Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tổng hợp và chuyển hóa một số hợp chất 2-amino-4-aryl-4h-chromen-3-cacbonitril thế
lượt xem 5
download
Để góp phần vào việc nghiên cứu hoá học của các chất lỏng ion cũng như nâng cao hoạt tính sinh học của các hợp chất chromen và monosaccarit, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ chính sau: Tổng hợp chất lỏng ion 2-hydroxy ethyl amoni axetat; tổng hợp một số dẫn xuất 2-amino-4-aryl-7-hydroxy-4H-chromen-3-cacbonitril; tổng hợp một số dẫn xuất 3-amino-4-aryl-7-hydroxy-1,4-dihydrochromeno[2,3-c]pyrazol; tổng hợp 1,2-O-tricloroethyliden-α-L-arabino-pentodialdo-1,4-furanose; tổng hợp một số N-[(4-aryl-7-hydroxy-1,4-dihydrochromeno[2,3-c]pyrazol-3-yl) -1,2-O-tricloroethyliden-α-L-arabino-pentodialdo-1,4-furanose]imin.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tổng hợp và chuyển hóa một số hợp chất 2-amino-4-aryl-4h-chromen-3-cacbonitril thế
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LÊ TRẦN TIỆP NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ CHUYỂN HÓA MỘT SỐ 2-AMINO-4-ARYL-4H-CHROMEN-3- CACBONITRIL THẾ Chuyên Ngành: Hóa Hữu Cơ Mã số: 60440114 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2015 1
- Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN Người hướng dẫn khoa học: TS.Phạm Văn Phong GS.TS Nguyễn Đình Thành Phản biện 1: PGS.TS. Đinh Thị Thanh Hải Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đăng Quang. Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành: Hóa học tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN vào 8 giờ 30 phút ngày 19 tháng 01 năm 2016. Có thể tìm luận văn tại: - Trung tâmthư viện Đại học Quốc gia Hà Nội 2
- MỞ ĐẦU Ngày nay, cùng với sự phát triển của hóa học nói chung, hóa học về tổng hợp các hợp chất hữu cơ cũng đang ngày càng phát triển nhằm tạo ra các hợp chất phục vụ cho đời sống, đặc biệt là các chất có hoạt tính sinh học đối với cơ thể con người và động vật. Trong thời gian gần đây chất lỏng ion đang được nhiều nhà hóa học chú ý nhiều hơn vì có thể đóng nhiều vai trò như làm dung môi, xúc tác... Các hợp chất 4H-chromen được phân lập lần đầu vào năm 1962 không bền, đặc biệt là trong không khí bị chuyển hoá dễ dàng thành dihydropyran và ion pyryli tương ứng. Mặc dù các chromen có ý nghĩa nhỏ trong hóa học, song nhiều dẫn xuất của chúng là các phân tử sinh học quan trọng. Từ lâu các hợp chất thuộc nhóm glycozit đã được biết đến với nhiều hoạt tính sinh học đáng quý: kháng virus viêm gan, HIV, chống ung thư…. Các hợp chất glycozit được gắn với các nhóm hoạt động sẽ dễ dàng xâm nhập vào vi khuẩn, virus nhờ có liên kết glycozit giống với vỏ của chúng từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu diệt những vi khuẩn, virus này . Để góp phần vào việc nghiên cứu hoá học của các chất lỏng ion cũng như nâng cao hoạt tính sinh học của các hợp chất chromen và monosaccarit, trong luận văn này tôi