intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Kiểm soát chi thường xuyên ở đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại kho bạc nhà nước Đăk Hà, tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: Tử Tử | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

69
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở những lý luận về chi thường xuyên ngân sách nhà nước, kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN và phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát chi tại kho bạc nhà nước Đăk Hà đối với các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi tại kho bạc nhà nước Đăk Hà, bảo đảm cho việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước của các đơn vị sự nghiệp giáo dục và y tế trên địa bàn huyện Đăk Hà đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Kiểm soát chi thường xuyên ở đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại kho bạc nhà nước Đăk Hà, tỉnh Kon Tum

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐINH THỊ BẢO TRÂM KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI TẠI QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 60.34.03.01 Đà Nẵng - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. Nguyễn Công Phƣơng Phản biện 1: PGS.TS. Đường Nguyễn Hưng Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Hữu Ánh Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 3 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Đăk Hà là một trong những huyện phát triển của tỉnh Kon Tum. Những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Đăk Hà tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Trong lĩnh vực giáo dục, mạng lưới trường lớp tiếp tục được đầu tư, mở rộng theo hướng đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo nhu cầu phát triển giáo dục trên địa bàn huyện. Trong lĩnh vực y tế, việc khám, chữa bệnh, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh của đội ngũ y, bác sỹ tại các phòng khám đa khoa khu vực và tuyến xã tiếp tục được nâng cao. Chính vì thế, ngân sách chi cho lĩnh vực y tế và giáo dục trong những năm qua trên địa bàn huyện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN, đòi hỏi công tác KSC trong lĩnh vực y tế và giáo dục phải được quan tâm để đảm bảo các khoản chi được sử dụng đúng, tiết kiệm và hiệu quả trong điều kiện nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp. Gần đây, Nhà nước đã ban hành các chính sách nhằm đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và xây dựng cơ chế kiểm soát đối với các đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá nhân trong quản lý và sử dụng NSNN. Việc ban hành các chính sách mới đã giúp công tác KSC đối với các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục trên địa bàn huyện Đăk Hà có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, việc quản lý kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động y tế và giáo dục trên địa bàn Đăk Hà cũng như công tác tổ chức thực hiện KSC ngân sách tại KBNN Đăk Hà nói chung vẫn còn tồn
  4. 2 tại một số nhược điểm, dẫn đến việc phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của huyện chưa thật sự tiết kiệm và hiệu quả. Vì vậy, việc nghiên cứu, phát huy những mặt tốt, tìm tòi và đề ra các giải pháp khắc phục những mặt còn yếu kém trong KSC thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản lý NSNN trên địa bàn huyện Đăk Hà. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Kiểm soát chi thƣờng xuyên ở đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại KBNN Đăk Hà, tỉnh Kon Tum”, với mong muốn đưa ra những giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ, tiết kiệm và có hiệu quả các khoản chi thường xuyên ở các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục trên địa bàn huyện Đăk Hà. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở những lý luận về chi thường xuyên NSNN, KSC NSNN qua KBNN và phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát chi tại KBNN Đăk Hà đối với các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSC tại KBNN Đăk Hà, bảo đảm cho việc quản lý và sử dụng NSNN của các đơn vị sự nghiệp giáo dục và y tế trên địa bàn huyện Đăk Hà đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Công tác KSC thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại KBNN Đăk Hà.  Phạm vi nghiên cứu:
  5. 3 - Về không gian: Công tác KSC thường xuyên ở các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục được thực hiện tại KBNN huyện Đăk Hà. - Về thời gian: Số liệu sử dụng cho minh họa trong quá trình trình bày được lấy trong năm 2017. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa để làm rõ cơ sở lý luận về KSC thường xuyên qua KBNN. - Phương pháp khảo sát, phỏng vấn và phân tích, tổng hợp số liệu để đánh giá thực trạng KSC thường xuyên ở các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại KBNN Đăk Hà. - Phương pháp tổng hợp, phân tích để thấy được hạn chế, nguyên nhân, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện KSC thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại KBNN Đăk Hà. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về kiểm soát thường xuyên ở các đơn vị sự nghiệp công lập qua KBNN. Chương 2. Thực trạng kiểm soát thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại KBNN ĐăkHà. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại KBNN Đăk Hà. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  6. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN Ở ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1.1. Ngân sách nhà nƣớc. a. Khái niệm. NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. ( Luật NSNN 2015). b. Vai trò của ngân sách nhà nước. c. Chu trình quản lý ngân sách nhà nước. Một chu trình ngân sách bao gồm: Lập dự toán NSNN; Chấp hành dự toán NSNN; Kế toán, quyết toán NSNN. 1.1.2. Chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc. a. Khái niệm. Chi thường xuyên ngân sách nhà nước là nhiệm vụ chi của NSNN nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. b. Đặc điểm của chi thường xuyên ngân sách nhà nước. c. Vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà nước. d. Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước
  7. 5 1.1.3. Đơn vị sự nghiệp công lập. a. Khái niệm. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước (Nghị định 16/2015/NĐ-CP). b. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập. Căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên,đơn vị sự nghiệp công lập được chia thành: - Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động - Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động - Đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động. 1.1.4. Nội dung chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc trong đơn vị sự nghiệp công lập. Nội dung chi thường xuyên NSNN trong đơn vị sự nghiệp công lập có thể chia thành 4 nhóm mục chi sau: - Chi thanh toán cá nhân. - Chi về hoạt động chuyên môn, chi quản lý. - Chi hoạt động phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí. - Chi cho các hoạt động dịch vụ. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP. 1.2.1. Điều kiện chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc.
  8. 6 KBNN chỉ thực hiện chi trả, thanh toán cho đơn vị sự nghiệp công lập khi có đủ các điều kiện sau: - Đã có Quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. - Đã có trong dự toán được cơ quan có thẩm quyền giao. - Đã được thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền quyết định chi. - Đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đơn vị quy định. - Có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định liên quan đến từng khoản chi, kể cả đối với các khoản chi thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. 1.2.2. Hình thức chi trả các khoản chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc. 1.2.3. Phƣơng thức chi trả các khoản chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc. a. Tạm ứng b. Thanh toán trực tiếp c. Tạm cấp kinh phí ngân sách 1.2.4. Nguyên tắc kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc Nhà nƣớc. - Các đơn vị sự nghiệp phải mở tài khoản tại KBNN để thực hiện thu, chi qua KBNN đối với các khoản kinh phí thuộc NSNN theo quy định của Luật NSNN.
  9. 7 - Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. - Mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam, theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN hiện hành. - Trong quá trình quản lý, thanh toán, quyết toán chi NSNN, các khoản chi sai phải thu hồi. 1.2.5. Vai trò của Kho bạc Nhà nƣớc trong quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc. 1.3. VẬN DỤNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP. 1.3.1. Khái quát về kiểm soát nội bộ và kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc. a. Khái quát về kiểm soát nội bộ. Theo COSO (2013), KSNB là một tiến trình được thiết lập và vận hành bởi hội đồng quản trị, ban quản lý và các nhân sự khác. Nó được thiết kế nhằm cung cấp một sự đảm bảo hợp lý đối với việc thực hiện các mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo cáo và tuân thủ. Một hệ thống KSNB bao gồm 5 thành phần: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và trao đổi thông tin, hoạt động giám sát. b. Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. KSC thường xuyên NSNN qua KBNN là việc Kho bạc sử dụng các công cụ của mình để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các
  10. 8 khoản chi nhằm đảm bảo các khoản chi đó đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức đơn giá do cấp có thẩm quyền quy định. Tương tự như hoạt động KSNB trong các tổ chức, hoạt động KSC tại KBNN cũng bao gồm 5 thành phần: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và trao đổi thông tin, hoạt động giám sát. Tuy nhiên liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn, tác giả chỉ tập trung trình bày ba yếu tố là: nhận diện và đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hoạt động giám sát. 1.3.2. Nhận diện và đánh giá rủi ro trong kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. a. Nhận diện rủi ro - Rủi ro khi kiểm soát mẫu dấu, chữ ký của đơn vị. - Rủi ro khi kiểm soát chứng từ rút tiền NSNN. - Rủi ro khi kiểm soát chi lương. - Rủi ro khi kiểm soát chi nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị. - Rủi ro khi kiểm soát các khoản chi khác. - Rủi ro trong công tác hạch toán kế toán.. - Một số rủi ro khác b. Đánh giá rủi ro 1.3.3 Hoạt động kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc đối với đơn vị sự nghiệp công lập. a. Thủ tục kiểm soát. - Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán NSNN, bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được duyệt. - Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi.
  11. 9 - Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. b. Nội dung kiểm soát. * Kiểm soát tiền lương, tiền công. * Kiểm soát các khoản chi quản lý, chi nghiệp vụ chuyên môn. * Kiểm soát chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, vật tư. * Kiểm soát thu nhập tăng thêm. * Kiểm soát việc sử dụng kết quả tài chính. 1.3.4. Hoạt động giám sát trong kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP. 1.4.1. Nhóm nhân tố bên ngoài. 1.4.2. Nhóm nhân tố bên trong. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ VÀ GIÁO DỤC TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐĂK HÀ 2.1. KHÁI QUÁT VỀ KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐĂK HÀ. 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nƣớc Đăk Hà.
  12. 10 KBNN huyện Đăk Hà là tổ chức trực thuộc KBNN tỉnh Kon Tum có chức năng thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn huyện Đăk Hà theo quy định của pháp luật. KBNN Đăk Hà có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật. KBNN Đăk Hà có nhiệm vụ: KBNN Đăk Hà có quyền hạn : 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Kho bạc Đăk Hà a. Khái quát bộ máy quản lý của Kho bạc Nhà nước Đăk Hà. b.Tổ chức bộ máy liên quan đến kiểm soát chi thường xuyên. 2.1.3. Các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục thuộc kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nƣớc Đăk Hà. a. Số lượng các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục do Kho bạc Nhà nước Đăk Hà thực hiện kiểm soát chi. Đơn vị sự nghiệp y tế có 1 Trung tâm y tế huyện Đăk Hà, thuộc loại hình đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động. Đơn vị sự nghiệp giáo dục có 51 đơn vị. Tất cả đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Đăk Hà đều thuộc loại hình đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động. b. Doanh số chi thường xuyên NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại KBNN Đăk Hà. Bảng 2.3 - Doanh số chi thường xuyên NSNN của các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục năm 2017 Doanh số chi TX NSNN Tỷ trọng
  13. 11 ( triệu đồng) (%) Sự nghiệp y tế 11.829 5 Sự nghiệp giáo dục 207.130 86 Sự nghiệp khác 21.818 9 Tổng cộng 240.777 100 2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ VÀ GIÁO DỤC TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐĂK HÀ. 2.2.1. Quy trình kiểm soát chi thƣờng xuyên đối với đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại Kho bạc Nhà nƣớc Đăk Hà. Khách hàng GDV Giám đốc KTT Thủ quỹ TTV Đơn vị giao dịch Sơ đồ 2.3- Quy trình KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Đăk Hà 2.2.2. Nội dung kiểm soát chi thƣờng xuyên đối với đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại Kho bạc Nhà nƣớc Đăk Hà. a. Hồ sơ kiểm soát chi gửi lần đầu. Dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao; Quyết định giao quyền tự chủ của cấp có thẩm quyền; Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; Văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế của cấp có thẩm quyền. Thủ quỹ TTV  Nhận diện rủi ro: - Đối với dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao. Đơn vị giao dịch
  14. 12 - Đối với quyết định giao quyền tự chủ. - Đối với quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. - Đối với văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế.  Đánh giá rủi ro:  Hoạt động kiểm soát: + Đối với dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao. + Đối với quy chế chi tiêu nội bộ. + Đối với quyết định giao quyền tự chủ. + Đối với văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế.  Hoạt động giám sát: b. Hồ sơ kiểm soát chi gửi từng lần thanh toán.  Nhận diện rủi ro - Đối với chứng từ rút tiền. - Đối với tiền lương và các khoản trích theo lương. - Đối với các khoản chi thanh toán theo chế độ khoán. - Đối với các khoản thanh toán cá nhân khác ngoài lương. - Đối với chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, vật tư. - Đối với những khoản chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn. - Đối với chi trả thu nhập tăng thêm.  Đánh giá rủi ro:  Hoạt động kiểm soát : - Kiểm soát chứng từ rút tiền. - Kiểm soát chi lương và các khoản trích theo lương. - Kiểm soát các khoản chi thanh toán cá nhân ngoài lương. - Kiểm soát các khoản chi mua sắm hàng hóa, sữa chữa. - Kiểm soát các khoản chi quản lý, chi nghiệp vụ chuyên môn. - Kiểm soát chi thu nhập tăng thêm.
  15. 13 - Kiểm soát việc sử dụng kết quả tài chính.  Hoạt động giám sát: 2.2.3. Kết quả kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc đối với các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại Kho bạc Nhà nƣớc Đăk Hà. a. Quy mô và cơ cấu chi thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục qua kiểm soát của Kho bạc Đăk Hà. Bảng 2.4- Chi thường xuyên NSNN của các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục qua KBNN Đăk Hà năm 2017 S SN y tế SN giáo dục T Nhóm mục chi Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ T ( triệu đ) trọng (triệu đ) trọng 1 Thanh toán cá nhân 8.437 72% 191.021 92% 2 Chi chuyên môn nghiệp vụ 1.093 9% 9.318 4,4% 3 Chi mua sắm,sửa chữa tài sản 1.474 12% 5.596 3% 4 Chi khác 824 7% 1.195 0,6% Tổng cộng 11.828 100% 207.130 100% b. Việc từ chối thanh toán qua kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước Đăk Hà. 2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ VÀ GIÁO DỤC TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐĂK HÀ. 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc. 2.3.2. Những mặt hạn chế. - Về việc kiểm soát mẫu dấu, chữ ký của đơn vị. - Về thực hiện quy trình, nghiệp vụ kiểm soát chi lương.
  16. 14 - Về thực hiện quy trình, nghiệp vụ kiểm soát chi mua s m s a chữa tài sản. - ề thực hiện quy trình kiểm soát các khoản chi chuy n m n nghiệp vụ. - Về việc thực hiện CKC. - Về hoạt động giám sát tại KBNN Đăk Hà. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
  17. 15 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ VÀ GIÁO DỤC TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐĂK HÀ 3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ VÀ GIÁO DỤC TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐĂK HÀ. 3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên đối với đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại Kho bạc Nhà nƣớc Đăk Hà. 3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện kiểm soát chi thƣờng xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại Kho bạc Nhà nƣớc Đăk Hà. 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ VÀ GIÁO DỤC TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐĂKHÀ. 3.2.1. Hoàn thiện quy trình kiểm soát mẫu dấu, chữ ký. KBNN Đăk Hà cần phải hoàn thiện khâu kiểm soát này trên cơ sở áp dụng phần mềm quản lý, tra cứu mẫu dấu, chữ ký của các đơn vị giao dịch. Khi kiểm tra chứng từ đơn vị, GDV sẽ tra cứu ngay mẫu dấu, chữ ký của đơn vị được lưu trong chương trình với mẫu dấu, chữ ký trên chứng từ, qua đó kịp thời phát hiện những gian lận. Việc ứng dụng phần mềm tra cứu mẫu dấu, chữ ký sẽ đảm bảo toàn vẹn dữ liệu, không xảy ra thất lạc, mất mát các mẫu giấy đăng ký mẫu dấu, chữ ký như khi lưu thủ công, tiết kiệm thời gian tìm kiếm tra cứu. Qua đó, giúp cho các GDV tập trung thời gian KSC ở
  18. 16 các nội dung quan trọng khác, hạn chế tối đa việc bỏ qua công tác đối chiếu mẫu dấu, chữ ký với chứng từ thanh toán, bảo đảm cho công tác tổng hợp số liệu, dữ liệu, tình hình mở và sử dụng tài khoản của các đơn vị giao dịch trên địa bàn được nhanh chóng, kịp thời và chính xác. 3.2.2 Hoàn thiện quy trình chi lƣơng. a. Thay đổi thủ tục kiểm soát chi lương Đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thay đổi lại quy định về hồ sơ thanh toán trực tiếp đối với các khoản chi tiền lương theo hướng: Thủ tục để thực hiện kiểm soát thanh toán tiền lương qua KBNN là văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền phê duyệt và danh sách thanh toán lương hằng tháng do thủ trưởng ký duyệt có xác nhận của tổ chức Công đoàn. KBNN không chịu trách nhiệm về định mức, tiêu chuẩn, số lượng, các chỉ tiêu, số liệu chi tiết trên danh sách lương hằng tháng, mà chỉ kiểm soát sự phù hợp về các chỉ tiêu tổng hợp, như: chỉ tiêu biên chế, tổng quỹ lương. Như vậy, đơn vị không cần phải lập nhiều loại danh sách mà chỉ cần 02 bản danh sách tính lương hằng tháng, 01 bản gửi KBNN, 01 bản lưu tại đơn vị phục vụ công tác thẩm tra quyết toán của cơ quan Tài chính. Khi Công đoàn ký xác nhận trên danh sách thanh toán lương đã góp phần tăng cường sự giám sát, cũng như tạo sự minh bạch về tiền lương của đơn vị, khi có sai sót hoặc tính toán lương không đúng chế độ, tổ chức Công đoàn sẽ lên tiếng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của từng đoàn viên. Ngoài ra, việc không kiểm soát sự nhất quán giữa danh sách thanh toán lương gửi KBNN và danh sách chi trả lương qua th gửi Ngân hàng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó cần thiết phải rà soát, sửa đổi quy trình chi trả lương cho các đối tượng
  19. 17 hưởng lương theo hướng KBNN sẽ là đơn vị chuyển danh sách chi trả lương qua th cho Ngân hàng thay vì đơn vị giao dịch gửi cho Ngân hàng như hiện nay. b. ng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi lương. Triển khai ứng dụng phần mềm phục vụ KSC lương để đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ và phù hợp với tính đặc thù của KSC lương, hỗ trợ tốt hơn cho các GDV của KBNN, cần áp dụng phần mềm KSC lương theo tinh thần Công văn số 4744/KBNN-CNTT. 3.2.3. Hoàn thiện quy trình kiểm soát các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản. - Biên bản nghiệm thu là một căn cứ quan trọng để xác định công việc đã hoàn thành, đủ điều kiện thanh toán từ NSNN. Do đó, đề xuất đối với các khoản chi có giá trị hợp đồng trên 20 triệu đồng, KBNN Đăk Hà có thể hướng dẫn các đơn vị giao dịch áp dụng một loại mẫu biên bản nghiệm thu có các yếu tố như tên công việc, dịch vụ, hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền... có thành phần thủ trưởng và đại diện nhà thầu, người cung cấp hàng hóa. Với mẫu biểu thống nhất như trên, GDV vừa có đủ căn cứ pháp lý là công việc đã hoàn thành, vừa có đầy đủ các số liệu, số tiền, ... để kiểm soát đối với những hợp đồng thanh toán nhiều lần, giúp các GDV dễ dàng, thuận lợi hơn khi thực hiện kiểm soát nội dung chi này. - Nghiên cứu quy định trách nhiệm của kế toán, thủ trưởng đơn vị trong việc kiểm tra, kiểm soát đảm bảo tính đúng đắn của các chỉ tiêu danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo hợp đồng như sự chính xác và nhất quán về tên hàng hóa, dịch vụ, các yếu tố kỹ thuật, đơn giá trong hồ sơ thanh toán của đơn vị. KBNN chỉ kiểm soát sự
  20. 18 phù hợp về các chỉ tiêu tổng hợp, các điều khoản trên hợp đồng với chứng từ thanh toán của đơn vị. - Để tránh hiện tượng chia nhỏ các gói thầu mua sắm, vào đầu năm, KBNN Đăk Hà cần phải yêu cầu đơn vị gửi bổ sung dự toán chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt cùng với dự toán năm. Dựa vào đó, KBNN biết được giá trị các gói mua sắm, sửa chữa mà đơn vị sẽ thực hiện trong năm. Khi kiểm soát chứng từ, GDV sẽ thực hiện đối chiếu các khoản chi mua sắm, sửa chữa với các gói mua sắm, sửa chữa trong dự toán chi tiết. Qua đó, giúp phát hiện, ngăn chặn kịp thời việc đơn vị chia nhỏ các gói mua sắm, sửa chữa để tránh việc thực hiện đấu thầu theo quy định. 3.2.4. Hoàn thiện quy trình kiểm soát các khoản chi chuyên môn nghiệp vụ. a. Đối với chi thanh toán dịch vụ Khi đơn vị giao dịch đề nghị thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, internet,… KBNN Đăk Hà hạch toán trên phân hệ sổ cái (GL) chuyển tiền từ tài khoản của đơn vị vào tài khoản 3999 (Phải trả khác trong hoạt động nghiệp vụ KBNN), chi tiết theo từng đơn vị cung cấp dịch vụ cấp mã quan hệ ngân sách đầu 9 để theo dõi chi tiết . Cuối ngày hoặc chậm nhất đầu ngày hôm sau, thực hiện hạch toán trên phân hệ chi AP để tất toán và chuyển toàn bộ số tiền phát sinh trong ngày trên tài khoản 3999 được theo dõi chi tiết theo từng đơn vị cung cấp dịch vụ) về tài khoản của nhà cung cấp dịch vụ tại Ngân hàng. Cuối ngày, thực hiện kết xuất sổ chi tiết tài khoản 3999 trên phân hệ sổ cái GL theo từng đơn vị cung cấp dịch vụ ra file excel, in 2 liên, 1 liên lưu tại KBNN Đăk Hà, 1 liên trả đơn vị cung cấp dịch vụ để theo dõi các đơn vị đã thanh toán tiền.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2