Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
lượt xem 7
download
Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng về công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Trường đáp ứng nhu cầu thực tiễn của Trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ THỊ KIM GIÀU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 60.34.03.01 Kon Tum - 2019
- Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. NGUYỄN HỮU CƢỜNG Phản biện 1: PGS.TS. Ngô Hà Tấn Phản biện 2: PGS.TS. Võ Văn Nhị Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 3 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay với xu thế hội nhâp, các trường trong hệ thống GDNN đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ và thách thức. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các trường phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao giá trị khác biệt của mình. Kế toán có vị trí đặc biệt quan trọng, là một trong những công cụ hữu ích nhất trong công tác quản lý. Song, việc sử dụng kế toán trong hệ thống quản lý đạt được hiệu quả đến mức độ nào lại phụ thuộc vào việc tổ chức công tác kế toán trong môi trường hoạt động cụ thể. Điều đó nghĩa là khi đơn vị có được công cụ, nhận thức được vai trò quan trọng, còn cần thiết phải tổ chức sử dụng công cụ đó một cách khoa học, hợp lý và nâng cao hiệu quả. Với vai trò đó, công tác kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp phải có kế hoạch tổ chức công tác kế toán bằng số liệu để quản lý và để kiểm soát nguồn kinh phí; Tình hình sử dụng quyết toán kinh phí; Tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư tài sản công; Tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước ở đơn vị hành chính sự nghiệp. Đồng thời, kế toán hành chính sự nghiệp với chức năng thông tin mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành NSNN được Nhà nước sử dụng như một công cụ sắc bén trong việc quản lý ngân sách nhà nước, góp phần đắc lực vào việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả cao. Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum được thành lập theo trên cơ sở sáp nhập cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên từ 4 trường: Cao đẳng Sư phạm, Trung cấp Nghề, Trung cấp Y tế và Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Kon Tum. Việc sáp nhập các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh thành Trường Cao đẳng Cộng
- 2 đồng Kon Tum là thể hiện chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và của tỉnh; nhằm cụ thể hóa chủ trương tinh giảm tổ chức, bộ máy, biên chế theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khóa XII). Công tác kế toán được tổ chức khoa học và hợp lý không những đảm bảo cho việc thu nhận, hệ thống hoá thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy phục vụ cho công tác quản lý kinh tế, tài chính mà còn giúp quản lý chặt chẽ tài sản. Công tác tổ chức kế toán tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum mặc dù đang từng bước hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập, còn bị động khi chuyển đổi sang cơ chế tài chính mới, chưa xây dựng được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Do đó, thông tin do kế toán mang lại chủ yếu chỉ mang tính chất báo cáo hành chính, ít có tác dụng thiết thực trong việc phân tích tình hình tài chính của đơn vị, tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí của Nhà nước. Với yêu cầu vừa phát triển qui mô, vừa đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo, vừa phải huy động và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực từ NSNN và các nguồn thu sự nghiệp đòi hỏi tổ chức công tác kế toán Nhà trường phải khoa học và phù hợp với thực tiễn hoạt động của đơn vị. Qua quá trình nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tại Trường và nghiên cứu lý luận về công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập đồng thời tổng kết hoạt động tài chính kế toán tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum bên cạnh những ưu điểm tôi nhận thấy một số vấn đề còn tồn tại trong công tác kế toán, liên quan tới việc cung cấp thông tin kế toán và kiểm tra đánh giá tại đơn vị làm ảnh hưởng tới công tác quản lý và ra quyết định. Từ thực tiễn yêu cầu đặt ra tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán tại
- 3 Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum - Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum từ tháng 01/2018 đến tháng 11/2018 3. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Là phương pháp thu thập tài liệu dựa trên việc tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học, bài viết liên quan đến đề tài nghiên cứu, đọc tạp chí, sách báo, các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến đề tài nghiên cứu. Khi nghiên cứu đề tài, tác giả lựa chọn các tài liệu kế toán trong năm 2018 tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum bao gồm: Chứng từ kế toán, Danh mục tài khoản, Hệ thống sổ sách kế toán, Báo cáo tài chính, ngoài ra còn có các tài liệu về hồ sơ nhân sự, phần mềm kế toán, … - Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp thu thập thông tin được tác giả thực hiện để có những thông tin cơ bản về thực trạng công tác kế toán tại đơn vị trước khi triển khai nghiên cứu các tài liệu kế toán liên quan. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: Sau khi thu thập dữ liệu bằng các phương pháp trên, tác giả tiến hành tổ chức hóa, xử lý dữ liệu, so sánh – đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn để đưa ra các kết luận phù hợp về công tác kế toán tại đơn vị nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đề xuất các giải pháp để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum. 4. Ý nghĩa thực hiện đề tài - Về lý luận: Luận văn trình bày hệ thống và toàn diện công
- 4 tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập - Về thực tiễn: Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng về công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Trường đáp ứng nhu cầu thực tiễn của Trường. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần phụ lục, Luận văn được chia thành ba chương, cụ thể như sau: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập - Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum - Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum 6. Tổng quan tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán là vấn đề được nhiều học giả quan tâm với phạm vi nghiên cứu đa dạng là các tổ chức trong nhiều lĩnh vực như doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị hành chính, sự nghiệp. Xét trong lĩnh vực trường học, nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán cũng được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu.
- 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1.1. Khái niệm, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập a) Khái niệm: Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. b) Phân loại Theo Khoản 1, Điều 9, 0625/04/20063 Theo Điều 1 Nghị định , căn cứ vào từng lĩnh vực hoạt động cụ thể, đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc chia thành 7 loại: 1.1.2. Đặc điểm hoạt động và đặc điểm quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập a) Đặc điểm hoạt động b) Đặc điểm quản lý 1.1.3. Đặc điểm quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập a) Nội dung thu và nhiệm vụ chi của đơn vị sự nghiệp công lập b) Quy trình quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập 1.2. KHÁI NIỆM, VAI TRÕ, YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.2.1. Khái niệm công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập Theo Chương II, Luật kế toán số 88/2015/QH13, ngày 20/11/2015 của Quốc hội và tại Điểm 7, Điều 3 của Nghị định
- 6 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 quy định nội dung công tác kế toán bao gồm: Chứng từ kế toán; tài khoản kế toán và sổ kế toán; báo cáo tài chính; kiểm tra kế toán, kiểm kê tài sản, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán; công việc kế toán trong trường hợp đơn vị kế toán chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản. 1.2.2. Vai trò của công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập 1.2.3. Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập 1.2.4. Yêu cầu của công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập 1.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.3.1. Chứng từ kế toán - Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính vào chứng từ. - Kiểm tra chứng từ kế toán. - Phân loại, sắp xếp chứng từ và ghi sổ kế toán. - Lưu trữ, bảo quản và hủy chứng từ kế toán. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc được quy định tại phụ lục 01 của Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ngoài các chứng từ kế toán bắt buộc được quy định tại Thông tư và các văn bản khác, đơn vị sự nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mẫu chứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị.
- 7 1.3.2. Tài khoản kế toán và sổ sách kế toán a) Tài khoản kế toán: Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế. Các đơn vị sự nghiệp căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 để lựa chọn tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị. Căn cứ vào điều kiện thực tế, đơn vị được bổ sung tài khoản kế toán trong các trường hợp sau: - Được bổ sung tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục số 02) kèm theo Thông tư để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị. - Trường hợp bổ sung tài khoản ngang cấp với các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục số 02) kèm theo Thông tư thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện. b) Sổ kế toán: Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán (Quốc hội, 2015 - Luật Kế toán, Điều 24). Các quy định về Sổ kế toán được quy định rõ tại Điều 5, Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính. Các hình thức ghi sổ kế toán: Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái, Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ, Kế toán máy. Mỗi hình thức tổ chức sổ kế toán đều có đặc điểm riêng, ưu và nhược điểm khác nhau tùy theo loại hình đơn vị. 1.3.3. Báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho đơn vị hành chính sự nghiệp tuân theo quy định của Luật kế toán và Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
- 8 Báo cáo tài chính đầy đủ gồm: Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo quyết toán, gồm: Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động, Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 1.3.4. Kiểm tra kế toán Kiểm tra việc thực hiện các nội dung công tác kế toán;Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán; Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán;Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán. 1.3.5. Kiểm kê tài sản, bảo quản, lƣu trữ tài liệu kế toán Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán (Quốc hội, 2015 - Luật Kế toán, Điều 40). Tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định rõ các loại tài liệu kế toán, điều kiện bảo quản và thời gian lưu trữ đối với mỗi loại tài liệu kế toán KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Nội dung chương 1 giúp người đọc nắm được những nội lý luận cơ bản về công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập. Một đơn vị tổ chức công tác kế toán hiệu quả là phải thực hiện đầy đủ chức năng của mình, tổ chức một cách khoa học, hợp lý, chuyên môn hóa, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và trực tiếp của kế toán trưởng. Trên cơ sở chế độ kế toán hiện hành, cùng với những lý luận nêu trên sẽ là cơ sở cho việc vận dụng đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum, để đưa ra các phương hướng, giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị.
- 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum Tên trường: Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh: Kon Tum Community College. Đơn vị chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum Trụ sở chính: Tổ 3 – Phường Ngô Mây – Thành phố Kon Tum – Tỉnh Kon Tum Số điện thoại: 060.3864.929. Số Fax: 060.3861.450 Website: cdcdkontum.edu.vn. Email: hotro@cdcdkontum.edu.vn 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh Kon Tum. Trường chịu sự lãnh đạo và quản lý toàn diện, trực tiếp của UBND tỉnh Kon Tum; chịu sự quản lý nhà nước về đào tạo thuộc lĩnh vực GDNN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; chịu sự quản lý nhà nước về đào tạo thuộc lĩnh vực sư phạm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật. a) Chức năng b) Nhiệm vụ
- 10 2.1.3. Đặc điểm ngành, nghề, quy mô đào tạo a) Đặc điểm ngành, nghề: Hiện tại, nhà trường đang tổ chức đào tạo với 76 ngành, nghề ở các cấp trình độ cao đẳng và trung cấp. Các ngành, nghề đào tạo đều là các ngành, nghề có nhu cầu sử dụng lao động cao trên địa bàn tỉnh Kon Tum và khu vực Tây Nguyên. b) Quy mô đào tạo 2.1.4. Tình hình lao động 2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum 2.2. ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM 2.2.1. Nội dung thu và nhiệm vụ chi tại Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum a) Nội dung thu tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum Kinh phí Nhà nước cấp chi thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước giao, được NSNN cấp thông qua số biên chế của Nhà trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chi thường xuyên cho đào tạo trung cấp, cao đẳng và đào tạo lại công chức, viên chức, người lao động. Kinh phí còn thừa được để lại, chuyển sang năm sau theo quy định của Nhà nước. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao. Kinh phí thực hiện các dự án, đề tài khoa học cấp Trường, cấp tỉnh và các nhiệm vụ khoa học công nghệ khác được giao. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị hoạt động sự nghiệp, sửa chữa TSCĐ theo dự án và kế hoạch năm, vốn đối ứng được phê duyệt. Các nguồn Ngân sách và nguồn thu hợp pháp khác.
- 11 b) Nhiệm vụ chi tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum Chi hoạt động thường xuyên và chi cho các hoạt động có thu sự nghiệp gồm: Các khoản chi cho người lao động như chi lương, phụ cấp lương, chi quản lý hành chính như vật tư văn phòng, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi hoạt động thu phí, lệ phí. Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh, cấp trường, chương trình mục tiêu quốc gia, chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài theo quy định. Chi thực hiện tinh giảm biên chế theo chế độ Nhà nước quy định. Chi đầu tư phát triển gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ, chi thực hiện các dự án đầu tư theo quy định. Các khoản chi khác. 2.2.2. Quy trình quản lý tài chính tại Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum a) Lập dự toán thu, chi: Công tác lập kế hoạch, dự toán ngân sách hàng năm được lập phù hợp với mục tiêu phát triển và nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường theo yêu cầu của UBND tỉnh Kon Tum, hướng dẫn của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư. b) Chấp hành dự toán thu, chi Nguồn vốn chi cho các hoạt động thường xuyên của Nhà trường theo chỉ tiêu được giao. Ngoài ra, để đảm bảo cho các hoạt động của trường, Nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động đào tạo, dịch vụ theo chức năng để tạo nguồn thu (học phí, lệ phí và thu từ các hoạt động đào tạo, liên kết, NCKH). Nguồn vốn cấp cho khoản chi không tự chủ của ngân sách địa phương cấp hàng năm được sử dụng để sửa chữa CSVC, TBĐT và các hoạt động khác c) Công tác quyết toán thu chi Đây là khâu cuối cùng của quy trình quản lý tài chính, Trường
- 12 phải thực hiện công việc khóa sổ kế toán, rà soát, đối chiếu với số liệu đã phản ánh trên hệ thống sổ kế toán và lập các báo cáo tài chính của Trường. Đồng thời phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch từ đó rút ra ưu, nhược điểm của từng bộ phận, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch năm sau. 2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM 2.3.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán 2.3.2. Thực trạng hệ thống chứng từ kế toán Chứng từ kế toán mà Nhà trường sử dụng có nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính a) Danh mục chứng từ sử dụng b) Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán 2.3.3. Thực trạng hệ thống tài khoản kế toán 2.3.4. Thực trạng hệ thống sổ kế toán 2.3.5. Thực trạng tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 2.3.6. Thực trạng công tác kiểm tra kế toán 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc 2.4.2. Những hạn chế a) Cơ chế quản lý tài chính: Nhà trường vẫn chưa ban hành quy chế chi tiêu nội bộ nhằm quản lý các nguồn thu – chi do đó gây khó khăn cho các đơn vị tham mưu trong công tác thanh quyết toán. Trong khi đó, cơ chế quản lý tài chính là căn cứ quan trọng ảnh hưởng đế việc xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán ở một đơn vị (Ngô Hà Tấn và Nguyễn Hữu
- 13 Cường, 2010). b) Tổ chức bộ máy kế toán Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum mới chỉ chú trọng đến tổ chức bộ máy kế toán tài chính chưa chú trọng đến tổ chức bộ máy kế toán quản trị do chưa nhận thức được tầm quan trọng của kế toán quản trị. Chưa chú trọng đến sự phân quyền khi sử dụng phần mềm kế toán nên vẫn có sự nhầm lẫn, trùng lắp trong quá trình nhập dữ liệu vào máy tính khi lập chứng từ. Bộ máy nhân sự kế toán hiện nay của nhà trường là sự tập hợp của kế toán tại các đơn vị đào tạo cũ trước đây, hiện tại vẫn chưa bổ nhiệm kế toán trưởng, phó phụ trách phòng đang kiêm nhiệm do đó nhân sự không đủ nên công việc tồn đọng kéo dài. c) Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán – quy trình luân chuyển chứng từ - Một số thông tin có trong mẫu chứng từ nhưng vẫn còn bỏ trống: Họ và tên, ngày tháng năm, ... - Còn nhiều các nội dung hoạt động Nhà trường chưa qui định mẫu chứng từ chung, do đó người thanh toán mỗi người một kiểu, làm mất thời gian trong việc soát xét. - Mặc dù, trong công tác phân công nhiệm vụ cụ thể các nội dung cho từng kế toán viên phụ trách các quy trình thanh toán, trong công tác hạch toán có hỗ trợ của phần mềm kế toán. Tuy nhiên, chưa có quy trình hướng thanh toán cụ thể, thống nhất chung, do đó công tác thanh quyết toán còn chậm và gây khó khăn cho các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là liên quan đến các hoạt động mua sắm vật tư thực hành, thanh toán dư giờ cho giáo viên/ giảng viên dạy vượt giờ, …
- 14 d) Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: Kế toán mới chỉ có báo cáo quyết toán theo quy định của chế độ kế toán. Việc lập và phân tích báo cáo của Nhà trường nhìn chung mới chỉ đáp ứng được một trong số những yêu cầu của công tác quản lý, báo cáo kế toán thường chưa có những phân tích sâu về các chỉ tiêu tài chính, nội dung phân tích còn thiếu tính hệ thống nên chưa đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực tài chính, góp phần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ tự chủ tài chính. e) Tổ chức hệ thống kiểm tra kế toán: Trong điều kiện hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ còn rất mới đối và sự quan tâm còn hạn chế của các cơ quan quản lý Nhà nước. Nên việc kiểm tra của đơn vị mới chỉ dừng lại ở kiểm tra các báo cáo tài chính, đối chiếu các tài khoản về tiền và tạm ứng nội bộ. Công tác kiểm tra kế toán nội bộ chỉ mang tính hình thức, chưa phát huy tác dụng của kiểm tra. 2.4.3. Nguyên nhân - Trường đang trong giai đoạn đầu sau quá trình sáp nhập do đó công tác quản lý đang dần hoàn thiện, các văn bản pháp lý nội bộ liên quan đến tài chính còn trong quá trình dự thảo hoặc mới chỉ bước đầu là các quy định tạm thời. - Bộ máy kế toán là sự tập hợp của kế toán tại các đơn vị cũ nên việc khi hoạt động theo mô hình mới các kế toán viên chưa cập nhật kịp thời quy trình và phần mềm kế toán mới. - Thông tư quy định về chế độ kế toán mới được áp dụng do đó công tác soạn thảo các chứng từ hướng dẫn tại đơn vị chưa kịp thời, thống nhất. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán chưa đồng đều. - Ban giám hiệu và các phòng ban còn đánh giá xem nhẹ vai trò và chức năng của công tác kế toán dẫn đến sự phối hợp không nhịp
- 15 nhàng giữa bộ phận kế toán với các phòng chức năng trong việc hoàn tất các chứng từ, thủ tục kế toán. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu nhà trường chưa thấy được vai trò quan trọng của kế toán quản trị trong gia đoạn hiện nay. - Do công tác kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng. Công tác kiểm tra, thanh tra kết quả thực hiện cơ chế quản lý tài chính mới của cơ quan chức năng cũng như cơ quan chủ quản cấp trên đối với Nhà trường còn chưa được coi trọng đúng mức, hệ thống văn bản pháp luật về công tác thanh tra kiểm tra còn chưa hoàn chỉnh; những quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát còn nhiều bất cập, chồng chéo, trùng lặp; quy trình nghiệp vụ của công tác này còn chưa cụ thể, chưa kịp thời đổi mới phù hợp với hệ thống cơ chế quản lý mới. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Kết thúc chương 2, người đọc có thể nắm được tình hình khái quát về Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum, những thuận lợi và khó khăn mà Nhà trường gặp phải trong thời gian qua, đồng thời tìm hiểu thực trạng để thấy được những ưu điểm và tồn tại về tổ chức hệ thống bộ máy kế toán tại Nhà trường. Qua quá trình nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum cho thấy, bên cạnh những mặt tích cực về vận dụng chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản, sổ kế toán,…. Nhà trường vẫn còn một số mặt hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan. Từ thực trạng này, chương 3 của luận văn sẽ đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Nhà trường.
- 16 CHƢƠNG 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM 3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM 3.2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính Để hướng tới thực hiện tự chủ hoàn toàn theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động, tìm kiếm các nguồn lực tài chính và kiểm soát tốt chi phí đáp ứng việc tăng cường tự chủ tài chính, cơ chế quản lý tài chính nhà trường cần đổi mới theo hướng tăng cường phân cấp quản lý tài chính cho các đơn vị trong trường. Mỗi đơn vị phải có trách nhiệm kiểm soát mức chi phí hành chính như: chi phí điện, điện thoại, văn phòng phẩm, vật tư thực hành, thí nghiệm… Mỗi trung tâm được trao quyền chủ động tìm kiếm nguồn thu, kiểm soát các khoản chi để tăng cường nguồn tài chính cho nhà trường. Các nhà quản lý của các trung tâm phải chịu trách nhiệm về mức chênh lệch thu chi tại đơn vị mình. Do vậy, nhà trường nên căn cứ vào chi phí thực tế các năm qua để xây dựng định mức chi phí hành chính để khoán về các đơn vị. Nhà trường cần sớm ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ nhằm quản lý các nguồn thu – chi khoa học, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Trong điều kiện tự chủ tài chính và nguồn thu học phí vẫn bị khống chế bởi các quy định về mức thu học phí tối đa của nhà nước,
- 17 thì nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ, lao động sản xuất sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc bảo đảm cho hoạt động thường xuyên và đầu tư phát triển nhà trường. Do vậy, Nhà trường cần xây dựng quy chế hoạt động cho các hoạt động dịch vụ, các trung tâm trong nhà trường để tăng nguồn thu. 3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán - Công tác bổ nhiệm và quy hoạch - Chính sách đào tạo nhân viên kế toán - Xây dựng hệ thống kế toán quản trị và tăng cường hiệu quả công tác kế toán quản trị bằng cách: + Lập kế hoạch và dự toán thu, chi dựa vào kết quả các hoạt động của kỳ trước, dựa vào thông tin của các phòng ban chuyên môn cung cấp, dựa vào ảnh hưởng tình hình thực tế kinh tế, xã hội đến đơn vị cũng như năng lực và thực trạng hiện tại của nhà trường để phản ánh hoạt động của nhà trường trong ngắn hạn và dài hạn một cách đáng tin cậy. + Lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí quản lý chung một cách hợp lý, tính toán đủ và hạch toán đuungs chi phí, phân tích được tình hình khai thác các nguồn thu và tình hình tiết kiệm chi phí, nguyên nhân ảnh hưởng để biết được hiệu quả hoạt động của từng bộ phận. + Sau khi đánh giá được kết quả hoạt động trong từng gia đoạn của các bộ phận, kịp thời tham mưu cho Ban giám hiệu những giải pháp hợp lý với từng giai đoạn. + Cuối kỳ, phân tích kết quả hoạt động, xác định hiệu quả của từng nguồn lực ( trong đó có nguồn lực tài chính và nhân sự) + Đề xuất với Ban giám hiệu điều chỉnh cơ cấu hoạt động, cơ cấu phân bổ nguồn lực, tiết kiệm chi phí để nang cao hiệu quả hoạt đồng của toàn đơn vị.
- 18 3.2.3. Hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ kế toán a) Hệ thống biểu mẫu chứng từ b) Hoàn thiện quy trình luân chuyển chứng từ ở một số quy trình chủ yếu *Quy trình mua sắm nguyên vật liệu, vật tư, công cụ dụng cụ * Chu trình thanh toán dạy vượt giờ cho người lao động 3.2.4. Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán: Hiện nay, trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum đã tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo tài chính, quyết toán theo quy định của Bộ Tài chính ban hành tại Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính. Ngoài cơ quan quản lý Nhà nước, các đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của trường bao gồm các đối tượng có lợi ích liên quan tới trường, đó là các nhà quản lý trường (đặc biệt là Hiệu trưởng); các cán bộ giáo viên, học sinh, sinh viên của nhà trường; các tổ chức và cá nhân tài trợ cho nhà trường; các đơn vị quan tâm và ủng hộ lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Do đó, nhà trường cần thiết phải hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính tại đơn vị mình. Do đó thuyết minh báo cáo tài chính của nhà trường cần bổ sung những nội dung sau: - Giới thiệu tổng quan về nhà trường, bao gồm đặc điểm hoạt động và tổ chức hoạt động. - Các chính sách kế toán cơ bản áp dụng tại nhà trường, bao gồm chế độ kế toán áp dụng và chính sách kế toán đối với một số hạng mục chủ yếu trên bảng cân đối tài khoản. - Hoạt động của các đơn vị, trung tâm trực thuộc có nguồn thu hạch toán phụ thuộc và phần đóng góp của các đơn vị đó cho trường. - Nhà trường lập thêm một số báo cáo để phục vụ cho công tác quản trị cụ thể:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 16 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn