Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 4
download
Mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó làm cơ sở khoa học để xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu. Đồng thời, kiểm định hiệu lực của lý thuyết trật tự phân hạng trong việc giải thích các quyết định về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành này. Mục tiêu phụ là từ các kết quả nghiên cứu, đề tài cung cấp các hàm ý và đưa ra các đề xuất đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các cơ quan quản lý.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LƢU THỊ THU THẢO PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 8.34.03.01 Đà Nẵng – Năm 2020
- Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đƣờng Nguyễn Hƣng Phản biện 1: PGS.TS. Trần Đình Khôi Nguyên Phản biện 2: TS.Bùi Thị Yến Linh Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 11 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay, vai trò của nguồn vốn kinh doanh càng trở nên quan trọng. Nguồn vốn trong doanh nghiệp ngoài nguồn vốn tự có còn được huy động từ nhiều kênh khác nhau, từ đó đặt ra cho các nhà quản trị yêu cầu xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu. Để đạt được mục tiêu này, nhà quản trị trước tiên cần nắm rõ những nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn từ đó có những kế hoạch phù hợp. Trước đây ở Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu về cấu trúc vốn, tuy nhiên đa phần các nghiên cứu tiếp cận dựa trên việc xác định các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn, chưa có nhiều đề tài đi sâu nghiên cứu cấu trúc vốn dựa trên phương diện kiểm định các lý thuyết cấu trúc vốn trên các doanh nghiệp tại Việt Nam và cụ thể trực tiếp trên các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Những năm gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần trở nên sôi động hơn, đặc biệt sản xuất hàng tiêu dùng là ngành sở hữu nhiều lợi thế và những tiềm năng phát triển. Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn của
- 2 các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó làm cơ sở khoa học để xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu. Đồng thời, kiểm định hiệu lực của lý thuyết trật tự phân hạng trong việc giải thích các quyết định về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành này. - Mục tiêu phụ là từ các kết quả nghiên cứu, đề tài cung cấp các hàm ý và đưa ra các đề xuất đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các cơ quan quản lý. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu này là các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. b) Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của 178 doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Về mặt thời gian: Thời gian nghiên cứu trong phạm vi 5 năm, từ năm 2014 đến năm 2018 với dữ liệu được cung cấp bởi Công ty cổ phần FiinGroup (nguyên là Công ty cổ phần Stoxplus). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng đồng thời phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp là các tài liệu, giáo trình về lý thuyết cấu trúc vốn, các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến cấu trúc vốn
- 3 và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn để phát biểu các giả thuyết nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài. Trong phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả áp dụng mô hình hồi quy của kinh tế lượng để khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn trong doanh nghiệp, được thực hiện dưới sự hỗ trợ của phần mềm Excel và Stata. Từ đó phân tích kết quả về các nhân tố ảnh hưởng, đồng thời kiểm định giả thuyết đặt ra. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học, nghiên cứu góp phần làm rõ nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, đồng thời kiểm định và đưa ra kết luận về hiệu lực của lý thuyết trật tự phân hạng trong việc giải thích các quyết định về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu đưa ra hàm ý và đề xuất đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư, cơ quan quản lý. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong việc xây dựng cấu trúc vốn. 6. Bố cục đề tài Bố cục của đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Chương 2: Thiết kế nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu và các hàm ý chính sách rút ra từ kết quả nghiên cứu.
- 4 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm cấu trúc vốn 1.1.2. Các thành phần trong cấu trúc vốn a) Nợ phải trả b) Nguồn vốn chủ sở hữu 1.1.3. Chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn - Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu - Tỷ số nợ phải trả ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu - Tỷ số nợ phải trả dài hạn trên vốn chủ sở hữu 1.1.4. Cấu trúc vốn tối ƣu 1.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN 1.2.1. Lý thuyết cấu trúc vốn tối ƣu 1.2.2. Lý thuyết của Modigliani và Miller (Lý Thuyết M&M) 1.2.3. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (The trade-off Theory) 1.2.4. Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory) 1.2.5. Lý thuyết trật tự phân hạng (The pecking-order Theory)
- 5 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1.3.1. Quy mô doanh nghiệp Theo lý thuyết trật tự phân hạng chính từ lợi ích của việc bất cân xứng thông tin ít hơn so với doanh nghiệp nhỏ nên doanh nghiệp quy mô lớn dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay hơn, vay được với chi phí thấp hơn, đồng thời nhằm tận dụng lợi ích từ lá chắn thuế và sử dụng nợ như đòn bẩy thì các doanh nghiệp có quy mô lớn thường ưu tiên vay nợ nhiều hơn. Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng cùng chiều với cấu trúc vốn bởi vì doanh nghiệp có quy mô lớn thường có chi phí khốn khó tài chính thấp hơn doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Tran Dinh Khoi Nguyen and Ramachandran N (2006); Vũ Thị Ngọc Lan, Nguyễn Tiến Dũng (2013); Nguyễn Thị Hương Mai (2013) kết luận cấu trúc vốn có tương quan thuận với quy mô. 1.3.2. Tỷ suất sinh lời Theo lý thuyết đánh đổi, những công ty có tỷ suất sinh lời càng cao, sẽ có xác suất chịu rủi ro phá sản càng thấp, chi phí khốn khó tài chính thấp, điều này sẽ tác động doanh nghiệp có sự ưu tiên sử dụng nguồn vốn vay nhằm tận dụng lợi ích thu được từ lá chắn thuế nhờ lãi vay. Theo thuyết phát tín hiệu, doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời cao như một tín hiệu thể hiện chất lượng của doanh nghiệp và lý thuyết dự đoán tỷ suất sinh lời có ảnh hưởng cùng chiều với cấu trúc vốn. Tuy nhiên theo lý thuyết trật tự phân hạng, các doanh nghiệp thích tài trợ nội bộ hơn là tài trợ bên ngoài và thích sử dụng
- 6 nợ hơn là sử dụng vốn cổ phần. Như vậy, lý thuyết này cho rằng nhân tố tỷ suất sinh lời ảnh hưởng ngược chiều với cấu trúc vốn. Rajan và Zingales (1995); Guihai Huang & Frank M.Song (2006); Li-Ju Chen, Shun-Yu Chen (2011); Vinola Ismail, Henik Astuti (2016) mối tương quan giữa khả năng sinh lợi và việc vay nợ là nghịch. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu thực nghiệm đối với mô hình cấu trúc vốn dạng động của Nguyễn Nhật Ánh (2015) ủng hộ mối tương quan thuận giữa khả năng sinh lợi và việc vay nợ. 1.3.3. Tốc độ tăng trƣởng Theo như Myers (1984), doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao đồng nghĩa với việc có chi phí phá sản cao hơn. Theo lý thuyết đánh đổi do tác động của chi phí khốn khó tài chính làm giảm đi lợi ích của lá chắn thuế nên doanh nghiệp sẽ hạn chế việc vay nợ. Ngược lại, theo lý thuyết trật tự phân hạng, doanh nghiệp ưu tiên sử dụng lợi nhuận giữ lại, khi doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thường có nhu cầu sử dụng vốn nhiều hơn, nếu như phụ thuộc hoàn toàn vào lợi nhuận giữ lại khi lợi nhuận giữ lại không đủ khả năng đáp ứng thì doanh nghiệp có thể bị đánh mất cơ hội, sự tăng trưởng bị kìm hãm. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp có nhu cầu tăng trưởng doanh nghiệp cần phải công bố thông tin nhiều hơn để có thể thuyết phục nhà đầu tư. Như vậy, việc gia tăng tốc độ tăng trưởng sẽ làm tăng mức độ sử dụng nợ trong doanh nghiệp. Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran N (2006); Li-Ju Chen, Shun-Yu Chen (2011); Vũ Thị Ngọc Lan, Nguyễn Tiến Dũng (2013) chỉ ra sự ảnh hưởng cùng chiều giữa tăng trưởng và cấu trúc
- 7 vốn. Ngược lại, Guihai Huang & Frank M.Song (2006) chỉ ra sự ảnh hưởng ngược chiều giữa cấu trúc vốn và tăng trưởng. 1.3.4. Cơ cấu tài sản Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, một công ty có tỷ lệ tài sản cố định cao hơn sẽ có chi phí khốn khó tài chính trong trường hợp công ty phá sản thấp hơn do đó có xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn nhằm tận dụng lợi ích thu được từ lá chắn thuế nhờ lãi vay, bên cạnh đó công ty có nhiều tài sản thế chấp hơn nên sẽ có cơ hội cao hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay. Tỷ trọng TSCĐ trong tổng tài sản càng lớn thì sự bất đối xứng thông tin càng thấp, do đó theo lý thuyết trật tự phân hạng doanh nghiệp dễ dàng trong việc huy động vốn, có điều kiện để vay dài hạn tài trợ cho tài sản cố định. Guihai Huang & Frank M.Song (2006), Trần Lương Kim Dung (2015) cho rằng mối tương quan giữa cấu trúc tài sản và cấu trúc vốn là thuận chiều. Tuy nhiên Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran (2006) cho rằng cấu trúc tài sản có ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc vốn. 1.3.5. Thuế thu nhập doanh nghiệp Lý thuyết của M&M cho rằng khi đối mặt với mức thuế suất thuế TNDN cao, doanh nghiệp có xu hướng vay nợ nhiều hơn để tận dụng lợi thế của lá chắn thuế. Nghiên cứu của Lê Đạt Chí (2013), thuế có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ. Trong khi đó nghiên cứu của Đặng Thị u nh nh, uách Thị Hải Yến (2014) chỉ ra mối tương quan ngược chiều.
- 8 1.3.6. Cổ tức Theo lý thuyết tín hiệu một công ty có dòng cổ tức ổn định sẽ phải đối mặt với ít thông tin bất cân xứng hơn khi tham gia thị trường chứng khoán. Mặt khác việc thanh toán cổ tức làm quỹ nội bộ giảm đi và từ đó tác động làm tăng nhu cầu tài trợ bên ngoài. Frank và Goyal (2004) mối quan hệ giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và cơ cấu vốn là tích cực. Trong khi Vinola Ismail, Henik Astuti (2016), Nguyễn Thị Tuyết Lan (2019) mối quan hệ này là ngược chiều. 1.3.7. Một số nhân tố khác KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG Về thực chứng, cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu trong nghiên cứu này là dựa trên các lý thuyết nền tảng về cấu trúc vốn và các kết quả nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn. Nghiên cứu này đặc biệt quan tâm đến tính hiệu lực của lý thuyết trật tự phân hạng trong bối cảnh Việt Nam. Những nhân tố nghiên cứu gồm: Quy mô doanh nghiệp; Tỷ suất sinh lời; Tốc độ tăng trưởng; Cơ cấu tài sản; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Cổ tức. 2.2. CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.2.1. Giả thuyết nghiên cứu Lý thuyết trật tự phân hạng là một trong những lý thuyết có ảnh hưởng trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc vốn. Đã có nhiều bài viết nghiên cứu về lý thuyết này. Một lý thuyết
- 9 có thể phù hợp trong một giai đoạn, một phạm vi nào đó. Do đó mục đích của nghiên cứu này bên cạnh phân tích nhân tố tác động tới cấu trúc vốn còn kiểm định hiệu lực của lý thuyết trật tự phân hạng trong việc giải thích các quyết định về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. a) Giả thuyết về ảnh hưởng của yếu tố quy mô doanh nghiệp đến cấu trúc vốn H1:Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. b) Giả thuyết về ảnh hưởng của yếu tố tỷ suất sinh lời đến cấu trúc vốn H2: Tỷ suất sinh lời có ảnh hưởng ngược chiều đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp c) Giả thuyết về ảnh hưởng của yếu tố tăng trưởng đến cấu trúc vốn H3: Tốc độ tăng trưởng có ảnh hưởng cùng chiều đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp d) Giả thuyết về ảnh hưởng của yếu tố cơ cấu tài sản đến cấu trúc vốn H4: Cơ cấu tài sản có ảnh hưởng cùng chiều đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp e) Giả thuyết về ảnh hưởng của yếu tố thuế thu nhập doanh nghiệp đến cấu trúc vốn H5: Thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp
- 10 f) Giả thuyết về ảnh hưởng của yếu tố cổ tức đến cấu trúc vốn H6: Tỷ lệ cổ tức có ảnh hưởng cùng chiều đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp 2.2.2. Mô hình nghiên cứu a) Mô hình nghiên cứu - Ba mô hình hồi quy cụ thể: Mô hình 1: Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp CTV = α0 + α1*QMDN + α2*ROE+ α3*TT + α4*CCTS + α5*TTNDN + α6*CT Mô hình 2: Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn ngắn hạn của doanh nghiệp CTVNH = b0 + b1*QMDN + b2*ROE+ b3*TT + b4*CCTS+b 5*TTNDN + b6*CT Mô hình 3: Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn dài hạn của doanh nghiệp CTVDH = c0 + c1*QMDN + c2*ROE+ c3*TT + c4*CCTS + c5*TTNDN + c6*CT Trong đó: CTV; CTVNH; CTVDH lần lượt là cấu trúc vốn, cấu trúc vốn ngắn hạn, cấu trúc vốn dài hạn. QMDN; ROE; TT; CCTS; TTNDN; CT lần lượt là: Quy mô doanh nghiệp; Tỷ suất sinh lời; Tăng trưởng; Cơ cấu tài sản; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Cổ tức. b) Đo lường các biến - Việc đo lường biến phụ thuộc được mô tả được ở bảng 2.1: Bảng 2.1: Đo lƣờng biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của công ty SXHTD
- 11 Chỉ tiêu Ký hiệu Đo lƣờng Cấu trúc vốn CTV Tổng NPT / VCSH Cấu trúc vốn ngắn hạn CTVNH Tổng NPT ngắn hạn / VCSH Cấu trúc vốn dài hạn CTVDH Tổng NPT dài hạn / VCSH - Việc đo lường biến độc lập được mô tả được ở bảng 2.2 : Bảng 2.2: Đo lƣờng các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của công ty SXHTD Cách xác định Kỳ S vọng Ký T Nhân tố mối Biến Công thức tính hiệu T tƣơng quan Quy mô Quy mô Ln(tổng doanh QM 1 doanh + doanh nghiệp thu) DN nghiệp Tỷ số lợi (Lợi nhuận sau nhuận sau Tỷ suất thuế/ Vốn chủ sở RO 2 thuế trên vốn - sinh lời hữu bình quân ) * E chủ sở hữu 100% (ROE) Tốc độ Tốc độ tăng % thay đổi của 3 tăng + TT trưởng doanh thu thuần trưởng
- 12 (Tài sản cố Cơ cấu tài Tỷ lệ tài sản CCT 4 định/Tổng tài + sản cố định S sản )*100 Thuế thu Chi phí Thuế thu Thuế thu nhập nhập doanh TTN 5 nhập doanh + doanh nghiệp/ Lợi nhuận DN nghiệp nghiệp trước thuế Tỷ lệ chi trả 6 Cổ tức Cổ tức/EPS + CT cổ tức 2.3. MẪU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU 2.3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu Mẫu nghiên cứu của đề tài là toàn thể 178 doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian 05 năm từ 2014 đến năm 2018, bao gồm 741 quan sát. 2.3.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu a) Mô tả thống kê Kết quả mô tả thống kê cho chúng ta biết những thông tin ban đầu về các biến được sử dụng trong nghiên cứu như kích cỡ mẫu, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất. b) Phân tích tương quan Nhằm đo lường mối quan hệ tương quan giữa các biến (giữa biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau) trong mô hình nghiên cứu, đề tài sử dụng phân tích hệ số tương quan. c) Phân tích hồi quy
- 13 Hiện nay, việc thực hiện ước lượng mô hình hồi quy theo dữ liệu bảng có ba cách tiếp cận phổ biến, gồm: Pooled OLS; Mô hình các ảnh hưởng cố định; Mô hình theo các ảnh hưởng ngẫu nhiên. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1.1. Tỷ lệ nợ phải trả ngắn hạn, dài hạn trên tổng nợ phải trả 3.1.2. Tỷ số nợ phải trả, nợ phải trả ngắn hạn, nợ phải trả dài hạn trên vốn chủ sở hữu a) Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu b) Tỷ số nợ phải trả ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu c) Tỷ số nợ phải trả dài hạn trên vốn chủ sở hữu 3.2. MÔ TẢ THỐNG KÊ CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Kết quả số liệu thống kê cho mô tả cho thấy: Tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu trung bình của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng từ năm 2014 đến năm 2018 là 136,52% với độ lệch chuẩn 129,95%, tỷ lệ nợ phải trả ngắn hạn/vốn chủ sở hữu trung bình là 114,34% với độ lệch chuẩn 109,3%, tỷ lệ nợ phải trả dài hạn/vốn chủ sở hữu trung bình là 22,18% với độ lệch chuẩn là 44,53%. Liên quan đến các biến độc lập trong mô hình: Tỷ suất sinh lời bình quân của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng từ năm
- 14 2014 đến năm 2018 là 13,19%, giá trị lớn nhất là 91,23%, độ lệch chuẩn là 20,98%; Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành là 82,78%, điều này có nghĩa phần trăm thay đổi trong tổng doanh thu thuần của ngành sản xuất hàng tiêu dùng là 82,78% với độ lệch chuẩn 69,35%; Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản bình quân ngành là 26,78% với độ lệch chuẩn là 18,95%, tỷ lệ này phù hợp với đặc điểm các doanh nghiệp ngành sản xuất hàng tiêu dùng; Thuế thu nhập doanh nghiệp bình quân là 12,59%; Tỷ lệ chi trả cổ tức bình quân lên tới 59,54%. 3.3. PHÂN TÍCH QUAN HỆ TƢƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Kết quả phân tích mối quan hệ tương quan cho thấy giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc đều có quan hệ tương quan với nhau. Khi xem xét mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập, ta thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều có giá trị nhỏ hơn 0,8. Điều đó có nghĩa các biến độc lập trong mô hình không có mối tương quan mạnh với nhau. 3.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY 3.4.1. Kết quả mô hình hồi quy Pool-OLS Bảng 3.7: Kết quả mô hình hồi quy Pool-OLS Mô hình 1: Mô hình 2: Mô hình 3: Các Các nhân tố Các nhân tố nhân tố tác tác động đến tác động đến động đến cấu cấu trúc vốn cấu trúc vốn trúc vốn dài Tiêu chí của doanh ngắn hạn của hạn của doanh nghiệp doanh nghiệp nghiệp
- 15 -5,8078 -4,3219 -1,4858 Intercept (0,0000)*** (0,0000)*** (0,0000)*** 0,2784 0,2200 0,0583 QMDN (0,0000)*** (0,0000)*** (0,0000)*** -1,9217 -1,5372 -0,3845 ROE (0,0000)*** (0,0000)*** (0,0000)*** -0,0820 -0,0885 0,0064 TT (0,2027) (0,1021) (0,7729) -0,2443 -0,8729 0,6286 CCTS (0,2953) (0,0000)*** (0,0000)*** 0,0292 0,0233 0,0059 TTNDN (0,5063) (0,5288) (0,6967) -0,0176 -0,0146 -0,0031 CT (0,1264) (0,1324) (0,4462) R-Squared 0,15526 0,15713 0,1326 Adj. R- 0,14835 0,15024 0,12551 Squared 22,4844 22,8064 18,7019 F-statistic (< 2,22e-16) (< 2,22e-16) (< 2,22e-16) Mức ý nghĩa thống kê: „***‟: 0,001; „**‟: 0,01; „*‟: 0,05; „.‟: 0,1
- 16 3.4.2. Kết quả mô hình ảnh hƣởng cố định (fixed effect model) Bảng 3.8: Kết quả mô hình ảnh hƣởng cố định Mô hình 1: Mô hình 2: Mô hình 3: Các nhân tố Các nhân tố Các nhân tố tác động đến tác động đến tác động đến Tiêu chí cấu trúc vốn cấu trúc vốn cấu trúc vốn của doanh ngắn hạn của dài hạn của nghiệp doanh nghiệp doanh nghiệp 0,2781 0,3027 -0,0341 QMDN (
- 17 R-Squared 0,15278 0,1439 0,10662 Adj. R- 0,14117 -0,13533 -0,18477 Squared 21,9404 15,6318 11,0993 F-statistic (< 2,22e-16) (< 2,22e-16) (1,0358e-11) Mức ý nghĩa thống kê „***‟: 0,001; „**‟: 0,01; „*‟: 0,05; „.‟: 0,1 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu) 3.4.3. Kết quả mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên (random effect model) Bảng 3.9: Kết quả mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên Mô hình 1: Mô hình 2: Mô hình 3: Các nhân tố Các nhân tố Các nhân tố tác động đến tác động đến tác động đến Tiêu chí cấu trúc vốn cấu trúc vốn cấu trúc vốn của doanh ngắn hạn của dài hạn của nghiệp doanh nghiệp doanh nghiệp -5,1697 -4,5145 -0,8691 (0,0000)*** (0,0000)*** (0,0328)* 0,2572 0,2313 0,0339 QMDN (0,0000)*** (0,0000)*** (0,0247)* -1,8394 -1,4978 -0,3307 ROE (0,0000)*** (0,0000)*** (0,0000)*** TT -0,0512 -0,0640 0,0118
- 18 (0,1580) (0,0339)* (0,4003) -0,4553 -1,1611 0,6950 CCTS (0,0897). (0,0000)*** (0,0000)*** 0,0146 0,0086 0,0059 TTNDN (0,5574) (0,6785) (0,5434) -0,0029 -0,0020 -0,0009 CT (0,6629) (0,7174) (0,7285) R-Squared 0,17475 0,19465 0,10077 Adj.R- 0,16801 0,18806 0,093418 Squared 154,967 176,281 82,0652 Chisq (< 2,22e-16) (< 2,22e-16) (1,3371e-15) Mức ý nghĩa thống kê: „***‟: 0,001; „**‟: 0,01; „*‟: 0,05; „.‟: 0,1 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu) 3.4.4. Lựa chọn mô hình ƣớc lƣợng Để xác định mô hình phù hợp nhất tác giả thực hiện các kiểm định F test, Lagrange Multiplier Test và Hausman Test. Ta thấy Lagrange Multiplier Test có p-value < α (0,05); Hausman Test có p- value > α (0,05) nên lựa chọn mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) là mô hình phù hợp nhất. Đề tài thực hiện kiểm tra các khuyết tật của mô hình ước lượng lựa chọn: Khi xem xét mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập, giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu không có hiện tượng đa cộng tuyến. Kiểm định Breusch- Godfrey/Wooldridge và kiểm định Breusch-Pagan ở cả ba mô hình đều cho kết quả p-value < α (0,05). Cả ba mô hình hồi quy đều chịu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 308 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 229 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn