TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
<br />
Đề tài: Phân tích và đề xuất một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại<br />
các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.<br />
Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Phương Thảo<br />
<br />
Khóa: 2009<br />
<br />
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Nghiến<br />
Nội dung tóm tắt:<br />
a) Lý do chọn đề tài<br />
Những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phát triển mạnh cả về số lượng<br />
và quy mô hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD). Với tốc độ phát triển và tính<br />
cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn, do vậy khả năng rủi ro cũng gia tăng<br />
tương ứng. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, với tâm huyết nghề nghiệp và trách nhiệm<br />
của mình, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Phân tích và đề xuất một số giải pháp<br />
phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại trên địa<br />
bàn tỉnh Phú Thọ” mong giúp các NHTM có các biện pháp quản trị hữu hiệu phòng,<br />
chống rủi ro tín dụng (RRTD), đảm bảo cho hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả,<br />
phục vụ tích cực cung ứng vốn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.<br />
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br />
- Mục đích:<br />
+ Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ sở lý luận về RRTD, phòng ngừa và hạn chế<br />
RRTD trong hoạt động của NHTM.<br />
+ Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng và mức độ rủi ro của các<br />
NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; xác định xu hướng và nguyên nhân của nó.<br />
+ Đưa ra định hướng, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng<br />
ngừa và hạn chế RRTD đối với các chi nhánh NHTM trên địa bàn.<br />
- Đối tượng: 14 Chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ<br />
- Phạm vi nghiên cứu: RRTD trong hoạt động ngân hàng qua số liệu và tình<br />
hình thực tế của 14 NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong phạm vi 3 năm (2009 2011).<br />
1<br />
<br />
c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả:<br />
Kết quả nghiên cứu đã làm rõ thực trạng nợ xấu của các NHTM trên địa bàn<br />
tỉnh Phú Thọ; xác định rõ các nguyên nhân chủ yếu của các khoản nợ có vấn đề; đưa<br />
ra những quan điểm chỉ đạo, định hướng và mục tiêu của NHNN chi nhánh về chính<br />
sách và quản trị RRTD; đưa ra các giải pháp từ phía NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ và<br />
từ chính nội tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn; một số đề xuất đối với NHNN Việt<br />
Nam, cơ quan ban ngành địa phương và hệ thống các NHTM dựa trên cơ sở thực tiễn,<br />
kinh nghiệm cùng với quá trình nghiên cứu, phân tích độc lập của tác giả sẽ mang lại<br />
những đóng góp thiết thực, hiệu quả trong công tác quản trị RRTD tại các NHTM trên<br />
địa bàn.<br />
d) Phương pháp nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả đối với thực trạng RRTD tại<br />
các NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, phương pháp phân tích đối với quá trình quản lý<br />
tín dụng; phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trong nghiên cứu hoạt động<br />
tín dụng của các NHTM; đưa ra các vấn đề và giải pháp có thể để xoay chuyển từ nhận<br />
thức đến thực tiễn của các nhà lãnh đạo và cán bộ ngân hàng.<br />
Công cụ nghiên cứu dùng bảng câu hỏi được thiết lập theo 04 mẫu biểu, gồm<br />
mẫu số 01, mẫu số 02, mẫu số 03 và mẫu số 4 nêu tại phụ lục 1. Các biến được nghiên<br />
cứu, phân tích được xác định theo 4 mẫu biểu đối với 14 NHTM.<br />
e) Kết luận:<br />
Qua nghiên cứu và thực tiễn cho thấy rủi ro trong hoạt động của các NHTM nói<br />
chung, RRTD nói riêng đều có thể được nhận diện, đo lường để đưa ra các dự báo kịp<br />
thời có tính cảnh báo, trên cơ sở đó xây dựng những phương án nhằm ngăn ngừa và<br />
hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do rủi ro gây ra nếu các NHTM xây dựng<br />
được một hệ thống chính sách quản lý rủi ro một cách hiệu quả và nhận thức được:<br />
“Quản lý rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của một<br />
tổ chức tài chính và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được<br />
mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính” (Trích các<br />
Hướng dẫn về Chính sách quản lý rủi ro của Uỷ ban Basel).<br />
<br />
2<br />
<br />
Analysis and propose some solutions to prevent and limit the credit risk of commercial<br />
banks in the province of Phu Tho.<br />
<br />
3<br />
<br />