Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá khả năng phát thải khí nhà kính của hồ Thủy điện Sơn La
lượt xem 4
download
Nội dung nghiên cứu của luận văn: Đặc điểm khu vực nghiên cứu; đánh giá chất lượng nước hồ chứa thủy điện Sơn La trước và sau khi tích nước; xác định lượng khí CO2 và CH4 đo được từ mặt hồ TĐ Sơn La trong thời gian nghiên cứu; một số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng phát thải khí CO2 và CH4 từ hồ TĐ Sơn La; xây dựng phương trình dự báo khả năng phát thải khí CO2 và CH4 từ hồ TĐ Sơn La; một số biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính CO2 và CH4 cho hồ thủy điện Sơn La.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá khả năng phát thải khí nhà kính của hồ Thủy điện Sơn La
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------------------------- PHẠM VĂN HOÀNG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CỦA HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------------------------- PHẠM VĂN HOÀNG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CỦA HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60440301 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thế Nguyên PGS. TS. Nguyễn Mạnh Khải Hà Nội, 2016
- MỤC LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................... 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 2 2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................... 3 3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 3 4. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................... 3 4.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................... 3 4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ................................................................ 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................... 4 1.1. Cơ sở khoa học ....................................................................... 4 1.1.1. Cơ sở lý luận ................................................................... 4 1.1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................ 4 1.2. Quá trình hình thành khí nhà kính từ một lưu vực tự nhiên.... 4 1.3. Chu trình carbon trong một hồ chứa ....................................... 5 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng phát thải khí nhà kính từ hồ thủy điện. .............................................................................. 6 1.5. Lịch sử nghiên cứu khả năng phát thải khí nhà kính từ hồ thủy điện trên thế giới và Việt Nam............................................... 7 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................ 8 NGHIÊN CỨU ................................................................................... 8 2.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................ 8 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................... 8 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................... 8 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................... 8 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................... 8
- 2.3. Các phương pháp nghiên cứu ................................................. 9 2.3.1 Phương pháp kế thừa ....................................................... 9 2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu.................... 9 2.3.3. Phương pháp mô hình hồi quy ........................................ 9 2.3.4. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và phương pháp xác định ................................................................................... 10 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu............................................. 11 2.4. Thời gian lấy mẫu ................................................................. 11 2.5. Cách tiếp cận giải quyết vấn đề nghiên cứu.......................... 11 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................... 12 3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu .............................................. 12 3.2. Đánh giá chất lượng hồ chứa trước và sau tích nước............ 12 3.3. Xác định lượng khí CO2 và CH4 phát thải trên mặt hồ........ 12 3.4. Một số các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành khí CO2, CH4 trong hồ Thủy điện Sơn La.................................................. 13 3.5. Xây dựng phương trình dự báo lương phát thải khí CO2 và CH4 trên hồ Thủy điện Sơn La .................................................... 14 3.6. Kiểm định phương trình........................................................ 15 3.7. Một số các biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính CO2 và CH4 cho hồ Thủy điện Sơn La ............................................... 15 KẾT LUẬN ..................................................................................... 16 KIẾN NGHỊ .................................................................................... 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 18
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Họ và tên học viên: Phạm Văn Hoàng Giới tính: Nam Ngày sinh: 20/4/1988 Nơi sinh: Bắc Giang Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60440301 Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thế Nguyên PGS. TS. Nguyễn Mạnh Khải Tên đề tài luận văn: “Đánh giá khả năng phát thải khí nhà kính của hồ Thủy điện Sơn La”. 1
- MỞ ĐẦU Biến đổi khí hậu là vấn đề của toàn cầu đã và đang là vấn đề đáng quan tâm, là một trong những thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại trong thế kỷ 21. Khoa học đã chứng minh một trong các nguồn có khả năng phát thải khí nhà kính là các hồ thủy điện dung tích lớn, đặc biệt trong 20 năm đầu tích nước. Hiện nay ở Việt Nam, các nghiên cứu về khả năng phát thải khí nhà kính của các hồ thủy điện có dung tích lớn chưa có và cơ sở quản lý vận hành giảm thiểu nguồn phát thải này chưa được xây dựng. Nhà máy thủy điện Sơn La có vị trí tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Nhà máy được khởi công xây dựng ngày 2 tháng 12 năm 2005. Sau 7 năm xây dựng, Thủy điện Sơn La được khánh thành vào ngày 23 tháng 12 năm 2012. Hồ chứa có diện tích 224 km2 ứng với MNDBT 215 m (thuộc phạm vi 3 tỉnh: Sơn La, Lai Châu và Điện Biên). Tổng dung tích hồ chứa là 9.260 triệu m3, dung tích hữu ích là 6.504 triệu m3. Đến nay, Nhà máy thủy điện Sơn La đã đi vào hoạt động được khoảng 5 năm, việc đánh giá khả năng phát thải khí nhà kính, đưa ra các giải pháp giảm thiểu là rất cần thiết và là cơ sở bước đầu để ứng dụng nghiên cứu này cho định hướng tính toán phát thải khí nhà kính cho các Dự án thủy điện lân cận khác. Nhận thức rõ tầm quan trọng và tính cấp thiết của các vấn đề trên, tác giả đã lựa chọn luận văn với đề tài: “Đánh giá khả năng phát thải khí nhà kính của hồ Thủy điện Sơn La”. 2
- 2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá khả năng phát thải khí nhà kính và xây dựng phương trình dự báo phát thải khí nhà kính CO2 và CH4 của hồ TĐ Sơn La. 3. Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm khu vực nghiên cứu; - Đánh giá chất lượng nước hồ chứa thủy điện Sơn La trước và sau khi tích nước; - Xác định lượng khí CO2 và CH4 đo được từ mặt hồ TĐ Sơn La trong thời gian nghiên cứu. - Một số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng phát thải khí CO2 và CH4 từ hồ TĐ Sơn La; - Xây dựng phương trình dự báo khả năng phát thải khí CO2 và CH4 từ hồ TĐ Sơn La; - Một số biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính CO2 và CH4 cho hồ thủy điện Sơn La. 4. Ý nghĩa của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ phương pháp tính toán dự báo phát thải khí nhà kính từ hồ thủy điện Sơn La cũng như các hồ nằm trong khu vực nhiệt đới khác từ các thông số chất lượng nước cơ bản. 4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Hiện tại, việc quan trắc chất lượng nước định kì được thực hiện thuận lợi hơn nhiều so với quan trắc khí CO2 và CH4 sinh ra từ hồ thủy điện. Do vậy kết quả của luận văn sẽ giúp tận dụng được kết quả 3
- đo chất lượng nước định kỳ thực hiện theo Luật bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 năm 2014 tại các hồ thủy điện để tính toán dự báo lượng khí CO2 và CH4 phát thải từ hồ chứa mà không cần phải trực tiếp đo khí này ở hồ. - Luận văn đã đề xuất hướng giảm thiểu khí thải nhà kính, cũng như bảo vệ nguồn nước của hồ chứa thủy điện Sơn La và làm cơ sở định hướng tính toán phát thải khí nhà kính từ các hồ thủy điện khác. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1. Cơ sở lý luận - Một số khái niệm: Khí hậu, biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, khí nhà kính; - Tính chất lý hóa của CO2 và CH4 1.1.2. Cơ sở thực tiễn Diện tích mặt hồ trên thế giới được ước tính vào khoảng 350.000 km2 [16]. Các hồ có dung tích chứa lớn, cần có sự nghiên cứu, xác định tác động tới khí hậu quy mô không gian và thời gian. 1.2. Quá trình hình thành khí nhà kính từ một lưu vực tự nhiên - Chu trình Cacbon trong một lưu vực tự nhiên Cacbon vô cơ và các bon hữu cơ được chuyển đổi trong hệ thống lưu vực (sông, hồ và đất ngập nước) bề mặt và dưới bề mặt dòng chảy CO2 và Cacbon vô cơ hòa tan hoặc cung cấp cho quá trình hô hấp thực vật thủy sinh. CH4 bị oxy hóa trong đất và nước hoặc giải phóng ra ngoài khí quyển. Phần không phát ra được lưu lại trong lưu vực hoặc thoát ra khí quyển dưới hạ lưu [16]. 4
- - Chu trình Cacbon trong một hệ sinh thái thủy sinh Các hợp chất hữu cơ một phần tồn tại trong sinh khối, sinh vật sống, môi trường nước và một phần được tích tụ lại trong trầm tích. Trong quá trình phân hủy các hợp chất hữ cơ (hay gọi là Oxy hóa hợp chất hữu cơ) giải phóng khí CO2 và CH4 và một số loại khí khác [33]. - Sự hình thành khí Metan trong môi trường thủy sinh yếm khí. Hình thành khí Metan qua 4 giai đoạn 1.3. Chu trình carbon trong một hồ chứa Sự phát thải khí nhà kính vào không khí qua các nguồn khác nhau: a. Sự hình thành bọt khí; b. Trao đổi khí khuếch tán từ các hồ chứa / sông hạ lưu vào không khí; c. Khử khí sau khi tua-bin và đập tràn; d. Sự truyền dẫn thông qua thân cây thủy sinh; e. Khí thải từ các khu vực nước rút; f. Phân tán dọc theo dòng sông sau hạ lưu đập [14, 27, 28, 29, 30]. Tùy thuộc vào chu trình vận hành hồ chứa, dao động mực nước của hồ thủy điện cao hơn các hồ tự nhiên. Dao động mực nước làm lộ diện tích vùng đất bán ngập, vùng nước rút đó nơi đất có sự hô hấp và giải phóng đáng kể ra một lượng khí CO2. Trong thời gian mực nước thấp thực vật có thể phát triển ở vùng ven bờ, sau đó bị phân hủy các hợp chất hữu cơ khi vùng ven bờ bị ngập khi nước dâng cao. Ngoài ra khí thải có thể xảy ra từ các thảm thực vật đứng như rong rêu. Một 5
- nghiên cứu cho thấy con đường này đã góp phần đáng kể vào tổng lượng phát thải khí CH4 từ đập Three Gorge [18, 41]. 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng phát thải khí nhà kính từ hồ thủy điện. * Quá trình cacbon hữu cơ vào hồ chứa - Đầu vào các chất cacbon hữu cơ qua nước ngầm, suối, kênh dẫn, sông (phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy của khu vực). - Tốc độ tăng tưởng của thực vật thủy sinh vĩ mô, sinh vật bám quanh rễ dưới nước và thực vật phù du trong hay trên mặt nước ở các lưu vực nước rút xung quanh hồ chứa, phụ thuộc vào việc cung cấp dinh dưỡng và ánh sáng. - Sự xâm nhập của cacbon hữu cơ từ các nguồn thải của các nhà máy của khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề như nước thải sản xuất, rác thải, đất thải xuống lưu vực. - Sự xâm nhập của rác thải, chất thải sinh hoạt, chăn nuôi. - Xói mòn đất ở vùng bờ hồ chứa (tăng lượng cacbon hữu cơ xuống hồ) * Các điều kiện dẫn đến sản sinh các loại khí nhà kính - Sự phân hủy cacbon hữu cơ bị ngập lụt và các loại khác của cacbon hữu cơ vào lưu vực tùy thuộc vào các sinh vật hiện đại, nhiệt độ, oxy hòa tan và các chất dinh dưỡng. - Sự oxy hóa cacbon hòa tan khi có ánh sáng - Sự mêtan hóa - Quá trình Nitrat hóa và khử Nitrat 6
- * Quy trình ảnh hưởng đến sự phân bố của khí nhà kính trong các hồ chứa. - Xáo trộn nước trong hồ; - Rút qua đập tràn, tuabin phát điện; - Quá trình oxy hóa CH4 trong nước hoặc trầm tích, tùy thuộc vào sự phân tầng vật lý, oxy hòa tan, ức chế bởi ánh sáng, mức độ dinh dưỡng và nhiệt độ; - Các yếu tố vật lý tầng nước mặt để thực vật thủy sinh sinh trưởng và phát triển (tiêu thụ CO2), phụ thuộc chủ yếu vào ánh sáng và lượng dinh dưỡng có sẵn. 1.5. Lịch sử nghiên cứu khả năng phát thải khí nhà kính từ hồ thủy điện trên thế giới và Việt Nam Trên thế giới cho đến năm 2011 có ít nhất 85 báo cáo nghiên cứu tập trung về khí nhà kính từ hồ thủy điện (Barros và cộng sự, 2011). Hiện nay, Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về đánh giá khả năng phát thải khí nhà kính từ các hồ thủy điện, tuy nhiên đã có một số nghiên cứu về phát thải khí H2S từ sông Tô Lịch (Nguyễn Hữu Huấn, 2015), một số đề tài nghiên cứu về khả năng phát thải khí nhà kính từ nuôi trồng thủy sản, trồng lúa nước (Nguyễn Hữu Thành, 2012). 7
- CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: + Khí nhà kính (CO2 và CH4) phát thải từ hồ thủy điện Sơn La, là hai khí đứng đầu trong danh sách các khí gây lên hiệu ứng nhà kính của Trái đất. + Các thông số chất lượng nước cơ bản quan trắc định kì tại hồ thủy điện Sơn La 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu Khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La, tính từ sau thủy điện Lai Châu cho tới đập nhà máy thủy điện Sơn La với tổng diện tích 224 km2, nằm trên lưu vực sông Đà chiếm một diện tích lớn huyện Mường La, Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu ở 5 vị khí khác nhau trên hồ thủy điện Sơn La. 2.2.2. Thời gian nghiên cứu - Thời gian bắt đầu: Tháng 12/2014 - Thời gian kết thúc: Tháng 11/2015 8
- 2.3. Các phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp kế thừa Thu thập, chọn lọc, xử lý các tài liệu, số liệu liên quan đến chất lượng nước của hồ thủy điện Sơn La. Sử dụng các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã có 2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu Số liệu đo khí CO2, CH4, chất lượng nước được dùng phần mềm Excel và phần mềm Eviews để phân tích mối liên hệ và tác động qua lại giữa chúng đồng thời dự báo mối liên hệ giữa các yếu tố thông qua mối liên hệ tương quan. Sau đó tổng hợp số liệu vẽ lên biểu đồ, đưa ra các nhận xét và đánh giá một cách đầy đủ. 2.3.3. Phương pháp mô hình hồi quy Luận văn sử dụng phương pháp mô hình hồi quy để xây dựng phương trình mô tả các các yếu tố có khả năng ảnh hưởng tới phát thải khí nhà kính TĐ Sơn La Phương trình hồi quy nhiều biến có dạng tổng quát: Yk = β + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 +….+ βkXk; hệ số xác định R2 Trong đó: - Yk là biến phụ thuộc (CO2 và CH4), k biến độc lập X (ở đây k =9) - β hệ số tự do, β1,2,..k là hệ số hồi quy riêng hay hệ số góc; - R2 : Hệ số xác định (hệ số tương quan), R2 có giá trị từ 0 đến 1, là đại lượng đo lường mức độ phù hợp của hàm hồi quy. 9
- 2.3.4. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và phương pháp xác định - Lấy mẫu quan trắc chất lượng nước mặt: thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia. - Lấy mẫu khí CO2: Áp dụng phương pháp xác định khí CO2 theo TCVN 5563-199 và phương pháp lấy mẫu khí trong buồng kín (Rolston, 1986), Rochette và Nikita (2008). * Công thức: Dựa trên cân bằng vật chất, tỷ lệ phát thải khí CO2 được tính theo công thức: RCO2 = (Rhộp – Rc - Ri)*V/S/T Trong đó: RCO2 là lượng phát thải khí CO2 (mg/m2/giờ) Rhộp tổng lượng khí CO2 thu được trong hộp khí (mg) Rc lượng khí CO2 có sẵn trong không khí có sẵn trong hộp lấy mẫu (mg) Ri lượng khí CO2 tuần hoàn lại hộp lấy mẫu (Ri = 0) V thể tích hộp lấy mẫu (m3) S là diện tích tiếp xúc bề mặt phát thải của hộp lấy mẫu (m2) T thời gian lấy mẫu (giờ) - Lấy mẫu khí CH4: Dựa trên phương pháp buồng kín chụp trên mặt nước (Rolston, 1986), có thể tích được xác định chụp lên bề mặt để thu khí, hút khí ở thời điểm 0 phút (nhằm xác định lượng khí CH4 ban đầu có trong hộp kín), 10 phút, 20 phút. Hút khí từ buồng khí bằng xilanh. Lưu khí 10
- trong ống thủy tinh trung tính, thể tích 20,0 ml đã được hút chân không. * Công thức: Dựa trên cân bằng vật chất, tỷ lệ phát thải khí CH4 được tính theo công thức: RCH4 = ∆C/∆t*V/S Trong đó: RCH4 là lượng phát thải khí CO2 (mg/m2/giờ) ∆C / ∆t : tốc độ tăng nồng độ khí CH4 trong buồng kín (mg/m3/giờ) V thể tích hộp lấy mẫu (m3) S là diện tích tiếp xúc bề mặt phát thải của hộp lấy mẫu (m2) 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu Dùng phần mềm excel và phần mềm thống kê Eviews để phân tích và xử lý thống kê các kết quả nghiên cứu. 2.4. Thời gian lấy mẫu Thời gian lấy mẫu được tiến hành trong các tháng mùa khô và mùa mưa là các tháng: tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 11 năm 2015; Lấy mẫu nước ở tầng mặt 2.5. Cách tiếp cận giải quyết vấn đề nghiên cứu - Bước 1: Tham khảo tài liệu và lựa chọn khu vực nghiên cứu - Bước 2: Thu thập các thông tin về thủy văn và môi trường - Bước 3: Lấy mẫu nước, khí CO2, CH4 - Bước 4: Phân tích xử lý số liệu, xây dựng mô hình tính toán. Kết luận và kiến nghị 11
- CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu Hồ chứa Sơn La có dạng sông chạy dọc theo lòng sông Đà với chiều dài hồ lớn nhất là 175,4km và chiều rộng bình quân hồ chứa là 1,27km, diện tích 224 km2 ứng với MNDBT 215 m (thuộc phạm vi 3 tỉnh: Sơn La, Lai Châu và Điện Biên). 3.2. Đánh giá chất lượng hồ chứa trước và sau tích nước Đánh giá chất lượng nước trước và sau tích nước dựa trên chuỗi số liệu từ năm 2009 đến năm 2015. 3.3. Xác định lượng khí CO2 và CH4 phát thải trên mặt hồ Giá trị CO2 đo được trên mặt hồ thủy điện Sơn La trong các đợt tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 11 trung bình dao động từ 161,64 – 238,83 mg/m2/ngày, giá trị trung bình cao nhất vào tháng 6/2015 là: 238,83 mg/m2/ngày và giảm dần đến tháng 9/2015 là 204,4 mg/m2/ngày, tháng 11/2015 là 161,64 mg/m2/ngày. So sánh với một số kết quả nghiên cứu trên thế giới, hồ Wohlen ở Thụy Sĩ, năm đầu tích nước lượng khí CO2 đo được 1558 ± 613 mg/m2/ngày, sang năm thứ 3 giảm xuống 276 ± 57 mg/m2/ngày; hồ Lungern ở Thụy Sĩ đo được 353 ± 136 mg/m2/ngày (Diem vs 2007) cho thấy mức độ phát thải CO2 ở hồ thủy điện Sơn La sau 5 năm tích nước ở mức độ trung bình so với các hồ khác trên thế giới. Tính toán tổng lượng phát thải CO2 ứng với diện tích mặt hồ 224 km2 dao động khoảng 36.207,36 – 53.497,92 tấn/ngày, ứng với công suất phát điện 2400 MW, lượng phát dao động khoảng 0,62 – 0,92 tấn/MW. 12
- Giá trị CH4 đo được ở mặt hồ thủy điện Sơn La trung bình trong các đợt tháng 6, tháng 9, tháng 11 năm 2015 dao động từ 3,22 – 5,30 mg/m2/ngày. So sánh với một số kết quả nghiên cứu hồ thủy điện, ở Trung Quốc kết quả nghiên cứu lượng khí CH4 sinh ra ở một số hồ dao động khoảng 2,88 ± 1,44 mg/m2/ngày [41], hồ Three Gorge ở Sandouping, Yiling, Hubei, Trung Quốc: 7,2 ± 2,4 mg/m2/ngày (Lu vs, 2011) cho thấy mức độ phát thải khí CH4 ở hồ thủy điện Sơn La ở mức độ trung bình so với các hồ khác trên thế giới. Tính toán tổng lượng phát thải CH4 ứng với diện tích mặt hồ 224 km2 dao động khoảng 153,44 – 1.232 tấn/ngày, ứng với công suất phát điện 2400 MW, lượng phát dao động khoảng 0,0148 – 0,0213 tấn/MW. 3.4. Một số các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành khí CO2, CH4 trong hồ Thủy điện Sơn La * Mối tương quan giữa CO2 với một số chỉ tiêu trong nước TT Mối tương quan Biểu thức R2 1 CO2 với nhiệt độ y = 12,18x - 124,36 0,67 2 CO2 với DO y = -27,19x + 354,90 0,55 3 CO2 với COD y = 5,72x + 127,12 0,23 4 CO2 với độ kiềm y = 0,66x + 75,87 0,65 5 CO2 với tổng N y = 44,24x + 97,05 0,24 6 CO2 với PO43- y = 199,63x + 100,62 0,48 7 CO2 với pH y = -140,59x + 1202,90 0,61 8 CO2 với TDS y = 4,06x - 190,67 0,24 CO2 với độ dẫn 9 điện (Cond) y = 0,74x + 51,12 0,06 13
- CO2 (mg/m2/ngày), nhiệt đô (oC), DO (mg/l), độ kiềm (mg/l), Nitrat (mg/l), tổng P (mg/l), pH, TDS (mg/l), độ dẫn điện (µs/cm) Mối tương quan giữa CH4 với một số chỉ tiêu trong nước TT Mối tương quan Biểu thức R2 1 CH4 với nhiệt độ y = 0,30x - 3,31 0,61 2 CH4 với DO y = -0,48x + 7,36 0,25 3 CH4 với COD y = 0,01x + 2,62 0,57 4 CH4 với độ kiềm y = 0,01x + 2,62 0,26 5 CH4 với tổng N y = 5,50x + 1,99 0,28 6 CH4 với PO43- y = -31,57x + 6,41 0,12 7 CH4 với pH y = -3,54x + 29,99 0,58 8 CH4 với TDS y = 0,08x - 2,76 0,13 9 CH4 với độ dẫn điện y = 0,03x - 1,55 0,17 CH4 (mg/m /ngày), nhiệt độ ( C), DO (mg/l), độ 2 o kiềm (mg/l), Nitrat (mg/l), tổng P (mg/l), pH, TDS (mg/l), độ dẫn điện (µs/cm) 3.5. Xây dựng phương trình dự báo lương phát thải khí CO2 và CH4 trên hồ Thủy điện Sơn La Sử dụng phương pháp hồi quy và phần mềm Eiview để xây dựng phương trình dự báo phát thải khí CO2: 14
- Phương trình số I Phương trình dự báo phát thải khí CO2 Hệ số xác định I. A1 = 367,62 - 3,04B - 9,508C + 1,33D + 0.28E + R2 = 0,929 85,17F – 662,45G – 46,07H+ 2,55I A1 =CO2, B = nhiệt độ, C = DO, D= COD, E = độ kiềm, F = tổng N, G = PO43-, H= pH, I = TD, (loại bỏ thông số độ dẫn điện vì có mối tương quan rất thấp). 3.6. Kiểm định phương trình Tỷ lệ phát thải khí CO2 từ hồ thủy điện Sơn La Tỷ lệ phát thải khí CO2 (mg/m2/ngày) Thông số Quan trắc Dự báo Số mẫu (n) 20 20 Giá trị nhỏ nhất 149,92 136,61 Giá trị lớn nhất 245,72 243,60 Giá trị trung bình 193,45 194,14 Độ lệch chuẩn 33,85 32,70 3.7. Một số các biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính CO2 và CH4 cho hồ Thủy điện Sơn La - Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn; - Quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên đất lưu vực hồ chứa Sơn La - Một số giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên nước mặt khu vực hồ chứa Sơn La. 15
- KẾT LUẬN 1. Hồ thủy điện Sơn La có hai nhiệm vụ hàng đầu là giảm lũ lớn cho đồng bằng Sông Hồng - Thái Bình và khai thác nguồn thủy năng Sông Đà, cấp nước sinh hoạt, nước cho công nghiệp, giao thông vận tải, thủy sản… vì vậy việc quy hoạch, bảo vệ nguồn nước hồ tránh bị ô nhiễm có vai trò quan trọng với khu vực. 2. Trong năm 2015, giá trị CO2 phát thải từ hồ TĐ Sơn La dao động từ 149,92 đến 245,72 mg/m2/ngày. Giá trị CO2 trung bình là 193,45 ± 33,85 mg/m2/ngày, ứng với diện tích mặt hồ 224 km2 thì lượng phát thải dao động khoảng 36.207,36 – 53.497,92 tấn/ngày, ứng với công suất phát điện 2400 MW thì lượng phát thải dao động 0,62 – 0,92 tấn CO2 /MW. Giá trị CH4 phạm vi dao động 3,21 đến 5,82 mg/m2/ngày. Giá trị CH4 trung bình là 4,54 ± 0,87 mg/m2/ngày, ứng với diện tích mặt hồ 224 km2 dao động khoảng 153,44 đến 1.232 tấn CH4 /ngày, ứng với công suất phát điện 2400 MW, lượng phát dao động khoảng 0,0148 đến 0,0213 tấn CH4/MW. 3. Qua phân tích mối tương quan tuyến tính hồi quy giữa CO2 và CH4 với 9 yếu tố chất lượng nước trong lòng hồ Thủy điện Sơn La cho thấy: - Lượng khí CO2 phát thải từ hồ thủy điện Sơn La có mối quan hệ với nhiều thông số chất lượng nước trong đó có 4 yếu tố chính là: nhiệt độ, DO, độ kiềm, pH và các yếu tố khác là COD, tổng N, phốt phát, TDS. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn