Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tính giá và định giá tiêu thụ nước sạch tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam
lượt xem 3
download
Mục tiêu của đề tài là cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn về tính giá tiêu thụ nước sạch tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam và định giá tiêu thụ nước sạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tìm ra được những giải pháp hoàn thiện việc tính giá và định giá tiêu thụ nước sạch nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của đơn vị cấp nước và người sử dụng nước, giúp an sinh xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tính giá và định giá tiêu thụ nước sạch tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH TÍNH GIÁ VÀ ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ NƢỚC SẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƢỚC QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 834 03 01 Đà Nẵng – Năm 2020
- Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : GS.TS. Trƣơng Bá Thanh Phản biện 1: PGS.TS. Hoàng Tùng Phản biện 2: TS. Nguyễn Hữu Phú Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 10 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển như hiện nay các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải quản lý và tính toán chi phí một cách hiệu quả để quyết định giá bán có thể cạnh tranh được với thị trường nhưng phải tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho bộ phận kế toán ở mỗi công ty là phải có phương pháp hạch toán, quản lý chi phí một cách chính xác, kịp thời để có thể cung cấp đầy đủ thông tin về chi phí sản xuất sẽ giúp lãnh đạo doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ các chi phí phát sinh ở từng bộ phận sản xuất. Thực tế hiện nay công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam hoạt động nhiều lĩnh vực, kinh doanh chủ yếu trên 03 lĩnh vực: cấp nước sạch, bất động sản và xây dựng. Trong các lĩnh vực: lĩnh vực kinh doanh cấp nước sạch chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất, có thị trường tiêu thụ riêng theo phân vùng cấp nước nên hầu như không có sự cạnh tranh. Tuy nhiên, công tác kế toán chi phí sản xuất ở doanh nghiệp kinh doanh cấp nước sạch vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác sổ sách, phân loại chi phí… và đồng thời giá nước hiện nay vẫn còn cao so với phúc lợi của người dân. Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Tính giá và định giá tiêu thụ nƣớc sạch tại Công ty cổ phần Cấp thoát nƣớc Quảng Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm đồng thời đưa ra một phương pháp định giá phù hợp trong tình hình hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn về tính giá tiêu thụ nước
- 2 sạch tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam và định giá tiêu thụ nước sạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tìm ra được những giải pháp hoàn thiện việc tính giá và định giá tiêu thụ nước sạch nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của đơn vị cấp nước và người sử dụng nước, giúp an sinh xã hội. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: đứng ở góc độ của cơ quan tham mưu định giá (Sở Tài chính) đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tính giá tiêu thụ nước sạch tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam và định giá tiêu thụ nước sạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện việc tính giá tiêu thụ nước sạch tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam và định giá tiêu thụ nước sạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn trong việc phân tích lý luận và thực trạng việc tính giá và định giá tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam giai đoạn từ năm 2016 – 2018 từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện việc tính giá và định giá tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam trong thời gian tới. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, thu thập, thực hiện tổng hợp số liệu thu thập được từ Phòng Kế toán tài chính của Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam và Phòng Quản lý Giá – Công sản của Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam để phân tích, đánh giá quá trình tính giá tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam và định giá tiêu thụ nước sạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- 3 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục các tài liệu tham khảo; Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tính giá sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất và định giá tiêu thụ nước sạch trong thị trường độc quyền. Chương 2: Thực trạng về tính giá và định giá tiêu thụ nước sạch tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện việc tính giá và định giá tiêu thụ nước sạch tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam. 6. Tổng quan nghiên cứu - Các công trình nghiên cứu về tính giá thành sản phẩm được nhiều tác giả nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp đại học, còn đề tài luận văn thạc sĩ thì nghiên cứu bao quát hơn và rộng hơn nhưng nội dung về định giá tiêu thụ nước sạch trong thị trường độc quyền thì chưa có công trình nào nghiên cứu về nội dung này; cụ thể: + Đề tài tốt nghiệp đại học của tác giả Hoàng Thị Mi (2013) với đề tài: “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường quản lý chi phí tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng” đã trình bày cơ sở lý luận về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, thực trạng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng, trên cơ sở đó đưa ra những nội dung hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường quản lý chi phí tại Công ty. + Luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Út (2014) với đề tài: “Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng” đã trình bày cơ sở lý luận về tổ chức báo cáo kế toán quản
- 4 trị trong doanh nghiệp sản xuất nhưbáo cáo kiểm soát chi phí cung cấp cho nhà quản trị thông tin về chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí và theo từng khoản mục hoặc yếu tố chi phí; đánh giá thực trạng công tác quản trị nội bộ tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng và rút ra những ưu điểm, nhược điểm về thực trạng báo cáo kế toán quản trị mà công ty đã lập. Từ đó, tác giả đã đề xuất tổ chức báo cáo kế toán quản trị tại Công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. + Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Thúy Vân (2018) với đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Đồ gỗ Nghĩa Phát” đã trình bày cơ sở lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp, phản ánh thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Đồ gỗ Nghĩa Phát và rút ra những ưu, nhược điểm trong việc tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty. Từ đó, tác giả đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty. - Các quy định về định giá tiêu thụ nước sạch, cụ thể: + Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch. + Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch. + Thông tư 25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014 của Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ.
- 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ NƢỚC SẠCH TRONG THỊ TRƢỜNG ĐỘC QUYỀN 1.1. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1.1. Một số vấn đề chung về chi phí và tính giá sản phẩm trong công ty a. Khái niệm về chi phí và giá thành sản phẩm * Khái niệm chi phí Chi phí là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình hoạt động được biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định. * Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hóa được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định. b. Phân loại chi phí và giá thành sản phẩm * Phân loại chi phí - Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí. - Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động. - Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh. - Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí. - Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí.
- 6 * Phân loại giá thành sản phẩm - Phân loại giá thành theo thời điểm xác định - Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành. c. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tuy nhiên giữa chúng cũng có những mặt khác nhau. d. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm * Đối tƣợng tập hợp chi phí là xác định giới hạn các bộ phận chịu chi phí hoặc các đối tượng chịu chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành * Đối tƣợng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. * Đối tƣợng tập hợp chi phí và đối tƣợng tính giá thành có mối quan hệ với nhau trong hệ thống tính giá thành ở đơn vị. đ. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.2. Phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm a. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp toàn bộ b. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương pháp trực tiếp c. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương pháp giản đơn d. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động (ABC)
- 7 đ. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương pháp hệ số e. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ (định mức) g. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ 1.1.3. Tập hợp chi phí ngoài sản xuất *Tập hợp chi phí BH * Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp * Tập hợp chi phí tài chính 1.2. NỘI DUNG VỀ ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ NƢỚC SẠCH TRONG THỊ TRƢỜNG ĐỘC QUYỀN 1.2.1. Một số nội dung liên quan đến định giá tiêu thụ nƣớc sạch a. Khái niệm về nước sạch - Chính phủ (2013) nêu: “Nước sạch là nước đã qua xử lý có chất lượng đảm bảo, đáp ứng yêu cầu sử dụng”. b. Nguyên tắc định giá tiêu thụ nước sạch - Giá nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất hợp lý trong quá trình sản xuất, phân phối nước sạch bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước. - Giá tiêu thụ nước sạch không do đơn vị cấp nước quyết định mà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án giá nước và định giá tiêu thụ nước sạch đối với mục đích sử dụng nước sinh hoạt; đơn vị cấp nước tự quyết định giá tiêu thụ nước sạch đối với các mục đích sử dụng khác đảm bảo phù hợp với phương án giá nước đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
- 8 c. Lý thuyết về giá độc quyền Việc kinh doanh cấp nước sinh hoạt được chia theo vùng phục vụ cấp nước, mỗi đơn vị cấp nước có thể có một hoặc nhiều vùng phục vụ cấp nước khác nhau, mỗi vùng phục vụ cấp nước chỉ do một đơn vị cấp nước thực hiện dịch vụ cấp nước. Vì vậy, các đơn vị cấp nước có thị trường tiêu thụ riêng nên không có sự cạnh tranh. Chính việc này có thể tạo nên độc quyền. - Tối đa hóa lợi nhuận của hãng độc quyền Doanh nghiệp độc quyền sẽ điều chỉnh sản lượng cho tới khi đạt tới sản lượng tối đa (Qmax), tại điểm này doanh thu biên sẽ bằng với chi phí biên. - Quy tắc định giá: Hãng độc quyền tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng mà tại đó: MR = MC, P>MC 1.2.2. Chức năng của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc định giá tiêu thụ nƣớc sạch Việc định giá của cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước. 1.2.3. Phƣơng pháp định giá a. Phương pháp so sánh b. Phương pháp chi phí c. Phương pháp định giá theo chi phí cận biên 1.2.4. Phân tích mối quan hệ chi phí, sản lƣợng, lợi nhuận GS. TS Trương Bá Thanh (2008) nêu: “Phân tích mối quan hệ chi phí, sản lượng, lợi nhuận là một kỹ thuật được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của những thay đổi về chi phí, giá bán và sản lượng đối với lợi nhuận của doanh nghiệp.” KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
- 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ TÍNH GIÁ VÀ ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ NƢỚC SẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƢỚC QUẢNG NAM 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP CẤP THOÁT NƢỚC QUẢNG NAM 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 2.1.3. Đ c điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty 2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty a. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty b. Chức năng, nhiệm vụ của các cấp quản lý, phòng ban 2.1.5. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty a. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Cấp Thoát Nước Quảng Nam. b. Quan hệ kế toán giữa công ty và các đơn vị trực thuộc 2.1.6. Đ c điểm công tác kế toán của Công ty a. Kỳ kế toán b. Chính sách kế toán c. Chế độ kế toán 2.1.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016-2018 2.2. THỰC TRẠNG TÍNH GIÁ TIÊU THỤ NƢỚC SẠCH TẠI CÔNG TY CP CẤP THOÁT NƢỚC QUẢNG NAM 2.2.1. Phân loại chi phí và giá thành tiêu thụ nƣớc sạch tại Công ty a. Phân loại chi phí sản xuất, kinh doanh tại Công ty * Chi phí sản xuất gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
- 10 phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. * Chi phí ngoài sản xuất gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính. b. Phân loại tính giá thành tiêu thụ nước sạch tại Công ty Công ty phân loại tính giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành: Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí ngoài sản xuất 2.2.2. Phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tiêu thụ nƣớc sạch tại Công ty a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trên cơ sở Phiếu đề nghị xuất kho của kế toán Công ty lập Phiếu xuất kho. Sau đó tiến hành lập Bảng tổng hợp xuất nguyên vật và dựa vào đó kế toán phản ánh vào sổ chi tiết TK 621. b. Chi phí nhân công trực tiếp Căn cứ vào Bảng chấm công, Hợp đồng lao động… các nhà máy nước lập Bảng tính chi phí lương và các khoản trích theo lương. Trên cơ sở đó, kế toán Công ty lập Bảng thanh toán tiền lương, lập bảng phân bổ chi phí tiền lương. Căn cứ Bảng phân bổ tiền lương kế toán phản ánh vào sổ chi tiết TK 622. c. Chi phí sản xuất chung Dựa vào Phiếu chi, Bảng phân bổ chi phí tiền lương, Bảng tính và phân bổ chi phí khấu hao tài sản…liên quan gián tiếp ở các bộ phận sản xuất, kế toán phản ánh vào sổ chi tiết TK 627. d. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất - Cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp và chi phí SXC theo từng đối tượng tập hợp chi phí, kế toán kết chuyển các loại chi phí này vào sổ chi tiết TK 154 làm cơ sở xác định giá thành sản phẩm, không có sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- 11 2.2.3. Tập hợp chi phí ngoài sản xuất a. Tập hợp chi phí ngoài sản xuất * Chi phí bán hàng Dựa vào Phiếu chi, Bảng tính và phân bổ tiền lương, bảng tính và phân bổ công cụ dụng cụ...liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm kế toán hạch toán vào sổ chi tiết TK 641. * Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí này chỉ phát sinh trực tiếp tại công ty, không hạch toán ở các nhà máy nước và phân bổ chi phí này cho từng nhà máy sản xuất nước sạch và các hoạt động kinh doanh khác của Công ty theo tiêu thức phân bổ doanh thu tức là theo tỷ lệ doanh thu của từng hoạt động kinh doanh của toàn Công ty. Dựa vào Phiếu chi, Bảng tính và phân bổ tiền lương, bảng tính và phân bổ công cụ dụng cụ...liên quan đến chi bộ phận quản lý chung của Công ty, kế toán hạch toán vào sổ chi tiết TK 642. Dựa theo doanh thu của tất cả các hoạt động kinh doanh, kế toán tính toán được tỷ lệ phân bổ của từng hoạt động doanh thu. * Chi phí tài chính Dựa vào ủy nhiệm chi, chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của các khoản nợ so với tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả nợ...liên quan trực tiếp đến các khoản vay đầu tư các công trình nước của các nhà máy, kế toán hạch toán vào sổ chi tiết tài khoản 635. 2.2.4. Kết quả đạt đƣợc, tổn tại, nguyên nhân trong quá trình tính giá tiêu thụ nƣớc sạch của Công ty a. Kết quả đạt được - Lĩnh vực kinh doanh của Công ty liên quan đến nước sạch, rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của người dân. Vì vậy, việc kinh doanh này rất ít gặp rủi ro trong vấn đề không có khách hàng sử
- 12 dụng hoặc sử dụng sản phẩm khác thay thế. - Việc kinh doanh nước sạch theo phân vùng cấp nước không có sự cạnh tranh giúp Công ty tiết kiệm được chi phí về quảng cáo… - Kế toán căn cứ các quy định về kế toán hiện hành để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; các chứng từ kế toán về chi phí được luân chuyển hợp lý, rõ ràng, cụ thể trong toàn bộ quá trình. - Có sự phân loại chi phí phát sinh từng nhà máy sản xuất giúp các nhà quản lý so sánh, kiểm soát chi phí được hiệu quả hơn. - Việc tập trung hồ sơ, chứng từ thanh toán của các nhà máy về Công ty giúp việc kiểm soát được rõ ràng, giúp tránh việc các nhà máy tự mua sắm hàng hóa tương tự với chi phí khác nhau. - Việc hạch toán chi phí tập trung tại Công ty giúp kế toán có tầm nhìn tổng quan hơn về các chi phí đã phát sinh từ đó giúp kế toán tập hợp chi phí được đầy đủ, hoàn chỉnh để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh giá nước nếu phát sinh tăng chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận Công ty. b. Tồn tại, nguyên nhân - Việc tập hợp chi phí của các nhà máy sản xuất gửi về Công ty vào cuối tháng, quý nên thông tin cung cấp cho các nhà quản lý không kịp thời, công việc dồn vào cuối tháng nên khối lượng công việc kế toán của Công ty nhiều, việc kiểm tra sự hợp lý của chứng từ dễ dẫn đến sai sót, không hạch toán kịp thời. - Công ty có quy mô hoạt động lớn, có nhiều chi nhánh trực thuộc nhưng đội ngũ kế toán không nhiều, khối lượng công việc lớn, nên việc kiểm soát hồ sơ, chứng từ còn chưa đầy đủ, kịp thời. - Không lập kế hoạch chi phí cụ thể nên không chủ động trong khâu kiểm soát chi phí. - Một số chi phí thực tế có phát sinh ở Công ty nhưng không
- 13 được cơ quan thẩm định giá chấp nhận như: chi phí trả lãi quá hạn…, không linh động trong việc ứng phó với các chi phí phát sinh thực tế đột xuất gây khó khăn cho hoạt động của Công ty. - Công ty không phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí nên không theo dõi được các khoản biến động của chi phí nên không hỗ trợ tốt cho việc ra quyết định. - Công ty không được tự quyết định giá bán tiêu thụ nước sạch mà chịu sự điều tiết của nhà nước nên Công ty không tự chủ được hoạt động tài chính của mình. 2.3. THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ NƢỚC SẠCH TẠI CÔNG TY CP CẤP THOÁT NƢỚC QUẢNG NAM 2.3.1. Phƣơng pháp định giá tiêu thụ nƣớc sạch Hiện nay công ty áp dụng phương pháp chi phí để lập phương án giá tiêu thụ nước sạch trình cơ quan có thẩm quyền định giá tiêu thụ nước sạch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Quy trình lập phương án giá tiêu thụ nước sạch của Công ty như sau: * Xác định sản lượng nước sản xuất (SLsx), sản lượng nước thương phẩm (SLtp), khối lượng nước hao hụt (KLhh). * Xác định tổng chi phí sản xuất, kinh doanh liên quan đến việc sản xuất nước (Ct) bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp, chi phí SXC, chi phí QLDN, chi phí BH và chi phí tài chính. * Tính giá thành toàn bộ 01 m3 nước bình quân (Ztb): * Tính giá tiêu thụ nước sạch bình quân (Gttbq): * Tính giá tiêu thụ nước sạch cho từng mục đích sử dụng (Gttthmđ): Ví dụ: Phương án giá tiêu thụ nước sạch của nhà máy nước Nam Giang trình cơ quan có thẩm quyền định giá năm 2019 theo
- 14 Bảng 2.11như sau: S Nội dung chi phí ĐVT Thành tiền Thành tiền T thực tế năm đơn vị đề T 2018 nghị điều chỉnh A Chỉ tiêu 1. Sản lượng nước sản xuất m3/năm 248.200 233.766 (SLsx) 2. Tỷ lệ nước hao hụt 23% 23% 3. Khối lượng hao hụt m3/năm 57.086 53.766 (KLhh=Tỷ lệ nước hao hụt x SLsx) 4. Sản lượng nước thương m3/năm 191.114 180.000 phẩm (SLtp=SLsx-KLhh) 5. Công suất thiết kế m3/năm 730.000 730.000 Chi phí sản xuất, kinh đồng/năm B doanh I Chi phí sản xuất: đồng/năm 1.933.516.732 2.034.488.934 Chi phí nguyên vật liệu đồng/năm 568.800.936 1 443.739.535 trực tiếp 2 Chi phí nhân công trực tiếp đồng/năm 351.950.816 534.938.168 3 Chi phí sản xuất chung đồng/năm 1.012.764.980 1.059.811.232 II Chi phí ngoài sản xuất đồng/năm 648.893.294 835.614.093 4 Chi phí bán hàng đồng/năm 255.868.572 439.510.957 Chi phí quản lý doanh đồng/năm 88.030.089 88.030.089 5 nghiệp 6 Chi phí tài chính đồng/năm 304.994.572 304.994.572 Tổng chi phí sản xuất, đồng/năm 2.582.410.026 2.874.103.027 kinh doanh: (Ct=I+II) D Giá thành toàn bộ 01 đồng/ m3 13.512 15.967 (một) đơn vị sản phẩm (Ztb= Ct/SLtp) Đ Lợi nhuận dự kiến (P) % 6 E Giá tiêu thụ nƣớc bình đồng/ m3 16.925 quân (Gttbq =Ztb + (Ztb xP) G Hệ số tính giá tối đa so
- 15 S Nội dung chi phí ĐVT Thành tiền Thành tiền T thực tế năm đơn vị đề T 2018 nghị điều chỉnh với giá bình quân (Htthmđ) 1. Sinh hoạt các hộ dân cư: từ 0,96 0,8 đến 2,5 tùy lượng nước sạch sử dụng trong tháng 2. Cơ quan hành chính, đơn 1,2 vị sự nghiệp (bao gồm cả trường học, bệnh viện), phục vụ mục đích công cộng: 1,2 3. Hoạt động sản xuất vật 1,36 chất: 1,5 4. Kinh doanh dịch vụ: 3 1,45 H. Thuế GTGT % 5 I. Các khoản thu hộ NSNN 102 1. Phí dịch vụ môi trường 52 rừng 2. Thuế tài nguyên nước 50 K. Giá bán dự kiến (Gb= Giá thực tế Gttbq x Htthmđ + H x UBND tỉnh (Gttbq x Htthmđ) + I) phê duyệt tại QĐ số 1. Sinh hoạt các hộ dân cư: 5.912 17.340 2. Cơ quan hành chính, đơn 9.612 21.428 vị sự nghiệp (bao gồm cả trường học, bệnh viện), phục vụ mục đích công cộng: 3. Hoạt động sản xuất vật 8.812 24.271 chất: 4. Kinh doanh dịch vụ: 9.812 25.870 (Nguồn: Phòng Giá – Công sản, Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam) 2.3.2. Trình tự, quy trình định giá tiêu thụ nƣớc sạch * Bƣớc 1: Công ty lập công văn, phương án giá tiêu thụ nước
- 16 sạch và toàn bộ hồ sơ có liên quan để đề xuất giá tiêu thụ nước sạch. * Bƣớc 2: Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam thẩm định. * Bƣớc 3: Sau khi thẩm định phương án giá tiêu thụ nước sạch của Công ty đề nghị, Sở Tài chính sẽ phối hợp với Công ty, Sở Xây dựng và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam tổ chức cuộc họp bàn về các nội dung Sở Tài chính đã thẩm định giá nước để làm cơ sở tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh giá nước. * Bƣớc 4: Trên cơ sở họp bàn đi đến thống nhất, Sở Tài chính hoàn thiện phương án giá nước, báo cáo, tham mưu trình UBND tỉnh Quảng Nam xem xét, phê duyệt giá tiêu thụ nước sạch của Công ty theo quy định. * Bƣớc 5: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam xem xét, phê duyệt giá trên cơ sở đề nghị của Sở Tài chính. 2.3.3. Kết quả đạt đƣợc, tồn tại, nguyên nhân trong quá trình định giá của cơ quan nhà nƣớc có thẩm định a. Kết quả đạt được - Kiểm tra, điều tiết về giá tiêu thụ nước sạch của Công ty giúp hài hòa lợi ích của đơn vị cấp nước và người sử dụng nước. - Việc thẩm định phương án giá tiêu thụ nước sạch giúp cân nhắc, kiềm hãm sự tăng giá đột biến của Công ty vì hoạt động kinh doanh nước gần như độc quyền, theo phân vùng cấp nước nên Công ty luôn mong muốn giá cao nhất để tối đa hóa lợi nhuận. b. Tồn tại nguyên nhân - Việc định giá nước theo quy định gồm 03 cơ quan nhà nước tham gia thẩm định là Sở Tài chính, Sở Xây dựng và Sở NN và
- 17 PTNT mà không có sự tham gia của Cục Thuế là chưa hợp lý vì việc định giá liên quan đến các chính sách về thuế - Việc quy định thời hạn trả lời kết quả thẩm định phương án giá nước ngắn, tạo áp lực trong việc thẩm định giá nước. - Vì Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam là một công ty độc quyền trong cung cấp nước nên mục đích việc tính giá của công ty là muốn tối đa hóa lợi nhuận và không quan tâm chi phí cận biên, nên giá bán luôn mong muốn cao hơn chi phí cận biên và đạt được lợi nhuận cao hơn so với lợi nhuận đã được cơ quan nhà nước phê duyệt, điều này làm ảnh hưởng đến người sử dụng nước, phúc lợi công cộng của xã hội. - Việc thẩm định giá nước phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất hợp lý trong quá trình sản xuất, phân phối nước sạch, nếu giá nước sạch được quyết định thấp hơn phương án giá nước sạch đã được tính đúng, tính đủ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xem xét, cấp bù từ ngân sách địa phương. Việc này dễ dẫn đến Công ty không có động cơ nào để giảm chi phí. - Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty rất lớn, Công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhưng Công ty không theo dõi chi phí phát sinh cho từng lĩnh vực mà theo dõi chung. Vì vậy, Công ty phân bổ chi phí này cho các lĩnh vực theo tiêu thức phân bổ doanh thu nên không phản ánh đúng thực chất chi phí phát sinh cho từng hoạt động của Công ty - Công ty hoạt động cung cấp nước với quy mô lớn, có nhiều nhà máy sản xuất nước, chi phí sản xuất kinh doanh rất lớn và hồ sơ chứng từ liên quan đến các chi phí này rất nhiều nên việc kiểm tra chi phí hình thành giá rất khó khăn. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
- 18 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC TÍNH GIÁ VÀ ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ NƢỚC SẠCH TẠI CÔNG TY CP CẤP THOÁT NƢỚC QUẢNG NAM 3.1. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC TÍNH GIÁ THỤ NƢỚC SẠCH TẠI CÔNG TY CP cẤp THOÁT NƢỚC QUẢNG NAM 3.1.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty - Yêu cầu định kỳ hai tuần các nhà máy nước báo cáo chi phí phát sinh để kế toán Công ty có thời gian kiểm tra chứng từ được nhanh hơn. - Do các quy định, chính sách luôn thay đổi, yêu cầu về trình độ kế toán ngày càng cao, chính sách phải luôn được cập nhập theo sự thay đổi của chính sách mới nên Công ty tạo điều kiện cho các cán bộ kế toán tham gia bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nâng cao trình độ nghiệp vụ để thực hiện công việc được hiệu quả. - Công ty nên tiến hành phân quyền: phân chia trách nhiệm nhiều hơn về công tác kế toán ở các nhà máy để giảm bớt áp lực công việc đối với Phòng kế toán tại Công ty. - Phân công công việc giữa các bộ phận trong phòng kế toán, giữa các nhân viên kế toán một cách khoa học, đảm bảo các nguyên tắc tổ chức kế toán đặc biệt là nguyên tắc bất kiêm nhiệm, phát huy tốt nhất vai trò kiểm tra, giám sát của kế toán. - Hiện nay Công ty chưa có bộ phận kế toán quản trị riêng mà kế toán tài chính đang kiêm nhiệm luôn phần việc của kế toán quản trị. Để kế toán quản trị phát huy tối đa vai trò của mình, Công ty nên thành lập bộ phận kế toán quản trị riêng thuộc phòng Tài Chính - Kế toán và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Kế toán trưởng và Giám đốc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 423 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 110 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 104 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn