻ làm lý liệu pháp hô hấp 1 lần/ ngày. 9
- - Những trẻ được làm lý liệu pháp hô hấp 2 lần/ngày tới ngày thứ 6 có tỷ lệ không ho cao gấp 1,58lần so với những trẻ làm lý liệu pháp hô hấp 1 lần/ ngày. 4. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung Trong nghiên cứu của chúng tôi độ tuổi từ 13 - 36 tháng chiếm tỷ lệ lớn nhất với 44 trẻ chiếm 38,94% trong đó ở trẻ nam chiếm 40,30% và trẻ nữ chiếm 36,96%; tiếp đến là từ 6 tháng tuổi trở xuống chiếm 37,17% và thấp nhất là trên 36 tháng chỉ có 01 trẻ chiếm 0,88%. Tỷ lệ mắc có sự khác biệt so với nghiên cứu của Thành Minh Hùng vào năm 2016 tại phòng khám đa khoa khu vực Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum thì tỷ trẻ từ 3 tháng đến 24 tháng chiếm tỷ lệ 64,7%, độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 17,14 ± 1,37 tháng [6]; Đào Minh Tuấn [5], nghiên cứu trên số trẻ em mắc viêm phổi do vi khuẩn tại bệnh viện nhi trung ương 2006- 2010 thấy tỷ lệ trẻ mắc nhiều nhất ở độ tuổi 6-12 tháng chiếm 44,7%, < 6 tháng 28,2%. Theo Quách Ngọc Ngân [7], nghiên cứu trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ trong 196 trẻ có 48% trẻ dưới 12 tháng; tỷ lệ nam/ nữ là 1,9/1. Nhưng lại có sự tương đồng với một số nghiên cứu ở trong nước như của Nguyễn Thành Nhôm [8], nghiên cứu trên 130 trường hợp trẻ viêm phổi nhập viện từ tháng 6/2014 - 5/2015 ở Vĩnh Long cho thấy nhóm 2 tháng đến 10
- 12 tháng tuổi chiếm 38,5%, nhóm 12 tháng đến 60 tháng 61,5% và có sự tương đồng với nghiên cứu của Kurmarl Rajesh nghiên cứu viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Pakistan thấy tỷ lệ mắc ở trẻ em dưới 1 tuổi là 31%, từ 1- 3 tuổi chiếm 58% [9]. 4.2. Một số đặc điểm lâm sàng Các triệu chứng cơ năng lúc vào viện của trẻ: Có 100% trẻ ho; trong đó ho ít chiếm 39,82%; 60,18% trẻ ho nhiều; ho là triệu chứng thường gặp nhất và xuất hiện sớm nhất của NKHHCT ở trẻ em tỷ lệ trẻ ho trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ cao hơn so với nghiên cứu của Huỳnh Văn Tường [10] tỷ lệ trẻ ho khi nhập viện là 86,2%. Sốt là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt. Ở trẻ nhỏ, hệ thống miễn dịch của cơ thể còn yếu nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Mặt khác trung tâm điều hòa nhiệt ở vùng dưới đồi chưa hoàn thiện về chức năng, rất dễ bị tác động, nên trẻ dễ sốt cao ngay cả khi có nhiễm trùng nhẹ. Theo phân mới nhất của WHO nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ trẻ sốt như sau [11]: 83 trẻ có sốt trong đó sốt nhẹ chiếm 41,59%; sốt cao chiếm 31,86%; đây là phân loại mới tuy nghiên cho kết quả tương đồng với với nghiên cứu của Phạm Hải Yến và Lương Cao Đồng cho thấy tỷ lệ sốt cao chiếm 78,1%, vừa chiếm 19,5% và nhẹ chiếm 2,4% [12]; điều này có thể lý giải do đa số các bà mẹ đã áp dụng các 11
- biện pháp hạ sốt tại nhà, khi sốt cao quá không đỡ được mới cho con đi viện điều trị, dẫn đến tình trạng nhập viện các trẻ đều trong tình trạng sốt cao hoặc rất cao. 4.3 Đánh giá hiệu quả của lý liệu pháp hô hấp Những trẻ làm lý liệu pháp ≥ 2 lần ngày có số ngày nằm viện điều trị trung bình là 5,58 ± 1,21 ngày, thấp hơn những trẻ chỉ làm lý liệu pháp 1 lần 1 ngày có ngày điều trị trung bình là 7,78 ± 2,04 ngày; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Cho thấy việc làm lý liệu pháp hô hấp ≥ 2 lần ngày giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và giúp trẻ nằm viện ít hơn; tiết kiệm chi phí khám và điều trị; nâng cao hiệu quả về chăm sóc và kinh tế cho gia đình. Nồng độ SpO2 có mối liên quan giữa việc làm lý liệu pháp hô hấp 1 lần hoặc ≥ 2 lần với ngày thứ 4 và thứ 5; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Những trẻ được làm lý liệu pháp hô hấp ≥ 2 lần/ngày tới ngày thứ 4 có tỷ lệ SpO2 bình thường ≥ 95% cao gấp 2,15 lần so với những trẻ làm lý liệu pháp hô hấp 1/ ngày. Những trẻ được làm lý liệu pháp hô hấp ≥ 2 lần/ngày tới ngày thứ 5 có tỷ lệ SpO2 bình thường ≥ 95% cao gấp 3,04 lần so với những trẻ làm lý liệu pháp hô hấp 1/ ngày. Chúng ta có thể thấy trẻ làm lý liệu pháp hô hấp ≥ 2 lần/ngày có thể ra viện từ ngày thứ 3; và sự khác biệt từ ngày thứ 4 và 5. 12
