intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Tối ưu hóa truy vấn tìm đường ngắn nhất trên đồ thị động quy mô lớn

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

54
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Tối ưu hóa truy vấn tìm đường ngắn nhất trên đồ thị động quy mô lớn" trình bày giải pháp để cải thiện hiệu năng quá trình tối ưu truy vấn trên đồ thị động, quy mô lớn có hướng, không trọng số, phương pháp tối ưu dựa trên các ý tưởng: cấu trúc dữ liệu phù hợp, tối ưu không gian tìm kiếm và cài đặt phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Tối ưu hóa truy vấn tìm đường ngắn nhất trên đồ thị động quy mô lớn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ<br /> <br /> PHẠM HẢI ĐĂNG<br /> <br /> TỐI ƯU HÓA TRUY VẤN TÌM ĐƯỜNG NGẮN NHẤT<br /> TRÊN ĐỒ THỊ ĐỘNG QUY MÔ LỚN<br /> <br /> Ngành: Hệ thống thông tin<br /> Chuyên ngành: Hệ thống thông tin<br /> Mã số: 60480104<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN<br /> <br /> Hà Nội – 2016<br /> <br /> Giới thiệu chung<br /> Động lực nghiên cứu<br /> Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ về công nghệ<br /> công tin cũng như bùng nổ về các mạng xã hội. Một số mạng điển hình<br /> như mạng xã hội (Facebook, Twitter), mạng sinh học, mạng phân tán nội<br /> dung, mạng lưới giao thông, mạng thông tin… có số lượng dữ liệu tăng<br /> nhanh chóng mặt. Để giải quyết những thách thức về mặt dữ liệu lớn trên,<br /> có rất nhiều phương pháp tiếp cận, trong đó phương pháp tiếp cận dựa trên<br /> đồ thị được cho là trực quan và phù hợp nhất [8]. Với việc sử dụng lý<br /> thuyết đồ thị, với các đỉnh biểu diễn các thực thể và các cạnh biểu diễn<br /> mối liên hệ giữa chúng. Trong đồ thị, tìm đường đi (ngắn nhất) là vấn đề<br /> tìm sự kết nối giữa hai đỉnh của một đồ thị và đảm bảo đường đi đó là ngắn<br /> nhất dựa trên một số yêu cầu cho trước. Đây là vấn đề nền tảng và cơ bản<br /> được áp dụng trong rất nhiều ứng dụng thực tế như tìm đường đi ngắn nhất<br /> giữa hai địa điểm sử dụng GPS hay tìm mối liên kết giữa hai người trên<br /> mạng xã hội [6]. Vấn đề này bình thường rất đơn giản, nhưng trong bối<br /> cảnh số lượng các đỉnh, cạnh của đồ thị rất lớn (vài triệu đỉnh) và thay đổi<br /> nhanh (thêm cạnh, bớt cạnh), làm thế nào để tối ưu hóa quá trình tìm đường<br /> đi ngắn nhất là một thách thức lớn [21].<br /> Mục tiêu và nội dung chính của luận văn<br /> Với mục tiêu trên, luận văn này sẽ trình bày giải pháp để cải thiện<br /> hiệu năng quá trình tối ưu truy vấn trên đồ thị động, quy mô lớn có hướng,<br /> không trọng số. Phương pháp tối ưu dựa trên các ý tưởng: cấu trúc dữ liệu<br /> phù hợp, tối ưu không gian tìm kiếm và cài đặt phù hợp.<br /> Tổ chức luận văn<br /> Nội dung của luận văn sẽ được tổ chức như sau:<br /> Mở đầu: Đặt vấn đề<br /> Chương 1: Giới thiệu về cơ sở lý thuyết, các vấn đề liên quan đến đồ<br /> thị và bài toán tìm đường đi ngắn nhất trong đồ thị.<br /> Chương 2: Trình bày bài toán, cách tiếp cận và phương pháp giải<br /> quyết bài toán.<br /> Chương 3: Thực nghiệm và kết quả đạt được.<br /> Kết luận chung: Kết luận và đưa ra hướng phát triển tiếp theo.<br /> 1<br /> <br /> Chương 1. Cơ sở lý thuyết và các vấn đề liên quan<br /> 1.1. Đồ thị<br /> Trước khi tìm hiểu về lý thuyết đồ thị, chúng ta cùng xét một ví dụ về<br /> một mạng xã hội nhỏ [7] sau:<br /> <br /> Hình 1.1: Mạng xã hội<br /> <br /> Đây là ví dụ cơ bản về đồ thị. Tên người chính là các đỉnh, và mỗi<br /> đường liên kết giữa hai người chính là các cạnh. Chúng ta thường biểu<br /> diễn sự liên kết giữa hai đỉnh u và v bởi cặp (u, v). Bởi vì quan hệ “biết<br /> nhau” ở đây là quan hệ hai chiều, nên đây là ví dụ của đồ thị vô hướng.<br /> Trong đồ thị vô hướng thì cạnh (u, v) tương tự như cạnh (v, u). Trong đồ<br /> thị có hướng, thì quan hệ “biết nhau” không còn là hai chiều nữa, một<br /> người A biết người B nhưng chưa chắc người B đã biết người A.<br /> Nhìn trên đồ thị, An và Sơn có thể biết nhau thông qua Linh và Hạnh.<br /> Đây đường đi ngắn nhất giữa hai đỉnh An và Sơn. Chúng ta đánh dấu<br /> đường đi ngắn nhất này trong Hình 1.2.<br /> <br /> Hình 1.2: Đường đi trong mạng xã hội<br /> <br /> Khi đường đi xuất phát từ một đỉnh và quay lại chính nó, chúng ta gọi<br /> đó là một chu trình. Ví dụ từ An Bình tới Cường, Linh rồi cuối cùng quay<br /> 2<br /> <br /> lại An. Thực ra, có chu trình ngắn hơn đó là từ An qua Bình tới Linh rồi<br /> quay lại An.<br /> <br /> Hình 1.3: Chu trình trong mạng xã hội<br /> <br /> Trong mạng xã hội, chúng ta có thể sử dụng một trọng số để xác định<br /> mức độ biết nhau giữa hai người. Một ví dụ cụ thể khác về đồ thị có trọng<br /> số chính là bản đồ đường đi. Giả sử tất cả đều là đường hai chiều, thì bản<br /> đồ đường đi này cũng là một đồ thị vô hướng, giá trị trọng số chính là số<br /> biểu diễn khoảng cách giữa các thành phố. Ví dụ Hình 1.4 mô tả khoảng<br /> cách giữa một số tỉnh thành phía Bắc nước Việt Nam.<br /> <br /> Hình 1.4: Bản đồ khoảng cách một số tỉnh thành phía Bắc<br /> <br /> Trong trường hợp bản đồ đường đi, nếu chúng ta muốn tìm đường đi<br /> ngắn nhất giữa các vị trí, chúng ta phải tìm kiếm đường đi qua các vị trí<br /> trung gian sao cho tổng trọng số là nhỏ nhất. Ví dụ ở bản đồ Hình 1.4,<br /> đường đi ngắn nhất từ Hà Nội tới Hạ Long, sẽ qua Hải Dương, Hải Phòng.<br /> Tổng cộng đoạn đường đi này có chiều dài 163km.<br /> Mối quan hệ giữa hai đỉnh không phải lúc nào cũng là hai chiều. Lấy<br /> ví dụ, trong bản đồ đường đi, chúng ta có thể gặp đường đi một chiều. Để<br /> 3<br /> <br /> biểu diễn sự có hướng này, các cạnh được thêm dấu mũi tên ở cuối và đồ<br /> thị này được gọi là đồ thị có hướng. Ví dụ Hình 1.5 mô tả một mạng xã<br /> hội có hướng. Dễ nhận thấy, đồ thị ở Hình 1.5 không có chu trình, khi đó<br /> đồ thị được gọi là có hướng không chu trình.<br /> <br /> Hình 1.5: Mạng xã hội có hướng<br /> <br /> Như chúng ta thấy, đồ thị có rất nhiều ứng dụng trong biểu diễn các<br /> sự vật, mối quan hệ giữa các sự vật đó trong thế giới thực. Phần tiếp theo,<br /> luận văn sẽ trình bày một số lý thuyết nền tảng về đồ thị.<br /> 1.1.1. Giới thiệu đồ thị<br /> Đồ thị (G), kí hiệu là G = (V, E) bao gồm một tập các đỉnh (V) và tập<br /> các cạnh (E). Trong đó mỗi cạnh E nối giữa hai đỉnh thuộc tập các đỉnh<br /> (V) và được kí hiệu là E = (u, v) (Đỉnh u nối với đỉnh v). Ví dụ về đồ thị<br /> được đưa ra ở Hình 1.6.<br /> <br /> Hình 1.6: Đồ thị<br /> <br /> Đồ thị được phân loại dựa như sau: Đơn đồ thị vô hướng, Đa đồ thị<br /> vô hướng, Giả đồ thị vô hướng, Đơn đồ thị có hướng, Đa đồ thị có hướng.<br /> 1.1.2. Một số thuật ngữ cơ bản<br /> Bậc của đỉnh<br /> Bậc của đỉnh v trong đồ thị G = (V, E) ký hiệu deg(v) là số các cạnh<br /> liên thuộc với nó, riêng khuyên tại một đỉnh được tính hai lần cho bậc của<br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0