đã thực hiện một số nhiệm vụ chính sau: +Tổng hợp chất lỏng ion 2-hydroxy ethyl amoni axetat +Tổng hợp một số dẫn xuất 2-amino-4-aryl-7-hydroxy-4H-chromen-3- cacbonitril +Tổng hợp một số dẫn xuất 3-amino-4-aryl-7-hydroxy-1,4- dihydrochromeno[2,3-c]pyrazol. + Tổng hợp 1,2-O-tricloroethyliden-α-L-arabino-pentodialdo-1,4- furanose +Tổng hợp một số N-[(4-aryl-7-hydroxy-1,4-dihydrochromeno[2,3- c]pyrazol-3-yl) -1,2-O-tricloroethyliden-α-L-arabino-pentodialdo-1,4- furanose]imin. 3
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LỎNG ION Chất lỏng ion (Ion Liquid) là một khái niệm để chỉ các muối hữu cơ tồn tại ở trạng thái lỏng có khả năng phân ly tao các ion, nhiệt độ nóng chảy thấp khoảng 100°C . Chất lỏng ion lần đầu tiên được biết đến vào đầu 1914 là ethylamoni nitrat , tuy nhiên chỉ mới gần đây chất lỏng ion mới được quan tâm nhiều hơn. Chỉ tính riêng từ 2001-2002 đã có hơn 500 bài nghiên cứu về nó được xuất bản. Chất lỏng ion nhìn chung có áp suất hơi thấp, không dễ bay hơi, độ phân cực cao có khả năng hòa tan rất tốt trong các dung môi hữu cơ cũng như nước. Bên cạnh đó chúng cũng còn trơ về mặt hóa học và có thể hòa tan tốt các chất hữu cơ . Ngoài ra khả năng tái sử dụng , không bắt lửa cũng như dẫn truyền điện tử thân thiện với môi trường khiến chùng ngày càng được chú ý. 1.2. TỔNG QUAN VỀ CHROMEN 1.2.1. Cấu trúc Chromen (benzopyran) là một thành phần cấu trúc quan trọng trong các hợp chất thiên nhiên và nó được đặc biệt quan tâm vì có rất nhiều các hoạt tính sinh học có ích. Đây là một hệ thống dị vòng bao gồm một vòng benzen gắn với một vòng pyran. Benzopyran bao gồm một số khung cấu trúc như chroman, 2H-chromen và 4H-chromen (Hình 1. 1). O O O Chroman 2H-Chromen 4H-Chromen Hình 1. 1 1.2.2. Những phương pháp chung để tổng hợp 2-amino-4H-chromen Sau đây là tóm tắt các phương pháp để tổng hợp 2-amino-4H-chromen. Tất cả các phương pháp này đều đã được sử dụng tổng hợp ra hàng loạt các dẫn xuất 4H-chromen khác nhau. 4
- OH CHO R2 NC acid/base CN R1 + R2 + CN R1 O NH2 Phản ứng gồm 3 chất tham gia là phenol giàu điện tử, andehit thơm, malononitril tạo ra 2-amino-3-cyano-4-aryl-4H-chromen. Phản ứng đi qua bước đầu hình thành sản phẩm ngưng tụ Knoevenagel từ malononitril và aldehyd thơm. Sau đó, sản phẩm Knoevenagel sẽ phản ứng tiếp với phenol cho 4H- chromen. Al2O3 NC CN CHO CH2Cl2 NC 2 CN + CN 0,5h OH 64% O NH2 Ngoài phenol, 2-hydroxybenzaldehit (salicylaldehit) hoặc các dẫn xuất của nó được sử dụng rộng rãi để tổng hợp 4H-chromen. Trong phương pháp này hai liên kết hình thành giữa 2-hydroxybenzaldehyd và đối tác phản ứng của nó. Các cation benzopyrelium là hợp chất trung gian. Một ví dụ về ba thành phần ngưng tụ tham gia là một mol 2-hydroxybenzaldehyd và hai mol malononitril để tạo thành 4H-chromen. X CO 2Et Ac O, H SO X CO 2Et Cl MeCOCH2CO2Et 2 2 4 Na, Et2O COMe 95% X OH OH O CH3 , 84% Phản ứng ngưng tụ hai bước của ethyl acetoacetat với 2-hydroxybenzyl cloride tạo thành 4H-chromen. Phản ứng liên quan đến alkyl hóa ethyl acetoacetat với benzyl cloride để sinh ra 2 - hydroxyphenyl propanon. Tiếp theo là tạo vòng và mất nước của hợp chất trung gian thu được trong điều kiện có tính acid để tạo ra 4H-chromen. COAr H N COPh OH Ac2O,AcOH + 2h, 89% OH O O X X 5
- Rượu 2-hydroxybenzyl phản ứng với nhóm chức enamine đun hồi lưu trong một hỗn hợp của acid axetic và acetic anhydrit để tạo thành 3 aroyl-4H- chromen hiệu suất cao. OH CH2OH 1700C, 24h + H2C 40% OH OAc O Cộng vòng Diels-Alder (DA) không phải là một phương pháp phổ biến để tổng hợp 4H-chromen. Trong sự hiện diện của một lượng dư vinyl acetat, dưới áp suất và nhiệt độ cao, chất trung gian bị mất nước từ 2-hydroxybenzyl, tuy nhiên trải qua phản ứng DA tạo thành 4H-chromen chỉ với năng suất trung bình. CH2Br CO2CH3 + - Toluen + Ph3P -C H-CO2CH3 57-580 OCOPh O Ph 6h, 98% Phản ứng của 2-acyloxybenzyl bromid tạo ra 4H-chromen thông qua phản ứng nội phân tử Wittig, tiếp theo tạo vòng. X X AcOH t0, 1h O 79% O OH 2,4-Diaryl-4H-chromen của các loại đã được chuẩn bị bởi xúc tác acid tạo vòng của 3-(2-hydroxyphenyl)propan-1-on. Phản ứng của aryl magie bromid với coumarin tạo thành tiền chất keto-phenol theo yêu cầu. H3C CH3 N H3C CH3 N n-BuLi ,Et2O + + 58,2% O O Br 6
- Đôi khi, 4H-chromen đã được điều chế bằng sự thay đổi các dị vòng có liên quan. Ví dụ, các benzpyrilium cation, phản ứng với nucleophiles yếu làm cho thay thế C4-4H-chromen. Một loạt các carbon nucleophil / dị tố/ hydride - đã được sử dụng cho mục đích này. OH CO2Me PPA CO2Me MeOH 1h, 1000C HCl N2 atm O O O 72h, 83% O OMe 71% 3-Formyl-2-chromanon sắp xếp lại để tạo thành 2-methoxy-3- methoxycarbonylchroman trong sự có mặt của methanol HCI. Các chroman este được đun nóng với acid polyphosphoric loại CH3OH để tạo thành 3- methoxycarbonyl-4H-chromen. 1.3. BẢO VỆ NHÓM CHỨC 1.3.1. Bảo vệ nhóm chức trong tổng hợp hữu cơ Trong tổng hợp hữu cơ nói, khi mà chất đầu phản ứng có từ hai nhóm chức trở lên khi tham gia phản ứng rất có thể xảy ra tình trạng các nhóm chức cùng tham gia vào cùng một phản ứng dẫn đến việc sinh ra các sản phẩm không như mong muốn. 1.3.2. Bảo vệ nhóm chức của cacbohydrat Xét liên kết của nhóm cacbonyl C=O của phân tử glucose là một liên kết đôi và luôn phân cực về phía nguyên tử O vì nguyên tử oxi có độ âm điện lớn hơn nguyên tử cacbon . Do đặc điểm ấy, nhóm cacbonyl dễ dàng tham gia phản ứng cộng, đặc biệt là phản ứng cộng nucleophin, vì nguyên tử cacbon mang điện tích dương dễ kết hợp với tác nhân nucleophin mang điện tích âm dẫn đến nhóm andehit -CH=O của glucose rất dễ dàng tham gia phản ứng nucleophin. Mà phản ứng hemiacetal là phả ứng nucleophin. Điều này dễ dàng giải thích vì sao nhóm C=O hay -CH=O của glucose dễ phản ứng với nhóm OH(liên kết với cacbon số thứ tự 5) tạo thành mạch vòng. Khi đó nhóm OH mới hình thành này được gọi là OH hemiacetal. Có 2 dạng mạch vòng α-Glucose và β-Glucose dễ chuyển đổi cho nhau thông qua phản ứng hemiacetal của glucose đang ở dạng mạch hở 7
