intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực cho học sinh khối 8 trường THCS Thuận Nam-huyện Hàm Thuận Nam-tỉnh Bình Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phát triển thể lực cho học sinh khối 8 Trường THCS Thuận Nam-huyện Hàm Thuận Nam-tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các chuyên gia, nhà chuyên môn; góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho trường THCS Thuận Nam-huyện Hàm Thuận Nam-tỉnh Bình Thuận. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực cho học sinh khối 8 trường THCS Thuận Nam-huyện Hàm Thuận Nam-tỉnh Bình Thuận

  1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Ai cũng biết, sức khỏe là cái quý nhất “tiền bạc có thể mua được mọi thứ nhưng sức khỏe thì không”. Bởi vì sức khỏe là năng lượng hàng đầu giúp chúng ta sống, học tập và lao động. Chỉ khi có sức khỏe tốt, ta mới có thể học tập tốt, làm việc đạt hiệu quả cao. Do đó, giáo dục thể chất và các hoạt động thể dục thể thao luôn giữ một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Cho nên, dân tộc nào có sự chú trọng về sức khỏe tốt thì đó là nền tảng cho chế độ chính trị bền vững và trình độ dân trí của dân tộc đó được nâng cao. Văn kiện đại hội IX của Đảng cũng đã ghi rõ: Giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu … trang bị cho thế hệ trẻ đi vào thế kỉ mới. Do yêu cầu thực tế giảng dạy và đặc thù của chuyên môn giảng dạy nên yêu cầu đặc ra cho các học sinh là phải có một nền tảng thể lực tốt, định hướng tốt và tập luyện tốt, đúng yêu cầu kĩ thuật nhằm nâng cao thành tích trên cơ sở học tập và rèn luyện thường xuyên. Để nâng cao yêu cầu giáo dục thể dục thể thao trong nhà trường thì công tác kiểm tra thường xuyên nhằm đánh giá thành tích cho học sinh được tổ chức qua các đợt kiểm tra định kì sau cuối mỗi nội dung chương trình giảng dạy, nhằm đánh giá sự năng cao thành tích cũng như phản ảnh các mặt hạn chế của sự tác động bài tập trong quá trình giảng dạy và huấn luyện. Từ đây chúng ta sẽ đưa ra những bài tập phù hợp giúp cho học sinh có khả năng phát huy tối đa năng lực, còn các học sinh yếu thì ngày càng tiến bộ. Việc “Nghiên cứu một số bài phát triển thể lực cho học sinh khối 8 Trường THCS Thuận Nam-huyện Hàm Thuận Nam-tỉnh Bình Thuận” là một phần không thể thiếu và quan trọng góp phần nâng
  2. 2 cao chất lượng đào tạo trong các trường Trung học cơ sở, đáp ứng kịp thời những yêu cầu thực tiễn trong quá trình huấn luyện giảng dạy và đổi mới của ngành giáo dục thể chất. Thông qua việc lựa chọn các bài tập phù hợp sẽ giúp học sinh phát huy được các tố chất thể lực trong tập luyện và mạnh dạn hơn, dễ dàng tham gia tập luyện và tập có kết quả tốt hơn. Xuất phát từ những lý do trên nên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực cho học sinh khối 8 trường THCS Thuận Nam-huyện Hàm Thuận Nam-tỉnh Bình Thuận” Mục đích nghiên cứu: Nhằm lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phát triển thể lực cho học sinh khối 8 Trường THCS Thuận Nam-huyện Hàm Thuận Nam-tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các chuyên gia, nhà chuyên môn; góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho trường THCS Thuận Nam-huyện Hàm Thuận Nam-tỉnh Bình Thuận. Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng thể lực của học sinh khối 8 Trường Trung học cơ sở Thuận Nam – huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận. Nhiệm vụ 2: Lựa chọn các bài tập phát triển thể lực cho học sinh khối 8 Trường THCS Thuận Nam – huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận. Nhiệm vụ 3: Đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển thể lực cho học sinh khối 8 Trường THCS Thuận Nam-huyện Hàm Thuận Nam-tỉnh Bình Thuận.
  3. 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC TDTT VÀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1.1.1. Các quan điểm, đường lối của Đảng về công tác TDTT và GDTC: Giai đoạn trước năm 1975 Ngay sau Đại hội III của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) đã được Ban chấp hành trung ương (BCH TƯ) Đảng ra Nghị quyết triển khai thực hiện. Trong công tác giáo dục, Nghị quyết đã chỉ đạo: “Bắt đầu đưa việc dạy học Thể dục và một số môn thể thao cần thiết vào chương trình học tập của các trường phổ thông, chuyên nghiệp và đại học”. Giai đoạn 1975 đến 1999 Từ thực tiễn lãnh đạo của Đảng trong những năm chống Mỹ xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghiã, chúng ta có thể thấy dù trong muôn ngàn khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến, Đảng ta vẫn quan tâm sâu sắc, sát thực, cụ thể đối với hoạt động TDTT nói chung cũng như công tác GDTC trong nhà trường nói riêng; điều đó lại càng thể hiện rất rõ ngay sau khi miền Nam mới vừa được giải phóng. Ngày 17/6/1975, BCH TƯ Đảng đã ban hành Chỉ thị số 221- CT/TW về công tác giáo dục ở miền Nam sau ngày hoàn toàn giải phóng; trong đó nhấn mạnh: “Nội dung giáo dục phổ thông là toàn diện, bao gồm giáo dục chính trị và đạo đức cách mạng, giáo dục văn hóa, khoa học, giáo dục kỹ thuật, giáo dục lao động và giáo dục thể chất”. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay
  4. 4 Đại hội lần thứ IX của Đảng (2001) đã tiến hành tổng kết 15 năm đổi mới của đất nước trong bối cảnh toàn nhân loại kết thúc thế kỷ XX và bước sang kỷ nguyên mới. Một trong mười bài học chủ yếu của 15 đổi mới là “phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc….”. 1.1.2. Các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước và Chính phủ về công tác TDTT và GDTC: Về các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đối với TDTT, Điều 35, Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1960 đã khẳng định: “Nhà nước chú trọng đặc biệt giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục và thể dục”. Hiến pháp năm 1980 nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Điều 41 nêu rõ: “Nền TDTT Việt Nam có tính dân tộc, khoa học và nhân dân, được phát triển mạnh mẽ, cân đối, nhằm tăng cường sức khỏe và bồi dưỡng thể lực của nhân dân để xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc”. 1.2. GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.2.1. Mục tiêu GDTC trong nhà trường phổ thông Mục tiêu chung của giáo dục nước ta là “hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Trong đó, mục tiêu cụ thể của giáo dục phổ thông là: “…giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa …”.
  5. 5 1.2.2. Các qui định về công tác GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường phổ thông. Đối với dạy học chính khóa, Bộ GD&ĐT đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Thể dục. Do đặc điểm dạy và học môn Thể dục phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất và khí hậu thời tiết ở các vùng miền khác nhau, Bộ GD&ĐT giao cho các ngành Giáo dục Đào tạo địa phương căn cứ Chương trình giáo dục để xây dựng phân phối chương trình cụ thể ở địa phương mình. Với học sinh THPT, mỗi năm học có 2 tiết/tuần và dạy học trong 35 tuần, tương ứng 70 tiết/năm. 1.3 .CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1.3.1. Thể chất 1.3.2. Phát triển thể chất 1.3.3. Giáo dục thể chất 1.3.4. Giáo dưỡng thể chất 1.3.5. Hoàn thiện thể chất 1.3.6. Sức khỏe 1.3.7. Thể lực 1.3.8. Bài tập thể chất 1.4. Đặc điểm giải phẩu, sinh lý và tâm lý của học sinh THCS 11-14 tuổi Tuổi dậy thì là thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ thơ sang giai đoạn trưởng thành, là thời kỳ quá độ không còn là trẻ con nhưng vẫn chưa hẳn là người lớn. Đây là thời kỳ mà bất cứ con người nào cũng phải trải qua những biến đổi quan trọng vầ cơ thể cũng như về tâm lý. Dưới góc độ sinh học, tuổi dậy thì là thời kỳ trưởng thành
  6. 6 sinh dục, nghĩa là bắt đầu có khả năng sinh con. Trọng lượng đạt được trong thời điểm này chiếm khoảng 50% so với trọng lượng hoàn thiện của tuổi trưởng thành. Với cả nam và nữ, lượng kích thích tố nam (androgen) cao sẽ đẩy mạnh tốc độ phát triển của cơ thể. 1.5. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Ở nước ta, trong nhiều năm qua có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển thể chất cho học sinh THCS như: Vũ Đức Thu, Phùng Thị Hòa, Vũ Bích Huệ, Nguyễn Trọng Hải: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác GDTC và phát triển TDTT trong nhà trường các cấp” cho thấy: Chất lượng giờ thể dục còn thấp, ngoại khóa chưa được chú trọng, các trường vùng cao, vùng sâu còn nhiều khó khăn nên đa số các trường, lớp không thực hiện được giờ thể dục. Vũ Đức Thu và cộng sự (1998), Một số nhận xét về phât triển chiều cao, cân nặng của học sinh phổ thông Việt Nam trong những năm qua và Tình hình phát triển thể chất của học sinh phổ thông ở nước ta trong những thập kỷ qua. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Châm (2004), “Nghiên cứu một số giải pháp sư phạm nhằm nâng cao chất lượng giờ học thể dục nội khóa cho học sinh THCS Bắc Giang”. Thông qua thực trạng tác giả đã tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng giờ học nội khóa và áp dụng cho học sinh THCS tại Bắc Giang. Luận án tiến sĩ giáo dục học của Âu Xuân Đôn (2001), “Nghiên cứu đặc điểm phát triển thể chất và nhu cầu hoạt động TDTT của học sinh các dân tộc lứa tuổi 11 – 14 ở An Giang”. Tạ Hồng Hải (2002), Nghiên cứu nâng cao năng lực thể chất
  7. 7 của học sinh THCS (12 – 15 tuổi), Luận án Tiến Sĩ Giáo dục học, Hà Nội. Trịnh Hữu Lộc (2001), Thực trạng hình thái và thể lực của học sinh nam, nữ lứa tuổi 11, 12, 13, 14 ở các trường THCS nội thành TP. Hồ Chí Minh. Lương Ánh Ngọc (2011), “Sự phát triển thể lực, thành phần cơ thể của học sinh 11-14 tuổi dưới tác động của TDTT trường học tại Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT Việt Nam. Kết quả nghiên cứu tác giả đã cung cấp các thông tin về thực trạng thể chất và những biến đổi thể chất dưới tác động của thể thao trường học; qua đó tác giả xây dựng chương trình thể dục cho học sinh THCS. Tóm lại: Qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy đa số các tác giả đã đánh giá thực trạng, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể chất, thể lực cho học sinh THCS ở các vùng miền khác nhau trong cả nước. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu liên quan đến các khách thể ở tỉnh Bình Thuận. Với hướng nghiên cứu đó chúng tôi chọn nghiên cứu: “Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực cho học sinh khối 8 trường THCS Thuận Nam-huyện Hàm Thuận Nam-tỉnh Bình Thuận”
  8. 8 CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để giải quyết được các nhiệm vụ đã đặt ra chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn 2.1.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm 2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2.1.5. Phương pháp toán thống kê 2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU * Đối tượng nghiên cứu: Một số bài tập phát triển thể lực cho học sinh khối 8 trường THCS Thuận Nam-huyện Hàm Thuận Nam- tỉnh Bình Thuận. * Khách thể nghiên cứu: Sau khi xác định được nhiệm vụ nghiên cứu, căn cứ vào thời gian và chương trình học tập của trường (Trường THCS Thuận Nam – huyện Hàm Thuận Nam – tỉnh Bình Thuận) chúng tôi chọn khách thể nghiên cứu là 240 học sinh khối 8 trường THCS Thuận Nam- huyện Hàm Thuận Nam-tỉnh Bình Thuận. Các học sinh được chọn có năm sinh 2000 (13 tuổi). - Nhóm thực nghiệm: Gồm 120 học sinh khối 8 (60 nam và 60 nữ) tiến hành học tập theo chương trình thực nghiệm. - Nhóm đối chứng: Gồm 120 học sinh khối 8 (60 nam và 60 nữ) học tập theo chương trình chính khóa do Bộ giáo dục và đào tạo quy định.
  9. 9 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỂ LỰC CỦA HỌC SINH KHỐI 8 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THUẬN NAM – HUYỆN HÀM THUẬN NAM - TỈNH BÌNH THUẬN. 3.1.1. So sánh thực trạng thể lực của học sinh khối 8 Trường Trung học cơ sở Thuận Nam – huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận với người Việt Nam cùng độ tuổi và giới tính. * So sánh thực trạng thể lực học sinh nữ 13 tuổi trường THCS Thuận Nam với HSSHVN nữ 13 tuổi (bảng 3.3). Bảng 3.3. So sánh thể lực HS nữ lớp 8 với HSSHVN (13 tuổi) TT Test X 13 S X VN S t P 1 Chạy 30m xuất phát cao (giây) 6.50 0.60 6.02 0.58 8.40
  10. 10 * So sánh thực trạng thể lực học sinh nam 13 tuổi trường THCS Thuận Nam với HSSHVN nam 13 tuổi (bảng 3.4) . Bảng 3.4. So sánh thể lực HS nam lớp 8 với HSSHVN (13 tuổi) Test X 13 S X VN S t P 1 Chạy 30m xuất phát cao (giây) 5.47 0.50 5.29 0.49 3.81 0.05 3 Lực bóp tay thuận (kg) 27.02 2.68 26.87 6.44 0.49 >0.05 Nằm ngửa gập bụng trong 30 4 17.24 2.67 18.00 3.97 2.85 0.05 6 Chạy 5 phút tùy sức (m) 899.54 93.65 931.00 122.35 3.01
  11. 11 Bảng 3.5. Đánh giá thực trạng thể lực nữ HS khối 8 Trường THCS Thuận Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo Nằm Chạy con ngửa gập Chạy Lực bóp Chạy 5 XẾP Bật xa tại thoi Xếp loại bụng 30m XPC tay thuận phút tùy LOẠI chỗ (cm) 4x10m thể lực trong 30 (giây) (KG) sức (m) (giây) giây (lần) Quy định Tốt > 162 > 13 < 6,30 < 12,70 > 25,8 > 840 Bộ Đạt ≥ 145 ≥ 10 ≤ 7,30 ≤ 13,70 ≥ 21,2 ≥ 750 GD&ĐT THCS 38 46 59 75 11 0 38 Tốt Hàm (31.67%) (38.33%) (49.17%) (62.50%) (9.17%) (0 %) (31.67%) Thuận 81 67 47 34 106 77 39 Đạt Nam (67.50%) (55.83%) (39.17%) (28.33%) (88.33%) (64.17%) (32.50%) Kết quả xếp loại thể lực của nữ học sinh trường THCS Thuận Nam theo quy định đánh giá thể lực học sinh, sinh viên của Bộ Giáo dục và đào tạo ở bảng 3.5 cho thấy: Xếp loại tốt: 38 HS chiếm 31.67%, Xếp loại đạt:39 HS chiếm 32.50%, Xếp loại chưa đạt: 43 HS chiếm 35.83%. Bảng 3.6. Đánh giá thực trạng thể lực nam HS khối 8 Trường THCS Thuận Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo Nằm Chạy Chạy con ngửa gập Lực bóp Chạy 5 Bật xa tại 30m thoi Xếp loại bụng tay thuận phút tùy chỗ (cm) XPC 4x10m thể lực trong 30 (KG) sức (m) (giây) (giây) giây (lần) Quy định Bộ Tốt > 194 > 16 < 5,30 < 12,30 > 30,0 > 960 GD&ĐT Đạt ≥ 172 ≥ 11 ≤ 6,30 ≤ 13,00 ≥ 23,6 ≥ 870 13 78 45 108 7 27 27 Tốt THCS Hàm (10.83%) (65%) (37.5%) (90%) (5.83%) (22.5%) (22.5%) Thuận Nam 99 7 68 04 106 57 57 Đạt (82.5%) (5.83%) (56.67%) (3.33%) (88.33%) (47.5%) (47.5%) Kết quả xếp loại thể lực của nữ học sinh trường THCS Thuận Nam theo quy định đánh giá thể lực học sinh, sinh viên của Bộ Giáo dục và đào tạo ở bảng 3.6 cho thấy: Xếp loại tốt: 27 HS chiếm 22.5%, Xếp loại đạt: 57 HS chiếm 47.5%, Xếp loại chưa đạt: 36 HS chiếm 30%.
  12. 12 3.2. LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO HỌC SINH KHỐI 8 TRƯỜNG THCS THUẬN NAM – HUYỆN HÀM THUẬN NAM - TỈNH BÌNH THUẬN. Để lựa chọn các bài tập phát triển thể lực cho học sinh khối 8 trường THCS Thuận Nam, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận chusnh tôi tiến hành theo 2 bước sau: Bước 1: Hệ thống hóa các bài tập phát triển thể lực cho học sinh khối 8 trường THCS của các tác giả trong và ngoài nước. Bước 2: Phỏng vấn các giáo viên, chuyên gia, nhà chuyên môn 3.2.1. Tổng hợp các bài tập phát triển thể lực cho học sinh khối 8 Trường THCS của các tác giả trong và ngoài nước. Căn cứ vào sách giáo khoa môn thể dục khối THCS, căn cứ vào chương trình giảng dạy tại các trường THCS tại huyện Hàm Thuận Nam; căn cứ vào thực tế giảng dạy tại trường THCS Thuận Nam; căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài và tình hình thực tế tại trường THCS Thuận Nam; chúng tôi chọn lựa được một số bài tập phát triển thể lực cho khách thể nghiên cứu như sau: ♦ Bài tập phát triển sức nhanh:9 bài tập ♦ Bài tập phát triển sức mạnh:8 bài tập ♦ Bài tập phát triển sức bền:4 bài tập ♦ Bài tập phát triển tố chất mềm dẻo:6 bài tập ♦ Bài tập phát triển khả năng phối hợp vận động: 2 bài tập và một số trò chơi kết hợp. Để lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực cho học sinh khối 8 trường THCS Thuận Nam, chúng tôi tiến hành lựa chọn hệ thống bài tập dựa trên cơ sở lý luận đã được trình bày ở phần tổng quan, và các bài tập phải đáp ứng theo các yêu cầu sau hỗ trợ tốt nhất: - Phong phú về hình thức, hấp dẫn về nội dung và hỗ trợ tốt
  13. 13 nhất cho việc tập luyện các nội dung học tập. - Mỗi bài tập đều được định lượng về cự ly di chuyển trong một lần thực hiện, đồng thời quy định rõ về số lần thực hiện bài tập đó, cũng như cường độ tập luyện, thời gian nghĩ giữa lần lặp lại các bài tập. - Mỗi bài tập xét trên phương diện tổng thể phải đảm bảo tính kế thừa về chuyên môn, đảm bảo tính hệ thống liên tục về mặt định tínhvà định lượng không những từng giáo án, từng chu kì tuần mà trong suốt giai đoạn học tập của cả năm học, nhằm nâng cao trình độ thể lực cho học sinh. 3.2.2. Phỏng vấn các giáo viên, nhà chuyên môn: Để đảm bảo tính khả thi, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, các HLV, Giáo viên, Giảng viên, người làm công tác TDTT trong tỉnh Bình Thuận. Để giúp việc lựa chọn các bài tập phát triển thể lực cho khách thể nghiên cứu một cách khoa học, khách quan và chính xác. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu 2 lần với 30 huấn luyện viên và giáo viên giảng dạy môn thể dục về các bài tập phát triển thể lực, cách trả lời theo 2 mức độ sau: sử dụng và không sử dụng. Để khẳng định tính khách quan của các ý kiến trả lời qua hai lần phỏng vấn, nghĩa là xác định sự trùng hợp của chúng, chúng tôi tiến hành tính chỉ số χ2 (khi bình phương) đối với các bài tập phát triển thể lực. Qua kết quả phỏng vấn chúng tôi chọn các bài tập có tỉ lệ > 75% (các bài tập được sử dụng) ở 2 lần phỏng vấn. Theo nguyên tắc trên chúng tôi chọn được các bài tập phát triển thể lực cho học sinh khối 8 trường THCS Thuận Nam-huyện Hàm Thuận Nam-tỉnh Bình Thuận là: ♦ Bài tập phát triển sức nhanh: 6 bài tập ♦ Bài tập phát triển sức mạnh: 5 bài tập
  14. 14 ♦ Bài tập phát triển sức bền: 3 bài tập ♦ Bài tập phát triển tố chất mềm dẻo: 3 bài tập ♦ Bài tập phát triển khả năng phối hợp vận động: Một số trò chơi kết hợp khả nâng vận động của học sinh: trò chơi cướp cờ, chạy và chuyền bóng nhanh, vây lưới bắt cá,... 3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO HỌC SINH KHỐI 8 TRƯỜNG THCS THUẬN NAM-HUYỆN HÀM THUẬN NAM-TỈNH BÌNH THUẬN. 3.3.1. Xác định các test đánh giá thể lực cho học sinh khối 8 Trường THCS Thuận Nam- Hàm Thuận Nam-Bình Thuận. Chúng tôi chọn các chỉ tiêu đánh giá thể lực cho học sinh trường THCS Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận gồm những test theo quyết định số 53/2008/BGD&ĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008, V/v: Ban hành qui định đánh giá, xếp loại thể lực cho học sinh, sinh viên, bao gồm các test sau: Bật xa tại chỗ (cm), Nằm ngữa gập thân 30 giây (lần), Chạy con thoi (s), Lực bóp tay thuận (kg), Chạy 30m XPC (s), Chạy 5 phút tùy sức (m). 3.3.2. Đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển thể lực cho học sinh khối 8 Trường THCS Thuận Nam-huyện Hàm Thuận Nam-tỉnh Bình Thuận. * Trước thực nghiệm Tiến hành so sánh thành tích các test đánh giá thể lực của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm định giá trị trung bình hai mẫu độc lập của hai nhóm trên thu được kết quả ở bảng 3.10 và 3.11 như sau:
  15. 15 Bảng 3.10: So sánh thành tích các test đánh giá thể lực của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng của nhóm nữ trước thực nghiệm. Tên test X TN S X DC S d t P Chạy 30m xuất phát cao (giây) 6.48 0.45 6.52 0.72 -0.04 -0.31 >0.05 Bật xa tại chỗ (cm) 161.53 9.70 160.47 9.27 1.06 0.62 >0.05 Lực bóp tay thuận (kg) 23.18 3.52 23.44 1.03 -0.26 -0.54 >0.05 Nằm ngửa gập bụng trong 30 giây (lần) 12.50 2.51 12.93 1.76 -0.43 -1.09 >0.05 Chạy con thoi (giây) 12.73 1.01 12.78 1.48 -0.05 -0.25 >0.05 Chạy 5 phút tùy sức (m) 702.27 105.03 710.98 107.94 -8.71 -0.45 >0.05 df = 118, t05 = 1.98 Bảng 3.11: So sánh thành tích các test đánh giá thể lực của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng của nhóm nam trước thực nghiệm Tên test X TN S X DC S d t P Chạy 30m xuất phát cao (giây) 5.48 0.51 5.46 0.50 -0.02 -0.18 >0.05 Bật xa tại chỗ (cm) 182.35 12.10 182.57 6.08 0.22 0.12 >0.05 Lực bóp tay thuận (kg) 26.90 1.85 27.13 3.30 0.23 0.46 >0.05 Nằm ngửa gập bụng trong 30 giây (lần) 17.35 2.42 17.13 2.90 -0.22 -0.44 >0.05 Chạy con thoi (giây) 11.22 0.44 11.28 1.51 0.06 0.28 >0.05 Chạy 5 phút tùy sức (m) 903.33 84.93 927.58 113.62 24.25 -0.38 >0.05 df = 118, t05 = 1.98 Kết quả ở 2 bảng 3.10 và 3.11 cho thấy, giá trị trung bình thành tích 06 test đánh giá thể lực giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng của nam và nữ đều không có sự khác biệt (ttính < t05 = 1.98), ở ngưỡng xác suất P > 0,05. Hay nói cách khác, thành tích tất cả các test đánh giá thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm của 2 nhóm nam và nữ là tương đương nhau, không có khác biệt về trình độ ban đầu. * Sau thực nghiệm: Sau thời gian thực nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi tiến hành kiểm tra ở cả 2 nhóm về thành tích các test đánh giá thể lực, tiến hành tính toán nhịp tăng trưởng của hai nhóm thu được kết quả ở bảng 3.12 và 3.13.
  16. 16 Bảng 3.12: Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng của nhóm nữ sau thực nghiệm Nhóm Tên test X TTN S X STN S d W t P Chạy 30m xuất phát cao (giây) 6.48 0.45 6.03 0.33 -1.43 6.27 5.48
  17. 17 Biểu đồ 3.5. Nhịp tăng trưởng trung bình thành tích các test đánh giá thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng của nhóm nữ sau thực nghiệm Bảng 3.13: Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lựccủa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng của nhóm nam sau thực nghiệm Nhóm Tên test X TTN S X STN S d W t P Chạy 30m xuất phát cao (giây) 5.48 0.51 5.18 0.44 0.3 5.59 9.32
  18. 18 2.66 và t tính > t 05 = 1.98. Trong đó thành tích test lực bóp tay thuận của nhóm đối chứng có sự tăng trưởng nhưng không có ý nghĩa thống kê, vì t tính = 1.23 < t 05 = 1.98, P > 0.05. Nhịp tăng trưởng trung bình của nhóm thực nghiệm là W TN = 5.44%, trong đó nhịp tăng trưởng của thành tích của test nằm ngữa gập bụng 30giây là cao nhất W = 6.67% và nhịp tăng tăng trưởng của test bật xa tại chỗ là thấp nhất W = 3.42%. Nhịp tăng trưởng trung bình của nhóm đối chứng là W DC = 2.53%, trong đó nhịp tăng trưởng của thành tích là test nằm ngữa gập bụng là cao nhất W = 5.08 % và nhịp tăng tăng trưởng của test Bật xa tại chỗ là thấp nhất W = 1.31%. Biểu đồ 3.6. Nhịp tăng trưởng trung bình thành tích các test đánh giá thể lực của nhóm Nam thực nghiệm và nhóm Nam đối chứng sau thực nghiệm Từ kết quả trên cho thấy hiệu quả của việc ứng dụng các bài tập phát triển thể lực của chúng tôi lựa chọn đã mang lại kết quả tốt. Để khẳng định rõ hơn hiệu quả lựa chọn hệ thống các bài tập phát thể lực của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm định giá trị trung bình hai mẫu độc lập của hai nhóm trên thu được kết quả ở bảng 3.14 và bảng 3.15.
  19. 19 Bảng 3.14: So sánh thành tích các test đánh giá thể lực của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng của nhóm nữ sau thực nghiệm Tên test X TN S X DC S d t P Chạy 30m xuất phát cao (giây) 6.48 0.45 6.52 0.72 0.04 2.33
  20. 20 CHƯƠNG IV BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. BÀN VỀ THỰC TRẠNG THỂ LỰC CỦA HỌC SINH KHỐI 8 TRƯỜNG THCS THUẬN NAM - Đề tài đã đánh giá thực trạng thể lực của học sinh khối 8 Trường Trung học cơ sở Thuận Nam – huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận. So sánh thực trạng thể lực của học sinh khối 8 Trường Trung học cơ sở Thuận Nam – huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận với người Việt Nam cùng độ tuổi và giới tính. - Đã đánh giá thực trạng thể lực của học sinh khối 8 Trường Trung học cơ sở Thuận Nam – huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận theo QĐ 53 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chúng tôi đã lựa chọn ra 6 test phù hợp với điều kiện thực tế và phù hợp chương trình giảng dạy của trường như sau: Bật xa tại chỗ (cm), Nằm ngữa gập thân 30 giây (lần), Chạy con thoi (s), Lực bóp tay thuận (kg), Chạy 30m XPC (s), Chạy 5 phút tùy sức (m). 4.2. BÀN VỀ CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO HỌC SINH KHỐI 8 TRƯỜNG THCS THUẬN NAM - Đề tài đã lựa chọn bài tập bằng phương pháp quan sát sư phạm các học sinh học tập thể dục tại trường THCS Thuận Nam – huyện Hàm Thuận Nam – tỉnh Bình Thuận tại đây cũng đã sử dụng một số bài tập phát triển thể lực trong giảng dạy một số nội dung học tập của chương trình thể dục chính khóa. - Lựa chọn hệ thống các bài tập bằng phương pháp tham khảo tài liệu như: Huấn luyện thể thao, Những đặc điểm của tố chất sức mạnh tốc độ và phương pháp phát triển tố chất đó, Học thuyết huấn luyện, Rèn luyện thể lực của vận động viên,...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2