Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố<br />
tụng hình sự Việt Nam<br />
Nguyễn Như Thắng<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự; Mã số: 60 38 01 04<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí<br />
Năm bảo vệ: 2014<br />
Keywords. Luật hình sự; Tố tụng hình sự; Tái thẩm; Pháp luật Việt Nam<br />
Content<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN và công cuộc cải cách<br />
tư pháp hiện nay thì việc phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm<br />
minh mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, nhưng cũng không làm oan người vô tội, góp<br />
phần bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công<br />
dân, là những định hướng quan trọng của pháp luật TTHS Việt Nam.<br />
Để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp, Đảng ta đã có những quan điểm chỉ đạo về<br />
cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, đặc biệt tại Nghị quyết số 49-NQ/TW<br />
ngày 02-06-2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Bộ chính trị đã xác định mục<br />
tiêu là:<br />
Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ<br />
công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN;<br />
hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và<br />
hiệu lực cao [4].<br />
Trong những năm qua, công tác tư pháp nói chung và công tác giải quyết án hình sự nói<br />
riêng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Theo đó, các hoạt động TTHS được tiến hành một<br />
cách minh bạch hơn, khách quan hơn, quyền lợi của người tham gia tố tụng được đảm bảo hơn,<br />
xu thế mở rộng tranh tụng tiếp tục được khẳng định. Tuy vậy, vẫn còn một số bản án, quyết định<br />
sau khi có HLPL mới phát hiện ra có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, vi phạm<br />
nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án,<br />
quyết định đó, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, nên phải<br />
kháng nghị giám đốc thẩm hoặc kháng nghị tái thẩm.<br />
Thực tiễn cho thấy, kháng nghị giám đốc thẩm là một hoạt động để kiểm tra lại tính hợp<br />
pháp, tính đúng đắn của bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có HLPL. Từ đó, Tòa án cấp trên<br />
kịp thời sửa chữa những sai lầm trong việc áp dụng pháp luật của Tòa án cấp dưới, hướng dẫn<br />
Tòa án cấp dưới khắc phục những sai lầm, thiếu sót và áp dụng thống nhất pháp luật. Vì thế, có<br />
thể nói kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong TTHS có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng<br />
nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được đúng quy định của pháp luật, đảm bảo pháp chế<br />
<br />
XHCN.<br />
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn<br />
còn nhiều hạn chế như: chất lượng kháng nghị chưa cao, điều này thể hiện ở một số bản kháng<br />
nghị không nêu được căn cứ kháng nghị, dẫn đến phải rút kháng nghị hoặc không được Hội đồng<br />
giám đốc thẩm, tái thẩm chấp nhận; nhiều trường hợp phát hiện căn cứ kháng nghị giám đốc<br />
thẩm, tái thẩm chưa kịp thời nên không còn thời hạn kháng nghị; việc kiểm tra bản án, quyết<br />
định đã có HLPL, cũng như việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chưa triệt để<br />
nên số lượng vụ án có kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn quá ít… Một trong những nguyên<br />
nhân của tình trạng trên là do nhiều quy định của BLTTHS liên quan đến kháng nghị giám đốc<br />
thẩm, tái thẩm chưa thật sự phù hợp, chưa cụ thể và rõ ràng, như các quy định về căn cứ kháng<br />
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; đối tượng kháng nghị; thời hạn kháng nghị; bổ sung kháng nghị,<br />
rút kháng nghị; hệ quả của kháng nghị… nhưng lại chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm<br />
quyền, nên trong quá trình áp dụng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Mặt khác, trình độ,<br />
năng lực của một số cán bộ làm công tác giám đốc thẩm, tái thẩm có phần hạn chế, cũng làm ảnh<br />
hưởng đến chất lượng của hoạt động kháng nghị nói trên.<br />
Vì thế, việc nghiên cứu làm sáng tỏ về mặt lý luận và các quy định của pháp luật TTHS<br />
về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; chỉ ra những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp<br />
dụng và nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó đề ra những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn<br />
thiện các quy định của pháp luật TTHS về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, là một yêu cầu<br />
cấp thiết trong tình hình hiện nay.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu các quy định của BLTTHS về kháng nghị giám đốc<br />
thẩm, tái thẩm đã được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lý luận, nhà khoa học pháp lý, luật<br />
gia và cán bộ thực tiễn, nhưng nhiều vấn đề về mặt lý luận liên quan đến công tác này còn có<br />
những quan điểm khác nhau; mặt khác trong thực tiễn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn gặp<br />
nhiều khó khăn, vướng mắc, nên cần được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn.<br />
Hiện nay, ở các mức độ khác nhau, trực tiếp và gián tiếp đã có một số công trình nghiên<br />
cứu được công bố, như các giáo trình đại học giảng dạy về luật TTHS ở Khoa luật - Đại học<br />
Quốc gia Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Cảnh sát nhân dân... đã nghiên cứu khái quát<br />
những vấn đề cơ bản về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.<br />
Một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về thủ tục giám đốc thẩm và đã được công<br />
nhận là đề tài cấp Bộ, luận án, luận văn, bình luận khoa học, sách chuyên khảo. Trong đó phải<br />
kể đến đề tài khoa học cấp Bộ của TANDTC “Nâng cao hiệu quả công tác giám đốc việc xét<br />
xử các vụ án hình sự”, do Ths. Đinh Văn Quế chủ biên, năm 2005 [37]; luận án Tiến sĩ của tác<br />
giả Phan Thị Thanh Mai với đề tài “Giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam”, năm 2007<br />
[30]; luận văn Thạc sĩ của tác giả Quản Thị Ngọc Thảo với đề tài “Giám đốc thẩm: một số vấn<br />
đề lý luận và thực tiễn”, năm 2007 [67]; luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Trượng với<br />
đề tài “Giám đốc thẩm trong TTHS”, năm 1996 [70]; sách chuyên khảo “Giám đốc thẩm, tái<br />
thẩm về hình sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Đinh Văn Quế, năm 1997<br />
[33]...<br />
Một số công trình chỉ nghiên cứu ở phạm vi hẹp, có liên quan một phần đến quy định về<br />
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đã được công bố trên các tạp chí, báo chuyên ngành. Chẳng<br />
hạn, bài viết của các tác giả như: Nguyễn Văn Hiện,“Vấn đề thực tiễn, lý luận và yêu cầu hoàn<br />
thiện thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm các vụ án hình sự của Tòa án các cấp”, Tạp chí TAND,<br />
tháng 3 năm 1997 [19]; Nguyễn Quang Hiền, “Một số vấn đề về thủ tục giám đốc thẩm”, Tạp chí<br />
TAND, số 7 năm 2009 [17]; Vũ Gia Lâm, “Về căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong<br />
BLTTHS năm 2003”, Tạp chí Luật học, số 10 năm 2006 [26]; Lê Kim Quế, “Một số vấn đề về<br />
giám đốc thẩm hình sự”, Tạp chí TAND, số 14 năm 2006 [40]; Nguyễn Văn Trượng, “Thực<br />
<br />
trạng thi hành quy định của BLTTHS về phạm vi giám đốc thẩm và những vấn đề cần hoàn<br />
thiện”, Tạp chí TAND, số 7 năm 2011 [72]; Đinh Văn Quế, “Vấn đề kháng nghị giám đốc thẩm<br />
về “dân sự” trong vụ án hình sự”, Tạp chí TAND, số 9 năm 2005 [36]; Đinh Văn Quế, “Căn cứ<br />
kháng nghị giám đốc thẩm theo BLTTHS năm 2003”, Tạp chí TAND, số 22 năm 2004 [35]...<br />
Qua nội dung các công trình nghiên cứu, các bài viết cũng như các giáo trình giảng dạy nêu<br />
trên cho thấy: các tác giả đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về giám đốc thẩm, tái thẩm và có<br />
những kiến nghị, đề xuất có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn. Nhưng một số công trình có phạm<br />
vi nghiên cứu quá rộng, ngược lại một số công trình chỉ nghiên cứu một số khía cạnh nhất định liên<br />
quan đến kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong TTHS. Chẳng hạn, luận án Tiến sĩ của tác giả<br />
Phan Thị Thanh Mai, luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Trượng đã nghiên cứu chuyên sâu<br />
về lý luận giám đốc thẩm, nhưng không nghiên cứu về kháng nghị tái thẩm, đề cập rất ít đến thực<br />
tiễn kháng nghị giám đốc thẩm và chủ yếu xem xét đánh giá pháp luật để kiến nghị một số giải<br />
pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về giám đốc thẩm. Ngược lại, đề tài cấp Bộ “Nâng cao<br />
hiệu quả công tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự” của TANDTC do Ths. Đinh Văn Quế<br />
chủ biên và các công trình nghiên cứu khác của tác giả này đều mang tính ứng dụng cao, nhưng lại<br />
đề cập rất ít về mặt lý luận, mà chủ yếu là giải thích pháp luật, liên hệ những quy định của pháp<br />
luật với thực tiễn áp dụng pháp luật của Tòa án, Viện kiểm sát trong công tác giám đốc thẩm, tái<br />
thẩm từ đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật về giám đốc<br />
thẩm, tái thẩm. Một số công trình khoa học khác chỉ nghiên cứu trên phạm vi hẹp, đã làm sáng tỏ<br />
phần nào về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến kháng nghị giám đốc<br />
