intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Thực trạng việc sử dụng bình xịt định liều và yếu tố liên quan đến việc sử dụng bình xịt định liều của người bệnh hen phế quản điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh – Bệnh viện Bạch Mai năm 2019

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

35
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành mô tả thực trạng việc sử dụng bình xịt định liều của người bệnh hen phế quản điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Bạch Mai năm 2019.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Thực trạng việc sử dụng bình xịt định liều và yếu tố liên quan đến việc sử dụng bình xịt định liều của người bệnh hen phế quản điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh – Bệnh viện Bạch Mai năm 2019

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---------- NGUYỄN HÙNG SƠN THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG BÌNH XỊT ĐỊNH LIỀU VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG BÌNH XỊT ĐỊNH LIỀU CỦA NGƯỜI BỆNH HEN PHẾ QUẢN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI KHOA KHÁM BỆNH – BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2019 Chuyên ngành: Điều dưỡng Mã số : 8.72.03.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG HÀ NỘI – 2019
  2. ĐẶT VẤN ĐỀ Hen phế quản (HPQ) là bệnh viêm mạn tính đường thở (phế quản), khá phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Theo Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn và cộng sự: tỷ lệ lưu hành hen trên cả nước là 3,9%. Tỉ lệ tử vong do hen phế quản gây tổn thất lớn về kinh tế và xã hội, chỉ đứng sau tử vong do ung thư, vượt lên trên tử vong do các bệnh tim mạch, trung bình 40 – 60 người/1triệu dân. Việc sử dụng thuốc corticosteroid qua đường hô hấp được coi là phương pháp tối ưu để điều trị bệnh hen phế quản và có thể giảm đến 80% tỷ lệ nhập viện vì bệnh. Một trong các phương pháp quan trọng là sử dụng bình xịt định liều để cắt cơn và dự phòng hen. Mặc dù được sử dụng rộng rãi như vậy nhưng có rất nhiều người bệnh không thể xịt đúng kỹ thuật dụng cụ hít này thậm chí nhiều người đã được hướng dẫn cụ thể. Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện hạng đặc biệt đầu tiên của cả nước, tiếp nhận khoảng 6000 – 8000 lượt người bệnh đến khám mỗi ngày, trong đó có gần 100 lượt người bệnh khám và điều trị bệnh hen phế quản. Việc sử dụng bình xịt định liều đúng cách là một yếu tố rất quan trọng trong kiểm soát cơn hen của người bệnh. Người bệnh không biết sử dụng bình xịt định liều hoặc sử dụng không đúng cách dẫn đến không kiểm soát được cơn hen, điều trị tốn kém, tình trạng bệnh nặng thêm. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng bình xịt định liều ở người bệnh hen phế quản, trong đó vai trò của người điều dưỡng trong việc tư vấn, hướng 1
  3. dẫn người bệnh sử dụng bình xịt định liều đúng cách là hết sức quan trọng. Tại Việt Nam, có rất ít nghiên cứu về việc sử dụng bình xịt định liều của người bệnh. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành với hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng việc sử dụng bình xịt định liều của người bệnh hen phế quản điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Bạch Mai năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng bình xịt định liều của người bệnh hen phế quản điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Bạch Mai năm 2019. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Định nghĩa hen phế quản (GINA 2018) HPQ là một bệnh lý viêm mạn tính đường hô hấp trong đó có nhiều loại tế bào và thành phần tế bào tham gia. Viêm mạn tính đường thở kết hợp với tăng phản ứng của đường dẫn khí làm xuất hiện khò khè, khó thở, nặng ngực, và ho đặc biệt về ban đêm và sáng sớm, tái đi tái lại. Các giai đoạn này thường kết hợp với giới hạn luồng khí lan tỏa, nhưng hay thay đổi theo thời gian, và có khả năng phục hồi tự nhiên hay sau điều trị. 2
  4. 1.2. Chẩn đoán HPQ 1.2.1. Chẩn đoán xác định Theo hướng dẫn của GINA 2018 có thể nghĩ đến hen khi có một trong những dấu hiệu hoặc triệu chứng sau đây: - Tiếng thở khò khè, nghe phổi có ran rít khi thở ra. - Tiền sử có một trong các triệu chứng sau: + Ho thường tăng về đêm + Khò khè tái phát + Nặng ngực - Các triệu chứng nặng lên về đêm làm người bệnh thức giấc. - Các triệu chứng thường nặng lên theo mùa. - Trong tiền sử có mắc các bệnh chàm, sốt mùa, hoặc trong gia đình có người bị hen và các bệnh dị ứng khác. - Các triệu chứng xuất hiện nặng lên khi có các yếu tố sau phối hợp. + Tiếp xúc với lông vũ. + Các hoá chất bay hơi. + Thay đổi nhiệt độ. + Mạt bụi nhà. + Thuốc (aspirin và các thuốc chống viêm non-steroid, thuốc chẹn β). + Gắng sức. + Phấn hoa. + Nhiễm khuẩn, nhiễm virus đường hô hấp. + Khói thuốc lá, khói than, mùi bếp dầu, bếp gas. + Cảm xúc mạnh. - Đáp ứng tốt với thuốc giãn phế quản. - Test da với dị nguyên dương tính hoặc định lượng kháng thể IgE 3
  5. đặc hiệu tăng. - Test kích thích methachollin (+), test phục hồi phế quản (+). 1.2.2. Chẩn đoán phân biệt: - Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản. - Bất thường hoặc tắc nghẽn đường hô hấp: nhũn sụn thanh âm, khí phế quản, hẹp khí phế quản do chèn ép, xơ, ung thư, dị dạng quai động mạch chủ, dị vật, dò thực quản, khí quản. - Thoái hoá nhầy nhớt. - Hen tim: suy tim trái do tăng huyết áp, hẹp hai lá. - Viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính: tiền sử ho khạc đờm kéo dài, rối loạn tắc nghẽn cố định. - Hội chứng tăng thông khí: chóng mặt, miệng khô, thở dài, hysteria… - Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) 1.3. Tổng quan các thuốc dùng đường hít Thuốc sử dụng đường xông-hít ngày càng trở nên phổ biến trong điều trị hen phế quản ở cả người lớn và trẻ em. Sử dụng thuốc bằng đường xông-hít giúp đưa thuốc trực tiếp vào đường thở, nơi cần đưa thuốc đến, nên giảm được tác dụng phụ toàn thân của thuốc so với dùng đường tiêm truyền/uống. Đường xông hít đồng thời cũng giúp thuốc có tác dụng nhanh hơn, điều này rất cần trong những trường hợp cần phải cắt cơn khó thở nhanh chóng khi người bệnh lên cơn khó thở. Hiệu quả điều trị của thuốc dùng đường xông hít ngoài phụ thuộc vào chất lượng của thuốc còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng hít thuốc đúng kỹ thuật của người bệnh. Do vậy, biết cách hướng dẫn 4
  6. người bệnh dùng thuốc đúng kỹ thuật là một khía cạnh then chốt góp phần thành công trong việc quản lý hen. Có rất nhiều dụng cụ cung cấp thuốc qua đường xông-hít tạm thời được chia thành các loại như sau: - Bình xịt định liều (MDI) Evohaler 120 liều. - Loại dụng cụ hít bột khô (DPI) qua đường miệng (Accuhaler) 60 liều, turbuhaler 120 liều. - Máy phun khí dung Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai từ 2/2019 - 6/2019. 2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn - Người bệnh được chẩn đoán là HPQ theo hướng dẫn của GINA 2018; > 18 tuổi; tự nguyện tham gia nghiên cứu. 2.3. Tiêu chuẩn loại trừ - Những người bệnh không tự nguyện tham gia nghiên cứu hoặc không có khả năng trả lời bộ câu hỏi. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. 2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: Tính theo công thức tính cỡ mẫu cho xác định tỷ lệ với: hệ số tin cậy 95%; d = 0,05; p= 0,12 (theo nghiên cứu của Andrea S. Melani và cộng sự 2011) [4]. ước tính 10% tỷ lệ người bệnh 5
  7. không đáp ứng nghiên cứu nên tổng số mẫu cần thu thập là 180 mẫu. Phương pháp chọn mẫu: thuận tiện. 2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu: Quan sát trực tiếp người bệnh và phỏng vấn trực tiếp. 2.4.4. Các biến số và chỉ số thu thập số liệu * Các thông tin về hành chính: Tuổi, giới, học vấn. * Thực trạng sử dụng bình xịt định liều (MDI). * Kiến thức về quản lý hen của người bệnh (ASMQ). * Kiểm soát bệnh hen (ACT). 2.4.5. Xử lý số liệu: Số liệu được nhập và làm sạch bằng phần mềm Excel 2010 sau đó phân tích bằng phần mềm Excel 2010 và SPSS 20.0. - Tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn các thông số. - Kiểm định khi bình phương để so sánh sự khác biệt giữa hai hay nhiều tỷ lệ. - Kiểm định T test để so sánh hai giá trị trung bình của các nhóm độc lập. - Sự khác biệt có ý nghĩa thông kê khi p < 0,05. 6
  8. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Người bệnh điều trị ngoại trú được chẩn đoán HPQ Đánh giá thực hành sử dụng Đánh giá kiến thức của người bệnh bình xịt định liều (MDI) - Kiến thức về tự quản lý hen - Kiến thức về sự kiểm soát hen Quan sát trực tiếp và đánh giá Phỏng vấn trực tiếp người bệnh sử bằng bảng kiểm IDAT dụng bộ câu hỏi ACT, ASMQ Xử lý và phân tích số liệu Mục tiêu 1 Mục tiêu 2 Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu 7
  9. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Trong 180 người bệnh hen phế quản được đưa vào nghiên cứu, có 60% người bệnh là nữ, 40% người bệnh là nam. 56,1% người bệnh từ độ tuổi 25-55. Phần lớn người bệnh (62,2%) sinh sống tại nông thôn. Đa số người bệnh đã có gia đình chiếm 86,1% và 64,4% người bệnh là nội trợ/hưu trí. Về trình độ học vấn, chỉ có 12,3% người bệnh là đại học, có 10% người bệnh có trình độ học vấn cấp 1. 67,8% đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có thu nhập dưới 5 triệu/ tháng. Trong nghiên cứu này cho thấy, người tư vấn sử dụng bình xịt định liều cho người bệnh hen phế quản chủ yếu là Bác sĩ, chiếm tỷ lệ 87,2%. Người tư vấn là Điều dưỡng chỉ chiếm 12,8%. 3.2. Thực hành sử dụng bình xịt định liều của người bệnh Bảng 3.1: Thực hành của người bệnh về sử dụng bình xịt định liều (MDI). STT Các bước tiến hành Thực hành sai Thực hành đúng % n % n 1 Mở nắp bình xịt 2,8 5 97,2 175 2 Lắc bình xịt 45,0 81 55,0 99 3 Thở ra chậm, ngậm 63,9 115 36,1 65 kín bình xịt 4 Hít vào chậm sâu, 17,8 32 82,2 148 đồng thời ấn bình xịt 5 Nín thở 10 giây 57,8 104 42,2 76 8
  10. Nhận xét: Trong 180 người bệnh tham gia nghiên cứu về thực hành sử dụng bình xịt định liều (MDI), không có người bệnh nào thực hành đúng cả 5 bước của sử dụng bình xịt. Bước tiến hành mà người bệnh hay mắc sai lỗi là bước“ thở ra chậm ngậm kín bình xịt” (63,9%), “ nín thở 10 giây” (57,8%) , “lắc bình xịt” (57,8%). 3.3. Tương quan giữa kiến thức, mức độ kiểm soát hen và thực hành sử dụng bình xịt định liều. Bảng 3.2. Mối tương quan giữa kiến thức, mức độ kiểm soát hen và thực hành sử dụng bình xịt định liều. Thực hành Mức độ kiểm Kiến thức bình xịt soát hen Thực hành bình 1 0,21* 0,35** xịt Mức độ kiểm soát - 1 0,25 hen Kiến thức - - 1 *: p< 0,05 Nhận xét: Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng: Thực hành sử dụng bình xịt định liều của người bệnh có tương quan tỷ lệ thuận với mức độ kiểm soát hen của người bệnh (r = 0,21) và kiến thức về kiểm soát bệnh hen (r = 0,35) (p
  11. 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành sử dụng bình xịt định liều của người bệnh Bảng 3.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành sử dụng bình xịt định liều của người bệnh hen phế quản Đặc điểm Thực hành sử dụng bình xịt Mean ± SD P Tuổi < 25 3,25 ± 1,28 0,02* 25 – 55 3,30 ± 0,88 > 55 2,79 ± 1,10 Nghề nghiệp Công chức/ viên chức 3,45 ± 0,98 0,01* Nông dân 2,68 ± 1,02 Nội trợ/ hưu trí 3,12± 0,99 Cấp 1 2,54 ± 1,19 0,01* Trình độ học Cấp 2 2,86 ± 1,00 vấn Cấp 3 3,30 ± 0,81 Trung cấp/ Cao đẳng/ 3,46 ± 0,96 Dạy nghề Đại học 3,82 ± 0,88 Nguồn cung Internet 3,38 ± 0,87 0,01* cấp thông tin Tivi 2,64 ± 1,11 về bình xịt Báo chí 2,7 ± 1.15 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn và nguồn nhận thông tin với thực hành sử dụng bình xịt định liều (p < 0,05). 10
  12. Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Thực hành của người bệnh về sử dụng bình xịt định liều Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng, trong 180 người bệnh tham gia nghiên cứu, không có người bệnh nào thực hiện đúng cả 5 bước của sử dụng bình xịt định liều. Trong đó, bước sai nhiều nhất là bước “thở ra chậm, ngậm kín bình xịt”, bước “nín thở 10 giây” và bước “lắc bình xịt”. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Maha Al Ammari [2016] cũng chỉ ra rằng 41% người bệnh không tiến hành đúng bước lắc bình xịt trước khi sử dụng, 71% người bệnh không tiến hành bước nín thở 10 giây. 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng bình xịt định liều của người bệnh Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng người bệnh có kiến thức về quản lý hen phế quản tốt thì có thực hành sử dụng bình xịt định liều sẽ tốt hơn (p
  13. Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng người bệnh có tuổi cao thì thực hành sử dụng bình xịt định liều kém hơn so với người bệnh trẻ tuổi (p
  14. vấn cấp 1 với điểm thực hành là 2,54 ± 1,19 (p< 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Suganthan (2018) [11]. Nguyên nhân thứ nhất có thể do trình độ học vấn của người bệnh có liên quan trực tiếp đến nhận thức của người bệnh về quản lý hen cũng như kiến thức của người bệnh về sử dụng bình xịt định liều. Ngoài ra, người bệnh có trình độ học vấn thấp cũng có sự tiếp thu thông tin và tổng hợp thông tin kém hơn so với những người bệnh có trình độ học vấn cao hơn Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra sự khác biệt giữa các nguồn cung cấp thông tin về sử dụng bình xịt định liều. Trong các nguồn thông tin, người bệnh tiếp thu thông tin từ internet có điểm thực hành sử dụng bình xịt định liều là 3,38 ± 0,87 cao hơn người bệnh tiếp thu thông tin từ nguồn tivi (2,64 ± 1,11) và qua báo chí (2,7 ± 1,15) (p
  15. KẾT LUẬN 1. Mô tả thực trạng việc sử dụng bình xịt định liều của người bệnh hen phế quản điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Bạch Mai năm 2019. - Không có người bệnh HPQ nào thực hiện đúng cả 5 bước sử dụng bình xịt định liều. + Bước 1: Mở nắp bình xịt: có 2,8% người bệnh làm sai bước này. + Bước 2: Lắc bình xịt: có 45% người bệnh làm sai bước này. + Bước 3: Thở ra chậm, ngậm kín bình xịt: có 63,9% người bệnh làm sai bước này. + Bước 4: Hít vào chậm sâu, đồng thời ấn bình xịt: có 17,8% người bệnh làm sai bước này. + Bước 5: Nín thở 10 giây: có 57,8% người bệnh làm sai bước này. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng bình xịt định liều của người bệnh hen phế quản điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Bạch Mai 2019. + Người bệnh có kiến thức quản lý hen phế quản tốt thì thực hiện sử dụng bình xịt định liều đúng (p
  16. + Người bệnh có trình độ học vấn cao thì sử dụng bình xịt định liều tốt hơn (p
  17. KIẾN NGHỊ 1. Tổ chức các lớp tập huấn cho người bệnh HPQ về cách sử dụng bình xịt định liều để nâng cao kiến thức và thực hành cho người bệnh. Trong chương trình tập huấn cần nhấn mạnh vào giải thích ý nghĩa, tác dụng của từng bước thực hành, đặc biệt là các lỗi hay sai hỏng. Thành lập, duy trì và phát triển hơn nữa các câu lạc bộ cho người bệnh HPQ. Nâng cao và phát huy vai trò của các dự án phòng chống HPQ tại trung ương cũng như địa phương. 2. Tổ chức các lớp tập huấn cho nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng viên về cách sử dụng bình xịt định liều và cách tư vấn, hướng dẫn cho các đối tượng người bệnh khác nhau. 3. Tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các lớp tập huấn về sử dụng bình xịt định liều cho người bệnh cũng như cho nhân viên y tế. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2