- OH OH OH O OH HO O HO HO HO HO H HO H H OH OH OH OH OH O α-Glucose β-Glucose Sự chuyển hóa giữa các cấu dạng của phân tử hợp chất chỉ tồn tại ơ trạng thái cân bằng tức là vẫn tồn tại nhóm cacbonyl C=O dễ dàng tham gia các phản ứng đặc biệt là các phản ứng cộng nucleophin . Do đó trong quá trình tổng hợp có liên quan đến hợp phần monosaccarit cần chú ý điều này. [1,13,14,16]: Một trong những phương pháp dễ dàng nhất để bảo vệ nhóm cacbonyl đó là phương pháp vòng hóa acetal. Sự hình thành các acetal: 1 1 R R O HO OH O 2 2 R R O 1 1 R R O OH OH O 2 2 R R O 8
- CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM Sơ đồ phản ứng chung như sau R CHO OH NC N IL + CN + R HO O NH2 OH R NH2NH2 .H2 O NH2 ethanol 96 N O N HO H O OH R O CCl 3 O OH O CCl3 O C O CH O C N CH H H N HO O N 1a-d H R=H (1a) R=3-NO2(1c) R=4-OMe(1b) R=4-Cl(1d) 9
- 2.1. TỔNG HỢP CHẤT LỎNG ION 2-HYDROXY ETHYLAMONI ACETAT + - HO CH2CH2NH2 + CH 3 C OH HO CH2CH2NH3 O C H3C O O 2-Hydroxy ethylamin (6 ml; 0,1 mol) phản ứng với acid axetic băng(5,7ml;0,1 mol). Sản phẩm thu được là một chất lỏng nhớt dạng dầu có màu cam. Hiệu suất 90% . Khối lượng riêng d=1,18g/ml. 2.2. TỔNG HỢP MỘT SỐ DẪN XUẤT 2-AMINO-7-HYDROXY-4- PHENYL-4H-CHROMEN-3-CACBONITRIL R CHO OH NC N IL + CN + R O NH2 OH HO 1a-d R=H (1a) R=3-NO2(1c) R=4-OMe(1b) R=4-Cl(1d) Quy trình chung: Chén nung chứa 0,005 mol benzaldehit hoặc benzaldehit thế ngâm trong nước đá lạnh (benzaldehit thế ở thể rắn được nghiền nhỏ trước khi cho vào),thêm 5 giọt chất lỏng ion 2-hydroxy ethylamoni acetat và 0,4 ml malononitril (5mmol). Nghiền hỗn hợp cho đến khi thấy hỗn hợp khô lại đổi màu rồi thêm tiếp 0,55 g resorcinol (5mmol) và 2 giọt chất lỏng ion, tiếp tuc nghiền thêm 5 phút (lúc này chén vẫn được ngâm trong nước đá lạnh). Sau đó đưa hỗn hợp về nhiệt độ phòng, nghiền tiếp trong 5 phút . Để yên hỗn hợp qua đêm ta sẽ thấy hỗn hợp rắn lại có màu nâu. Kết tinh lại phần rắn bằng 10-15 ml ethanol 96° nóng. Sản phẩm thu được là chất rắn có màu trắng ngà. 10
- 2.3. TỔNG HỢP MỘT SỐ DẪN XUẤT 3-AMINO-7-HYDROXY-4- PHENYL-1,4-DIHYDROCHROMENO[2,3-c]PYRAZOL R R NH2NH2.H2O N NH2 ethanol 96 O N HO NH2 HO O N H Quy trình chung: Hòa tan 5 mmol 2-amino-7-hydroxy-4-aryl-4H-chromen-3-cacbonitril thế vào 15 ml ethanol 96°, thêm tiếp 0,24 ml hydrazin hydrat 85%. Đun hồi lưu cách nước hỗn hợp trong 24h nếu thấy hỗn hợp không tan có thể thêm 2-3ml nước. Sau đó đổ ra cốc cho bay hơi dung môi thu được chất rắn. Kết tinh lại bằng ethanol 96° 2.4. TỔNG HỢP 1,2-O-TRICLOROETHYLIDEN-α-L-ARABINO- PENTODIALDO-1,4-FURANOSE 2.4.1. Tổng hợp 1,2-O-tricloroethyliden-α-D-galactofuranose O OH OH O CCl3CHO OH HO CCl 3 OH H2SO4 O OH HO O C H HO Thêm từng lượng nhỏ 45g D-galactose vào 75ml cloral khan, vừa cho vừa khuấy đều. Thêm tiếp từng giọt 2 ml H2SO4 đặc vào hỗn hợp trên (vẫn tiếp tục khuấy). Hỗn hợp thu được sau đó được đun hồi lưu cách nước trong 2h. Để hỗn hợp sau đun nguội một chút, khi vẫn còn đang ấm thì thêm 50ml CHCl3 vào, dùng một đũa thủy tinh khuấy cho tan phần chất rắn ở dưới! Sau đó thêm tiếp CHCl3 vào và để hỗn hợp qua đêm. Lọc lấy chất rắn và rửa bằng CHCl3. Để khô ngoài không khí thu được chất rắn có màu nâu đen, kết tinh lại bằng 11
- nước cất. Sản phẩm thu được có màu trắng nâu. Hiệu suất 50%, Đnc : 200- 205°C. [2] 2.4.2. Tổng hợp 1,2-O-tricloroethyliden-α-L-arabino-pentodialdo-1,4- furanose O O OH OH O NaIO4 O O CHO O OH EtOH CCl 3 CCl 3 OH Hòa tan 5g 1,2-O-tricloroethyliden-α-D-galactofuranose vào 60 ml ethanol khan và 3,47g NaIO4 vào 15 ml H2O cất. Nhỏ giọt từ từ dung dịch NaIO4 vào dung dịch đường trên và duy trì ở 25-30°C (khi nhỏ xuống sẽ bắt đầu thấy kết tủa trắng). Hỗn hợp được khuấy mạnh trong 2h. Sau đó hỗn hợp được lọc loại bỏ phần kết tủa trắng. Cô quay chân không phần dịch lọc ở 50°C ta thu được phần chất rắn màu trắng. Kết tinh lại bằng etyl axetat, dịch lọc kết tinh được cô quay thu được chất rắn màu trắng. Sấy phần rắn này thu được chất rắn màu hơi vàng. Hiệu suất 80%. Nhiệt độ nóng chảy 178-179 0C. [2] 2.5.TỔNG HỢP N-[(4-ARYL-7-HYDROXY -1,4- DIHYDROCHROMENO[2,3-C]PYRAZOL-3-YL)-1,2-O- TRICLOROETHYLIDEN-α-L-ARABINO-PENTODIALDO-1,4- FURANOSE]IMIN 12
- R O OH NH2 O CC l3 O C O CH CH4 H N O N HO H C2H5OH/CH3COOH O OH R O CCl3 O C N CH H N HO O N H Quy trình chung: 1 mmol 3-amino-7-hydroxy-4-aryl-1,4-dihydrochromeno[2,3-c]pyrazol thế và 1 mmol 3-O-methyl-1,2-O-tricloroethyliden-α-L-arabino-pentodialdo- 1,4-furanose được hòa tan vào 15 ml C2H5OH khan, 5-6 giọt CH3COOH khan được thêm vào và đun hồi lưu cách nước hỗn hợp trong 9h. Sản phẩm được kết tinh bằng ethanol 96°. 13
- CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. VỂ TỔNG HỢP CHẤT LỎNG ION 2-HYDROXY ETHYLAMONI AXETAT Tổng hợp thành công một chất lỏng đặc quánh dạng dầu có màu cam mùi hắc chính là sản phẩm ta cần. 3.2. VỀ TỔNG HỢP 2-AMINO-7-hydroxy-4-ARYL-4H-CHROMEN-3- CACBONYTRIL Tiến hành các phép đo phổ để chứng minh tính hiệu quả của phương pháp. Dẫn chứng ở đây là hợp chất 2-amino-7-hydroxy-4-phenyl-4H- chromen-3-cacbonitril: N O NH2 HO Trên phổ IR của hợp chất đã cho thấy có sư xuất hiện các băng sóng của các nhóm chức -NH2 ở 3341 và 3333 cm-1, -C≡N ở 2196 cm -1, -C=C- vòng thơm ở 1648 cm-1, -C=C- ở 1621 cm-1, -C-O-C ở 1145 cm-1 và –OH ở khoảng 3300 cm-1. Các hợp chất khác được tổng hợp và trình bày ở bảng dưới cùng hiệu suất và nhiệt độ nóng chảy. 14
- Bảng 3. 1:Tổng hợp phổ IR, hiệu suất của các dẫn xuất 2-amino-7-hydroxy-4- phenyl-4H-chromen-3-cacbonitril R Phổ IR (cm-1) Hiệu Nhiệt Màu suất độ sắc -NH2 -C≡N -C=C- -C=C- -C-O- OH (%) nóng (vòng C- chảy thơm) (oC) H 3341 2196 1648 1621 1145 3300 70 140 - Vàng – 148 nhạt 3333 4- 3387 2187 1656 1620 1153 3300 65 205 – Vàng OCH3 – 210 nhạt 3218 4-Cl 3384 2184 1646 1625 1156 3300 56 190 - Vàng – 196 nhạt 3197 3-NO2 3449 2205 1645 1581 1153 3300 62 155 - vàng – 168 3337 Ngoài ra hợp chất 2-amino-7-hydroxy-4-phenyl-4H-chromen-3- cacbonitril còn được tiến hành ghi phổ cộng hưởng từ 1H 15
- 4' 5' 3' 6' 1' 2' 5 4 6 N 3 7 2 O NH2 HO 8 1 2'' 7'' 9,68 7,3 7,2 7,16 6,83 6,80 6,48 6,40 4,61 δH (ppm) H 7’’ 3’ - 5’ 4’ 2’ - 6’ 2’’ 5 6 8 4 Độ chuyển dịch hóa học ở 9,68 ppm (s,1H) là của nhóm OH và 6,83 ppm (s,2H) là của NH2. Trong vùng từ 7,5 – 7 ppm có các H với tỉ lệ 2:1:2 chứng tỏ là các H của nhóm phenyl. Ở 7,3 ppm (t,2H) là của H3’ và H5’ ; 7,2 ppm (t,1H) là của H4’ và 7,16 (d,2H) là của H2’ và H6’. Vùng từ 6,8-6,4 là của vòng thơm trong hợp phần chromen. Hai giá trị ở 6,8 ppm (d,1H,J=8,5Hz) và 6,48 ppm (dd,1H,J=8,5;2,5Hz) tương ứng là của H5 và H6. Giá trị 6,4 ppm (d,1H,J=2,5) là của H8. Cuối cùng là H4 có độ chuyển dịch ở 4,61 ppm (s,1H). Qua các dữ kiện về phổ trên và so sánh với các dữ liệu trong tài liệu tham khảo số ta có thể thấy đã tông hợp thành công các hợp chất 2-amino-7- hydroxy-4-aryl-4H-chromen-3-cacbonitril thế bằng phương pháp sử dụng chất lỏng ion. 3.3. VỀ TỔNG HỢP 3-AMINO-4-ARYL-7-HYDROXY-1,4- DIHYDROCHROMENO[2,3-C]PYRAZOL THẾ 16
- Các hợp chất 3-amino-4-aryl-7-hydroxy-1,4-hihydrochromeno[2,3- c]pyrazol được tổng hợp bằng phương pháp đun hồi lưu truyền thống. Do đây là nhóm các hợp chất mới chưa có tài liệu nào nói về nên để an toàn cho phản ứng và sản phẩm chúng tôi chỉ tiến hành đun cách nước. Tiền hành chuyển hóa đối với 4 dẫn xuất 2-amino-7-hydroxy-4-aryl-4H-chromen-3-cacbonitril. Kết quả của việc chuyển hóa được minh họa bằng phổ của hợp chất tín hiệu đặc trưng của nhóm –C≡N ở 2196 cm-1 đã mất đi điều này cho phản ứng có thể đã xảy ra đúng hướng như dự định. Để chắc chắn hơn về cấu trúc sản phẩm, hợp chất được tiến hành đo phép phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H và 13C - NMR. Phân tích phổ 1H của hợp chất ta có các tín hiệu tương ứng với các loại H sau: 4' 3' 5' 6' 2' 7 c'' 1' 6 3 c NH2 4 8 2 9 Nb 5 O N HO 10 9'' 1 Ha Độ chuyển dịch hóa học ở 10,04 ppm (s,1H) là của nhóm OH và 9,05 ppm (d,2H) là của NH2. Trong vùng từ 7,3 – 7 ppm có các H với tỉ lệ 2:1:2 chứng tỏ là của nhóm phenyl. Ở 7,25 ppm (t,2H) là của H3’ và H5’ ; 7,15 ppm là của H4’ và 7,07 ppm (là của H3’ và H5’. Độ chuyển dịch hóa học từ 6,7-6,14 gồm 6,7 ppm (d,1H,J=8,5Hz) và 6,14 ppm (dd,1H,J=8,5;2,5Hz) tương ứng là của H7 và H8. Giá trị 6,27 ppm (d,1H,J=2,5) của H10. Cuối cùng là H4 có độ chuyển dịch ở 5,25 ppm (s,1H). 17
- Riêng đối với Ha do có tính acid nên trong phổ NMR trở thành một proton trao đổi nên không xuất hiện ở đây. Các quy gán độ dịch chuyển và nguyên tử C tương ứng được tổng hợp lại ở dưới đây: C δC (ppm) 156,44 C-5 155,44 C-9 144,23 C-c 129,99 C-7 128,29 C-2’ và 6’ 127,81 C-3’ và 5’ 125,40 C-4’ 120,18 C-2 105,67 C-8 102,48 C-10 90,15 C-3,6 37,36 C-4 Ngoài ra cấu trúc còn được xác minh bằng phổ 2D-NMR. 3.4. VỂ TỔNG HỢP 1,2-O-TRICHLOROETHYLIDENE-α-L- ARABINO-PENTODIALDO-1,4-FURANOSE Giai đoạn này tổng hợp nên một trong hai hợp phần quan trọng của toàn bộ qúa trình tổng hợp: hợp phần cacbonhydrat. Quá trình đi từ một monosaccarit là D-galactose được đun hồi lưu cách nước với cloral khan (không đun trực tiếp vì nhiệt độ cao cloral bay hơi rất mạnh ra ngoài sinh hàn) để thu được 1,2-O-tricloroethyliden-α-D-galactofuranose. Tiếp đó 1,2-O- tricloroethyliden-α-D-galactofuranose được đem đi oxi hóa bằng dung dịch NaIO4 ở giai đoạn này có cần lưu ý một số vấn đề. Thứ nhất khi nhỏ giọt NaIO4 cần nhỏ giọt từ từ đế tránh việc tăng nhiệt của hỗn hợp. Thứ 2 cần tuyệt đối duy 18
- trì nhiệt độ 25-30 vì nhiệt độ cao nhóm CHO sau khi tạo thành rất dễ bị chuyển hóa thành nhóm COOH. Cũng không nên để nhiệt độ quá thấp dẫn đến sau khi cô quay đường bị keo hóa. . Trên phô IR của hợp chất ngoài tín hiệu đặc trưng của nhóm –OH ở cỡ khoảng 330°Cm -1 ra thì còn xuất hiện tín hiệu của nhóm C=O của CHO ở 1727 cm-1, C-Cl ở 628cm-1. Như vâỵ so sánh với dữ kiện phổ hợp phần cacbonhydrat đã được tổng hợp thành công. 3.5. VỀ TỔNG HỢP CÁC DẪN XUẤT N-[7-HYDROXY-4- PHENYL-1,4-DIHYDROCHROMENO[2,3-C]PYRAZOL-3-YL)-1,2- O-TRICHLOROETHYLIDENE-α-L-ARABINO-PENTODIALDO- 1,4-FURANOSE]IMIN Chúng tôi đã thực hiện phản ứng ngưng tụ của 1,2-O-tricloroethyliden-α- L-arabino-pentodialdo-1,4-furanose với 4 hợp chất 3-amino-7-hydroxy-4- phenyl-1,4-dihydrochromeno[2,3-c]pyrazol thế khác nhau trong dung môi ethanol khan và dùng axit acetic băng làm xúc tác. Phản ứng được thực hiện bằng đun hồi lưu truyền thống. Một đại diện được đưa ra làm dẫn chứng đó là N-[(7-hydroxy-4-(4-methoxyl phenyl)-1,4-dihydrochromeno[2,3-c]pyrazol-3- yl-)1,2-O-tricloroethyliden-α-L-arabino-pentodialdo-1,4-furanose]imin: OCH 3 O OH O CCl3 O C N CH H N HO O N H Cấu trúc của hợp chất được xác định bằng các phép đo phổ IR,NMR và 2D-NMR tương ứng. Trước hết là ở phổ IR của hợp chất: nhóm –OH đặc trưng cho hợp phần monosaccarit đã có mặt ở 3300, liên kết C-Cl ở 621 cm-1, -C=N ở 1669 cm -1 và C=C của hợp phần phenyl ở 1598 cm -1 19
- Như vậy qua phổ IR của hợp chất ta đã có thể có hợp chất mà ta mong muốn. Tiếp sau đó hợp chất được tiến hành đo 1H-NMR. Tuy nhiên mặc dù đã được xử lí một cách cẩn thận nhưng khi tiến hành đo NMR hợp chất không cho một tín hiệu H rõ ràng dẫn đến kết luận phân tử đã bị phân hủy. Điều này xảy ra có thể do trong quá trình đun hồi lưu cùng xúc tác axit axetic các phân tử của hợp phần monosaccarit đã bị phân cắt do có chứa các nhóm chức ete không bền trong môi trường axit. Minh chứng cho điều này đó là khi đun hỗn hợp chuyển sang màu đen. Do đo phương pháp tiến hành chưa được đung đắn cần thay đổi. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 308 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 229 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn