intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn thạc sĩ Khoa học báo chí: Báo chí với quá trình hình thành nhân cách của học sinh- sinh viên

Chia sẻ: Thao Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

165
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt luận văn thạc sĩ Khoa học báo chí "Báo chí với quá trình hình thành nhân cách của học sinh- sinh viên" với mục đích chính giúp các bạn Làm việc trong môi trường giáo dục đào tạo, qua quá trình giảng dạy về chuyên ngành báo chí, quá trình hoạt động báo chí thực tiễn tác giả nhận thấy đa số sinh viên thụ động trong việc tiếp cận và thẩm định thông tin. Từ thực tế đó tác giả thấy phải có một nhận định khách quan về vai trò của báo chí với quá trình hình thành nhân cách của HS-SV.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn thạc sĩ Khoa học báo chí: Báo chí với quá trình hình thành nhân cách của học sinh- sinh viên

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> <br /> <br /> LẠI THỊ HẢI BÌNH<br /> <br /> BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH<br /> CỦA HỌC SINH - SINH VIÊN<br /> (Khảo sát trên các báo Sinh viên Việt Nam, Giáo dục & Thời đại,<br /> Tiền phong, Tuổi trẻ, Thanh niên)<br /> Chuyên ngành: Báo chí học<br /> Mã số: 60. 32. 01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br /> Những năm qua, trong bối cảnh của công cuộc đổi mới, hệ thống báo chí<br /> nước ta đã trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Báo chí có ảnh<br /> hưởng sâu rộng tới các nhóm dân cư, các tầng lớp xã hội trong đó có học sinh- sinh<br /> viên (HS-SV). Báo chí dành cho đối tượng này phong phú và đa dạng với sự góp<br /> mặt của các báo tên tuổi như: Giáo dục & Thời đại, Sinh viên, Tiền Phong, Thanh<br /> Niên và Tuổi Trẻ.<br /> Để có một kết luận chính xác, rút kinh nghiệm và đạt hiệu quả cao trong<br /> công tác, được sự đồng ý và hướng dẫn của Tiến sỹ Trần Đăng Thao tác giả mạnh<br /> dạn nghiên cứu đề tài: “Báo chí với quá trình hình thành nhân cách của học<br /> sinh- sinh viên” làm đề tài bảo vệ Luận văn Thạc sỹ Khoa học xã hội và Nhân văn<br /> chuyên ngành Báo chí.<br /> 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ<br /> Hiện nay ở Việt Nam nghiên cứu về đối tượng HS-SV có thể nói là không<br /> nhiều. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng và tác động của báo chí đến quá<br /> trình hình thành nhân cách của HS-SV lại càng ít nếu không muốn nói là không có.<br /> Vì vậy khi nghiên cứu đề tài này tác giả gặp nhiều khó khăn khi tìm tài liệu.<br /> Vài năm gần đây có một số công trình nghiên cứu về đối tượng công chúng<br /> là HS-SV như: nghiên cứu “Vai trò của báo chí trong việc hình thành lối sống của<br /> thanh niên sinh viên” của Tiến sỹ Nguyễn Thị Thoa thực hiện năm 2000 và Luận<br /> văn Thạc sỹ báo chí “Tâm lí tiếp nhận sản phẩm báo chí của thanh niên sinh viên<br /> hiện nay” của Đỗ Thu Hằng thực hiện năm 2002.<br /> 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br /> Làm việc trong môi trường giáo dục đào tạo, qua quá trình giảng dạy về<br /> chuyên ngành báo chí, quá trình hoạt động báo chí thực tiễn tác giả nhận thấy đa số<br /> sinh viên thụ động trong việc tiếp cận và thẩm định thông tin. Từ thực tế đó tác giả<br /> thấy phải có một nhận định khách quan về vai trò của báo chí với quá trình hình<br /> 2<br /> <br /> thành nhân cách của HS-SV.<br /> 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br /> Phạm vi nghiên cứu đề tài thu hẹp ở mức độ tìm ra các đóng góp của báo chí<br /> và làm nổi bật vai trò của nó đối với quá trình hình thành nhân cách của học sinhsinh viên. Đề tài được khảo sát, tổng hợp nguồn tư liệu từ các tờ báo lớn dành cho<br /> đối tượng học sinh- sinh viên từ năm 2003-2005 như báo: Giáo dục & Thời đại,<br /> Sinh viên, Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ…. Vì điều kiện năng lực cũng như<br /> quỹ thời gian, luận văn không thể nghiên cứu về tác động và ảnh hưởng của báo chí<br /> với đối tượng HS-SV trên khắp cả nước. Tác giả chọn nghiên cứu đề tài trong<br /> phạm vi ảnh hưởng của nó với đối tượng HS-SV ở các tỉnh phía Bắc trong đó chủ<br /> yếu là nghiên cứu trong HS-SV của thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Nam.<br /> 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Đề tài lấy đối tượng nghiên cứu là sinh viên và tác phẩm báo chí phản ánh về<br /> học sinh - sinh viên nhằm giải quyết ba nhiệm vụ chính mà luận văn đặt ra:<br /> - Tìm hiểu một cách khái quát vấn đề lí luận về vai trò của báo chí và quá<br /> trình hình thành nhân cách của sinh viên.<br /> - Khảo sát các báo lấy sinh viên làm đối tượng phản ánh chính để rút ra<br /> những nhận định về vấn đề đã nêu.<br /> Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp: Khảo sát, tổng hợp, phân tích<br /> lấy ý kiến và điều tra bằng bảng hỏi.<br /> 6. KẾT CẤU<br /> Dựa trên nội dung chính mà luận văn đặt ra, tác giả chia luận văn làm 3<br /> chương lớn và có thêm phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài tiệu tham khảo:<br /> MỞ ĐẦU: Gồm các nội dung Lý do chọn đề tài, Lịch sử vấn đề nghiên cứu,<br /> Đối tượng nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu…<br /> CHƯƠNG MỘT: BÁO CHÍ VỚI VIỆC GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO<br /> HỌC SINH- SINH VIÊN. Chương này chủ yếu đi sâu tìm hiểu các vấn đề lí luận<br /> về vai trò của báo chí đối với đời sống xã hội và vai trò của báo chí với việc hình<br /> 3<br /> <br /> thành và giáo dục nhân cách cho học sinh- sinh viên.<br /> CHƯƠNG HAI: BÁO CHÍ VỚI ĐỀ TÀI HỌC SINH- SINH VIÊN. Qua<br /> khảo sát sự phản ánh của báo chí từ năm 2003-2005 trên các báo dành cho học<br /> sinh- sinh viên như: Giáo dục & Thời đại, Sinh viên, Tiền Phong, Thanh Niên,<br /> Tuổi Trẻ… tác giả rút ra kết luận, đánh giá, nhận định về vai trò của báo chí với<br /> quá trình hình thành nhân cách của đối tượng công chúng này.<br /> CHƯƠNG BA: VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH<br /> THÀNH NHÂN CÁCH CHO SINH VIÊN. Qua điều tra sự tiếp nhận của công<br /> chúng với các sản phẩm báo chí đã nghiên cứu trong chương một và chương hai,<br /> tác giả rút ra kết luận và nhận định về vai trò của báo chí với quá trình hình thành<br /> nhân cách của sinh viên. Đồng thời tác giả cũng nêu ra các giải pháp có tính định<br /> hướng nhằm nâng cao vai trò của báo chí với quá trình hình thành nhân cách cho<br /> HS-SV.<br /> <br /> 4<br /> <br /> CHƯƠNG MỘT: BÁO CHÍ VỚI VIỆC GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO<br /> HỌC SINH - SINH VIÊN<br /> 1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI<br /> 1.1. Vị trí<br /> Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin giao tiếp, giải trí và nhận thức của con<br /> người. Dù ra đời chậm hơn các hình thái ý thức xã hội khác nhưng báo chí nhanh<br /> chóng trở thành lực lượng xung kích trên mặt trận thông tin bởi khả năng phản ánh<br /> hiện thực. Báo chí là bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con<br /> người, là công cụ hoạt động quan trọng của con người và các giai cấp trong cuộc<br /> đấu tranh vì sự tiến bộ và văn minh nhân loại. Với tính chất là phương tiện truyền<br /> thông đại chúng hoạt động trên quy mô toàn xã hội, báo chí tham gia vào việc tìm<br /> tòi phát hiện những con đường, phương pháp hợp lí nhằm giải quyết các nhiệm vụ<br /> thực tiễn.<br /> 1.2. Vai trò<br /> 1.2.1. Về chính trị<br /> Báo chí là công cụ, vũ khí quan trọng trên mặt trận tư tưởng- văn hoá. Vai<br /> trò của báo chí là hướng dẫn nhận thức và hành động cho công chúng. Ở nước ta<br /> báo chí cách mạng vừa là người tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác Lênin, tư<br /> tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vừa là người phát<br /> hiện, nhân rộng những cái hay, cái đẹp, những nhân tố mới đồng thời tích cực phê<br /> phán cái xấu, cái tiêu cực trong xã hội.<br /> 1.2.2. Trong lĩnh vực kinh tế<br /> Hoạt động báo chí có vai trò to lớn trong việc cung cấp thông tin có giá trị<br /> như: thông tin thị trường hàng hoá, thông tin thị trường tài chính, thị trường lao<br /> động, vật tư, thiết bị, đặc biệt là thị trường công nghệ (chu kỳ công nghệ, sự chuyển<br /> giao công nghệ).<br /> 1.2.3. Trong lĩnh vực văn hoá- xã hội<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2