intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục: Tổ chức dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng, sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT theo hướng tăng cường tính thực tiễn

Chia sẻ: Buemr KKK | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành tổ chức dạy học chương “ Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT theo hướng tăng cường tính thực tiễn nhằm làm cho học sinh có hứng thú học tập môn Vật lí và nâng cao kết quả học tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục: Tổ chức dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng, sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT theo hướng tăng cường tính thực tiễn

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ CHIÊU PHƯỚC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG . SỰ CHUYỂN THỂ” VẬT LÍ 10 THPT THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TÍNH THỰC TIỄN Demo Version - Select.Pdf SDK Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí Mã số: : 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ NHỊ Thừa Thiên Huế, năm 2017 i
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong một công trình khoa học nào. Tác giả LÊ CHIÊU PHƯỚC Demo Version - Select.Pdf SDK ii
  3. LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn sâu sắc đến: · PGS.TS Nguyễn Thị Nhị - người trực tiếp hướng dẫn tôi để thực hiện hoàn thành đề tài bằng tất cả sự tận tâm và trách nhiệm. · Quý thầy cô trong khoa Vật lí, Phòng Sau Đại Học Trường Đại học Sư Phạm Huế, đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. · Ban Giám hiệu, quý thầy cô trường THPT Tố Hữu - Huyện Quảng Điền - Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này. Thừa Thiên Huế, tháng 5 năm 2017 LÊ CHIÊU PHƯỚC Demo Version - Select.Pdf SDK iii
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA .................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. ii LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... iii MỤC LỤC.............................................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................ 4 DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. 5 DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... 6 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 7 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 8 3. Giả thuyết khoa học của đề tài ....................................................................... 8 4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài .................................................................... 8 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 8 6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài................................................................ 9 7. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 10 8. ĐóngDemo góp củaVersion - Select.Pdf SDK luận văn ................................................................................ 10 9. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 10 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TÍNH THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT ..................................................................... 11 1.1 Mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay................................................ 11 1.1.1 Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông hiện nay ................................. 11 1.1.2 Mục tiêu giáo dục môn học Vật lí THPT hiện nay................................ 12 1.2 Cơ sở tâm lí học của việc dạy học gắn với ứng dụng thực tiễn ................... 13 1.2.1 Mô hình giáo dục hướng vào người học ............................................... 13 1.2.2. Xu hướng tăng cường ứng dụng thực tiễn cuộc sống vào hoạt động dạy học... 16 1.3 Hứng thú và sự cần thiết tạo hứng thú trong dạy học ................................. 16 1.3.1 Khái niệm hứng thú .............................................................................. 16 1.3.2 Sự cần thiết của việc tạo hứng thú cho học sinh trong học tập .............. 17 1
  5. 1.4 Dạy học vật lí theo hướng tăng cường tính thực tiễn với việc tạo hứng thú học tập cho học sinh ........................................................................................ 18 1.4.1 Khái niệm thực tiễn .............................................................................. 18 1.4.2 Mục đích và ý nghĩa của việc dạy học vật lí theo hướng tăng cường tính thực tiễn ........................................................................................................ 19 1.5 Mối quan hệ giữa dạy học vật lí gắn với tính thực tiễn và việc tạo hứng thú học tập cho HS .......................................................................................... 21 1.6 Các nguyên tắc cần thực hiện khi dạy học một bài học vật lí gắn với tính thực tiễn nhằm tạo hứng thú học tập cho HS .................................................... 21 1.7. Thực trạng việc dạy học Vật lí theo hướng tăng cường tính thực tiễn ở một số trường THPT trên địa bàn Huyện Quảng Điền – Thừa Thiên Huế ........ 22 1.8 Các biện pháp để dạy học vật lí theo hướng tăng cường tính thực tiễn ....... 24 1.8.1 Dùng dụng cụ trực quan mang tính ứng dụng thực tiễn ........................ 24 1.8.2 Trình bày những ứng dụng kỹ thuật của Vật lí ..................................... 24 1.8.3 Hướng dẫn HS tìm các ứng dụng của các kiến thức Vật lí trong đời sống ..... 25 1.8.4 Liên hệ kiến thức vật lí qua các bài tập mang tính ứng dụng thực tiễn ........ 25 1.8.5 Demo Tổ chứcVersion “Thiết kế mô hình - Select.Pdf các cuộc thi SDKthí nghiệm, thiết bị vật lí” ..... 26 Kết luận chương 1 ............................................................................................... 27 Chương 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG SỰ CHUYỂN THỂ” VẬT LÍ 10 THPT THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TÍNH THỰC TIỄN ............................................................................................. 28 2.1 Đặc điểm, cấu trúc, nội dung của chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” ..................................................................................................... 28 2.1.1 Vị trí, đặc điểm .................................................................................... 28 2.1.2 Cấu trúc và nội dung của chương ......................................................... 28 2.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu các ứng dụng vật lí trong dạy học chương “ Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể ”..................................................................... 30 2.2.1 Xây dựng hệ thống bài tập mang tính thực tiễn và các ứng dụng của các kiến thức trong đời sống................................................................................ 30 2.2.2 Các phương tiện trực quang hỗ trợ dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT............................................................ 33 2
  6. 2.3.Thiết kế các tiến trình dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể ” Vật lí 10 THPT theo hướng tăng cường tính thực tiễn ............................. 48 Kết luận chương 2 ............................................................................................... 62 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................ 64 3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm........................................ 64 3.2 Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm ........................................ 64 3.3 Phương pháp thực nghiệm .......................................................................... 64 3.4 Kết quả thực nghiệm .................................................................................. 64 3.4.1.Đánh giá định tính ................................................................................ 64 3.4.2.Đánh giá định lượng ............................................................................. 65 Kết luận chương 3 ................................................................................................ 70 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 72 PHỤ LỤC Demo Version - Select.Pdf SDK 3
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐC đối chứng GV giáo viên HS học sinh PT phổ thông PHT phiếu học tập PPDH phương pháp dạy học SGK sách giáo khoa TN thực nghiệm THPT trung học phổ thông TNSP thực nghiệm sư phạm Demo Version - Select.Pdf SDK 4
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảng cấu trúc nội dung kiến thức chương “ Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT .................................................................................. 28 Bảng 3.1. Bảng thống kê số HS đạt điểm Xi .......................................................... 66 Bảng 3.2. Bảng thống kê số HS đạt điểm từ Xi trở xuống ..................................... 66 Bảng 3.3. Bảng tần suất ......................................................................................... 66 Bảng 3.4. Bảng tần suất tích lũy ............................................................................ 66 Bảng 3.5. Các thông số thống kê điểm kiểm tra nhóm thực nghiệm ....................... 67 Bảng 3.6. Các thông số thống kê điểm kiểm tra nhóm đối chứng ........................... 67 Bảng 3.7 : Các tham số đặc trưng thống kê của nhóm ĐC và TN........................... 67 Demo Version - Select.Pdf SDK 5
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn phân bố tần suất điểm số .............................................. 68 Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn phân bố tần suất tích lũy............................................... 68 Demo Version - Select.Pdf SDK 6
  10. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, phẩm chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng kiến thức, kỹ năng đầy đủ và chắc chắn. Nghị quyết số 29- NQ/TW “về đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được hội nghị trung ương 8 (khóa XI ) thông qua khẳng định “ Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ Demo năng thực hành, vậnVersion - Select.Pdf dụng kiến thức SDK vào thực tiễn”[29] Việc đổi mới phương pháp dạy học không những chỉ có ở GV mà cả người học cũng phải nỗ lực rất nhiều trong quá trình học tập, vận dụng và chiếm lĩnh kiến thức. GV và HS phải xóa bỏ những thói quen thầy dạy, trò thụ động chờ đến giờ lên lớp lúc đó mới học những kiến thức mới, mà không có sự suy nghĩ tìm tòi để giải quyết một nhiệm vụ trước đó đã đặt ra. Cách đánh giá kết quả học tập của HS còn mang tính truyền thống bằng cách kiểm tra miệng để trả bài cũ cùng một số kiểm tra giấy mà không dựa trên những sáng kiến và khả năng liên hệ thực tiễn của HS. Môn Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, phần lớn các kiến thức Vật lí trong chương trình phổ thông gắn liền với các hiện tượng, quá trình trong tự nhiên và đời sống. Tuy nhiên, thực trạng dạy học vật lí ở phổ thông hiện nay chủ yếu chú trọng các kiến thức trong sách giáo khoa mà ít chú trọng vào việc vận dụng các kiến thức đó vào kĩ thuật và đời sống. HS chỉ có thể áp dụng kiến thức đã học vào việc giải các bài tập theo yêu cầu của SGK và theo yêu cầu của GV mà thôi, nên những kiến thức các em đã học đôi khi không giúp ít gì cho cuộc sống thực tiễn. Như vậy 7
  11. kiến thức đã học không những không được phát huy mà đôi lúc làm cho HS cảm thấy mệt mỏi vì các kiến thức đã học quá xa rời với thực tiễn của cuộc sống. Nếu HS biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống thì các em sẽ thích thú học tập hơn, có nhu cầu tìm tòi khám phá thế giới xung quanh, qua đó các em sẽ say mê yêu thích học tập và thấy rằng việc học tập rất có ích cho bản thân. Do vậy, quá trình dạy học vật lí với việc khai thác, vận dụng mối liên hệ giữa Vật lí, Kĩ thuật và đời sống là một trong những vấn đề đang được quan tâm, nhằm góp phần làm cho HS không rời xa thực tiễn kĩ thuật và đời sống khi học tập vật lí. Trong chương trình vật lí phổ thông, phần kiến thức chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” liên quan đến nhiều hiện tượng vật lí trong thực tế và những ứng dụng của nó được áp dụng dụng rộng rãi trong đời sống. Với những lý do trên tôi chọn đề tài:“Tổ chức dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT theo hướng tăng cường tính thực tiễn” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tổ chức dạy học chương “ Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT theoDemo hướng Version tăng cường- tính Select.Pdf SDKlàm cho học sinh có hứng thú thực tiễn nhằm học tập môn Vật lí và nâng cao kết quả học tập. 3. Giả thuyết khoa học của đề tài Nếu tổ chức dạy học chương “ Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT theo hướng tăng cường ứng dụng vật lí vào thực tiễn cuộc sống phù hợp về mặt khoa học, sư phạm và với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thì sẽ làm cho học sinh có hứng thú trong học tập môn Vật lí, đồng thời nâng cao kết quả học tập. 4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài - Hoạt động dạy học Vật lí ở trường phổ thông. - Dạy học Vật lí tăng cường tính thực tiễn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu cở sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học trên cơ sở khai thác, tăng cường tính thực tiễn trong dạy học Vật lí ở trường THPT. - Đề xuất các biện pháp dạy học Vật lí tăng cường tính thực tiễn. 8
  12. - Nghiên cứu nội dung chương trình vật lí phổ thông, đặc biệt là chương “Chất rắn và chất lỏng, Sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT. - Sưu tầm xây dựng cơ sở dữ liệu trong dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT theo hướng tăng cường tính thực tiễn. - Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT theo hướng tăng cường tính thực tiễn. - Thực nghiệm sư phạm. 6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Để hoàn thành các nội dung nghiên cứu đã nêu ở trên, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước, các chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục. - Nghiên cứu tài liệu về cơ sở lí luận dạy học nhằm tổ chức cho học sinh học tập. - Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật LíDemo Version - Select.Pdf SDK 10 THPT. - Nghiên cứu, điều tra thực trạng dạy và học của chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật Lí 10 THPT ở trường THPT Tố Hữu, Huyện Quảng Điền,Thừa Thiên Huế. Dựa trên thực trạng đã biết để từ đó vận dụng lí luận để xây dựng tiến trình dạy học cụ thể. - Sưu tầm các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực mà đề tài cần nghiên cứu. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Thăm dò, trao đổi ý kiến với giáo viên các trường THPT để từ đó nghiên cứu thực trạng và các vấn đề còn tồn tại khi dạy học kiến thức có liên quan tới ứng dụng vật lí vào thực tiễn trong chương trình vật lí phổ thông hiện nay. - Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức trong chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” theo hướng tăng cường tính thực tiễn. 6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực hiện các bài dạy đã thiết kế, so sánh với lớp đối chứng để rút ra những chỉnh lí thiết kế đề xuất hướng tăng cường tính thực tiễn, mở rộng kết quả nghiên cứu. 9
  13. 6.4. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai lớp đối chứng và thực nghiệm. 7. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi chương trình “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật Lí 10 THPT. - Phạm vi không gian: Thực nghiệm sư phạm tại Trường THPT Tố Hữu, Huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. 8. Đóng góp của luận văn -Về lý luận: + Tổng hợp cơ sở lý luận về việc tổ chức dạy học Vật lí theo hướng tăng cường tính thực tiễn. + Đề xuất được 6 biện pháp tổ chức dạy học Vật lý theo hướng tăng cường tính thực tiễn. -Về ứng dụng: + Xây dựng được cơ sở dữ liệu các ứng dụng Vật lý trong dạy học chương “Chất rắn và Demo Version chất lỏng. - Select.Pdf Sự chuyển SDK thể” Vật lý 10 THPT bao gồm: · Bài tập gắn với thực tiễn : 37 bài · Các phương pháp trực quan: 35.hình ảnh động, tĩnh, 9 video + Thiết kế 6 tiến trình dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” theo hướng tăng cường tính thực tiễn. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học theo hướng tăng cường tính thực tiễn trong dạy học Vật lí ở trường THPT. Chương 2: Tổ chức dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT theo hướng tăng cường tính thực tiễn. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 10
  14. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TÍNH THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, phần lớn các kiến thức vật lí trong chương trình phổ thông gắn liền với các hiện tượng, quá trình trong tự nhiên và đời sống. Các nghiên cứu của Vật lí học hầu hết đều hướng tới việc ứng dụng vào kĩ thuật và đời sống (gọi chung là thực tiễn) nhằm đáp ứng sự phát triển của xã hội. Vì vậy mối liên hệ giữa Vật lí và thực tiễn là mối quan hệ gắn bó xuyên suốt trong sự phát triển của khoa học nói chung và Vật lí học nói riêng. Đây là mối quan hệ không thể tách rời và là mối quan hệ biện chứng. 1.1 Mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay 1.1.1 Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông hiện nay Mục tiêu giáo dục là tiêu chí cần phải được xác định, nó định hướng cho toàn bộ các hoạt động trong quá trình giảng dạy, từ việc xác định nhiệm vụ, nội Demo dung, phương Version pháp, hình thức- tổ Select.Pdf SDK chức dạy học cũng như các hình thức kiểm tra, đánh giá trong quá trình giảng dạy. Mục tiêu giáo dục phải phù hợp với từng đối tượng, từng giai đoạn xác định của đất nước. Nếu xác định mục tiêu quá cao sẽ là duy ý chí, còn nếu xác định mục tiêu quá thấp sẽ không tạo điều kiện cho sự phát triển một cách toàn diện.[22 ] Ở điều 27, mục tiêu giáo dục phổ thông, khóa XI kỳ họp thứ 7 từ ngày 5 tháng 5 đến ngày 14 tháng 6 năm 2005 có chỉ rõ: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc".[ 31] Mục tiêu giáo dục luôn giữ vững quan điểm giáo dục toàn diện, chú trọng cả bốn mặt trí, đức, thể, mỹ nhằm đào tạo ra những con người lao động mới có khả năng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong giai đoạn nước ta đang mở cửa 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2