thẩm, tái thẩm, như về tính chất giám đốc thẩm, tái thẩm; căn cứ, thẩm quyền, thời hạn, hệ quả<br />
pháp lý... của kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và đưa ra những giải pháp để hoàn thiện các quy<br />
định trên.<br />
Tuy nhiên, một số vấn đề về mặt lý luận liên quan đến công tác kháng nghị giám đốc<br />
thẩm, tái thẩm chưa được làm rõ, cần phải tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc hơn,<br />
để đưa ra các khái niệm hoàn chỉnh, đầy đủ và chính xác về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.<br />
Mặt khác, như đã trình bày ở trên, thực tiễn hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong<br />
TTHS chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, một phần là do các quy định của pháp luật TTHS liên<br />
quan đến vấn đề này còn nhiều bất cập, không còn phù hợp trong tình hình hiện nay, cần phải<br />
tiếp tục nghiên cứu, làm rõ.<br />
Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong<br />
TTHS Việt Nam” làm luận văn Thạc sĩ Luật học của mình.<br />
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về những vấn đề pháp lý cơ bản<br />
của việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong TTHS Việt Nam như: khái niệm kháng nghị<br />
tố tụng, kháng nghị giám đốc thẩm và kháng nghị tái thẩm; đặc điểm của kháng nghị giám đốc<br />
thẩm, tái thẩm; quá trình hình thành, phát triển các quy định của pháp luật về kháng nghị giám<br />
đốc thẩm, tái thẩm; căn cứ, thẩm quyền, thời hạn, hệ quả pháp lý… của kháng nghị giám đốc<br />
thẩm và tái thẩm; đồng thời đi sâu phân tích hoạt động thực tiễn kháng nghị giám đốc thẩm, tái<br />
thẩm. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra một số vướng mắc, bất cập về mặt lý luận và thực tiễn thi<br />
hành; nguyên nhân của những tồn tại đó và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện<br />
pháp luật TTHS về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong TTHS Việt Nam.<br />
3.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu<br />
Để đạt được mục đích trên, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các<br />
quy định của BLTTHS Việt Nam năm 2003 về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và thực tiễn<br />
công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.<br />
<br />
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta về đấu tranh phòng,<br />
chống tội phạm.<br />
Quá trình nghiên cứu đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp; phương pháp thống kê hình sự; nghiên cứu thực tiễn công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm...<br />
để làm luận chứng cho các vấn đề khoa học cần nghiên cứu trong luận văn. Trong quá trình thực<br />
hiện đề tài luận văn, tác giả có nghiên cứu, tham khảo các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật<br />
liên quan đến phạm vi đề tài; tiếp thu có chọn lọc kết quả của các công trình đã công bố, tổng<br />
kết, đánh giá của các cơ quan chuyên môn và ý kiến của các chuyên gia có liên quan đến các vấn<br />
đề nghiên cứu trong luận văn.<br />
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài<br />
Về lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện về lý luận kháng nghị<br />
giám đốc thẩm, tái thẩm trong khoa học luật TTHS Việt Nam như: làm rõ khái niệm kháng nghị<br />
tố tụng, đặc biệt là khái niệm kháng nghị giám đốc thẩm và kháng nghị tái thẩm; phân tích khái<br />
quát lịch sử hình thành và phát triển các quy định pháp luật TTHS về kháng nghị giám đốc thẩm,<br />
tái thẩm từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay; làm sáng tỏ các quy định của<br />
BLTTHS năm 2003 về căn cứ kháng nghị, thẩm quyền, thời hạn, hệ quả pháp lý... của kháng<br />
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; phân tích thực tiễn công tác kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm<br />
để đánh giá. Qua đó chỉ ra những mâu thuẫn, bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành;<br />
những hạn chế, vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định đó, cũng như chỉ ra nguyên<br />
nhân của những tồn tại, để đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định của BLTTHS về<br />
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.<br />
Về thực tiễn, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo, phục vụ hoạt động nghiên<br />
cứu và học tập. Những đề xuất, kiến nghị của tác giả luận văn sẽ cung cấp những luận cứ khoa<br />
học phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng BLTTHS Việt Nam liên quan<br />
đến hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.<br />
6. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn<br />
gồm ba chương:<br />
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm<br />
Chương 2: Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của BLTTHS năm 2003<br />
và thực tiễn thi hành<br />
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm<br />
<br />
References<br />
1.<br />
Ban Cán sự Đảng TANDTC (2013), Báo cáo tổng kết 08 năm thực hiện Nghị quyết số 49NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà<br />
Nội.<br />
2.<br />
Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 về một số nhiệm vụ trọng tâm<br />
công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.<br />
3.<br />
Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 về chiến lược xây dựng và hoàn<br />
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.<br />
4.<br />
Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 về chiến lược cải cách tư pháp đến<br />
năm 2020, Hà Nội.<br />
5.<br />
Lê Văn Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb<br />
Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
9.<br />
10.<br />
11.<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
14.<br />
15.<br />
16.<br />
17.<br />
18.<br />
19.<br />
20.<br />
<br />
21.<br />
<br />
22.<br />
23.<br />
24.<br />
25.<br />
26.<br />
27.<br />
<br />
28.<br />
<br />
Lê Cảm (2006), “Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực<br />
tư pháp hình sự”, Tạp chí TAND, (11, 12, 13 và 14).<br />
Chánh án TANDTC (2011), Công văn số 340/TANDTC-BTK ngày 25/11 quy định về trách<br />
nhiệm của các Tòa án trong việc phát hiện, kiến nghị xem xét bản án, quyết định theo thủ<br />
tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Hà Nội.<br />
Lê Lan Chi (2005), Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS - một số vấn đề lý luận<br />
và thực tiễn, luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.<br />
Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên, 2001), Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, Nxb Đại học Quốc<br />
gia Hà Nội.<br />
Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên, 2013), Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, Nxb Đại học Quốc<br />
gia Hà Nội.<br />
Đỗ Văn Chỉnh (1999), “Cần thực hiện đúng quy định của pháp luật về Hội đồng giám đốc<br />
thẩm, tái thẩm ở Tòa án cấp tỉnh”, Tạp chí TAND, (2).<br />
Nguyễn Quốc Công (2005), “Công tác kiểm sát các bản án và quyết định về hình sự đã có HLPL<br />
của Tòa án - thực trạng và giải pháp”, Nâng cao hiệu quả công tác giám đốc việc xét xử các vụ án<br />
hình sự, Đề tài cấp Bộ, TANDTC.<br />
Ngô Cường (2013), “Thủ tục giám đốc thẩm của Việt Nam: quá trình phát triển và kiến<br />
nghị sửa đổi”, Tạp chí Kiểm sát, (15 và 17).<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb<br />
Chính trị Quốc gia - sự thật, Hà Nội.<br />
Trần Văn Độ (1995), “Một số vấn đề về tái thẩm”, Tạp chí Luật học (3).<br />
Phạm Hồng Hải (2003), Mô hình lý luận BLTTHS Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà<br />
Nội.<br />
Nguyễn Quang Hiền (2009), “Một số vấn đề về thủ tục giám đốc thẩm”, Tạp chí TAND,<br />
(7).<br />
Mai Thanh Hiếu (2006), “Điều kiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong luật TTHS<br />
Việt Nam và Cộng hòa Pháp”, Tạp chí Luật học, (4).<br />
Nguyễn Văn Hiện (1997), “Vấn đề thực tiễn, lý luận và yêu cầu hoàn thiện thẩm quyền xét<br />
xử giám đốc thẩm các vụ án hình sự của Tòa án các cấp”, Tạp chí TAND, (3).<br />
Nguyễn Văn Hiện (1998), “Tiếp tục hoàn thiện các quy định về giám đốc thẩm và tái thẩm,<br />
góp phần nâng cao hiệu quả công tác xét xử của Tòa án”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật,<br />
(4).<br />
Hội đồng Thẩm phán TANDTC (2005), Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của BLTTHS, Hà<br />
Nội.<br />
Hội đồng Thẩm phán TANDTC (2006), Nghị quyết số 03/2006/HĐTP ngày 08/7 về bồi<br />
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội.<br />
Hội đồng Thẩm phán TANDTC (2013), Nghị quyết số 01/2013/HĐTP ngày 06/11 hướng<br />
dẫn áp dụng Điều 60 BLHS về án treo, Hà Nội.<br />
Nguyễn Ngọc Khánh (2007), “Cần một cách nhìn mới về thủ tục giám đốc thẩm trong<br />
TTHS”, Tạp chí Kiểm sát, (20).<br />
Nguyễn Duy Lãm (1996), Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, Nxb Giáo dục.<br />
Vũ Gia Lâm (2006), “Về căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong BLTTHS năm<br />
2003”, Tạp chí Luật học, (10).<br />
Nguyễn Quang Lộc (2006), “Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm khi hủy bản án,<br />
quyết định đã có HLPL theo pháp luật tố tụng - những vướng mắc cần tháo gỡ”, Tạp chí<br />
TAND, (21).<br />
Phan Thanh Mai (2006), “Một số ý kiến về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm theo Điều<br />
<br />