- 5. KẾT LUẬN - Lý do vào viện chiếm tỷ lệ nhiều nhất là ho chiếm 91,15%; tiếp đến là sốt chiếm 65,48%; với 3 triệu chứng ho, sốt và khò chiếm 28,32%; - Tỷ lệ trẻ bị suy hô hấp độ 1 chiếm 14,16%; độ 2 chiếm 23,01%. - Những trẻ làm lý liệu pháp ≥ 2 lần ngày có số ngày nằm viện điều trị trung bình là 5,58 ± 1,21 ngày, thấp hơn những trẻ chỉ làm lý liệu pháp 1 lần 1 ngày có ngày điều trị trung bình là 7,78 ± 2,04 ngày; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. - Tỷ lệ SpO2 có mối liên quan giữa việc làm lý liệu pháp hô hấp 1 lần hoặc ≥ 2 lần với ngày thứ 4 và thứ 5; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 6. KIẾN NGHỊ - Cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống NKHHCT cho các bà mẹ. - Sự dụng lý liệu pháp hô hấp trong điều trị những bệnh nhân có nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. 13
- Tài liệu tham khảo 1. UNICEF, World Health Organisation (2009). Pneumonia: the Forgotten Killer of Childre http://www.unicef.org/publications/files/Pneumonia_Th e_Forgotten_Killer of_Children.pdf 2. Rudan I, Boschi-Pinto C, Biloglav Z, Mulholland K, Campbell H (2008). Epidemiology and etiology of childhood pneumonia. Bull World Health Organ, 86:408- 16. 3. Rudan I, Tomaskovic L, Boschi-Pinto C, Campbell H (2004) Global estimate of the incidence of clinical pneumonia among children under five years of age. Bull World Health Organ, 82:895-903 4. WHO (1994). Manual for the national surveillance of respiratory infection, Geneva. 5. Đào Minh Tuấn (2010). Nghiên cứu thực trạng khám và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại bệnh viện Nhi Trung Ương trong năm 2010. Dự án nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em, 1 - 4. 6. Thành Minh Hùng (2017), “Đặc điểm nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi điều trị tại khoa Nhi bệnh viện đa khoa Khu vực Ngọc hồi năm 2016”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh thành, sở y tế tỉnh Kon Tum. 7. Quách Ngọc Ngân, Phạm Thị Minh Hồng (2014) “Đặc điểm lâm sàng và vi sinh của viêm phổi cộng đồng ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh , 18(phụ bản số 14
- 1), tr. 294-300. 8. Nguyễn Thành Nhôm và cộng sự (2015), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến viêm phổi nặng ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long”, Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long, tr. 1- 10. 9. Kumar1 Rajesh, Hashmi Anjum, et al(2012), “ Knowledge Attitude and Practice about Acute Respiratory Infection among the Mothers of Under Five Children Attending Civil Hospital Mithi Tharparkar Desert”, Primary Health Care, Available from URL: http://dx.doi.org/10.4172/2167-1079.1000108. 10. Huỳnh Văn Tường, Phan Hữu Nguyệt Diễm, Trần Anh Tuấn (2012), “Đặc điểm lâm sàng và vi sinh của viêm phổi cộng đồng ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 16(phụ bản số 1), tr. 76-80. 11. WHO (2013), WHO informal consultation on fever management in peripheral health care settings a global review of evidence and practice. 12. Phạm Hải Yến, Lương Cao Đồng (2015), Nghiên cứu đặc điểm sốt của trẻ nhập viện và một số biểu hiện hành vi, kiến thức của các bà mẹ khi có con bị sốt tại khoa Nhi bệnh viện quân y 103. Hội nghị khoa học chào mừng 65 năm truyền thống BVQY103 - Bệnh viện Quân Y 103. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 423 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 110 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 104 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn