intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Sự tồn tại nghiệm của mô hình động học rừng điều chỉnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu có cấu trúc gồm 2 chương trình bày tóm tắt một số kết quả đã biết về các không gian hàm, toán tử quạt, phương trình vi phân tuyến tính cấp một trong không gian Banach, phương trình tiến hóa tuyến tính, phương trình tiến hóa nửa tuyến tính, các định lý và kết quả cơ bản liên quan tới luận văn..... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Sự tồn tại nghiệm của mô hình động học rừng điều chỉnh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA TOÁN - CƠ - TIN HỌC HOÀNG HẢI MINH SỰ TỒN TẠI NGHIỆM CỦA MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC RỪNG ĐIỀU CHỈNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Toán Giải tích Mã số: 60460102 Người hướng dẫn: TS. Lê Huy Chuẩn Hà Nội - 2015
  2. LỜI CẢM ƠN Trước khi trình bày nội dung chính của luận văn, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Lê Huy Chuẩn người đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành luận văn này. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Toán - Cơ - Tin học, Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã dạy bảo em tận tình trong suốt quá trình học tập tại khoa. Nhân dịp này em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã luôn bên em, cổ vũ, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2015 Học viên Hoảng Hải Minh
  3. Mục lục Chương 1. Một số kiến thức chuẩn bị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6 1.1. Một số không gian và các kết quả liên quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6 1.2. Toán tử quạt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7 1.2.1. Toán tử quạt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7 1.2.2. Xấp xỉ Yosida . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9 1.3. Phương trình vi phân tuyến tính cấp một trong không gian Banach . . 10 1.4. Phương trình tiến hóa tuyến tính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10 1.5. Phương trình tiến hóa nửa tuyến tính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20 Chương 2. Sự tồn tại nghiệm của mô hình động học rừng điều chỉnh . . 33 2.1. Nghiệm địa phương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34 2.1.1. Sự tồn tại nghiệm địa phương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35 2.1.2. Nghiệm địa phương không âm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36 2.2. Hệ động lực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38 2.2.1. Nghiệm toàn cục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38 2.2.2. Hàm Lyapunov . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43 2
  4. LỜI MỞ ĐẦU Bảo tồn nguồn tài nguyên rừng là một trong những chủ đề về môi trường được quan tâm nhất hiện nay. Những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu bảo tồn nguồn tài nguyên rừng được biết tới như: quy luật phát triển của mỗi cá thể cây, cây trong một khu vực rừng, cây trong rừng và cả những hệ thống phức tạp bao gồm hệ thống rừng và những hệ thống khác như đất, nước, thời tiết cùng với những tương tác giữa các hệ thống nêu trên,... Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu về các vấn đề trên và đạt được những kết quả quan trọng. Vào năm 1972, D. B. Botkin trong [2] đã đưa ra mô hình toán học cơ sở đầu tiên về sự phát triển của rừng. Trong đó, Botkin đã nghiên cứu một khu vực khoảng (100m3 tới 300m3 ) rừng và đưa ra phương trình phát triển cho mỗi cây cùng với sự tương tác giữa các cây trong khu vực. Tiếp theo vào năm 1983, hai tác giả M.Ya. Antonovsky và M. D. Korzukhin trong [1] đã đưa ra mô hình toán học về rừng trong đó quan tâm tới mối quan hệ giữa các cây phụ thuộc tuổi. Mô hình đó sau này vào năm 1994 đã được các tác giả Yu A. Kuznetsov, M. Ya. Antonovsky, V. N. Biktashev và A. Aponina trong [4] phát triển thành mô hình mô tả sự phát triển của rừng thông qua mối quan hệ giữa các cây phụ thuộc tuổi và quá trình tái sinh. Cụ thể là, trong một miền hai chiều bị chặn Ω, ta xét một hệ rừng đơn loài và giả sử rằng các cây được chia thành hai lớp tuổi cây non và cây trưởng thành. Có ba yếu tố cấu thành của hệ rừng: cây non, cây trưởng thành và hạt giống trong không khí. Chúng tạo thành một mô hình động học thể hiện quá trình phát triển của hệ rừng như sau:  ∂u = β δ w − γ(v)u − f u trong Ω × (0, ∞),      ∂t  ∂v   = f u − hv trong Ω × (0, ∞), ∂t  ∂w = d∆w − β w + αv trong Ω × (0, ∞),       ∂t  u(x, 0) = u (x), v(x, 0) = v (x), w(x, 0) = w (x) trong Ω, 0 0 0 (0.1) trong đó Ω là khu vực rừng có thể phát triển (Ω ⊂ R2 là một miền hai chiều bị chặn). Các hàm u(x,t) và v(x,t) lần lượt là mật độ cây non và mật độ cây trưởng thành, tại một vị trí x ∈ Ω và tại thời điểm t ∈ [0, ∞). Hàm w(x,t) là mật độ hạt trong không khí tại x ∈ Ω và tại t ∈ [0, ∞). Phương trình thứ nhất và thứ hai mô tả sự phát triển 3
  5. của các cây non và các cây trưởng thành. Phương trình thứ ba thể hiện động lực của các hạt trong không khí; d > 0 là hằng số khuếch tán của hạt, và α > 0 và β > 0 lần lượt là tỉ lệ hạt được tạo ra và số hạt rơi xuống đất. Trong khi đó, 0 < δ ≤ 1 là tỉ lệ hạt nảy mầm, γ(v) > 0 là tỉ lệ chết của cây non, phụ thuộc vào tỉ lệ cây trưởng thành v, f > 0 là tỉ lệ cây non phát triển thành cây trưởng thành, và h > 0 là tỉ lệ chết của cây trưởng thành. Hàm γ(v) xác định bởi γ(v) = a(v − b)2 + c, với a > 0, b > 0 và c > 0. Với w, một số điều kiện biên được đặt trên biên ∂ Ω. Các hàm giá trị ban đầu không âm u0 (x) ≥ 0, v0 ≥ 0 và w0 ≥ 0 được lấy trong Ω. Mô hình (0.1) đã được một số tác giả nghiên cứu. Với điều kiện biên Neuman hoặc Dirichlet đặt lên w, các tác giả L. H. Chuan, A. Yagi và T. Shirai trong [3] và [5] đã chứng minh sự tồn tại nghiệm toàn cục, xây dựng hệ động lực và chỉ ra sự tồn tại hàm Lyapunove cho hệ (0.1). Tuy nhiên, mô hình trên có vẻ chưa đầy đủ. Các nghiệm dừng u, v của bài toán (0.1) có giá hoàn toàn trong Ω. Tuy nhiên đối với rừng tự nhiên do sự khuếch tán, mật độ hạt bên ngoài biên tự nhiên vẫn dương. Một số kết quả tính toán cũng chỉ ra một số nghiệm dừng của hệ (0.1) có mật độ cây ở miền bên ngoài biên của rừng dương. Hai tác giả A. Yagi và M. Primicerio vào năm 2014 trong [7] đã đưa ra hình động học rừng điều chỉnh sau:  ∂u = β δ (w − w∗ )+ − γ(v)u − f u trong Ω × (0, ∞),      ∂t  ∂v   = f u − hv trong Ω × (0, ∞), ∂t  ∂w = d∆w − β w + α v˜ trong R2 × (0, ∞),      ∂t trong Ω và R2 .   u(x, 0) = u (x), v(x, 0) = v (x), w(x, 0) = w (x) 0 0 0 (0.2) Ở đây, w∗ > 0 là một số cho trước và ký hiệu (w − w∗ )+ là phần dương của w − w∗ , với w ≥ w∗ , (w − w∗ )+ = w − w∗ và với w < w∗ , (w − w∗ )+ = 0. Vì thế, w∗ là mật độ tối thiểu của hạt trên mặt đất, mật độ tối thiểu này là cần thiết để cây mọc lên. Giờ đây hàm w là mật độ hạt trong không khí, được xác định trên toàn R2 . Và v˜ ký hiệu hàm mở rộng của v từ L∞ (Ω) tới L∞ (R2 ), v(x) ˜ = v(x) với x ∈ Ω và v(x)˜ =0 2 với x ∈ R \Ω. Mô hình động học rừng điều chỉnh (0.2) đã cải thiện hai khía cạnh. Khía cạnh đầu tiên, mở rộng miền xác định w thành toàn không gian R2 vì w biểu thị mật độ hạt trong không khí và hạt có thể phân tán xa hơn so với biên của Ω. Một cách tự nhiên, ta không còn cần phải quan tâm tới các điều kiện biên trên w. Khía cạnh 4
  6. thứ hai, ta có ngưỡng w∗ . Nếu w ≤ w∗ thì không có cây non mọc, tất nhiên khi đó sẽ không có cây trưởng thành. Điều đó khiến cho giá của các nghiệm dừng u, v là compact. Nội dung của luận văn là trình bày lại một số kết quả nghiên cứu mô hình động học rừng điều chỉnh (0.2). Bố cục của luận văn bao gồm 2 chương: • Chương 1 của luận văn trình bày tóm tắt một số kết quả đã biết về các không gian hàm, toán tử quạt, phương trình vi phân tuyến tính cấp một trong không gian Banach, phương trình tiến hóa tuyến tính, phương trình tiến hóa nửa tuyến tính, các định lý và kết quả cơ bản liên quan tới luận văn. Chương này được trình bày dựa trên tài liệu [6]. • Chương 2 của luận văn trước tiên trình bày về sự tồn tại duy nhất nghiệm địa phương của (0.2), sau đó chỉ ra sự tồn tại duy nhất nghiệm toàn cục của (0.2). Cuối chương là phần trình bày về hàm Lyapunov của hệ động lực sinh bởi (0.2). Chương này được trình bày dựa trên tài liệu [7]. Do thời gian thực hiện luận văn không nhiều, kiến thức còn hạn chế nên khi làm luận văn không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý và những ý kiến phản biện của quý thầy cô và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2015 Học viên Hoàng Hải Minh 5
  7. Chương 1 Một số kiến thức chuẩn bị Trong chương này, ta đi xây dựng cơ sở lý thuyết nhằm tiếp cận bài toán mô hình động học rừng điều chỉnh (0.2). Cụ thể, ta hệ thống lại các kiến thức về một số không gian hàm, toán tử quạt, đồng thời nhắc lại các kết quả của phương trình vi phân tuyến tính cấp một trong không gian Banach, phương trình tiến hóa tuyến tính. Phần cuối chương ta đi chứng minh sự tồn tại nghiệm địa phương, nghiệm toàn cục và đánh giá nghiệm của phương trình tiến hóa nửa tuyến tính. 1.1. Một số không gian và các kết quả liên quan Cho X là không gian Banach với chuẩn k.k, [a, b] ⊂ R, với hai số mũ 0 < σ < β ≤ 1, ta định nghĩa không gian hàm Holder liên tục có trọng Fβ ,σ ((a, b]; X), 0 < σ < β ≤ 1, như sau: Định nghĩa 1.1. Không gian Fβ ,σ ((a, b]; X) bao gồm các hàm liên tục trên (a, b] (hay [a, b] ) khi 0 < β < 1 (khi β = 1) thỏa mãn các điều kiện sau: (1) Với β < 1, (t − a)1−β F(t) có giới hạn khi t → a. 6
  8. (2) F là hàm liên tục Holder với số mũ σ và với trọng (s − a)1−β +σ , cụ thể là (s − a)1−β +σ kF(t) − F(s)k sup a≤s
  9. Tài liệu tham khảo [1] M. Ya. Antonovsky, M. D. Korzukhin, Mathematical modeling of economic and process ecological-economic, Proc. International Symp. "Intergrated Global Monitoring of Environmental Pollution", Tbilisi 1981, Leningrad: Hy- dromet, 1983, 353-358. [2] D. B. Botkin, J. F. Janak, Some ecological consequences of a computer model of forest growth, J. Ecol. 60 (1972), 849-872. [3] L. H. Chuan, A. Yagi, Dynamical system for forest kinetic model, Adv. Math. Sci. Appl. 16 (2006), 393-409. [4] Yu A. Kuznetsov, M. Ya. Antonovsky, V. N. Biktashev and A. Aponina, A cross-diffusion model of forest boundary dynamics, J.Math. Biol. 32 (1994), 219-232. [5] T. Shirai, L. H. Chuan, A. Yagi, Dynamical system for forest kinematic model under Dirichlet conditions, Sci. Math. Jpn, 66 (2007), 289-301. [6] A. Yagi, Abtract Parabolic Evolution Equations and their Applications, Springer, (2010). [7] A. Yagi, M. Primicerio, A modified forest kinematic model, Vietnam journal of Math. Appl. 12 (2014), 107-118. 47
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2