intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục: Tổ chức dạy học giải quyết vấn đề chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lí 10 trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo

Chia sẻ: Buemr KKK | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

36
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề xuất tiến trình dạy học giải quyết vấn đề một số nội dung kiến thức chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” trên cơ sở vận dụng quan điểm kiến tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục: Tổ chức dạy học giải quyết vấn đề chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lí 10 trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -------- NGUYỄN SONG ANH SƠN TỔ CHỨC DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG “CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN” VẬT LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO ChuyênDemo ngành:Version LÝ LUẬN- Select.Pdf VÀ PHƯƠNGSDK PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ Mã số: 60.14.0111 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN HUY HOÀNG HUẾ, NĂM 2014 -1-
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Song Anh Sơn Demo Version - Select.Pdf SDK -2-
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Vật lý Trường Đại học Sư phạm Huế đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo PGS.TS. Trần Huy Hoàng trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng các thầy cô giáo Trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi an tâm học tập và hoàn thành luận văn này. Huế, tháng 06 năm 2014 Demo Version - Select.Pdf SDK Tác giả Nguyễn Song Anh Sơn -3-
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa ........................................................................................................... i Lời cam đoan........................................................................................................... ii Lời cám ơn ............................................................................................................. iii Mục lục ................................................................................................................... 1 Danh mục các chữ viết tắt........................................................................................ 4 Danh mục các hình, sơ đồ, đồ thị và bảng ................................................................ 5 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 6 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 6 2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 8 3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 11 5. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................... 11 6. Giả thuyết khoa học. .......................................................................................... 11 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 11 8. Những đóng góp của đề tài ................................................................................ 12 9. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 12 Demo Version - Select.Pdf SDK NỘI DUNG .......................................................................................................... 13 Chương 1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN .............................................................. 13 1.1. Dạy học giải quyết vấn đề ............................................................................... 13 1.1.1. Khái niệm dạy học giải quyết vấn đề ........................................................... 13 1.1.2. Tiến trình dạy học giải quyết vấn đề ............................................................ 15 1.1.3. Các mức độ dạy học giải quyết vấn đề ......................................................... 18 1.2. Quan điểm kiến tạo trong dạy học................................................................... 21 1.2.1. Khái niệm về quan điểm kiến tạo ................................................................. 21 1.2.2. Một số mô hình dạy học kiến tạo ................................................................. 24 1.2.3. Môi trường học tập kiến tạo ......................................................................... 26 1.3. Tổ chức hoạt động dạy học giải quyết vấn đề theo quan điểm kiến tạo ........... 27 1.3.1. Các pha của dạy học giải quyết vấn đề theo quan điểm kiến tạo ................... 27 1.3.2. Qui trình tổ chức dạy học giải quyết vấn đề theo theo quan điểm kiến tạo ... 29 1.4. Thực trạng dạy học giải quyết vấn đề.............................................................. 32 1.4.1. Mục tiêu tìm hiểu ......................................................................................... 32 -4-
  5. 1.4.2. Đối tượng tìm hiểu ....................................................................................... 32 1.4.3. Phương tiện và phương pháp tìm hiểu .......................................................... 32 1.4.4. Kết quả tìm hiểu .......................................................................................... 32 1.4.5. Nguyên nhân................................................................................................ 33 1.5. Kết luận chương 1 .......................................................................................... 35 Chương 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG “CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN” VẬT LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO ........... 38 2.1. Đặc điểm chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lí 10 THPT .... 38 2.1.1. Cấu trúc và mục tiêu dạy học chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lí 10 THPT .............................................................................................. 38 2.1.2. Những khó khăn gặp phải khi dạy học chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lí 10 THPT ................................................................................ 39 2.1.3. Khả năng giải quyết những khó khăn của việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề vào dạy học chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lí 10 THPT theo quan điểm kiến tạo ...................................................................... 40 2.2. Điều tra quan niệm riêng của học sinh về một số kiến thức chương “Cân bằng Demo Version - Select.Pdf SDK và chuyển động của vật rắn” Vật lí 10 THPT................................................. 41 2.2.1. Điều tra quan niệm riêng của HS trước khi học chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lí 10 THPT ................................................................. 41 2.2.2. Điều tra quan niệm riêng của HS sau khi học chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lí 10 THPT ................................................................. 42 2.3. Đề xuất các biện pháp liên quan đến quá trình dạy học giải quyết vấn đề theo quan điểm kiến tạo ........................................................................................ 45 2.3.1. Nội dung của chương ................................................................................... 46 2.3.2. Xác định các đơn vị kiến thức có thể triển khai dạy học giải quyết vấn đề theo quan điểm kiến tạo ........................................................................................ 46 2.3.3. Chuẩn bị các thiết bị trực quan ..................................................................... 47 2.4. Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” ................................................................................................... 55 2.5. Kết luận chương 2 .......................................................................................... 69 -5-
  6. Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................ 70 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 70 3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm.................................................. 70 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm .................................................................. 70 3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ................................................................... 70 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................................ 71 3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm ................................................................................ 71 3.3.2. Quan sát giờ học .......................................................................................... 71 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .......................................................... 71 3.4.1. Về mặt định tính .......................................................................................... 72 3.4.2. Về mặt định lượng ....................................................................................... 72 3.4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê ..................................................................... 76 3.5. Kết luận chương 3 .......................................................................................... 77 KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 82 PHỤ LỤC ............................................................................................................. P1 Demo Version - Select.Pdf SDK -6-
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ DHKT Dạy học kiến tạo ĐC Đối chứng GQVĐ Giải quyết vấn đề GV Giáo viên HS Học sinh LTKT Lí thuyết kiến tạo PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học QĐKT Quan điểm kiến tạo Demo Version - Select.Pdf SDK SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TNSP Thực ngiệm sư phạm TNg Thí nghiệm -7-
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BẢNG Hình 1.1. Mô hình học tập theo thuyết kiến tạo .................................................... 23 Hình 1.2. Quan điểm về kiến tạo của Brooks ........................................................ 23 Hình 1.3. Quan điểm về kiến tạo của M.Briner ..................................................... 24 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm .................................................. 73 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân loại theo học lực của HS .............................................. 74 Đồ thị 3.1. Đồ thị phân phối tần suất điểm của hai nhóm....................................... 73 Đồ thị 3.2. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm................................... 74 Sơ đồ 1.1. Các giai đoạn của tiến trình dạy học giải quyết vấn đề .......................... 16 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ kiến tạo kiến thức của nhóm CLIS .............................................. 25 Sơ đồ 1.3. Quy trình dạy học giải quyết vấn đề theo quan điểm kiến tạo ............... 30 Sơ đồ 2.1. Cấu trúc chương ”Cân bằng và chuyển động của vật rắn”..................... 38 Demo Bảng 3.1. Bảng sĩ sốVersion - Select.Pdf của HS được SDK chọn làm mẫu thực nghiệm ............................. 71 Bảng 3.2. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra ................................... 72 Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất ........................................................................ 73 Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất tích lũy............................................................ 74 Bảng 3.5. Bảng phân loại theo học lực của HS ...................................................... 74 Bảng 3.6. Bảng tổng hợp các tham số.................................................................... 75 -8-
  9. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Thế kỷ XXI mở đầu cho một nền văn minh mới. Nền văn minh của khoa học và công nghệ đã và đang trở thành những lực lượng có sức mạnh to lớn trong việc hình thành tương lai. Vì vậy giáo dục phải tạo ra những con người có trí tuệ, giàu tính sáng tạo và khả năng thích ứng trong điều kiện luôn đổi mới. Muốn vậy nền giáo dục nước ta và trên thế giới không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh (HS) những kiến thức, kỹ năng đã được tích lũy trước đây mà còn đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo và những tri thức mới, phương pháp mới, cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề mới. Người học phải đạt được các yếu tố: học để biết, học để làm, học để phát triển. Thực tiễn cho thấy giáo dục đã và đang có những cải cách to lớn, chú trong đổi mới mục tiêu chương trình, sách giáo khoa và đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học. Nghị quyết TW 2 khoá VIII chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm Demo điều kiện Version và thời gian tự - Select.Pdf SDKhọc, tự nghiên cứu cho HS…”[ 7 ]. Đổi mới Phương pháp dạy học (PPDH) hiện nay là hướng vào người học, chuyển từ học tập thụ động, ghi nhớ kiến thức sang học tập chủ động sáng tạo, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Điều 28.2 quy định về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông: “Nội dung giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống”, về phương pháp “phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [ 24 ]. Để thực hiện yêu cầu đó của xã hội, ngành giáo dục và đào tạo đã và đang tiến hành đổi mới rất mạnh mẽ bắt đầu từ mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa, cách kiểm tra đánh giá đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là phát huy mặt tích cực của PPDH truyền thống, -9-
  10. vận dụng các phương pháp mới theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, tăng cường các hoạt động tìm tòi, phát hiện của học sinh. Bản chất của quá trình học là quá trình nhận thức của học sinh, đó chính là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của học sinh. Quá trình nhận thức của học sinh về cơ bản cũng giống như quá trình nhận thức chung, diễn ra theo quy luật: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng về thực tiễn“. Tuy nhiên quá trình nhận thức của học sinh có tính độc đáo, đó là nó được tiến hành trong những điều kiện sư phạm nhất định. Theo tác giả Nguyễn Hửu Châu thì: ”Quá trình nhận thức của học sinh không phải quá trình tìm ra cái mới cho nhân loại mà là nhận thức cái mới cho bản thân, rút ra từ kho tàng hiểu biết chung của loài người và là quá trình học sinh xây dựng, kiến tạo nên những kiến thức cho bản thân thông qua các hoạt động để thích ứng với môi trường học tập mới” [ 4 ]. Trên thực tế, trong quá trình dạy học người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học, dưới sự chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay cho mình được. Vì vậy, nếu người học không tự giác chủ động, không chịu học, không có phương pháp học tốt Demo Version - Select.Pdf SDK thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Trong những năm qua, các nước trên thế giới và Việt Nam đã nghiên cứu và vận dụng nhiều lí thuyết và phương pháp dạy học theo hướng hiện đại nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh, trong đó có dạy học giải quyết vấn đề của tác giả Nguyễn Bá Kim và dạy học kiến tạo nhận thức của tác giả J.Piaget. Trong dạy học giải quyết vấn đề, tác giả Nguyễn Bá Kim cho rằng: ”Học sinh tích cực tư duy do nảy sinh nhu cầu tư duy, do đứng trước khó khăn về nhận thức; học sinh tự kiến tạo hoặc tham gia vào việc kiến tạo tri thức cho mình dựa vào tri thức đã có, bổ sung và làm cho tri thức cũ hoàn thiện hơn. Học sinh học tập tự giác, tích cực, vừa kiến tạo được tri thức, vừa học cách giải quyết vấn đề, lại vừa rèn luyện được những đức tính quý báo như kiên trì vượt khó…”[15]. Còn dạy học kiến tạo, tác giả J.Piaget cho rằng: ”Tri thức được kiến tạo một cách tích cực bởi chủ thể nhận thức”và “ Nhận thức là một quá trình thích nghi và tổ chức lại thế giới quan của chính người học”. Như vậy dạy học giải quyết vấn đề và dạy học kiến tạo đều - 10 -
  11. coi trọng vai trò tích cực và chủ động của học sinh trong quá trình học tập tạo nên tri thức cho bản thân. Ngành giáo dục nước ta hiện nay đang thực hiện nhiều đổi mới về dạy học ở trường phổ thông, trong đó đặc biệt quan tâm đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng áp dụng những PPDH có nhiều tiềm năng bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Theo mô hình tương tác dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học theo quan điểm của lí thuyết kiến tạo đang được quan tâm nghiên cứu. Tổ chức dạy học giải quyết vấn đề theo quan điểm kiến tạo trong quá trình dạy học vật lí có tính khả thi cao, khai thác được vai trò của người học, nâng cao tính tích cực học tập của học sinh, làm cho học sinh tham gia trực tiếp, chủ động và sáng tạo trong quá trình nhận thức. Yếu tố thành công của việc này là phải đảm bảo thể hiện đúng bản chất cũng như phát huy lợi thế của từng phương pháp, phải lựa chọn các pha hợp lí cho từng nội dung, từng tiết học và từng đối tượng học sinh, đảm bảo các cá nhân trong lớp đều tham gia vào việc giải quyết vấn đề và kiến tạo kiến thức mới, nhằm phát huy tối đa năng lực tư duy của người học và nâng cao chất lượng dạy học. Những lí do phân tích trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy Demo Version - Select.Pdf SDK học vật lí ở trường Trung học phổ thông (THPT), chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Tổ chức dạy học giải quyết vấn đề chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lí 10 THPT theo quan điểm kiến tạo (QĐKT). 2. Lịch sử vấn đề Vào những năm 70 của thế kỉ XIX các nhà sinh học A.Ja Ghecđơ, B.E Raicôp, các nhà sử học MM.Xtaxiulevic, N.A Rôgiơcôp,…đã nêu lên phương án tìm tòi phát kiến trong dạy học nhằm hình thành năng lực nhận thức cho học sinh bằng cách đưa học sinh tham gia vào quá trình hoạt động nhằm tìm kiếm tri thức phân tích các hiện tượng. Phương pháp giải quyết vấn đề (GQVĐ) ra đời trên cơ sở những năm 50 thế kỉ XX, xã hội bắt đầu phát triển, lúc đó xuất hiện mâu thuẩn trong quá trình dạy học: đó là mâu thuẩn giữa yêu cầu dạy học ngày càng cao, khả năng sáng tạo của học sinh ngày càng tăng với việc tổ chức còn lạc hậu…V.Okon - nhà giáo dục học của Ba Lan làm sáng tỏ PPDH giải quyết vấn đề là một PPDH mới có tác dụng phát huy được năng lực nhận thức của học sinh, kích thích học sinh suy nghĩ, chủ động tìm tòi, sáng tạo để GQVĐ đạt tới kiến thức một cách sâu - 11 -
  12. sắc, xây dựng cho người học ý thức liên hệ thực tiễn, nhưng ứng dụng chỉ dừng lại ở việc ghi lại những thực nghiệm thu được trong quá trình dạy học nêu vấn đề. Đến những năm 70, nhà lí luận học người Nga M.I.Mackmutov đã chính thức đưa ra những cơ sở lí luận của PPDH giải quyết vấn đề. Ở Việt Nam, từ trước đến nay, có nhiều người đề cập đến PPDH này như: Lê Khánh bằng, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Bá Kim... Tư tưởng về dạy học kiến tạo được phát triển trên cơ sở của lí thuyết kiến tạo từ khoảng những năm 60 của thế kỷ XX, được đặc biệt chú ý từ cuối thế kỷ XX. Thuyết kiến tạo có thể coi là một hướng phát triển tiếp theo của thuyết nhận thức. Tư tưởng nền tảng cơ bản của thuyết kiến tạo là đặt vai trò chủ thể nhận thức lên vị trí hàng đầu của quá trình nhận thức. Thuyết kiến tạo là lí thuyết dạy học định hướng chủ thể nhận thức. Khi học tập, tất cả những gì mà mỗi người trải nghiệm sẽ được sắp xếp vào trong bức tranh toàn cảnh về thế giới của riêng người đó, tức là mỗi người kiến tạo riêng cho mình một thế giới. Ở những nước như Đức, Phần Lan, Pháp… lí thuyết kiến tạo được vận dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Tâm lí học, triết học, bảo tàng học, dạy học. Trên cơ sở là một thuyết tâm lí nhận thức, nhưng được nhiều tác giả vận dụng vào dạy học Demo Version - Select.Pdf SDK như J. Bruner, Meyling, Niedderer…, họ đã đi sâu nghiên cứu, đưa ra một số quan điểm và vận dụng để xây dựng các mô hình học tập như: mô hình học tập khám phá, mô hình học tập tương tác, mô hình học tập tự điều khiển… Ở Việt Nam xu hướng đổi mới phương pháp dạy học cần được thực hiện theo nguyên tắc dạy học trong hoạt động và bằng hoạt động cụ thể của HS. Theo nguyên tắc này thì GV phải tổ chức, hướng dẫn cho HS hoạt động học tập. Trong quá trình dạy học, HS tự xây dựng cũng như lĩnh hội kiến thức và từ đó hình thành nhân cách, đặc biệt là hình thành năng lực sáng tạo, tư duy khoa học, khả năng tự học và tính hợp tác trong học tập. Dạy học kiến tạo có khả năng thúc đẩy HS phát huy tính tích cực, tự lực, sự tự tin, tinh thần hợp tác, những kĩ năng sống và làm việc trong tập thể. Chính vì vậy, đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này, coi đó là chiến lược dạy học giúp HS rèn luyện năng lực tự học và kĩ năng xã hội như: - Luận án tiến sĩ giáo dục học của Dương Bạch Dương (2002) “Nghiên cứu phương pháp giảng dạy một số khái niệm, định luật trong chương trình vật lí lớp 10 - 12 -
  13. THPT theo quan điểm kiến tạo” [6]. Đề tài này đề cập đến một số khái niệm, định luật của vật lí 10 chương trình cải cách giáo dục. - Luận án tiến sĩ giáo dục học của Lương Việt Thái (2006) “Nghiên cứu tổ chức quá trình dạy học một số nội dung vật lí trong môn khoa học ở tiểu học và môn vật lí ở trường trung học cơ sở khi vận dụng tư tưởng của lí thuyết kiến tạo” [26], đề tài chỉ đi sâu vào nội dung vật lí trong môn khoa học tiểu học. - Tạp chí giáo dục, PGS.TS Nguyễn Quang Lạc (2007) “Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong đổi mới PPDH vật lí” [17]. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lí luận của lí thuyết kiến tạo, các bước thiết kế một giáo án có vận dụng LTKT. - Luận văn Thạc sĩ giáo dục học của Trần Ngọc Thắng (2009) “Vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học phần Động học và Động lực học, Vật lí 10 THPT” [27]. Tác giả đã đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong dạy học kiến tạo, đề xuất quy trình xây dựng một số kiến thức vật lí theo phương pháp kiến tạo. - Luận văn Thạc sĩ giáo dục học của Trần Thị Ngọc thảo (2009) “Vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn”, Vật lí 10 THPT ban cơ bản” [30], đã thừa kế và bổ sung cơ sở lí luận của LTKT, đề xuất quy trình và đưa Demo ra các bước chuẩn -bịSelect.Pdf Version cho một tiết dạy SDK theo phương pháp kiến tạo. - Luận văn Thạc sĩ giáo dục học của Lê Văn Long (2010) “Vận dụng lí thuyết kiến tạo dạy học một số kiến thức chương “Từ trường”, Vật lí 11 nâng cao THPT” [20], góp phần làm rõ cơ sở lí luận của việc vận dụng LTKT vào dạy học vật lí THPT, đề xuất mô hình dạy học kiến tạo môn vật lí THPT dựa trên phương pháp thực nghiệm. - Luận văn Thạc sĩ giáo dục học của Lê Văn Tâm (2012) “Tổ chức dạy học giải quyết vấn đề theo tư tưởng kiến tạo một số kiến thức chương “Cảm ứng điện từ”, Vật lí 11 nâng cao THPT” [25], nghiên cứu tổ chức hoạt động dạy học GQVĐ theo tư tưởng LTKT nhằm nâng cao kết quả học tập và đảm bảo độ bền vững kiến thức của HS. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề xuất tiến trình dạy học giải quyết vấn đề một số nội dung kiến thức chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” trên cơ sở vận dụng quan điểm kiến tạo. - 13 -
  14. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động dạy học giải quyết vấn đề chương Cân bằng và chuyển động của vật rắn theo quan điểm kiến tạo. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tổ chức dạy học giải quyết vấn đề chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” theo quan điểm kiến tạo ở một số trường THPT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, tôi đề ra một số nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Nghiên cứu nội dung, chương trình dạy học vật lí 10 THPT. - Nghiên cứu đặc điểm, vai trò phương pháp dạy học vật lí ở trường THPT. - Nghiên cứu quan điểm về dạy học giải quyết vấn đề. - Nghiên cứu cơ sở lí luận của quan điểm kiến tạo vào dạy học vật lí. - Phân tích nội dung cấu trúc chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn”. - Tìm hiểu vốn hiểu biết và quan niệm sẵn có của học sinh có liên quan đến kiến thức chương Demo “Cân bằng và- chuyển Version động của Select.Pdf SDKvật rắn”. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của của các biện pháp phối hợp được đề xuất trong đề tài luận văn. 6. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được tiến trình tổ chức dạy học GQVĐ theo QĐKT và vận dụng tiến trình đó vào dạy học thì sẽ tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lí 10 THPT. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nghiên cứu lí luận: Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về các vấn đề liên quan đến đề tài luận văn. 7.2. Nghiên cứu thực tiễn - Trao đổi với GV và HS về thực trạng dạy học vật lí ở trường phổ thông hiện nay. - 14 -
  15. - Nghiên cứu một số phương pháp dạy học vật lí đang sử dụng phổ biến ở một số trường THPT hiện nay và đánh giá tính hiệu quả của nó. 7.3. Thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm được tiến hành với đối tượng học sinh lớp 10 THPT nhằm kiểm nghiệm trên thực tiễn tính khả thi và hiệu quả của đề tài nghiên cứu. 7.4. Thống kê toán học Sử dụng phương pháp kê toán học để trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác nhau trong kết quả học tập của hai nhóm thực nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC). 8. Những đóng góp của đề tài 8.1. Về mặt lí luận: Hệ thống các cơ sở khoa học và các quan điểm chủ đạo về quan điểm dạy học giải quyết vấn đề và quan điểm dạy học kiến tạo; xác định rõ vai trò của việc tích cực hóa hoạt động nhận thức cho học sinh. 8.2. Về mặt thực tiễn: Tổ chức dạy học GQVĐ theo QĐKT vào dạy chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy học. 8.3. Luận văn cung cấp một tài liệu tham khảo thiết thực giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông trong giai đọan hiện Demo Version - Select.Pdf SDK nay. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Một số cơ sở lí luận (26 trang). Chương 2: Tổ chức dạy học giải quyết vấn đề một số kiến thức chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lí 10 THPT theo quan điểm kiến tạo (33 trang). Chương 3: Thực nghiệm sư phạm (10 trang). - 15 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2