Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Thực trạng bệnh răng miệng và nhận thức thái độ thực hành của người bệnh trong chăm sóc sức khỏe răng miệng tại khoa răng, Bệnh viện trung ương Quân đội 108 năm 2019
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này nhằm nghiên cứu lượng giá để nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về vệ sinh răng miệng cần tiến hành ở các cơ sở khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt là cần thiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Thực trạng bệnh răng miệng và nhận thức thái độ thực hành của người bệnh trong chăm sóc sức khỏe răng miệng tại khoa răng, Bệnh viện trung ương Quân đội 108 năm 2019
- I BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG PHẠM HỒNG PHÚC THỰC TRẠNG BỆNH RĂNG MIỆNG VÀ NHẬN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI BỆNH TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TẠI KHOA RĂNG, BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2019 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG HÀ NỘI, NĂM 2019
- II MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... V DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... V ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................. 2 1.1. Giải phẫu – sinh lý răng ......................................................................... 2 1.1.1. Khái quát về cấu tạo tổ chức học của răng ...................................... 2 1.1.2. Cấu tạo tổ chức học của răng........................................................... 2 1.2. Cấu tạo tổ chức học của vùng quanh răng ............................................. 2 1.2.1. Mô học vùng quanh răng ................................................................. 2 1.2.2. Giải phẫu vùng quanh răng .............................................................. 2 1.3. Sinh bệnh học bệnh răng miệng ............................................................. 2 1.3.1. Một số biến đổi sinh lý vùng răng miệng ........................................ 2 1.3.2. Một số bệnh răng miệng thường gặp ............................................... 2 1.4. Tình hình bệnh răng miệng ở Việt Nam và trên thế giới ....................... 3 1.4.1. Tình hình bệnh răng miệng trên thế giới ......................................... 3 1.4.2. Tình hình bệnh răng miệng ở Việt Nam .......................................... 4 1.5. Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng ... 4 1.6. Các biện pháp chăm sóc và dự phòng bệnh răng miệng ........................ 5 1.6.1. Một số khái niệm về chăm sóc răng miệng ..................................... 5 1.6.2. Chăm sóc và dự phòng sâu răng ...................................................... 5 1.6.3. Chăm sóc và dự phòng bệnh viêm quanh răng................................ 5 1.6.4. Chăm sóc dự phòng bệnh mất răng ................................................. 6 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 7 2.1. Địa điểm, đối tượng, thời gian nghiên cứu ............................................ 7 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu...................... Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 7 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ....................................................................... 7 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 7 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................... 7 2.2.2. Cỡ mẫu ............................................................................................. 7 2.2.3. Chọn mẫu ......................................................................................... 8 2.3. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu .................................................. 8 2.4. Các kỹ thuật và phương pháp thu thập thông tin ................................... 9 2.4.1. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu ........................................... 9
- III 2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin....................................................... 9 2.4.3. Cách tính điểm ................................................................................. 9 2.5. Phương pháp khống chế sai số ............................................................... 9 2.6. Xử lý số liệu và phiên giải kết quả ......................................................... 9 2.6.1. Xử lý số liệu..................................................................................... 9 2.6.2. Phiên giải kết quả............................................................................. 9 2.7. Hạn chế và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 10 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ........................................................ 10 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 11 3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học, đặc điểm lâm sàng bệnh răng miệng (sâu răng, mất răng, bệnh quanh răng) của người bệnh đến khám và chữa bệnh tại khoa Răng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2019 ..................... 11 3.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng của người bệnh đến khám chữa bệnh 6 tháng đầu năm 2019 tại khoa Răng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (n = 12.186)....................................................................... 11 3.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng của người bệnh đến khám chữa bệnh tại khoa Răng – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (n=400) ................... 14 3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng của người bệnh trong chăm sóc sức khỏe răng miệng tại khoa Răng – Bệnh viện trung ương quân đội 108 ....................................................................................... 15 3.2.1. Thực trạng kiến thức vệ sinh răng miệng của người bệnh trong chăm sóc sức khỏe răng miệng tại khoa Răng – Bệnh viện trung ương quân đội 108 ........................................................................................................... 15 3.2.2. Thực trạng thái độ về vệ sinh răng miệng của người bệnh trong chăm sóc sức khỏe răng miệng tại khoa Răng – Bệnh viện trung ương quân đội 108 ........................................................................................................... 17 3.2.3. Thực trạng về thực hành vệ sinh răng miệng của người bệnh trong chăm sóc sức khỏe răng miệng tại khoa Răng – Bệnh viện trung ương quân đội 108 ..................................................................................................... 19 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 23 4.1. Về đặc điểm dich tễ học, đăc điểm lâm sàng ở người bệnh đến khám chữa bệnh răng miệng tại khoa răng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ..................................................................................................................... 23 4.1.1. Về đặc điểm dịch tễ học ................................................................ 23 4.1.2 Đặc điểm lâm sàng......................................................................... 23
- IV 4.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của người bệnh đến khám chữa bệnh răng miệng tại khoa Răng, BVTWQĐ 108 ......................................................... 25 4.2.1. Về kiến thức ................................................................................... 25 4.2.2. Về thái độ ....................................................................................... 26 4.2.3. Về thực hành .................................................................................. 26 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 28 1. Kết luận ................................................................................................... 28 2. Khuyến nghị ............................................................................................ 29
- V DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thực trạng sâu răng của sinh viên nha khoa King Saud .................. 3 Bảng 3.1. Số bệnh nhân đến khám chữa bệnh răng miệng trong 6 tháng đầu năm 2019 ......................................................................................................... 11 Bảng 3.2. Một số đặc điểm chung về giới, nghề nghiệp và khu vực sống của người bệnh ....................................................................................................... 11 Bảng 3.3. Phân bố bảng theo tỷ lệ người có bảo hiểm y tế của người bệnh... 12 Bảng 3.4. Phân bố các bệnh răng miệng chủ yếu ở người bệnh ..................... 13 Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ viêm quanh răng ở người bệnh ................................. 13 Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ bệnh mất răng ở người bệnh ..................................... 13 Bảng 3.7. Phân bố chỉ số SMT của người bệnh .............................................. 14 Bảng 3.8. Thực trạng vệ sinh răng miệng theo chỉ số OHI-S ở người bệnh .. 14 Bảng 3.9. Thái độ của người bệnh về chăm sóc vệ sinh răng miệng.............. 17 Bảng 3.10. Thái độ của người bệnh đạt được về vệ sinh răng miệng............. 18 Bảng 3.11. Thực hành về chải răng của người bệnh....................................... 19 Bảng 3.12. Thực hành về súc miệng của người bệnh ..................................... 20 Bảng 3.13. Thực hành về sử dụng chỉ tơ nha khoa của người bệnh ................... 20 Bảng 3.14. Thực hành về đi khám răng miệng của người bệnh ..................... 21 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.2. Kiến thức của người bệnh về nguyên nhân – hậu quả gây bệnh răng miệng ....................................................................................................... 15 Biểu đồ 3.3. Kiến thức của người bệnh về phương pháp chăm sóc vệ sinh răng miệng ............................................................................................................... 16 Biểu đồ 3.4. Mức độ kiến thức về nguyên nhân, hậu quả về bệnh răng miệng của người bệnh ................................................................................................ 16 Biểu đồ 3.5. Một số kiến thức khác về vệ sinh răng miệng của người bệnh (n=400) ............................................................................................................ 17
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh răng miệng (BRM) là bệnh phổ biến trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, chiếm tỉ lệ gần 90% dân số trên thế giới, ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội. Bệnh răng miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới tác động của các yếu tố lý, hóa, sinh. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ không chỉ gây ra các biến chứng tại chỗ mà còn ảnh hưởng đến toàn thân như sự phát triển về thể chất, chức năng thẩm mỹ, phát âm và chức năng ăn nhai; tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân. Để phát hiện sớm và phòng ngừa được các nguy cơ gây bệnh thì kiến thức, thái độ và thực hành các biện pháp vệ sinh răng miệng của cá nhân người bệnh có vai trò lớn. Nghiên cứu của Sấn Văn Cương (2016) cho thấy có tới 75,0% học sinh không hiểu biết về phòng bệnh răng miệng, 61,62% học sinh thực hành kém về chăm sóc răng miệng và cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức với bệnh sâu răng (OR = 8,5; p < 0,01) Error! Reference source not found.. Nghiên cứu lượng giá để nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về vệ sinh răng miệng cần tiến hành ở các cơ sở khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt là cần thiết. Khoa Răng – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một trong những khoa được thành lập sớm ngay từ khi thành lập bệnh viện và có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng. Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng bệnh răng miệng và nhận thức thái độ thực hành của người bệnh trong chăm sóc sức khỏe răng miệng tại khoa Răng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2019”.
