Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Kiểm nghiệm cơ chế phản ứng H2(k)+ Cl2(k) → 2HCl(k) bằng phương pháp tính hóa học lượng tử
lượt xem 2
download
Đề tài ngiên cứu sử dụng lý thuyết hóa học lượng tử và các phương pháp tính toán gần đúng, tốt áp dụng cho hệ nghiên cứu nhằm thu được các tham số về cấu trúc, tần số dao động và các loại năng lượng… của hệ các chất tham gia, các chất sản phẩm, các chất trung gian và các trạng thái chuyển tiếp qua đó thiết lập bề mặt thế năng đầy đủ để giải thích cơ chế phản ứng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Kiểm nghiệm cơ chế phản ứng H2(k)+ Cl2(k) → 2HCl(k) bằng phương pháp tính hóa học lượng tử
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- VŨ THỊ NGỌC LAN KIỂM NGHIỆM CƠ CHẾ PHẢN ỨNG H2(k)+ Cl2(k) → 2HCl(k) BẰNG PHƢƠNG PHÁP TÍNH HÓA HỌC LƢỢNG TỬ LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- VŨ THỊ NGỌC LAN KIỂM NGHIỆM CƠ CHẾ PHẢN ỨNG H2(k)+ Cl2(k) → 2HCl(k) BẰNG PHƢƠNG PHÁP TÍNH HÓA HỌC LƢỢNG TỬ Chuyên ngành: Hóa lý thuyết và hóa lý Mã số: 60440119 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Phạm Văn Nhiêu TS. Vũ Việt Cường Hà Nội - 2015
- PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Hóa học lượng tử (HHLT) là ngành khoa học nghiên cứu các hệ lượng tử dựa vào phương trình chính tắc của CHLT do Schrodinger đưa ra năm 1926 . Với sự xuất hiện của HHLT đã nhanh chóng làm thay đổi cơ bản quan niệm về thế giới vi mô nhiều ngành khoa học đặc biệt trong nghiên cứu hóa học. HHLT giúp tìm hiểu sâu, nghiên cứu vấn đề cốt lõi nhất của hóa học là cấu trúc và tính chất hóa lý của các chất. Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ máy tính và sự ra đời của các phần mềm máy tính phục vụ trong việc tính HHLT như MOPAC, HYPERCHEM, GAUSSIAN, GAUSSVIEW, VASP….Giúp cho việc nghiên cứu HHLT được mở rộng hơn. Phần mềm tính toán cho ta biết nhiều tham số về xác định cấu trúc phân tử, tham số về bề mặt thế năng, tham số về các đại lượng nhiệt động học như: ∆H; ∆G; cũng như các đại lượng động học như E, tốc độ phản ứng…. HHLT còn làm sáng tỏ nhiều cơ chế của phản ứng hóa học, giải thích đúng đắn các quy luật hóa học, kiểm tra được kết quả thực nghiệm. Đặc biệt, nó còn thể hiện tính ưu việt là nghiên cứu sự chuyển tiếp giữa các chất trung gian mà có thời gian xảy ra rất ngắn. Khảo sát các phản ứng hóa học trong các điều kiện khác nhau, nhất là đối với những phản ứng khó, phản ứng độc hại hay không thể thực hiện được, đồng thời tiết kiệm được về kinh tế. Với mong muốn học hỏi, hiểu biết thêm về HHLT, tìm hiểu bản chất của phản ứng nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Kiểm nghiệm cơ chế phản ứng H2(k)+ Cl2(k) → 2HCl(k) bằng phƣơng pháp tính hóa học lƣợng tử” II. Mục đích nghiên cứu. Sử dụng lý thuyết hóa học lượng tử và các phương pháp tính toán gần đúng, tốt áp dụng cho hệ nghiên cứu nhằm thu được các tham số về cấu trúc, tần số dao động và các loại năng lượng… của hệ các chất tham gia, các chất sản phẩm, các Vũ Thị Ngọc Lan
- chất trung gian và các trạng thái chuyển tiếp qua đó thiết lập bề mặt thế năng đầy đủ để giải thích cơ chế phản ứng. Khi nghiên cứu cơ chế của phản ứng H2 + Cl2 HCl chúng tôi thấy phản ứng xảy ra theo 3 giai đoạn. Trong đó, có giai đoạn phát triển mạch mà một nguyên tử tấn công một phân tử. Vậy nguyên tử tấn công phân tử theo góc liên kết nào cho lợi nhất về năng lượng? Về mặt động học phản ứng, phương trình động học của phản ứng được biểu diễn như thế nào? Với các kết quả nghiên cứu, chúng tôi hy vọng các thông số thu được có thể được sử dụng làm thông tin đầu vào cho việc nghiên cứu nhiệt động học và động lực học tiếp theo, đồng thời làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu hóa học thực nghiệm. III. Nhiệm vụ nghiên cứu. Tìm hiểu cơ sở lý thuyết, các phương pháp tính toán và các phần mềm liên quan trong hóa học lượng tử. Sưu tầm các bài báo và các tài liệu liên quan đến hệ chất nghiên cứu. Lựa chọn phương pháp tính toán tốt nhất để kháo sát hệ chất nghiên cứu. Dự đoán, kiểm nghiệm các hướng phản ứng, xây dựng bề mặt thế năng đầy đủ và lựa chọn được cơ chế phù hợp của phản ứng. IV. Phƣơng pháp nghiên cứu. Sử dụng phần mềm Gaussian 09 và các phần mềm hỗ trợ như Gauss View, Chemcraft, Chemoffice… để nghiên cứu. Sử dụng phương pháp DFT để tối ưu hóa cấu trúc và tính năng lượng tương quan với bộ hàm 6-31G cho các nguyên tố Cl, H. Cuối cùng chúng tôi dùng các kết quả tính toán năng lượng tương quan để xây dựng bề mặt thế năng (PES) của hệ chất nghiên cứu, từ đó rút ra được những kết luận quan trọng cho quá trình nghiên cứu. Cấu trúc khóa luận gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Phần nội dung bao gồm 3 chương: Chƣơng 1: Tổng quan Vũ Thị Ngọc Lan
- Chƣơng 2: Hệ chất nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Kết quả và thảo luận CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở lý thuyết hóa học lƣợng tử [1][4][9][10][12] 1.1.1. Phƣơng trình Schrodinger Phương trình Schrodinger được đưa ra bởi nhà vật lý người Áo – Schrodinger vào năm 1926. Sự biến đổi trạng thái của hạt vi mô theo thời gian của một hệ lượng tử được mô tả bởi phương trình Schrodinger có dạng tổng quát: 𝜕𝜓 𝑖ħ =Ĥ (1.1) 𝜕𝑡 Ở đây, Ψ(q,t) – Hàm sóng mô tả trạng thái của hệ lượng tử. Đó là hàm của tọa độ q và thời gian t. ħ2 Ĥ = 𝑇+ U = - ∇2 + 𝑈 2𝑚 𝜕2 𝜕2 𝜕2 Với ∇2 = 2 + 2 + : toán tử Laplace 𝜕𝑥 𝜕𝑦 𝜕𝑧 2 U: thế năng (năng lượng tương tác giữa các hạt lượng tử trong hệ). Trong trường hợp thế năng của hệ không phụ thuộc thời gian: U = U(q) (q: tọa độ) Trong hệ kín hoặc hệ chuyển động trong môi trường ngoài không đổi, thì toán tử Hamilton Ĥ không phụ thuộc vào thời gian và trùng với toán tử năng lượng toàn phần Ĥ(q) và trạng thái của hệ khi đó được gọi là trạng thái dừng: ψ(q,t)→ψ(q). Phương trình Schrodinger ở trạng thái dừng: Ĥ(q)ψ(q) = Eψ(q) (1.2) E là trị riêng năng lượng, ψ(q) là hàm sóng (q là tọa độ). Nghiệm của phương trình (1.1) có thể được viết dưới dạng: 𝑖𝐸𝑡 Ψ(q,t) = ψ(q).𝑒 ħ (1.3) Vũ Thị Ngọc Lan
- Những trạng thái mà hệ lượng tử có giá trị xác định, được xác định bởi phương trình (1.3) gọi là trạng thái dừng và (1.2) là phương trình Schrodinger cho trạng thái dừng. Các hệ lượng tử (nguyên tử, phân tử,…) có thể xem như là một hệ thống ổn định, bền vững theo thời gian, có thể dùng (1.2) để xác định hàm sóng và năng lượng của chúng. Với hệ lượng tử gồm M hạt nhân và N electron, toán tử Hamilton xác định cho hệ hạt là: 𝑁 𝑀 𝑁 𝑀 𝑁 𝑁 𝑀 𝑀 1 2 1 2 𝑍𝐴 1 𝑍𝐴 𝑍𝐵 𝐻=− ∇ − ∇ − + + (1.4) 2 𝑖 2𝑀𝐴 𝐴 𝑟𝑖𝐴 𝑟ị 𝑟𝐴𝐵 𝑖=1 𝐴=1 𝑖=1 𝐴=1 𝑖=1 𝑗 >1 𝐴=1 𝐵>𝐴 Với A, B kí hiệu cho từng hạt nhân và i, j kí hiệu cho electron trong hệ. MA: khối lượng hạt nhân A ZA, ZB: điện tích của hạt nhân A, B rij: khoảng cách giữa electron thứ i và j, riA: khoảng cách giữa electron thứ i và hạt nhân A, rAB: là khoảng cách giữa hạt nhân A và B Số hạng thứ nhất và thứ hai trong phương trình (1.4) là toán tử động năng của các electron và của hạt nhân tương ứng, số hạng thứ ba là tương tác hút Coulomb (Culong) giữa các electron và hạt nhân, số hạng thứ tư và thứ năm là tương tác đẩy giữa các electron và giữa các hạt nhân tương ứng. Khi giải phương trình Schrodinger người ta thu được các hàm sóng ψ mô tả trạng thái của hệ lượng tử và khi ở trạng thái đó, hệ lượng tử có năng lượng E. Tuy vậy, nguyên tử, phân tử là những hệ vô cùng phức tạp, nên trong thực tế phương trình Schrodinger không giải được một cách chính xác. Để giải phương trình Schrodinger cho các hệ lượng tử phức tạp, người ta sử dụng các phương pháp gần đúng. 1.1.2.Sự gần đúng Born – Oppenheirmer Toán tử Hamilton đầy đủ cho một hệ phân tử: H T elec (r ) T nucl ( R) V elecnucl ( R, r ) V elec (r ) V nucl ( R) Vũ Thị Ngọc Lan
- Phép gần đúng Born – Oppenheirmer được sử dụng để đơn giản hóa việc giải phương trình Schrodinger. Vì khối lượng của hạt nhân lớn hơn rất nhiều khối lượng của electron, do đó hạt nhân chuyển động rất chậm so với electron, nên có thể coi các hạt nhân là đứng yên. Với sự gần đúng này, động năng của các hạt nhân có thể bỏ qua và thế năng của hạt nhân là hằng số. Phương trình (1.2) được viết lại là: Ĥeψe = Eeψe (1.5) Phép gần đúng Born – Oppenheirmer xem các electron chuyển động trong trường hạt nhân tĩnh điện (động năng hạt nhân bằng 0), lúc đó số hạng tương tác tĩnh điện giữa các hạt nhân nguyên tử là hằng số nên có thể tách số hạng này ra khỏi toán tử Hamilton của electron. Lúc này toán tử Hamilton trở thành: 𝑁 𝑁 𝑀 𝑁 𝑁 1 2 𝑍𝐴 1 𝐻𝑒 = − ∇ − − 1.6 2 𝑖 𝑟𝑖𝐴 𝑟𝑖𝑗 𝑖=1 𝑖=1 𝐴=1 𝑖=1 𝑗 >1 Hàm ψe phụ thuộc tọa độ electron và tham số tọa độ hạt nhân. Đối với hệ nhiều electron sẽ xảy ra tương tác giữa các electron. Do đó vấn đề cốt lõi là xử lý thế năng tương tác giữa các electron. Vì không thể tính chính xác đại lượng này nên trong thực tế người ta lấy giá trị trung bình 𝑈𝑒𝑒 nhằm mục đích làm cho phương trình Schrodinger có thể giải được mà kết quả vẫn đảm bảo độ chính xác nào đó dùng để giải thích các dữ kiện thực nghiệm. Vì phân tử không có tính đối xứng cầu nên không thể dùng phương pháp HF cho phân tử. Roothaan đã thành công trong việc áp dụng phương trình Hartree – Fock cho các MO được xây dựng dưới dạng tổ hợp tuyến tính các obitan nguyên tử: 𝑚 𝜓𝑖 = 𝑗 =1 𝑐𝑖𝑗 𝜑𝑖𝑗 (1.7) cij là các hệ số khai triển và m là kích cỡ của tập hàm cơ sở, cij có thể xác định bằng phương pháp biến phân. 1.1.3.Phƣơng pháp biến phân Mục đích của phương pháp biến phân là tìm ra các cij gần đúng nhất với hàm sóng thực tế ψ ứng với năng lượng cực tiểu theo tập hàm cơ sở đã chọn. Năng lượng tính theo phương trình Schrodinger: Vũ Thị Ngọc Lan
- 𝜓 ∗Ĥ𝜓𝑑𝜏 𝐸= (1.8) 𝜓∗𝜓𝑑𝜏 Với d𝜏 là vi phân thể tích. Nếu hàm ψ là hàm chuẩn hóa thì phương trình (1.8) có dạng: 𝐸= 𝜓 ∗ Ĥ𝜓𝑑𝜏 (1.9) Áp dụng phương pháp biến phân, biểu diễn gần đúng cho hàm sóng ψ dưới dạng MO – LCAO: ψ = c1φ1 + c2φ2 + ….+ cnφn (1.10) Đặt (1.10) vào (1.8) nhận thấy trị số của E phụ thuộc vào giá trị của cj. Theo nguyên lý biến phân, những hệ số này phải chọn sao cho trị số của E là cực tiểu. Coi các cj là các biến số và E phụ thuộc các biến số đó. Điều kiện cực tiểu năng lượng: dE/dcj = 0 (1.11) Xét với hệ 2 hạt, thực hiện vi phân (1.11) ta được hệ phương trình tuyến tính thuần nhất với ψ = c1φ1 + c2φ2 là 𝐻11 − 𝐸𝑆11 𝑐1 + 𝐻12 − 𝐸𝑆12 𝑐2 = 0 (1.12) 𝐻21 − 𝐸𝑆21 𝑐1 + 𝐻22 − 𝐸𝑆22 𝑐2 = 0 Đối với hệ có n hạt, thực hiện vi phân (1.11) đối với hàm sóng (1.10) ta được hệ phương trình tuyến tính thuần nhất có dạng : 𝐻11 − 𝐸𝑆11 𝑐1 + 𝐻12 − 𝐸𝑆12 𝑐2 + ⋯ + 𝐻1𝑛 − 𝐸𝑆1𝑛 𝑐𝑛 = 0 𝐻21 − 𝐸𝑆21 𝑐1 + 𝐻22 − 𝐸𝑆22 𝑐2 + ⋯ + 𝐻2𝑛 − 𝐸𝑆2𝑛 𝑐𝑛 = 0 ……………………………………………………………………. 𝐻𝑛1 − 𝐸𝑆𝑛1 𝑐1 + 𝐻𝑛2 − 𝐸𝑆𝑛2 𝑐2 + ⋯ + 𝐻𝑛𝑛 − 𝐸𝑆𝑛𝑛 𝑐𝑛 = 0 (1.13) Hệ phương trình (1.13) có thể viết gọn thành: 𝐻𝑖𝑗 − 𝐸𝑆𝑖𝑗 𝑐𝑗 = 0 (1.14) Trong đó i là số thứ tự của phương trình, j là số thứ tự của các số hạng. Hệ phương trình (1.13) có nghiệm khác 0 khi định thức thế kỉ lập từ phương trình trong hệ trên bằng 0: Vũ Thị Ngọc Lan
- 𝐻11 − 𝐸𝑆11 𝐻12 − 𝐸𝑆12 … … . 𝐻1𝑛 − 𝐸𝑆1𝑛 𝐻21 − 𝐸𝑆21 𝐻22 − 𝐸𝑆22 … … . 𝐻2𝑛 − 𝐸𝑆2𝑛 ………………………………………………… ………………………………………………… = 0 ………………………………………………… 𝐻𝑛1 − 𝐸𝑆𝑛1 𝐻𝑛2 − 𝐸𝑆𝑛2 … … . 𝐻𝑛𝑛 − 𝐸𝑆𝑛𝑛 Hay: │Hij – ESij│= 0 (1.15) Giải định thức thế kỉ ta tìm được biểu thức đối với năng lượng E. Đặt giá trị của E vào hệ phương trình (1.13) ta tìm được các hệ số cj từ đó suy ra hàm sóng cần tìm. 1.1.4.Thuyết trƣờng tự hợp Hartree – Fock Tất cả các phương pháp tính obitan phân tử hiện đại (ab initio và bán kinh nghiệm) đều sử dụng phương pháp tính gần đúng Hartree – Fock (HF) để giải gần đúng hàm sóng phân tử. Từ quan điểm vật lý về trường thế hiệu dụng trung bình hóa đối với mỗi electron hợp bởi thế hút của hạt nhân và thế đẩy trung bình hóa do tất cả các electron khác sinh ra. Hàm sóng thích hợp mô tả trạng thái mỗi electron là hàm obitan – spin: ψ(x) được xác định bằng tích của hàm không gian ψ(q) với hàm spin χ(σ) (hàm spin 1 1 kí hiệu α nếu ms = + và β nếu ms = − ) 2 2 Ψ(x) = φ(q).χ(σ) (1.16) Với x là tọa độ obitan – spin; σ là tọa độ spin; q là tọa độ không gian. Hàm sóng phản đối xứng đơn giản nhất được sử dụng để mô tả trạng thái cơ bản của hệ N electron là một định thức Slater: 𝜓1 𝑥1 𝜓2 𝑥1 … 𝜓𝑁 𝑥1 1 𝜓 𝑥1 , 𝑥2 , … , 𝑥𝑛 = 𝜓1 𝑥2 𝜓2 𝑥2 … 𝜓𝑁 𝑥2 (1.17) 𝑁! …………………………… 𝜓1 𝑥𝑁 𝜓2 𝑥𝑁 … … 𝜓𝑁 𝑥𝑁 Với các chỉ số i ở ψi là bộ 4 số lượng tử; xi là tọa độ obitan – spin i. Theo nguyên lý biến phân “Hàm sóng tốt nhất được xác định theo định thức Slater là hàm sóng ứng với năng lượng cực tiểu: 𝐸 = 𝜓│𝐻│𝜓 ” Áp dụng nguyên lý biến phân ta được hệ phương trình Hartree – Fock (HF). Phương trình HF này sẽ xác định obitan – spin tối ưu có dạng: Vũ Thị Ngọc Lan
- ℎ 𝑖 𝜓 𝑥𝑖 = 𝜀𝑖 𝜓 𝑥𝑖 (1.18) Ở đây h 𝑖 là toán tử Hamilton hiệu dụng 1 electron trong trường trung bình của các hạt còn lại, được gọi là toán tử Fock: 1 𝑀 𝑍𝐴 ℎ 𝑖 = − ∇2𝑖 − 𝐴=1 𝑟 + 𝑉 𝐻𝐹 𝑖 (1.19) 2 𝑖𝐴 VHF(i): thế năng trung bình của electron thứ i trong sự có mặt của những electron khác. Phương pháp gần đúng HF đã thay nhiều hệ electron phức tạp bằng N hệ một electron, trong đó sự đẩy của 2e được xử lý trung bình hóa. Thế năng HF (VHF (i)) phụ thuộc vào những obitan – spin của những electron khảo sát. Phương trình HF (1.18) không tuyến tính và theo phương pháp “lặp đi lặp lại” hay còn gọi là phương pháp trường tự hợp SCF (Self Consistent field). Trong phương pháp này, từ những hàm obitan – spin dự đoán ban đầu, đối với mỗi electron khác (VHF(i)). Tiếp theo giải phương trình (1.18) để xác định bộ obitan – spin mới. Sau đó, dùng bộ obitan mới này để tính VHF(i) mới. Lặp lại các quá trình này cho đến khi trường VHF(i) và obitan – spin không còn thay đổi nữa. Kết quả tìm được sẽ là: 𝑛 𝑛 𝑛 𝐸𝜋 = 2 𝜀𝑖 − 2𝐽𝑖𝑗 − 𝐾𝑖𝑗 (1.20) 𝑖=1 𝑖=1 𝑗 =1 Trong đó: Jij và Kij là những tích phân 2 electron 1 Jij = 𝜓𝑖∗ 1 𝜓𝑗 2 𝜓𝑖 1 𝜓𝑗 2 𝑑𝜏1 𝑑𝜏2 là năng lượng HF, nó tương 𝑟12 đương với tương tác Coulomb cổ điển. 1 Kij = 𝜓𝑖∗ 1 𝜓𝑗 2 𝜓𝑖 1 𝜓𝑗 2 𝑑𝜏1 𝑑𝜏2 được gọi là năng lượng trao đổi 𝑟12 HF. Chất lượng của kết quả HF phụ thuộc vào kích cỡ và chất lượng của hệ hàm cơ sở. Tuy nhiên độ chính xác của HF bị hạn chế bởi việc sử dụng các hiệu ứng liên hỗ trợ trung bình. 1.1.5.Phƣơng trình Roothaan Phương trình Roothaan áp dụng đối với những phân tử không có trường Coulomb đối xứng cầu. Roothaan (1951) sử dụng các tập hàm cơ sở để mở rộng Vũ Thị Ngọc Lan
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. H. Eyring, J. Walter, G.E. Kimball (1948), Hóa học lượng tử (1976)bản dịch tiếngViệt, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội. 2. Trần Thành Huế (2003), Hóa học đại cương, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 3. Trần Thành Huế (2006), Tư liệu hóa học 10, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 4. Nguyễn Đình Huề, Nguyễn Đức Chuy (2003), Thuyết lượng tử về nguyên tử và phân tử (Tập 1,2), NXBGD, Hà Nội. 5. Đoàn Minh Hùng (2015), Khảo sát thông số nhiệt động, đường phản ứng của gốc tự do Etinyl (C2H) với phân tử acryonitrin (C3H3N) trong pha khí bằng phương pháp tính hóa học lượng tử, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 6. Lê Văn Huỳnh (2014), Hóa học các nguyên tố, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội. 7. Nguyễn Hà Mi (2012), Khảo sát một số dẫn xuất halogen, ancol, phenol và axit cacboxylic bằng phương pháp hóa học lượng tử, Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học tự nhiên. 8. Phạm Thị Thu Ngọc (2014), Nghiên cứu lý thuyết cơ chế phản ứng N2O + H2 trong pha khí và trên nền xúc tác cluster Rh5, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 9. Hoàng Nhâm (2000), Hóa vô cơ (Tập 2), NXBGD, Hà Nội. 10. Trần Văn Nhân, Nguyễn Thạc Sửu, Nguyễn Văn Tuế, (2006), Hóa lí (Tập 2,3), NXBGD, Hà Nội. 11. Nguyễn Hữu Phú (2006), Hóa lý và Hóa keo, NXBKHKT, Hà Nội. 12. Lâm Ngọc Thiềm, Phạm Văn Nhiêu, Lê Kim Long (2008), Cơ sở hóa học lượng tử, NXBKHKT, Hà Nội. 13. Đào Đình Thức (2005), Cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học (Tập 1,2), Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. Vũ Thị Ngọc Lan
- 14. Nguyễn Ngọc Trí (2015), Bước đầu nghiên cứu động học của phản ứng đơn phân tử phụ thuộc áp suất bằng phương pháp tính hóa học lượng tử, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 15. Hồ Ngọc Tuấn (2015), Nghiên cứu lí thuyết cơ chế phản ứng của gốc etinyl với phân tử etanol trong pha khí bằng lý thuyết phiếm hàm mật độ, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 16. Đặng Ứng Vận (1998), Tin học và ứng dụng trong hóa học, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 17. Đào Hữu Vinh, Nguyễn Duy Ái (2014), Tài liệu chuyên Hóa học 10 (Tập 2), Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. Tiếng Anh 18. Eleen Frisch, Hrantchian, P. Hrat Roy D. Dennington II, Todd A. Keith, John Millam,…(2009), GaussView 5 Reference, Gaussian, Inc. 19. Gloria A.A. Saracino, Roberto Improta, Vincenzo Barone (2003), “Absolute pKa determination for cacboxylic acids using density functional theory and the polarizable continuum model”, Chemical Physics Letters, 373, pp. 411- 415. 20. John A. Keith, Emily A. Carter (2012), “Quantum Chemical Benchmarking, Validation, and Prediction of Acidity Constants for Substituted Pyridinium Ions and Pyridinyl Radicals”, Journal of Chemical Theory and Computation, 8, pp. 3187-3206. 21. Kristin S. Along, George C. Sheilds (2010), “Chapter 8 Theoretical Calculations of Acid Dissociation Constants: A Review Artical”, Annual Reports in Computation Chemistry, Volum 6, pp. 113-138. 22. Matthew D. Liptak, George C. Shields (2001), “Accurate pKa Calculation for Carboxylic Acids Using Complete Basis Set and Gaussian-n Models Combined with CPCM Continuum Solvation Methods”, J. Am. Chem. Soc, 123, pp. 7314-7319. Vũ Thị Ngọc Lan
- 23. Vyacheslav S. Bryantsev, Mamadou S. Diallo, Adri C. T. van Duin, William A. Goddard III (2009), “Evaluation of B3LYP, X3LYP and M06-Class Density Functionals for Predicting the Binding Energies of Neutral, Protonated, and Deprotonated Water Clusters”, Journal of Chemical Theory and Computation, 5, pp. 1016-1026. Vũ Thị Ngọc Lan
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn