intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

91
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý và tình hình sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn quận Hoàng Mai, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế trong quản lý công tác giao đất, cho thuê đất. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất và đưa ra một số kiến nghị nhằm nhằm hoàn thiện, khắc phục những tồn tại để tăng cường quản lý Nhà nước về công tác giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức tại địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ***** NGUYỄN MINH TUẤN NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU  QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐƯỢC NHÀ  NƯỚC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN  HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
  2. Hà Nội ­ 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ***** NGUYỄN MINH TUẤN NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU  QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐƯỢC NHÀ  NƯỚC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN  HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60850103 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC 2
  3. Giảng viên hướng dẫn:  PGS.TS. Trần Văn Tuấn  Hà Nội – 2016 MỞ ĐẦU Quận Hoàng Mai nằm ở vị trí là cửa ngõ phía Nam khu vực  nội thành của Thành phố, có hệ  thống giao thông thuận lợi bao  gồm cả đường sắt, đường bộ và đường sông. Do vậy quận Hoàng  Mai có rất nhiều điều kiện trong việc phát triển thị  trường, mở  rộng giao lưu hàng hóa và phát triển kinh tế  dịch vụ. Là quận có   diện tích tự nhiên lớn so với nhiều quận khác, đã tạo điều kiện cho  quận có nhiều tiềm năng phát triển các khu đô thị  mới, xây dựng   các trung tâm thương mại dịch vụ, công nghiệp –  tiểu thủ  công  nghiệp... Do đó, nhu cầu sử  dụng đất đối với các đơn vị, tổ  chức  để  thực hiện các dự  án đầu tư  cũng tăng cao, góp phần thúc đẩy  nền kinh tế, hiệu quả  sử dụng đất được tăng lên. Nhưng làm thế  nào để  sử  dụng đất một cách hiệu quả, hợp lý, khoa học đòi hỏi  công tác giao đất, cho thuê đất phải bảo đảm hài hòa được quyền  lợi và lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất đã và   đang là một vấn đề  rất được quan tâm trong cả  nước nói chung và  quận Hoàng Mai ­ thành phố Hà Nội nói riêng. Do đó, việc xem xét   thực trạng của công tác giao đất, cho thuê đất và tình hình sử dụng  
  4. đất đối với các tổ  chức là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện  nay nhằm tìm ra những khó khăn, tồn tại, khắc phục kịp thời để đáp  ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng sử dụng đất, tránh lãng phí  đất đai và đưa ra các giải pháp khắc phục sao cho quản lý đất đai   đạt hiệu quả tốt nhất. Xuất phát từ những lý do trên, học viên tiến   hành nghiên cứu đề  tài: “Nghiên cứu đề  xuất các giải pháp nâng   cao hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao   đất, cho thuê  đất trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố  Hà   Nội” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng công tác quản lý và tình hình sử  dụng   đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa  bàn quận Hoàng Mai, từ đó chỉ  ra những kết quả đạt được và tồn   tại, hạn chế trong quản lý công tác giao đất, cho thuê đất. Trên cơ  sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất và   đưa ra một số kiến nghị nhằm nhằm hoàn thiện, khắc phục những   tồn tại để tăng cường quản lý Nhà nước về công tác giao đất, cho   thuê đất đối với các tổ chức tại địa phương. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.  ­ Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật của  Nhà  nước, của Thành phố  Hà Nội về  đất đai có liên quan tới quản lý   Nhà nước về công tác giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức. ­ Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu về thực trạng công tác  giao đất, cho thuê đất đối với tổ  chức trên địa bàn quận Hoàng   Mai. 4
  5. ­ Đánh giá về thực trạng sử dụng đất, kết quả đạt được và  những tồn tại, khó khăn hạn chế . ­ Đề  xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất   đối với các tổ chức được giao đất, thuê đất trên địa bàn nghiên cứu. 4. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi không gian nghiên cứu: Nghiên cứu việc giao đất,  cho thuê đất đối với các tổ chức trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành  phố Hà Nội.  Phạm vi thời gian: Thực trạng công tác giao đất, cho thuê  đất trên địa bàn nghiên cứu từ năm 2008 đến hết 31/12/2014.  5. Phương pháp nghiên cứu. ­ Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ­ Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ­ Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích số liệu ­ Phương pháp chuyên gia  6. Kết cấu của Đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung   của luận văn được kết cấu theo 3 chương, gồm: Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu. Chương 2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và tình hình   sử dụng đất của tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên   địa bàn quận Hoàng Mai. Chương 3. Đề  xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả  sử   dụng đất của các tổ  chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất   địa bàn quận Hoàng Mai.
  6. 6
  7. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về giao đất, cho thuê đất. 1.1.1.   Sở   hữu   toàn   dân   về   đất   đai   và   giao   đất,   cho   thuê   đất Hiện nay, Luật Đất đai năm 2013 về  cơ  bản vẫn kế  thừa   Luật Đất đai 2003 về hình thức giao đất, cho thuê đất nhưng cũng   có nhiều đổi mới trong công tác giao đất, cho thuê đất. Một trong  những điểm mới đáng chú ý là thu hẹp các trường hợp được Nhà  nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử  dụng đất và cơ  bản chuyển sang thuê đất nhằm sử  dụng đất tiết  kiệm, hiệu quả. Quy định hình thức giao đất, cho thuê đất chủ yếu  thông qua hình thức đấu giá quyền sử  dụng đất để  đảm bảo tính  công khai minh bạch, đồng thời huy động được nguồn lực đất đai  cho phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước.  1.1.2. Tầm quan tr ọng  của công tác giao đất, cho thuê đất Khi Nhà nước có quyết định giao đất, cho thuê đất, người   sử  dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử  dụng đất thì   các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử  dụng đất được bảo  đảm, đi đôi với quyền lợi thì người sử  dụng đất cũng cần phải   thực   hiện   đầy   đủ   các   nghĩa   vụ   của   mình   đối   với   Nhà   nước.   Người sử dụng đất hoàn thành nghĩa vụ sử dụng đất là họ  đã góp  phần vào việc quản lý sử dụng đất cũng như việc duy trì bộ  máy  quản lý Nhà nước về đất đai. 1
  8. 1.1.3. Tổ chức sử dụng đất. 1.1.3.1. Khái niệm về tổ chức sử dụng đất. Tổ  chức sử dụng đất (hay còn gọi là đối tượng sử  dụng   đất) là tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất  để  sử dụng  hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử  dụng đất đối với đất  đang sử dụng, được Nhà nước giao đất để quản lý bao gồm ­ Các tổ chức trong nước  ­ Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao  ­ Tổ chức sự nghiệp công lập  ­ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài  1.1.3.2. Loại hình tổ chức sử dụng đất Theo Thông tư số 28/2014/TT­BTNMT ngày 02/6/2014 của  Bộ  Tài nguyên và Môi trường quy định về  thống kê, kiểm kê đất  đai và lập bản đồ  hiện trạng sử  dụng đất thì loại hình tổ  chức  được phân loại theo đối tượng sử dụng đất,  1.2. Cơ  sở pháp lý của công tác giao đất, cho thuê đất đối với   đối tượng sử dụng đất là tổ chức Một số  Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật  đất đai  2003, 2013 và các văn bản dưới  luật  để  hướng dẫn thực  hiện cụ thể như sau: ­ Nghị  định số  43/2014/NĐ­CP ngày 15/5/2014 của Chính  phủ  quy định chi tiết thi hành một số  điều của Luật Đất đai năm   2013; 2
  9. ­ Nghị  định số  44/2014/NĐ­CP ngày 15/5/2014 của Chính  phủ quy định về giá đất; ­ Nghị  định số  45/2014/NĐ­CP ngày 15/5/2014 của Chính  phủ quy định về thu tiền sử dụng đất; 1.3. Những quy định của Nhà nước trong công tác giao đất, cho   thuê đất đối với đối tượng là tổ chức. Hiện nay, các quy định chung của Nhà nước về  giao đất,  cho thuê đất đối với các tổ chức sử dụng đất được thể  hiện trong   các văn bản quy phạm pháp luật về giao đất, cho thuê đất, cụ  thể  là trong Luật Đất đai 2013 và Nghị  định số  43/2014/NĐ­CP ngày  15/5/2014 của Chính phủ  quy định chi tiết một số  điều của Luật  Đất đai. 1.3.1. Về công tác giao đất: Giao đất có ý nghĩa quan trọng trong nội dung quản lý Nhà  nước đối với đất đai, là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm   quyền để  chuyển giao trên thực tế  đất và quyền sử  dụng đất cho  các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư sử dụng đất.   Đến nay, theo điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định “Nhà nước   giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất)  là việc  Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất  cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. 1.3.2. Về cho thuê đất  Cho thuê đất là hình thức Nhà nước hoặc các chủ sử dụng   đất tạm chuyển quyền sử dụng đất của mình cho các chủ thuê đất  thông qua hợp đồng thuê đất, phù hợp với các quy định của pháp  3
  10. luật hiện hành. Theo khoản 8, điều 3 của Luật Đất đai năm 2013  quy định “Nhà nước cho thuê quyền sử  dụng đất   (sau đây gọi là  Nhà nước cho thuê đất) là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử  dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử  dụng đất thông qua hợp  đồng cho thuê quyền sử dụng đất”. 1.3.3. Nguyên tắc về giao đất, cho thuê đất  Giao đất, cho thuê đất là một vấn đề  quan trọng trong  công   tác   quản   lý   Nhà   nướ c   về   đất   đai,   không   chỉ   đảm   bảo  quyền lợi cho người đượ c thuê đất, giao đất về  mục đích phát   triển kinh t ế, h ạn ch ế  chí phí kinh doanh mà còn đảm bảo đất  đai đượ c sử  dụng hợp lý, có hiệu quả  và khoa học phát huy tối   đa tiềm năng, nguồn l ực về  đất, góp phần vào sự  nghiệp phát   triển kinh t ế ­ xã hội của quốc gia.  1.4. Tình hình thực hiện giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức   tại Việt Nam 1.4.1. Tình hình sử dụng đất trên phạm vi cả nước 1.4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất của cả nước: Theo kết quả  thống kê diện tích đất hàng năm của Bộ  Tài  nguyên và Môi trường năm 2014, tính đến ngày 01/01/2014, diện tích   đất tự nhiên của nước ta là 33.096.731 ha; trong đó đất nông nghiệp là  26.822.953ha, chiếm 81,05% diện tích đất của cả nước; đất phi nông  nghiệp là 3.796.871 ha, chiếm 11,47 % diện tích đất cả nước; đất chưa  sử dụng là 2.476.907 ha, chiếm 7,48 % diện tích đất cả nước. 4
  11. 1.4.1.2.  Hiện trạng sử  dụng đất  theo đối tượng sử  dụng và đối   tượng quản lý trên phạm vi cả nước: Theo   điều   10   Thông   tư   số   28/2014/TT­BTNMT   ngày  02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê,  kiểm kê đất đai và lập bản đồ  hiện trạng sử  dụng đất thì chỉ  tiêu  thống kê đất đai về  loại đối tượng được Nhà nước giao sử  dụng   bao gồm: Hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức trong nước; tổ  chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và cộng đồng dân cư. Phân  theo đối tượng được Nhà nước giao quản lý bao gồm: Cộng đồng  dân cư; Ủy ban nhân dân cấp xã; Tổ chức phát triển quỹ đất và tổ  chức khác  1.4.2. Tình hình sử  dụng đất của các tổ  chức được Nhà nước   giao đất, cho thuê đất Theo báo cáo về công tác quản lý nhà nước về đất đai năm  2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy  tình trạng tùy tiện  và lãng phí trong sử  dụng  đất diễn ra phổ  biến. Trên cả  nước,  trong số  trên 7.000.000 ha đất nhà nước giao và cho các tổ  chức  thuê, thì có tới hàng trăm nghìn ha sử dụng không đúng mục đích, bị  lấn chiếm, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn trái phép. 5
  12. 1.5. Các chính sách về giao đất, cho thuê đất đối với đối tượng  sử  dụng là các tổ  chức  ở  một số  nước trên Thế  giới và bài  học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 1.5.1. Chính sách về  giao đất, cho thuê đất đối với tổ  chức  ở   một số nước trên Thế giới 1.5.1.1. Chính sách giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức của Đài   Loan Luật đất đai của Đài Loan quy định hai hình thức sở  hữu   đất đai đó là sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân.  1.5.1.2.   Chính sách giao  đất,  cho  thuê   đất  đối   với   tổ  chức  của   Trung Quốc Luật đất đai sửa đổi của Trung Quốc năm 1999 quy định  thực hiện chế  độ  công hữu xã hội chủ  nghĩa về  đất đai, tức là 2  hình thức sở  hữu là chế  độ  sở  hữu Nhà nước và chế  độ  sở  hữu   tập thể của quần chúng lao động. Sở hữu Nhà nước tức là quyền  sở hữu đất đai thuộc sở hữu nhà nước do Quốc Vụ viện thay mặt   nhà nước thực hiện. Mọi đơn vị và cá nhân đều không được xâm   chiếm, mua bán hoặc bằng những hình thức khác nhau để chuyển  nhượng phi pháp đất đai. 1.5.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Nghiên cứu pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về  giao đất, cho thuê đất nói riêng có thể  thấy: hầu hết các quốc gia  mà đề  tài nghiên cứu đều có chính sách pháp luật về giao đất, cho   thuê đất. Theo đó, việc quy định giao đất, cho thuê đất có thu tiền   6
  13. là phổ biến. Tuy nhiên, về chính sách giao đất cho thuê đất đối với  người nước ngoài, hầu hết các quốc gia được nghiên cứu đều rất  quan tâm đến đối tượng này, nhưng có một điểm đáng lưu ý là:  một số nước như Trung Quốc, Đài Loan chỉ cho phép người nước   ngoài có quyền sử dụng đất khi mà quốc gia của người nước ngoài   đó thực hiện các quyền tương tự đối với công dân của những nước  này. 7
  14. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN  LÝ VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC  ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT TRÊN ĐỊA  BÀN QUẬN HOÀNG MAI. 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế ­  xã hội  quận Hoàng Mai. 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên  2.1.1.1. Vị trí địa lý Quận   Hoàng   Mai   nằm   ở  phía   Nam   khu   vực   nội   thành  Thành phố  Hà Nội. Toạ  độ  địa lý của quận vào khoảng 20o53’ ­  21o35’ độ vĩ bắc và 105o44’ ­ 106o02’ độ kinh đông. Ranh giới hành  chính được xác định như sau: ­ Phía Bắc giáp quận Hai Bà Trưng;  ­ Phía Nam huyện Thanh Trì;  ­ Phía Tây giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân;  8
  15. ­ Phía Đông giáp huyện Gia Lâm và quận Long Biên.  Hình 2.1 Sơ đồ vị trí quận Hoàng Mai 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế ­ xã hội 2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế Trong giai đoạn 2008  – 2014, do chịu sự   ảnh hưởng suy   thoái kinh tế, tình hình phát triển kinh tế ­ xã hội trên địa bàn Thành   phố  nói chung và quận Hoàng Mai nói riêng gặp nhiều khó khăn,  thách thức;  kinh tế  có  dấu hiệu  phục hồi nhưng còn chậm chưa  thực sự   ổn định vững chắc, nguy cơ  lạm phát vẫn tiềm  ẩn. Tuy   nhiên, UBND Quận đã bám sát sự chỉ đạo của Thành phố và được   sự  quan tâm giúp đỡ  các Sở, Ngành của Thành phố  cùng với sự  chia sẻ  và đồng thuận của nhân dân nên đã đạt được những kết   quả quan trọng: nhiều chỉ tiêu xã hội thực hiện đúng kế  hoạch đề  ra. Các nhiệm vụ chi đảm bảo theo dự toán phục vụ các nhiệm vụ  9
  16. chính trị, các mục tiêu phát triển kinh tế  ­ xã hội, an ninh ­ quốc   phòng của Quận và tốc độ  tăng trưởng kinh tế  cả  giai đoạn bình  quân đạt 16,44% . b. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đến năm 20 14, tỷ  trọng các ngành trong cơ  cấu kinh t ế  của quận là: công nghiệp – tiểu th ủ  công nghiệp chiếm 58,6%;   thươ ng   mại   –   dịch   vụ   38,8%;   nông   nghiệp   2,7%   so   v ới   đầ u  nhiệm   kỳ,   tỷ   tr ọng   d ịch   v ụ   ­   th ương   m ại   tăng   1,6%,   công  nghiệp   –   ti ểu   thủ   công   nghiệp   tăng   1,1%;   nông   nghiệp   giảm   2,1% trong cơ cấu kinh t ế. 2.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập  a. Hiện trạng dân số và sự phân bố dân cư Theo số liệu thống kê năm 2014, dân số quận Hoàng Mai là  369.638  người; mật độ  bình quân toàn quận là  9.050  người/km2,  dân số phân bố không đồng đều, mật độ dân số cao nhất là phường  Tân Mai 45.327  người/km2, tiếp đến là các phường Tương Mai,   Giáp Bát; trong khi đó đơn vị  có mật độ  thấp nhất là phường Yên   Sở 2.043 người/km2; Trần Phú 1.831 người/km2. b. Lao động, việc làm Số  liệu thống kê  cho thấy  số  lượng lao động trong toàn  quận phân bố không đồng đều giữa các phường, dao động từ mức   50  ­ 75% tổng dân số. Nhìn chung, nguồn nhân lực quận Hoàng   Mai tương đối dồi dào, trình độ  lao động khá.   Tổ  chức đào tạo  nghề cho con em các hộ dân trên địa bàn, đặc biệt là quan tâm đào  10
  17. tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho con em các hộ  dân bị  thu hồi   đất thực hiện dự án.  2.1.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội a. Thực trạng phát triển giao thông Hệ thống giao thông của quận Hoàng Mai tương đối thuận  lợi được chia làm 3 loại hình chính là đường thủy, đường sắt và  đường bộ.  b. Thực trạng phát triển giáo dục ­ đào tạo Trên   địa   bàn  Quận   hiện   có   53   trường   công   lập   (tăng   4  trường so với năm 2011), 11 trường tư thục, dân lập, 209 nhóm trẻ  tư thục; tổng số học sinh 60.366 học sinh (tăng 19.675 học sinh so  với năm 2011). Nề nếp kỷ cương được giữ vững, chất lượng giáo  dục toàn diện được nâng lên, chất lượng mũi nhọn có chuyển biến  tích cực. Số  học sinh giỏi Quốc tế, Quốc gia và Thành phố  tăng   hàng năm; khoảng cách về  chất lượng giáo dục giữa các trường  trong quận đã được rút ngắn hơn. 100% trẻ  mầm non được học  Chương trình giáo dục mầm non mới, 99,6% học sinh lớp 9 được  công nhận tốt nghiệp THCS. 2.1.3  Đánh   giá  chung  về   điều   kiện  tự   nhiên,   kinh  tế   xã   hội   quận Hoàng Mai. Lợi thế  về  vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ phía Nam của thành  phố  Hà Nội có hệ  thống giao thông rất thuận lợi  gồm đường bộ,  đường sắt và đường thủy (sông Hồng) là điều kiện thuận lợi để  quận Hoàng Mai phát triển kinh tế dịch vụ, thương mại  và giao lưu  11
  18. văn hóa. Là quận có diện tích tự nhiên lớn tạo điều kiện cho quận   có nhiều tiềm năng phát triển các khu đô thị  mới, xây dựng các  trung tâm thương mai dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. 2.2. Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất quận Hoàng Mai 2.2.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận   Hoàng Mai Quận Hoàng Mai được thành lập và đi vào hoạt động từ  01/01/2004   theo   Nghị   định   số   132/2003/NĐ­CP   ngày   06/11/2003  của Chính phủ. Cùng với các địa phương trong Thành phố, Đảng  bộ, các cấp chính quyền và nhân dân quận Hoàng Mai đã thực hiện   tốt các chủ  trương lớn của Nhà nước và của ngành về  công tác   quản lý đất đai, từng bước hạn chế được những tiêu cực phát sinh   trong công tác quản lý và sử  dụng đất.  Song song với thời gian  thành lập Quận thì  Luật Đất đai năm 2003 ra đời, có hiệu lực thi  hành trong suốt 10 năm, từ đó công tác quản lý đất đai trên địa bàn  Quận được củng cố, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ  và   kế  hoạch của ngành cũng như  của quận. Kể  từ  khi Luật Đất đai  năm 2013 có hiệu lực thi hành, quận Hoàng Mai tiếp tục triển khai   nhiều nhiệm vụ cụ thể trong công tác quản lý đất đai và được thể  hiện ở các mặt sau: 12
  19. 2.2.2. Hiện trạng sử  dụng đất tại quận Hoàng Mai theo mục   đích sử dụng đất và theo đối tượng sử dụng, đối tượng quản lý. 2.2.2.1.  Hiện trạng sử  dụng đất của quận Hoàng Mai theo mục   đích sử dụng đất được tổng hợp chi tiết tại bảng 2. 2 (tính đến hết   ngày 31/12/2014) Theo số liệu kết quả báo cáo kiểm kê đất đai tính đến hết   ngày 31/12/2014 [31], tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn quận là  4.032,38 ha được thể hiện tại bảng 2.2. Trong đó bao gồm: ­ Nhóm đất nông nghiệp là 917,27 ha, chiếm 22,75% tổng  diện tích   đất tự nhiên. ­ Nhóm đất phi nông nghiệp là 3.115,04 ha, chiếm 77,25%  tổng diện tích  đất tự nhiên. ­ Nhóm đất chưa sử dụng là 0 ha. 2.2.2.2.  Hiện trạng  diện tích tự  nhiên theo các đơn vị  hành chính   trong quận được thể hiện chi tiết tại bảng 2.3 (tính đến hết ngày   31/12/2014) Quỹ  đất tự  nhiên của quận phân bố  không đồng đều theo  đơn vị hành chính cấp xã. Trong 14 đơn vị, đơn vị có diện tích lớn   ́ ̀ ường Yên Sở  ha 744,38  (chiếm  18,46%), phường Lĩnh  nhât la ph Nam  557,04  ha (chiếm  13,81%), các  đơn vị   có  diện  tích  nhỏ  là  phường  Tân Mai               51,43  ha (chiếm  1,28%), phường  Giáp Bát  60,17 ha (chiếm 1,49%). 2.2.2.3. Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng được giao   sử dụng và đối tượng được giao quản lý trên địa bàn quận. 13
  20.  Diện tích đất trên địa bàn quận Hoàng Mai phân theo đối   tượng được giao sử dụng là 3.157,27 ha, chiếm 78,30% tổng diện   tích tự nhiên toàn quận. Trong đó, diện tích đất do hộ gia đình, cá  nhân sử dụng 1.555,43ha, chiếm 38,57 % tổng diện tích toàn quận;  cơ  quan đơn vị  của nhà nước sử  dụng 557,99ha, chiếm 13,84%   tổng diện tích; tổ  chức kinh tế  được giao, cho thuê đất sử  dụng   826,79 ha, chiếm 20,5% tổng diện tích; cộng đồng dân cư sử dụng   14,52ha, chiếm 0,36% tổng diện tích; còn lại là tổ  chức khác sử  dụng 152,94ha, chiếm 3,79% tổng diện tích.  2.3. Thực trạng quản lý và sử dụng đất của các tổ chức được  Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn quận Hoàng Mai  2.3.1. Các tổ chức được giao đất, cho thuê đất trên địa bàn quận   Hoàng Mai ­ Trên địa bàn quận Hoàng Mai hiện có 725 tổ  chức được  Nhà nước giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích là 1.587,3 ha,   chiếm 50,28% tổng diện tích đất được Nhà nước giao đất, cho thuê  đất theo đối tượng sử dụng. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2