- 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Giải phẫu – sinh lý răng 1.1.1. Khái quát về cấu tạo tổ chức học của răng Cấu tạo răng gồm: men răng, ngà răng, cement và tủy răng Cấu tạo vùng quanh răng gồm: Lợi, dây chằng quanh răng, xương răng, xương ổ răng, tuần hoàn và thần kinh vùng quanh răng Răng và tổ chức quanh răng là một phần của hệ thống nhai, góp phần vào thực hiện chức năng: ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ. 1.1.2. Cấu tạo tổ chức học của răng - Men răng - Ngà răng - Tủy răng - Cement chân răng 1.2. Cấu tạo tổ chức học của vùng quanh răng 1.2.1. Mô học vùng quanh răng Tổ chức quanh răng bắt nguồn từ túi quanh răng Error! Reference source not found.. Các tế bào bắt nguồn từ túi quanh răng biệt hoá thành tạo cement bào và tạo xơ bào dưới ảnh hưởng của protein tạo khuôn men răng, khi đó cement lắng đọng lên bề mặt chân răng và các sợi dây chằng Sharpey bám vào lớp cement mới này. 1.2.2. Giải phẫu vùng quanh răng 1.2.2.1. Lợi 1.2.2.2. Dây chằng quanh răng 1.2.2.3. Cement 1.2.2.4. Xương răng 1.2.2.5 . Xương ổ răng 1.2.2.6. Tuần hoàn quanh răng 1.2.2.7. Thần kinh vùng quanh răng 1.3. Sinh bệnh học bệnh răng miệng 1.3.1. Một số biến đổi sinh lý vùng răng miệng 1.3.2. Một số bệnh răng miệng thường gặp 1.3.2.1. Bệnh sâu răng Bệnh sâu răng là bệnh phá hủy tổ chức cứng của răng (men, ngà) thành hố trên răng gọi là lỗ sâu. Lỗ sâu một khi đã hình thành thì không có khả năng hoàn nguyên. Qua lỗ sâu, vi khuẩn (Streptococcus Mutan) sẽ thâm nhập vào tủy răng gây viêm tủy răng, viêm quanh cuống răng hoặc nặng hơn nữa gây viêm xương
- 3 hàm, viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết và các bệnh toàn thân do răng … 1.3.2.2. Bệnh quanh răng Bệnh quanh răng là bệnh tấn công vào mô nâng đỡ của răng, gồm 2 dạng chính: Viêm lợi và viêm quanh răng. 1.3.2.3. Bệnh mất răng Mất răng là tình trạng phổ biến hay gặp ở người cao tuổi. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy những người thu nhập thấp, ít được giáo dục ở các nước chậm phát triển thường bị mất răng nhiều hơn. Tùy theo số lượng và vị trí mất răng mà gây nhiều ảnh hưởng với các mức độ khác nhau. 1.4. Tình hình bệnh răng miệng ở Việt Nam và trên thế giới 1.4.1. Tình hình bệnh răng miệng trên thế giới 1.4.1.1. Bệnh sâu răng Năm 2003, theo một nghiên cứu về tình trạng sâu răng và vệ sinh răng miệng ở nam sinh viên nha khoa ở trường Đại học King Saud, Riyadh, tác giả Amjad Hussain Wyne đã cho thấy trong tổng số 211 nam sinh viên (Độ tuổi từ 20 - 25), tình trạng sâu răng được mô tả theo bảng sau Error! Reference source not found.: Bảng 1.1. Thực trạng sâu răng của sinh viên nha khoa King Saud Sinh viên DMFT (SD) DT (SD) FT (SD) Năm thứ 1 7.11 (5.10) 4.25 (4.3) 2.2 (3.17) Năm thứ 2 8.38 (4.67) 5.00 (4.07) 2.8 (3.46) Năm thứ 3 7.06 (3.82) 2.45 (2.81) 3.94 (3.52) Năm thứ 4 9.10 (4.35) 2.93 (3.58) 5.65 (4.42) Năm thứ 5 8.56 (4,55) 1.89 (2.95) 5.56 (4.39) Đến năm 2013, nghiên cứu của tác giả Um-e-Rubab Shirazi trên 310 sinh viên nha khoa, có độ tuổi trung bình từ 18 – 24, của trường LMDC (Lahore Medical and Dental College) cho thấy chỉ số DMFT chung là 1,38 ± 0,54, số răng sâu (DT) là 0,54 ± 0,62, số răng mất (MT) là 0,01 ± 0,10 và số răng trám (FT) là 0,83 ± 0,68 Error! Reference source not found.. 1.4.1.2. Bệnh quanh răng Gần đây nhất, năm 2014, nghiên cứu tại Trung Quốc trên 1970 sinh viên (858 nam, 1049 nữ, độ tuổi trung bình là 18,93) của tác giả Rui Hou, Yong Mi và cộng
- 4 sự đã cho thấy tỷ lệ viêm lợi chung là 59,5%, trong đó tỷ lệ viêm lợi ở nam (61,9%) cao hơn nữ (58,72). Tỷ lệ cao răng chung là 62,64% Error! Reference source not found.. 1.4.1.3. Bệnh mất răng Tình hình mất răng nói chung, mất toàn bộ răng nói riêng khác nhau theo dân tộc, quốc gia, vùng lãnh thổ, châu lục cũng như ngay trong một quốc gia và cũng tùy thuộc vào tình hình tuổi thọ của dân số. 1.4.2. Tình hình bệnh răng miệng ở Việt Nam 1.4.2.1. Bệnh sâu răng Đã có nhiều nghiên cứu về bệnh răng miệng ở nước ta, các nghiên cứu đều cho thấy bệnh răng miệng còn gặp rất phổ biến. Năm 1960, một trong những khảo sát đầu tiên của khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Phủ Doãn, Hà Nội (Nay là Bệnh viện Việt Đức) cho thấy tỷ lệ sâu răng là 46,74% và chỉ số DMFT là 1,2. Vì vậy, các tác giả đề cập đến nhu cầu phòng bệnh sâu răng cho trẻ em và cộng đồng Error! Reference source not found.. 1.4.2.2. Bệnh quanh răng Tại Việt Nam, bệnh vùng quanh răng rất phổ biến với tỷ lệ mắc tương đối cao Error! Reference source not found.. Từ những năm 1989, Điều tra sức khỏe răng miệng tại Huế của Nguyễn Toại cho thấy ở ba nhóm tuổi 12, 15, 35 - 44, tỷ lệ bệnh nha chu rất cao (93,6%) trong đó tỷ lệ có cao răng là 85,3% Error! Reference source not found.. Tới năm 1994, nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thơm đã cho thấy tỷ lệ viêm lợi ở lứa tuổi 12 là 93,67%, ở tuổi 15 là 95,67% và ở lứa tuổi 35 – 44 là 97,0% Error! Reference source not found.. Cũng trong năm này, kết quả nghiên cứu của Viện Răng hàm mặt Hà Nội ở nhóm tuổi 15 – 24, sau 03 tháng điều trị viêm lợi bằng lấy cao răng, tỷ lệ viêm lợi vẫn ở mức cao là 72,7% (Nam) và 80% (Nữ) Error! Reference source not found.. 1.4.2.3. Bệnh mất răng Ở miền Bắc Việt Nam, theo kết quả điều tra của Nguyễn Văn Bài năm 1994, tỷ lệ mất răng của nhóm tuổi trên 65 là 95,2%, nhu cầu phục hình răng là 90,4% Error! Reference source not found.. Kết quả nghiên cứu của Trương Mạnh Dũng năm 2007 tại một phường thuộc thành phố Hà Nội, tỷ lệ mất răng ở người trên 60 tuổi là 81,7%, số răng mất trung bình ở mỗi người là 10,1 chiếc (hàm trên là 4,8 chiếc; hàm dưới là 5,4 chiếc), tỷ lệ mất răng toàn bộ một hàm là 5,9% và mất răng toàn bộ hai hàm là 2,8% Error! Reference source not found.. 1.5. Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng Kiến thức (Knowledge) bao gồm những hiểu biết của con người, thường
- 5 khác nhau và bắt nguồn từ kinh nghiệm sống hoặc của người khác truyền lại. Thái độ (Attitude) bao gồm tư duy, lập trường, quan điểm của đối tượng. Ở lứa tuổi >18 và là học sinh – sinh viên trường chuyên nghiệp, các em sẽ có quan điểm đúng đắn, rõ ràng nếu được tiếp thu đầy đủ kiến thức về bệnh cũng như các biện pháp chăm sóc răng miệng thông qua các bài giảng tích cực, sáng tạo của các thầy cô giáo. Thực hành (Practice): xuất phát từ hiểu biết, có kiến thức và thái độ sẽ dẫn đến hành động của đối tượng. Kiến thức và thái độ đúng sẽ dẫn tới hành động đúng và ngược lại Error! Reference source not found.. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. 1.6. Các biện pháp chăm sóc và dự phòng bệnh răng miệng 1.6.1. Một số khái niệm về chăm sóc răng miệng Chăm sóc răng miệng (CSRM) là hành vi của cá nhân cùng với sự tham gia của thầy thuốc như bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, nha sỹ, điều dưỡng viên nha khoa, kỹ thuật viên ... tác động vào răng miệng nhằm giữ gìn trạng thái toàn vẹn cả về chức năng và thẩm mỹ của răng miệng. Chăm sóc răng miệng bao gồm: * Giữ gìn răng miệng; * Vệ sinh răng miệng hàng ngày; * Khám răng miệng định kỳ; * Điều trị các bệnh răng miệng sớm và kịp thời. 1.6.2. Chăm sóc và dự phòng sâu răng Bao gồm các biện pháp Error! Reference source not found.: * Hướng dẫn giáo dục vệ sinh răng miệng - Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng - Khi có chấm có màu trên răng nên đi khám răng. * Sử dụng fluor - Fluor hóa nguồn cung cấp nước công cộng với độ tập trung fluor từ 0,7 đến 1,2 mgF/lít nước mà độ tập trung tối ưu tùy thuộc vào khí hậu. - Xúc miệng với các dung dịch fluor pha loãng. - Dùng kem đánh răng có fluor. * Trám bít hố rãnh: áp dụng đối với các lỗ sâu trên các mặt của răng. Có thể áp dụng để hàn dự phòng mặt nhai để ngăn ngừa sâu ở hố và rãnh răng sau khi răng vĩnh viễn mọc. * Chế độ ăn hợp lý phòng sâu răng là kiểm soát các thức ăn và đồ uống có đường bao gồm các biện pháp:
- 6 - Kiểm soát các thực phẩm có đường. - Giảm số lần ăn các thực phẩm có đường. 1.6.3. Chăm sóc và dự phòng bệnh viêm quanh răng * Các kỹ thuật chải răng Các kỹ thuật chải răng phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Phải làm sạch được tất cả các mặt răng, đặc biệt là vùng rãnh lợi và kẽ răng. Việc chải răng thường làm sạch tốt ở phần lồi của răng nhưng lại hay để lại mảng bám ở những phần lõm và những nơi bị che khuất. - Việc di chuyển bàn chải không được làm tổn thương tổ chức mềm và tổ chức cứng. Chải răng theo hướng thẳng đứng và kéo ngang có thể làm co lợi và mòn răng. - Phương pháp sử dụng chỉ tơ nha khoa: Lấy một đoạn chỉ dài 40 – 45cm. Quấn 2 đầu của sợi chỉ vòng quanh 2 ngón tay giữa, để lại 1 đoạn ở giữa khoảng 2,5- 5cm - Phương pháp dùng máy tăm nước: áp dụng cho người sử dụng cầu răng, cấy ghép Implant, người bệnh đang sử dụng hệ thống chỉnh nha… * Kiểm soát mảng bám răng bằng phương pháp hóa học là biện pháp dùng nước xúc miệng có tác dụng lên mảng bám răng theo cơ chế: - Kìm hãm sự phát triển của các khuẩn lạc trong hốc miệng. - Ngăn cản việc định cư của các vi khuẩn ở bề mặt răng. - Ức chế việc hình thành mảng bám răng. - Hòa tan các mảng bám đã hình thành. - Ngăn ngừa sự khoáng hóa các mảng bám. * Khắc phục sửa chữa các sai sót bao gồm sửa chữa lại các răng hàn sai, phục hình sai qui cách, tạo điểm tiếp giáp giữa các răng … - Có thể trám bít lại các răng hàn sai, làm lại các phục hình không đúng qui cách…. * Tuyên truyền phòng bệnh - Giúp người bệnh có kiến thức từ đó thay đổi nhận thức, quan điểm dẫn đến hình thành thói quen tốt trong chăm sóc răng miệng. - Tuyên truyền giáo dục vệ sinh răng miệng cần chú ý dùng từ dễ hiểu, đơn giản, ngắn gọn, mọi người dễ nhớ. - Khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần - Lấy cao răng và điều trị các bệnh về lợi ngay khi có viêm. 1.6.4. Chăm sóc dự phòng bệnh mất răng - Dự phòng bệnh mất răng là làm tốt các bước chăm sóc răng miệng hàng
- 7 ngày, tránh tình trạng mắc các bệnh về răng miệng dẫn đến tình trạng mất răng. - Khi người bệnh mất răng, biện pháp phục hình răng giả là sự lựa chọn tối ưu nhất.
- 8 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm, đối tượng, thời gian nghiên cứu 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu - Cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh tại khoa Răng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, 6 tháng đầu năm 2019. - Người bệnh đến khám và chữa bệnh răng miệng tại khoa Răng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong thời gian 6 tháng đầu năm 2019 từ ngày 01/01/2019 đến ngày 30/06/2019. * Tiêu chuẩn lựa chọn + Người bệnh từ 19 tuổi trở lên. + Có khả năng cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về kiến thức, thái độ và thực hành về vệ sinh răng miệng. + Đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu. * Tiêu chuẩn loại trừ + Tại thời điểm khám không đủ sức khỏe để tham gia khám và phỏng vấn. + Không hợp tác trong quá trình nghiên cứu. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: 6 tháng đầu năm 2019 từ ngày 01/01/2019 đến ngày 30/06/2019. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu dùng phương pháp dịch tễ học mô tả qua cuộc điều tra cắt ngang và phân tích các cơ sở dữ liệu thứ cấp tại khoa kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng 2.2.2. Cỡ mẫu - Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm ước tính một tỷ lệ Error! Reference source not found.: p.q n = Z 2 . 2 1− d 2 (2.1) Trong đó: + n: cỡ mẫu nghiên cứu + α: là mức ý nghĩa thống kê (Chọn α = 0,05 ứng với độ tin cậy 95%) + Z(1 – α/2) là hệ số độ tin cậy ở ngưỡng xác xuất 95% = 1,96) + p = 0,5 để đảm bảo cỡ mẫu lớn nhất + d: là sai số cho phép lấy là 0,05. Thay vào công thức ta có n= 384. Dự
- 9 phòng 5% mẫu bị hao hụt nên chúng tôi làm tròn thành n = 400. 2.2.3. Chọn mẫu - Chọn mẫu thuận tiện : các bệnh nhân đến khám Răng tại khoa Răng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 3/2019 đến tháng 6/2019 - Các bệnh nhân đến khám đúng theo tiêu chí lựa chọn của đối tượng nghiên cứu; - Mỗi tháng lấy 100 bệnh nhân đến khi đủ 400 bệnh nhân thì thôi. 2.3. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu * Nhóm các biến số và chỉ số theo mục tiêu 1 * Nhóm các biến số và chỉ số theo mục tiêu 2 - Kiến thức + Mức độ kiến thức về nguyên nhân, hậu quả của bệnh răng miệng + Thực trạng kiến thức về biện pháp vệ sinh răng miệng ở bệnh nhân nghiên cứu. + Mức độ kiến thức về thông tin đề phòng bênh răng miệng của người bệnh nghiên cứu + Kiến thức về phục hình răng giả của người bệnh nghiên cứu - Thái độ + Thái độ về sự nguy hiểm của bệnh răng miệng của bệnh nhân nghiên cứu (biện pháp xử trí khi măc bệnh răng miệng) + Thái độ về sự cần thiết của các biện pháp vệ sinh răng miệng ở bệnh nhân nghiên cứu ( nhu cầu, trách nhiệm của người bệnh) + Thái độ về sự cần thiết của việc đi khám răng miệng của bệnh nhân nghiên cứu.(phòng bệnh) + Thái độ của người bệnh nghiên cứu về trách nhiệm với bệnh răng miệng đối với cộng đồng + Vai trò của người điều dưỡng trong việc hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà + Đánh giá mức độ thái độ về VSRM của bệnh nhân nghiên cứu. - Thực hành + Thực hành về phương tiện chải răng + Thực hành về phương pháp chải răng (Tần suất, thời gian, thời điểm chải răng, kỹ thuật chải, thời điểm thay bàn chải định kỳ). + Thực hành xúc miệng của Bệnh nhân. + Thực hành sử dụng chỉ tơ nha khoa của bệnh nhân nghiên cứu. + Thực hành đi khám răng miệng định kỳ của bệnh nhân nghiên cứu.
- 10 + Thực hành xử trí khi có vấn đề răng miệng của bệnh nhân nghiên cứu. + Đánh giá mức độ thực hành VSRM ở bệnh nhân nghiên cứu. 2.4. Các kỹ thuật và phương pháp thu thập thông tin 2.4.1. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 2.4.1.1. Kỹ thuật khám phát hiện các bệnh về răng miệng 2.4.1.2. Kỹ thuật phỏng vấn 2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin 2.4.2.1. Chỉ số Sâu – Mất – Trám 2.4.2.2. Chỉ số lợi – GI 2.4.2.3. Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản 2.4.3. Cách tính điểm Để đánh giá mức độ kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) vệ sinh răng miệng của số bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, chúng tôi xây dựng tiêu chuẩn cho điểm chia ra 3 mức độ dựa vào kết quả cho điểm như sau Error! Reference source not found.: - Nếu trả lời đúng ≥ 80% số điểm trong mỗi phần đánh giá là tốt. - Nếu trả lời đúng 50% - 79% số điểm mỗi phần đánh giá là trung bình. - Nếu trả lời đúng < 50% số điểm trong mỗi phần đánh giá là kém. 2.5. Phương pháp khống chế sai số - Đối với sai số ngẫu nhiên: chọn mẫu theo phương pháp lấy mẫu xác suất cho đủ cỡ mẫu đồng thời tuân thủ phương pháp chọn mẫu. - Đối với sai số hệ thống: + Sai số chọn: hạn chế sai số chọn bằng cách chọn đúng đối tượng, căn cứ vào tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam. + Sai số thu thập thông tin: Chuẩn hóa bộ công cụ thu thập số liệu, tập huấn kỹ cho các điều tra viên. Trước khi phỏng vấn giải thích cho đối tượng điều tra hiểu rõ nội dung, mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra. 2.6. Xử lý số liệu và phiên giải kết quả 2.6.1. Xử lý số liệu - Làm sạch số liệu; - Nhập số liệu bằng phần mềm Epi data 3.1 và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. - Dùng Pearson Chi-Square test để so sánh các tỷ lệ hoặc Phi and Cramer’s test trong trường hợp tần số lý thuyết < 5. 2.6.2. Phiên giải kết quả - Kết quả được phân tích, phiên giải theo bảng, biểu đồ, đồ thị và các hình.
- 11 - Giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. 2.7. Hạn chế và phạm vi nghiên cứu - Chỉ làm ở bệnh viện; - Chỉ làm các nhóm bệnh thường gặp. - Chỉ phỏng vấn; - Chỉ lấy số liệu thứ cấp từ cơ sở dữ liệu. 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu - Trước khi tham gia nghiên cứu, tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ được cung cấp thông tin rõ ràng liên quan đến mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Đối tượng được thông báo là tự nguyện quyết định tham gia vào nghiên cứu hay không.
- 12 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh răng miệng (sâu răng, mất răng, bệnh quanh răng) của người bệnh đến khám và chữa bệnh tại khoa Răng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2019 3.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng của người bệnh đến khám chữa bệnh 6 tháng đầu năm 2019 tại khoa Răng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (n = 12.186) Bảng 3.1. Số bệnh nhân đến khám chữa bệnh răng miệng trong 6 tháng đầu năm 2019 STT Tháng n % 1 1 2073 17,0 2 2 1509 12,4 3 3 2070 16,7 4 4 2114 17,3 5 5 2072 17,0 6 6 2348 19,6 Tổng 12.186 100 Qua nghiên cứu trên 12.186 người bệnh là đối tượng nghiên cứu, kết quả cho thấy, số bệnh nhân đến khám chữa bệnh răng miệng có sự biến động cao nhất là tháng 6 (19,6%) và thấp nhất là tháng 2 (12,4). Qua nghiên cứu trên 12186 người bệnh là đối tượng nghiên cứu, kết quả cho thấy: - Đa số đối tượng nghiên cứu ở độ tuổi từ 60 đến 69 (30,6%) và độ tuổi trên 70 tuổi (20,1%). - Các độ tuổi khác (Từ 19 đến 29, từ 30 đến 39, từ 60 đến 69, 70 trở lên) chiếm tỷ lệ thấp hơn 20%. Độ tuổi từ 50 đến 59 chiếm tỷ lệ thấp nhất (8,2%). Bảng 3.2. Một số đặc điểm chung về giới, nghề nghiệp và khu vực sống của người bệnh Tổng Đặc điểm SL % Giới Nam 5.820 47,8
- 13 Nữ 6.366 52,2 Tổng 12.186 100 Nội thành 10.967 89,9 Khu vực sinh sống Ngoại thành, ngoại tỉnh 1.219 10,1 Tổng 12.186 100 Hưu trí 7.311 60 CBVCNN 2.680 22 Nghề nghiệp Tự do 1.218 10 Nội trợ 977 8 Tổng 12.186 100 CB VCNN: Cán bộ viên chức nhà nước. Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy: - Trong tổng số 12186 bệnh nhân được nghiên cứu, tỷ lệ nữ chiếm đa số (52,2%), tỷ lệ nữ thấp hơn chỉ chiếm 47,8%. - Đa số bệnh nhân là người dân tộc kinh (98%). - Khu vực sinh sống của bệnh nhân chủ yếu là khu vực nội thành chiếm 89,9%. Bảng 3.3. Phân bố bảng theo tỷ lệ người có bảo hiểm y tế của người bệnh Tổng Loại bảo hiểm SL % BHQN 1.431 11,7 BHQH 3.464 28,4 Không có BH 2.136 17,5 Bảo hiểm khác 5.155 42,4 Tổng 12.186 100 Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy:
- 14 - Trong tổng số 12.186 bệnh nhân được nghiên cứu, tỷ lệ BHQH chiếm (28,4%), tỷ lệ người bệnh không có bảo hiểm chiếm 17,4%. - Tỷ lệ Bảo hiểm khác là 42,4%. Bảng 3.4. Phân bố các bệnh răng miệng chủ yếu ở người bệnh 6 tháng đầu năm 2019 STT Nhóm bệnh n % p 1 Sâu răng 2325 19,1 P < 0,05 2 Viêm quanh răng 3320 27,2 3 Mất răng 2423 19,9 4 Các bênh khác 4118 33,8 Tổng 12.186 100 Nhận xét Qua bảng trên ta thấy: - Tỷ lệ sâu rẳng của 12.186 bệnh nhân là 19,1%; của nhóm bệnh viêm quanh răng là 27,2%; nhóm mất răng là 19,9%. - Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ viêm quanh răng ở người bệnh Viêm quanh răng Không VQR Chỉ tiêu KV sống SL % SL % Tổng 3320 27,2 8866 72,8 Người Nội thành 3011 90,6 7956 89,7 bệnh Ngoại thành, 309 9,4 910 10,3 ngoại tỉnh *: Pearson Chi-Square test. Nhận xét: Tỷ lệ viêm quanh răng ở nhóm người bệnh sống ở khu vực nội thành là 90,6%, chiếm đa số so với các khu vực ngoại thành, ngoại tỉnh. Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ bệnh mất răng ở người bệnh Mất răng Không mất răng Chỉ tiêu Giới tính SL % SL % Tổng 2.423 19,8 9.763 80,2 Người Nam 1.215 50,1 5.658 58,0
- 15 bệnh Nữ 1.208 49,9 4,105 42,0 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh mất răng ở người bệnh nam là 50,1%, chiếm cao hơn so với nữ 49,9%. 3.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng của người bệnh đến khám chữa bệnh tại khoa Răng – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (n=400) Bảng 3.7. Phân bố chỉ số SMT của người bệnh Chỉ số Người bệnh Số NB khám 400 Số răng sâu S 112 Số răng mất M 57 Số răng trám T 97 S 0,28 M 0,14 T 0,24 SMT 0,67 M+T 0,34 (M+T)/SMT (%) 50,74 S/SMT (%) 41,79 Nhận xét: - Chỉ số SMT chung là 0,67. Tỷ lệ răng sâu chưa được điều trị là 41,79% - Chỉ số (M+T)/SMT là 50,74% Bảng 3.8. Thực trạng vệ sinh răng miệng theo chỉ số OHI-S ở người bệnh Mức độ chỉ số OHI-S Người bệnh p SL % Rất tốt 16 4 Tốt 101 25,3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 19 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn